Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước việt nam các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai rất dễ hiểu phân loại các cơ quan hành chính nhà nước Các văn bản quản lý nhà nước trình tự soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
Trang 1CHƯƠNG INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
A KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội
1 Quản lý và các yếu tố của quản lý
a Quản lý là gì?
Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đã đề ra, đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan
Không thể đồng nhất quản lý với cai trị, tức tác động một chiều tập trung từ quyền lực Nhà nước Quản lý và cai trị không phải là một Khoa học quản lý phương Tây phân biệt khái niệm cai trị với khái niệm quản lý Quản lý có thể tác động từ cả tổ chức quần chúng, tổ chức phi Chính phủ, và tác động cả từ dưới lên mang tính hợp tác, điều hòa hoạt động và lợi ích, tức tác động mang tính dân chủ, quần chúng cũng là chủ thể quản lý chứ không chỉ là khách thể.Quản lý khác với sở hữu, vì quản lý không ở trạng thái tĩnh mà luôn ở dạng động, vì quản lý đòi hỏi phải có năng lực, trình độ và nhất là quản lý luôn đi kèm theo yếu tố tâm lý làm ăn sinh lợi hoặc phát triển
Công cụ quản lý là hệ thống thể chế Nhà nước quản lý thông qua các luật lệ, thể chế pháp quyền nhưng để cho các văn bản pháp lý được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả cao, ngoài biện pháp hành chính, kinh tế, cán bộ lãnh đạo và công chức nhà nước cần phải coi trọng các tác động tâm lý như là cách hành xử đối với các chủ thể có ý thức và nội lực như là một phương tiện để thúc đẩy người dân làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ ở mức độ cao
b Các yếu tố của quản lý
Quản lý xã hội chứa đựng nhiều nội dung phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có các yếu tố cơ bản sau:
- Yếu tố xã hội
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố tổ chức
- Yếu tố quyền uy
- Yếu tố thông tin
Trong 5 yếu tố trên, 2 yếu tố đầu là yếu tố xuất phát, yếu tố mục đích chính trị của quản lý; 3 yếu tố sau là các yếu tố biện pháp, kỹ thuật và nghệ thuật của quản lý
2 Quản lý hành chính Nhà nước
Trang 2a Hành chính: Là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế-xã hội, đưa
pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phục vụ lợi ích công dân, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính để phát triển đất nước một cách có hiệu quả
b Quản lý hành chính nhà nước: là hoạt động thực thi quyền hành pháp, là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ TW đến cơ sở tiến hành nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân
c Mục đích của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
Mục đích chung của hoạt động quản lý Nhà nước của tất cả các cơ quan nhà nước là thống nhất nhưng mỗi cơ quan nhà nước có mục đích hoạt động riêng được quy định trong pháp luật và so với mục đích chung thì các mục đích riêng là những bộ phận hợp thành để đạt được mục đích chung
d Chức năng của quản lý hành chính nhà nước
Là thể thống nhất những hướng hoạt động cơ bản tất yếu của các cơ quan hành chính nhà nước nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra Quản lý hành chính nhà nước có các chức năng sau đây:
1/ Chức năng hoạch định:
- Tiến hành dự báo; dự đoán; mô hình hóa
- Xác định hệ thống mục tiêu; xác định tốc độ phát triển
- Xây dựng chiến lược; quy hoạch phát triển; lập các chương trình, dự án cho từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực, kế hoạch 5 năm và hàng năm
- Đề ra những chính sách, giải pháp để thực hiện
2/ Chức năng tổ chức hành chính
- Xây dựng bộ máy
- Chỉ đạo sự vận hành của bộ máy
- Liên kết công việc, liên kết tổ chức và con người
- Đối nội, đối ngoại
3/ Chức năng tổ chức nhân sự, phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý
- Tổ chức một hệ thống quản lý nhân sự hành chính để quản lý
4/ Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện quyết định
- Tập hợp đủ thông tin; xử lý thông tin
- Đề ra các phương án; thẩm định lựa chọn phương án
Trang 3- Thông qua quyết định
- Ban hành quyết định quản lý; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quyết định
5/ Chức năng phối hợp thực hiện thẩm quyền
- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả
- Phối hợp dọc để đảm bảo sự hoạt động đồng bộ
- Phối hợp ngang giữa các bộ phận Trong nhiều trường hợp các cơ quan hành chính phối hợp để ra các quyết định hành chính nhằm thực hiện thẩm quyền
6/ Chức năng tài chính
- Xây dựng ngân sách, khai thác nguồn thu
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách
- Quản lý chặt chẽ trang thiết bị
7/ Chức năng kiểm tra đánh giá
- Phát hiện những sai sót, vướng mắc để có giải pháp giải quyết
- Khen thưởng và xử lý kịp thời
- Báo cáo sơ kết, tổng kết
II.Nền hành chính nhà nước
1 Quan niệm về nền hành chính nhà nước
Xuất phát từ hệ thống thể chế là khuôn khổ pháp lý để thực hiện quyền hành pháp trong việc quản lý xã hội, đưa đường lối chính sách vào cuộc sống Tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện bởi bộ máy hành chính Mọi hoạt động của bộ máy hành chính được thực hiện thông qua đội ngũ cán bộ công chức hành chính Như vậy nền hành chính bao gồm các yếu tố sau:
- Hệ thống pháp luật
- Cơ cấu tổ chức và vận hành của bộ máy hành chính các cấp
- Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính
2 Những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta
