1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la

57 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ MẾN NGHIÊN CỨU THẰN LẰN (SQUAMATA: SAURIA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: TN2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, 05/2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ MẾN NGHIÊN CỨU THẰN LẰN (SQUAMATA: SAURIA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: TN2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: ThS. PHẠM VĂN ANH Sơn La, 05/2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới : Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lƣợng giáo dục, trƣờng Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Ban Chủ nhiệm khoa Sinh – Hóa, Bộ môn Động vật – Sinh thái đã tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời có những định hƣớng chỉ đạo kịp thời cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Quý thầy, cô Phòng thực hành Động vật – Sinh thái, khoa Sinh – Hoá, trƣờng Đại học Tây Bắc đã hỗ trợ tôi những thiết bị và đồ dùng cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và nhân dân các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu, Púng Tra, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tôi đi thực địa. ThS. Phạm Văn Anh là ngƣời trực tiếp định hƣớng, truyền thụ những tri thức khoa học chuyên ngành, những kinh nghiệm quý báu khi nghiên cứu khoa học và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã nêu trên! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả đề tài Nguyễn Thị Mến DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT NGHĨA KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu L/R Trái/ phải M ± SD Trung bình ± độ lệch chuẩn n Số mẫu nnk Những ngƣời khác Nxb Nhà xuất bản tr Trang VQG Vƣờn Quốc Gia MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 4.1. Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Việt Nam 2 4.2. Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La và Khu bảo tồn thiên nhiên Copia 5 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6 6. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 6 6.1. Đối tƣợng nghiên cứu 6 6.2. Thời gian nghiên cứu 6 6.3. Địa điểm nghiên cứu 6 7.1. Tƣ liệu nghiên cứu 11 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 CHƢƠNG I. THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC PHÂN BỘ THẰN LẰN Ở KBTTN COPIA 16 1. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia 16 2. Nhận xét về sự đa dạng thành phần loài 17 2.1. Sự đa dạng về phân loại học 17 2.2. Ghi nhận mới cho tỉnh Sơn La và KBTTN Copia 19 2.3. So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn của khu vực nghiên cứu với một số khu bảo tồn lân cận 20 CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KBTTN COPIA 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 1. Kết luận 42 2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 1. Thời gian và địa điểm khảo sát thu mẫu 6 Bảng 2. Các chỉ số hình thái đo đếm thằn lằn 12 Bảng 3. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia 16 Bảng 4. Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia. 17 Bảng 5. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho tỉnh Sơn La 19 Bảng 6. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho KBTTN Copia 20 Bảng 7. So sánh số họ, giống, loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia với các KBTTN lân cận 20 Bảng 8. Chỉ số tƣơng đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu bảo tồn lân cận …………………………………………… ….22 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Sự đa dạng thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia…18 Biểu đồ 2. Số họ, giống, loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở các KBTTN Tà Xùa, Xuân Nha và Copia 21 Biểu đồ 3. Sự tƣơng đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa khu vực nghiên cứu và một số khu bảo tồn khác 22 HÌNH VẼ Hình 1. Bản đồ phân khu chức năng Khu bảo tồn thiên nhiên Copia……….……10 Hình 2. Vị trí các vảy trên đầu, lỗ đùi và kiểu chi thằn lằn .14 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, là một trong những nƣớc có khu hệ động, thực vật đa dạng trên thế giới, chỉ tính riêng năm 2013 các nhà nghiên cứu động vật học của Việt Nam và quốc tế đã công bố 8 loài thằn lằn mới cho khoa học với các mẫu vật thu ở Việt Nam [47]. Trong những tháng đầu năm 2014 số lƣợng loài thằn lằn mới cho khoa học đã lên tới 4 loài [46]. Mặc dù có nhiều nỗ lực và đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng, song công tác nghiên cứu, khai thác và bảo vệ bò sát nói chung và thằn lằn nói riêng ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức to lớn. Trong những năm gần đây, độ che phủ rừng tăng lên liên tục song rừng và sinh cảnh tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy thoái và chia cắt. Tình trạng khai thác và buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã vẫn tiếp diễn, đặc biệt là bò sát trong đó có các loài thuộc phân bộ Thằn lằn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên này nhƣ: dân số đông và tình trạng đói nghèo ở nông thôn; các hoạt động phát triển không bền vững; kinh tế thị trƣờng với nhu cầu tăng lên về các sản phẩm bò sát của một bộ phận dân cƣ trong xã hội; nhận thức về vai trò và giá trị của thiên nhiên, của hệ sinh thái; thiếu thông tin cần thiết về loài Sơn La là tỉnh có độ che phủ rừng khá lớn, khoảng 44,6%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 609.554 ha [3]. Về mặt địa lý, rừng tự nhiên trên núi đất thấp của tỉnh Sơn La là phần tiếp nối kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn nhƣng lại bị chia cắt bởi hai nhánh sông: Sông Đà ở phía Bắc và Sông Mã ở phía Nam. KBTTN Copia đƣợc thành lập theo nghị quyết 3440/QD-UB ngày 11/11/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La với diện tích 11.996 ha, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Tây [2, 4]. Tại KBTTN Copia đã có những nghiên cứu bƣớc đầu về thành phần loài thằn lằn: năm 2009, Nguyễn Văn Sáng và nnk [4] và năm 2012, Nguyễn Văn Sáng [2] đã thống kê đƣợc 11 loài; năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk [10] thống kê đƣợc 14 loài. Tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế và hầu nhƣ chỉ dừng lại ở việc kiểm kê thành phần loài, 2 chƣa có những nghiên cứu đi sâu và hệ thống. Vì vậy, nhằm cung cấp những dẫn liệu để bảo tồn và phát triển bền vững khu hệ động vật nói chung và thằn lằn nói riêng cho KBTTN Copia là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thằn lằn (Squamata: Sauria) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia. - Mô tả đặc điểm hình thái đặc trƣng của các loài có mẫu thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia. - Mô tả đặc điểm hình thái đặc trƣng của các loài có mẫu thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia. 4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4.1. Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Việt Nam Theo Nguyễn Văn Sáng (2009) [15], lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Việt Nam có thể phân ra thành 3 giai đoạn: 4.1.1. Giai đoạn thứ nhất Trƣớc năm 1954, giai đoạn này chủ yếu là các công trình nghiên cứu của ngƣời nƣớc ngoài. Tuệ Tĩnh (1623? – 1713) đã liệt kê 11 vị thuốc có nguồn gốc bò sát [15]. Sau đó những nghiên cứu về bò sát hoàn toàn do ngƣời nƣớc ngoài thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đƣợc xuất bản trên nhiều ấn phẩm khác nhau cả trong nƣớc và ngoài nƣớc cho một khu vực hay chung cho cả vùng Đông Dƣơng. Một số sách chuyên khảo về bò sát đã đƣợc xuất bản nhƣ: Sur la Faune de la Cochinchine Francase của Morice (1875), Notes sur les Reptiles et Batraciens de la Cochinchine et du Cambodge của Tirant (1885) [15]. Trong thế kỷ thứ XIX (1829-1897) có 10 loài mới đƣợc các tác giả Cuvier (1829), Duméril & 3 Bibron (1839), Mocquard (1897), Morice (1875), Schlegel (1839) và Strauch (1887) mô tả ở Việt Nam [15]. 