- Tính lệ thuộc vào hệ thống chính trị: nền hành chính nhà nước là trung tâm
thực thi quyền lực của hệ thống quyền lực chính trị, hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực chính trị
- Tính pháp quyền: nền hành chính nhà nước ta hoạt động dưới luật theo
những quy tắc quy phạm pháp luật, đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức trong xã hội, mọi công dân phải tuân thủ Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, mọi công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ
- Tính liên tục, tương đối ổn định và tính thích ứng: Đây là một công việc
hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên liên tục Tính liên
Trang 4tục trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước liên quan chặt chẽ đến công tác giũ gìn, lưu trũ các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và nhân dân
- Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao: Tính chuyên môn hóa và nghề
nghiệp cao là yêu cầu đòi hỏi của một nền hành chính phát triển, khoa học, văn minh và hiện đại Công chức là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ
- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: nền hành chính nhà nước được cấu tạo gồm
một hệ thống theo thức bậc chặt chẽ và thông suốt từ TW tới các địa phương mà trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Tính không vụ lợi: hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và
lợi ích công dân Phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu doanh lợi, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao
- Tính nhân đạo: bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ, của dân và do
dân vì dân Tôn trọng quyền lợi hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính
III.Các đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
- Là hoạt động mang tính tổ chức
- Là hoạt động mang tính chủ động sáng tạo
- Là hoạt động được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy
- Là hoạt động có cơ sở vật chất to lớn
- Quản lý nhà nước mang tính chính trị
- Là hoạt động mang tính liên tục
IV Nguyên tắc quản lý nhà nước
1 Khái niệm nguyên tắc quản lý nhà nước:
Nguyên tắc quản lý nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước, được thể hiện trong những hình thức nhất định
2 Hệ thống và nội dung các nguyên tắc quản lý nhà nước
a Nhóm nguyên tắc chính trị xã hội
- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo quản lý nhà nước
- Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc kế hoạch hóa
b Nhóm nguyên tắc tổ chức kỹ thuật
Trang 5- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
- Nguyên tắc quan hệ trực tuyến kết hợp với nguyên tắc chức năng trên cơ sở trực tuyến
- Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
- Nguyên tắc phân định chức năng quyền hạn
V Chủ thể và khách thể của quản lý nhà nước
1 Chủ thể của quản lý nhà nước
Chủ thể của quản lý nhà nước là con người và cơ quan tổ chức của con người Hoạt động do chủ thể quản lý thực hiện là hoạt động quản lý
2 Khách thể của quản lý
Khách thể quản lý bao gồm những con người gắn với hành vi hoạt động của họ Hoạt động do khách thể thực hiện là hoạt động bị quản lý
3 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể
- Chủ thể quản lý làm nảy sinh sức tác động quản lý, còn khách thể thì sản sinh các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người
- Chủ thể quản lý tồn tại chính là vì nhu cầu của xã hội, vì khách thể quản lý Nếu không quan tâm đến khách thể thì không có gì để quản lý, chủ thể quản lý tồn tại và hoạt động không có mục đích Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của quản lý
- Quá trình quản lý xã hội thực hiện được là nhờ thực hiện mối quan hệ quyền lực phục tùng giữa người quản lý và người bị quản lý Đó là đặc trưng của mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Không thể có quản lý nếu không có quyền lực dù đại diện cho quyền lực đó là một người hay một tập thể Vì có quyền lực nên ý chí của chủ thể quản lý trở thành ý chí thống trị buộc đối tượng bị quản lý phải phục tùng và chính bản thân hoạt động quản lý là sự thực hiện quyền lực này
B CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
I.Khái niệm
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước hay nói cách khác , các cơ quan quản lý nhà nước là những bộ phận hợp thành của bộ máy quản lý được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Bộ máy nhà nước bao gồm:
+ Cơ quan đại diện
+ Nguyên thủ quốc gia
Trang 6+ Các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan xét xử, các cơ quan kiểm sát
* Cơ quan đại diện (Cơ quan dân cử): có Quốc hội và HĐND các cấp: Đây là
các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra đại diện cho nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước Quốc hội có quyền lập Hiến và lập pháp, giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước; HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân HĐND ban hành Nghị quyết tổ chức, giám sát việc thực hiện nghị quyết
* Chủ tịch nước: là người đứng đầu của nhà nước do Quốc hội bầu ra trong số
đại biểu Quốc hội Chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội; nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (không mang tính chất quyền hành pháp cao nhất như Tổng thống ở một số nước khác)