4.1.2. Giai đoạn thứ hai Từ năm 1954 đến năm 1974, với nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trên các tỉnh miền Bắc là chủ yếu. Chuyến khảo sát đầu tiên do Đào Văn Tiến chủ trì tiến hành ở khu vực Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 8 năm 1956. Trong thời kỳ này, những nghiên cứu vẫn tập trung vào thống kê và phân loại ở các khu vực khác nhau. Địa điểm khảo sát đã mở rộng ra một số vùng nhƣ: Quảng Ninh (kể cả vùng đảo), Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hoà Bình, Hà Tĩnh, và Ninh Bình [15]. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát chỉ đƣợc thể hiện trong những báo cáo khoa học mà chƣa đƣợc công bố trên các tạp chí hay sách chuyên khảo. 4.1.3. Giai đoạn thứ ba Từ năm 1975 đến nay, tập trung vào hai hƣớng nghiên cứu chính: * Hướng thứ nhất là điều tra phân loại: Để giúp cho nghiên cứu và định loại, năm 1979 Đào Văn Tiến đã tổng hợp và xây dựng khoá định loại cho 77 loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở Việt Nam [16]. Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc thống kê đƣợc 159 loài bò sát [6]. Năm 1985, Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật trong báo cáo “Báo cáo kết quả điều tra thống kê động vật ở Việt Nam” ghi nhận đƣợc 260 loài bò sát. Năm 1995, Bobrov, V. V. thống kê đƣợc 97 loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở Việt Nam [20]. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc thống kê đƣợc 258 loài bò sát ở Việt Nam [12]. Năm 2004, Darevsky, I. S. et al., đã công bố 2 loài thuộc phân bộ Thằn lằn mới cho khoa học với mẫu chuẩn thu ở miền Bắc Việt Nam gồm: Sphenomorphus cryptotis và Sphenomorphus devorator [21]. 4 Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trƣờng thống kê đƣợc 94 loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở Việt Nam [13]. Năm 2006, Orlov, N. L. et al., công bố 1 loài thuộc phân bộ Thằn lằn mới cho khoa học với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam và Lào, đó là: Acanthosaura nataliae [34]. Năm 2007: Grismer L. L. và Ngo V. T., công bố 4 loài thằn lằn mới cho khoa học thuộc giống Cnemaspis [23]; Ziegler T. et al. cũng đã công bố 1 loài thuộc giống Lygosoma: Lygosoma boehmei [41] với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam. Năm 2009, theo Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Quảng Trƣờng ở việt Nam có 129 loài thuộc phân bộ Thằn lằn [30]. Năm 2010, Thomas Ziegler và Nguyễn Quảng Trƣờng đã công bố 13 loài mới cho khoa học thuộc phân bộ Thằn lằn, nâng tổng số loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở Việt Nam lên 142 loài [40]. Năm 2011, Nguyễn Quảng Trƣờng và nnk: Xây dựng khoá định loại cho 14 loài thằn lằn thuộc giống Sphenomorphus; công bố loài thằn lằn Sphenomorphus tonkinensis mới cho khoa học với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam và Trung Quốc; lần đầu tiên ghi nhận loài Sphenomorphus mimicus Taylor, 1962 ở Việt Nam [33]. Năm 2012, Roman Nazarov et al., công bố 2 loài thằn lằn: Cyrtodactylus bugiamapensis và Cyrtodactylus bidoupimontis mới cho khoa học, với mẫu chuẩn thu ở miền Nam Việt Nam [37]. Năm 2013, các nhà nghiên cứu động vật học của Việt Nam và thế giới đã công bố 8 loài mới cho khoa học thuộc phân bộ Thằn lằn với các mẫu vật thu ở Việt Nam [47]. Tính đến tháng 5/2014 thì tổng số loài bò sát của Việt Nam là 422 loài, trong đó có 203 loài thuộc phân bộ Thằn Lằn [46] và có 4 loài thuộc phân bộ Thằn lằn mới cho khoa học đƣợc công bố bởi các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam, đó là: Hemiphyllodactylus banaensis [28], Cyrtodactylus thuongae [34], Cyrtodactylus puhuensis [29], Cyrtodactylus cucdongensis [35]. [...]... Nhận xét: Thời kỳ này các công trình nghiên cứu về sinh học và sinh thái học đã góp phần xây dựng nhiều quy trình nhân nuôi một số loài thuộc phân bộ Thằn lằn có giá trị kinh tế và một số loài quý hiếm và giá trị bảo tồn 4.2 Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La và Khu bảo tồn thiên nhiên Copia 4.2.1 Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Sơn La Năm 2003, theo thống kê ban đầu ở KBTTN Sốp Cộp có 36 loài bò sát... phân bộ Thằn lằn bổ sung cho KBTTN Copia TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Acanthosaura brachypoda Nhông 2 Plestiodon tamdaoensis Thằn lằn tốt mã tam đảo 3 Scincella cf devorator Thằn lằn pho – se yên tử 4 Scincella sp 1 Thằn lằn 5 Scincella sp 2 Thằn lằn 2.3 So sánh sự tƣơng đồng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn của khu vực nghiên cứu với một số khu bảo tồn lân cận Dựa vào kết quả nghiên cứu của... phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho tỉnh Sơn La TT Tên khoa học Tên Việt Nam 1 Acanthosaura brachypoda Nhông 2 Hemidactylus platyurus Thạch sùng đuôi dẹp 3 Plestiodon tamdaoensis Thằn lằn tốt mã tam đảo 4 Scincella cf devorator Thằn lằn pho – se yên tử 5 Scincella sp 1 Thằn lằn 6 Scincella sp 2 Thằn lằn 7 Tropidophorus baviensis Thằn lằn tai ba vì Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sáng... Sơn La có 22 loài thuộc 16 giống, 6 họ So với tỉnh Sơn La, Thằn lằn ở KBTTN Copia có 19 loài (chiếm 86,36% số loài ở Sơn La) , 15 giống (93,75%), 5 họ (83,33%) So với tỉnh Sơn La, KBTTN Copia thiếu họ Lacertidae và thiếu các giống: Lepidodactylus và Takydromus Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung danh sách các loài thuộc phân bộ Thằn lằn của tỉnh Sơn La 5 loài trong đó có 2 loài chƣa xác định tên... 1820) Thằn lằn bóng hoa M 12 Plestiodon tamdaoensis (Bourret, 1937) Thằn lằn tốt mã tam đảo M 13 Scincella cf devorator (Darevsky, Orlov & Cuc, 2004) Thằn lằn pho – se yên tử M 16 VU 1 2 3 4 5 14 Scincella sp 1 Thằn lằn Scincella sp 2 Thằn lằn Sphenomorphus indicus (Gray,1853) Thằn lằn phê nô ấn độ M 17 Tropidophorus baviensis Bourret, 1939 Thằn lằn tai ba vì EN M 16 IIB M 15 6 M 4 Anguidae 18 Họ Thằn lằn. .. quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm khu hệ bò sát nói chung và phân bộ Thằn lằn nói riêng ở KBTTN Copia Đây là cơ sở khoa học đáng tin cậy và có giá trị đối với địa phƣơng trong việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững 6 Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 6.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia,. .. phân bộ Thằn lằn So sánh sự đa dạng về thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia với cả nƣớc chúng tôi thấy, KBTTN Copia có 19 loài (chiếm 13,48% tổng số loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở Việt Nam) 18 So với cả nƣớc KBTTN Copia thiếu họ: Eublepharidae, Dibamidae, Lacertidae, Shinisauridae 2.2 Ghi nhận mới cho tỉnh Sơn La và KBTTN Copia Theo Nguyen et al., 2009 [30], phân bộ Thằn lằn ở Sơn La có... Thằn lằn ghi nhận ở 2 KBT Xuân Nha và Tà Xùa chƣa thật đầy đủ Biểu đồ 3 Sự tƣơng đồng về đa dạng loài tập hợp theo nhóm giữa khu vực nghiên cứu và một số khu bảo tồn khác (giá trị gốc nhánh với số lần nhắc lại là 100) 22 CHƢƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KBTTN COPIA Trong chƣơng này chúng tôi tiến hành mô tả đặc điểm hình thái của các loài có mẫu thuộc phân bộ Thằn lằn thu đƣợc ở. .. có 11 loài thuộc phân bộ Thằn Lằn 5 Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc và nnk đã thống kê đƣợc ở KBTTN Copia có 14 loài thuộc phân bộ Thằn lằn [10] Nhận xét: Nhƣ vậy trong những năm trở lại đây tại Sơn La nói chung và KBTTN Copia nói riêng đã có những nghiên cứu về bò sát Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, các đợt khảo sát còn chƣa nhiều nên các kết quả này mới chỉ dừng lại ở việc kiểm kê và đƣa ra... loài bò sát [41] Năm 2007, Lê Nguyên Ngật và nnk đã thống kê đƣợc ở KBTTN Xuân Nha có 14 loài thuộc phân bộ Thằn Lằn [5] Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng và nnk đã thống kê đƣợc ở tỉnh Sơn La có 22 loài thuộc phân bộ Thằn lằn [30] Năm 2012, theo Nguyễn Văn Sáng, KBTTN Tà Xùa có 9 loài thuộc phân bộ Thằn lằn [10] 4.2.2 Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Copia Năm 2009, Nguyễn Văn Sáng và Lê Nguyên Ngật (trong Lê Xuân . MẾN NGHIÊN CỨU THẰN LẰN (SQUAMATA: SAURIA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: TN2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, 05/2014. trị bảo tồn. 4.2. Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở Sơn La và Khu bảo tồn thiên nhiên Copia 4.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu bò sát ở tỉnh Sơn La Năm 2003, theo thống kê ban đầu ở KBTTN Sốp Cộp có 36 loài. TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ MẾN NGHIÊN CỨU THẰN LẰN (SQUAMATA: SAURIA) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA Thuộc nhóm ngành khoa học: TN2 KHOÁ LUẬN