* Chính Phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc Hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất do Quốc hội bầu ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc Hội Quốc hội bầu Thủ tướng chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước Thủ tướng chính phủ đề nghị các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn Cơ cấu tổ chức của Chính Phủ bao gồm: TTg Chính phủ, các phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
* Bộ: là cơ quan của Chính phủ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối
với ngành Giúp Bộ các các vụ, cục, tổng cục…
* UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan
hành chính ở địa phương UBND các cấp chịu sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ
* Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: các cơ quan này chịu sự chỉ đạo và
quản lý về tổ chức của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên Vì vậy thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm báo cáo trước UBND và cơ quan chuyên môn cấp trên
+ Cấp tỉnh: các Sở
+ Cấp huyện: các phòng
+ Cấp xã: không hình thành các cơ quan chuyên môn mà chỉ có 4 chức danh chuyên môn: tư pháp, địa chính, tài chính – kế toán, văn phòng
• Tòa án nhân dân: chia 3 cấp
+ Tòa án nhân dân tối cao: cơ quan xét xử cao nhất của nước ta, giám đốc việc xét xử của TAND địa phương, đứng đầu là Chánh án TAND tối cao+ Tòa án nhân Tỉnh, phành phố thuộc TW
+Tòa án nhân dân Quận, huyện
Trang 7• Viện Kiểm sát nhân dân: chia 3 cấp
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao: kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp Bộ trở xuống Ngoài ra còn giám sát đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, công dân
+ Viện KSND tỉnh, thành thố thuộc TW
+ Viện KSND Quận, Huyện
II.Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước Đặc điểm chung ấy là cơ sở để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội Đồng thời cơ quan hành chính nhà nước có những đặc thù so với cơ quan khác của nhà nước như: Quốc hội, chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân nhân
a Đặc điểm chung
- Được thành lập trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản đưới luật
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn do nhà nước quy định khác nhau ở mỗi ngành, mỗi cấp, hoạt động trên cơ sở quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước Mỗi một cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền do pháp luật quy định
- Có mối quan hệ rất chặt chẽ trong hệ thống dọc theo thứ bậc (trên dưới) để đảm bảo sự lãnh đạo tập trung và thống nhất; quan hệ ngang theo chức năng để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và chịu trách nhiệm về chức năng được phân công
b Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, nhiệm vụ chấp hành và điều hành
+ Chấp hành: chấp hành pháp luật, mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, các chủ trương chính sách
+ Điều hành: thông báo, truyền đạt các biện pháp cho cấp dưới, chỉ đạo thực hiện các công việc cụ thể thuộc chức năng Nhiệm vụ của cơ quan Hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật được tiến hành trên cơ sở Hiến pháp và luật v.v Đó là hình thức chủ yếu đưa các đạo luật, pháp lệnh của cơ qưan quyền lực nhà nước vào cuộc sống Về cơ cấu, hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước cũng khác với cơ quan nhà nước khác (hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát và hoạt động xét xử của Tòa án
Hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát là những hệ thống độc lập nhau không có quan hệ trực thuộc Nhưng hoạt động của cơ quan quản lý chịu sự giám sát của Viện kiểm sát và Tòa án
Trang 8Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức từ TW đến địa phương gọi là hệ thống các cơ quan hành pháp: đứng đầu là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp Mỗi cơ quan hành chính Nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định bao gồm :
+ Thẩm quyền do Hiến pháp, luật quy định
+ Thẩm quyền theo Quyết định thành lập của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
III.Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước
a Phân loại theo căn cứ pháp lý
Có các cơ quan Hiến định (do Hiến pháp quy định việc thành lập cơ quan đó) và cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật và các văn bản dưới luật.Loại thứ nhất gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ (những cơ quan này do Quốc hội trực tiếp biểu quyết quyết định), UBND các cấp (được thành lập ở các đơn vị hành chính – lãnh thổ)
Loại thứ hai gồm: cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, cục, vụ, viện, sở phòng, ban
b Phân loại theo trình tự thành lập
Có cơ quan nhà nước được thành lập do được bầu ra (UBND các cấp), và được lập ra (Chính phủ, bộ)
Có cơ quan Nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp thành lập (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp), do Chính phủ thành lập (một số tổng cục, viện, học viện, cơ quan thuộc Chính Phủ), do UBND thành lập (Sở, phòng, ban)
c Phân loại theo vị trí trong hệ thống bộ máy quản lý
Có cơ quan quản lý nhà nước cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ; các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ ở TW (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục,Viện, học viện…), các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (UBND, sở, phòng, ban)
d Theo tính chất thẩm quyền
Bao gồm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ UBND các cấp
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng (Bộ, sở, phòng….)
e Theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc
Có cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, chế độ thủ trưởng hoặc kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng Theo Hiến pháp 1992 hệ thống cơ quan quản lý nhà nước gồm có:
Trang 9+ Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất (Chính phủ)
+ Cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Chính phủ ở TW (các Bộ, các cơ quan khác của Chính phủ)
+ Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (UBND các cấp, sở, phòng, ban của UBND)
• Tóm lại: Hệ thống tổ chức hành chính ở nước ta bao gồm:
- Chính phủ và các tổ chức hành chính ở TW; Văn phòng Chính phủ, Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cục, Tổng cục, viện, học viện …
- Chính quyền địa phương các cấp: UBND các cấp, sở, phòng, ban thuộc UBND
Trang 10CHƯƠNG II VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
2.1 Lý luận chung
2.1.1 Khái niệm về văn bản và văn bản quản lý
- Văn bản
+ Theo nghĩa hẹp đó là những công văn, giấy tờ, tài liệu được hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị vũ trang gọi chung là văn bản
+ Theo nghĩa rộng : “ Văn bản là phương tiện để ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay kí hiệu nhất định”.
Trang 11Truyền đạt cho ai ? ( viết cho ai ? ) -> Phải có địa chỉ ( khách thể )
Truyền đạt nội dung gì ? -> là đối tượng điều chỉnh của văn bản
Truyền đạt trong hoàn cảnh nào ? -> là phạm vi điều chỉnh của văn bảnTruyền đạt với mục đích gì ? -> Để thỏa mãn các yêu cầu hoặc mục đích nhất định
- Văn bản quản lý được hình thành trong hoạt động quản lý và lãnh đạo
nói chung, là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý hoặc các thông tin cần thiết trong quá trình quản lý của cơ quan
- Văn bản quản lý nhà nước là loại văn bản không chỉ phản ánh thông
tin quản lý mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với đối tượng quản lý nhằm thực hiện các quy định, luật lệ của nhà nước và tạo ra các quan hệ pháp lý cụ thể trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước: Là những văn bản do các cơ
quan trong hệ thống bộ máy Nhà nước ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Nhà nước giao Nó phải đảm bảo các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành, về hình thức, về thể thức và việc sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ theo luật định
Một cách khái quát và ngắn gọn có thể định nghĩa : Văn bản quản lý hành chính Nhà nước là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý Nhà nước
2.1.2 Tính chất của văn bản quản lý nhà nước
- Văn bản quản lý nhà nước mang tính ý chí
- Văn bản quản lý nhà nước mang tính nhà nước và đơn lập nghĩa là nó được xây dựng theo quy định của cơ quan nhà nước, của chính quyền các cấp và đòi hỏi đối tượng khác phải chấp hành, hoặc được dùng để kiểm tra hoạt động của các đối tượng bị quản lý theo quyền hạn của mình
2.1.3 Các chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhà nước
a Chức năng thông tin: Là chức năng chính của tất cả mọi loại văn bản, bởi
vì văn bản chứa đựng và truyền tải thông tin từ đối tượng này sang đối tượng khác nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin cho mọi đối tượng Chính ý nghĩa của thông tin tạo nên giá trị thực tế của văn bản trong đời sống xã hội Dưới dạng văn bản thông tin thường bao gồm 3 loại với những nét đặc thù của mình:
- Thông tin quá khứ: Là những vấn đề có liên quan đến sự việc về đối
tượng quản lý đã được giải quyết, giá trị của chúng không giống nhau, phải chọn lọc theo các nguyên tắc tiêu chuẩn nhất định để bảo quản lâu dài dưới hình thức văn bản , thể hiện ở các loại báo cáo