Ngày đăng: 17/10/2014, 02:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VQG Cúc phương (2003): Bò sát và lưỡng cư Vườn quốc gia Cúc Phương. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bò sát và lưỡng cư Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VQG Cúc phương
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
5. Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (2007): Tài nguyên ếch nhái, bò sát Xuân Nha. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr: 43 – 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên ếch nhái, bò sát Xuân Nha
Tác giả: Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng
Năm: 2007
6. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981): Kết quả điều tra cơ bản động vật Miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr: 365-427 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra cơ bản động vật Miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1981
7. Trần Kiên, Hoàng Xuân Quang. 1992. Về phân khu động vật địa lý học bò sát, ếch nhái Việt Nam. Tạp chí sinh học, tập 4, số 3, Hà Nội, tr: 8 – 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí sinh học
8. Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Đức Hùng (2009): Ghi nhận vùng phân bố mới của hai loài thằn lằn Plestiodon Quadrilineatus (Blyth, 1853) và Plestiodon tamdaoensis (Bourret, 1937) (Squamata: Scincidae) ở Việt Nam. Tạp chí sinh học. 31(4), tr: 6 – 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plestiodon Quadrilineatus "(Blyth, 1853) và "Plestiodon tamdaoensis "(Bourret, 1937) (Squamata: Scincidae) ở Việt Nam. "Tạp chí sinh học
Tác giả: Hoàng Văn Ngọc, Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Đức Hùng
Năm: 2009
9. Hoàng Văn Ngọc (2011): Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Luận án tiến sỹ Sinh học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở vùng Hồ Núi cốc, tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang
Tác giả: Hoàng Văn Ngọc
Năm: 2011
10. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mến và Vì Anh Đức (2013): Nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La.Đề tài khoa học cấp trường, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần loài bò sát ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mến và Vì Anh Đức
Năm: 2013
11. Hoàng Xuân Quang (1993): Góp phần điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển). Luận án PTS khoa học Sinh học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển)
Tác giả: Hoàng Xuân Quang
Năm: 1993
12. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996): Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 264 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục bò sát, ếch nhái Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
13. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005): Tài nguyên bò sát, ếch nhái Việt Nam. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. Nxb Nông nghiệp, tr: 611 - 617 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên bò sát, ếch nhái Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
14. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi (2005): Nhận dạng một số loài ếch nhái, bò sát ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 100 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận dạng một số loài ếch nhái, bò sát ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Vũ Khôi
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
15. Nguyễn Văn Sáng và nnk (2009): Nhìn lại quá trình nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ. Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về lƣỡng cƣ, bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Huế, tr: 9 – 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại quá trình nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở Việt Nam qua từng thời kỳ
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng và nnk
Năm: 2009
16. Đào Văn Tiến (1979): Về định loại thằn lằn Việt Nam (Phần II). Tạp chí Sinh vật học, 1(1), Hà Nội, tr: 1 - 6.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Sinh vật học
Tác giả: Đào Văn Tiến
Năm: 1979
19. Bourret R. (1942): Les Batraciens de I Indochine. Men Inst. Ocean Indoch, Hanoi, 517 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Les Batraciens de I Indochine
Tác giả: Bourret R
Năm: 1942
20. Bobrov, V. V. (1995): Checklist and bibliography of the lizards of Vietnam. Smithsonian herpetological information service. No. 105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Checklist and bibliography of the lizards of Vietnam
Tác giả: Bobrov, V. V
Năm: 1995
21. Darevsky, I. S., Orlov, N. L., and Ho, T. C. (2004): Two new skinks of the genus Sphenomorphus Fitzinger, 1843 (Sauria: Scincidae) from northern Vietnam. Herpetology. Vol. 11, No. 2, pp. 111 – 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetology
Tác giả: Darevsky, I. S., Orlov, N. L., and Ho, T. C
Năm: 2004
22. Das Indraneil (2010): A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East Asia Books, 367 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: A field guide to the Reptiles of Thailand & South – East Asia Books
Tác giả: Das Indraneil
Năm: 2010
23. Grismer, L. L. and Ngo, V. T. (2007): four new species of the Gekkonid genus Cnemaspis Strauch 1887 (Reptilia: Squamata) from southern Vietnam.Herpetological, 63(4), 482 – 500 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetological
Tác giả: Grismer, L. L. and Ngo, V. T
Năm: 2007
3. Cục Kiểm lâm, http://www.kiemlam.org.vn/, tham khảo số liệu diễn biến rừng tháng tính đến tháng 12 năm 2012. Tra cứu ngày 6/5/2014 Link
25. Hammer, ỉ., Harper, D. A. T. & Ryan, P. D. (2001): PAST: Paleontological Statistics Software Pakage for education and data analysis. http://palaeo- electronica.org/2001_1/past, accessed in March, 2011 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Vị trí các địa điểm thu mẫu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia [2] - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Hình 1. Vị trí các địa điểm thu mẫu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia [2] (Trang 16)
Bảng 2. Các chỉ số hình thái đo đếm thằn lằn - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 2. Các chỉ số hình thái đo đếm thằn lằn (Trang 18)
Hình 2. Vị trí các vảy trên đầu, lỗ đùi và kiểu chi thằn lằn - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Hình 2. Vị trí các vảy trên đầu, lỗ đùi và kiểu chi thằn lằn (Trang 20)
Bảng 3. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 3. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia (Trang 22)
Bảng 5. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho tỉnh Sơn La - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 5. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho tỉnh Sơn La (Trang 25)
Bảng 6. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho KBTTN Copia - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 6. Danh sách thành phần loài thuộc phân bộ Thằn lằn bổ sung cho KBTTN Copia (Trang 26)
Bảng 8. Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 8. Chỉ số tương đồng (Dice index) về đa dạng loài giữa khu vực nghiên cứu (Trang 28)
Bảng 1. Địa điểm khảo sát trên thực địa - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Bảng 1. Địa điểm khảo sát trên thực địa (Trang 54)
Hình 1. Một số sinh cảnh và hoạt động nghiên cứu - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Hình 1. Một số sinh cảnh và hoạt động nghiên cứu (Trang 55)
Hình 2. Một số loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia - nghiên cứu thằn lằn (squamata sauria) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la
Hình 2. Một số loài thuộc phân bộ Thằn lằn ở KBTTN Copia (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w