Trang 12- Thông tin hiện tại: Đó là các thông tin có liên quan đến những sự việc
và quá trình quản lý đang xảy ra; Ý nghĩa của nó là khi xét theo mục đích hành động, theo chức năng, theo nhiệm vụ đang thực hiện hàng ngày của cơ quan rất
đa dạng; Nó phản ánh sự hoạt động của các cơ quan, những nhiệm vụ khác nhau mà mỗi hệ thống cơ quan phải thực hiện Thể hiện ở các loại công văn giao dịch trao đổi, thông cáo, thông báo
- Thông tin tương lai: Đó là các thông tin có liên quan đến sự phát triển
trong tương lai của đối tượng quản lý; Nó gắn liền với khoa học dự báo, với công tác lập kế hoạch, thể hiện ở các đề án, dự án phát triển, các loại chương trình công tác dài hạn
b Chức năng pháp lý
Chức năng này thể hiện trên hai phương diện
Thứ nhất: Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về mặt luật pháp Thứ hai: Trong nhiều trường hợp bản thân văn bản là chứng cứ pháp lý để giải
quyết các nhiệm vụ cụ thể
c Chức năng quản lý
Là chức năng phục vụ cho quá trình điều hành, tổ chức, kiểm tra hoạt động của các cơ quan ; ở các khâu của quy trình quản lý đều cần văn bản Nhờ có các văn bản mà các nhà quản lý có thể có những căn cứ tin cậy để nghiên cứu ban hành các quyết định quản lý, truyền đạt đầy đủ, chính xác đến mọi đối tượng cần thiết các quyết định đã ban hành ; Nhờ có văn bản được ban hành thường xuyên, nên các cơ quan Nhà nước đảm bảo được tính ổn định trong hoạt động của mình ; Văn bản quản lý hành chính Nhà nước phản ánh các mối quan hệ hình thành trong quá trình chỉ đạo thực tiễn của các cơ quan Nhà nước ; Để thực hiện chức năng này các cơ quan phải căn cứ vào thẩm quyền, căn cứ vào luật để hình thành những quy định hợp lý và hợp pháp nhằm để điều chỉnh các quá trình của xã hội có liên quan; Nói cách khác, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu để điều chỉnh mọi hành vi, phạm vi của khách thể Và căn cứ vào nội dung của văn bản để các cơ quan, tổ chức và mọi công dân thực hiện các quy định của Nhà nước
Vì vậy văn bản là phương tiện quan trọng và thiết yếu để các cơ quan quản lý có thể truyền đạt chính xác các quyết định quản lý đến hệ thống bị quản lý Văn bản cũng là đầu mối để theo dõi, kiểm tra hoạt động của cơ quan cấp dưới
d Chức năng thống kê
Trang 13Thể hiện rõ rệt nhất là các loại văn bản được sử dụng vào mục đích thống kê các quá trình diễn biến công việc trong cơ quan, giúp cho các nhà quản lý phân tích các diễn biến trong hoạt động cơ quan
đ Chức năng văn hóa xã hội
Nói đến văn hóa là nói đến sản phẩm sáng tạo của con người nhằm vươn tới một trình độ sống cao hơn, văn minh hơn tốt đẹp hơn
Văn bản cũng là một sản phẩm sáng tạo của con người đượoc hình thành trong quá trình nhận thức, quá trình lao động để tổ chức xã hội, cải tạo tự nhiên
Tóm lại, trong số những chức năng quan trọng của văn bản quản lý hành chính Nhà nước, chức năng thông tin có một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành văn bản
Chức năng thông tin phản ánh đặc trưng cơ bản của văn bản, là phương tiện ghi chép và truyền đạt các thông tin quản lý Đó là đặc trưng mà con người đã dựa vào đó để xây dựng nên phương tiện phục vụ cho mục đích hoạt động của mình.
2.1.4 Vai trò của văn bản trong hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước
Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của các cơ quan: Thông qua các hệ thống văn bản quản lý của các cơ quan, người ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin cần thiết cho các hoạt động tiếp theo của quá trình quản lý Càng có nhiều thông tin, việc ban hành quyết định quản lý càng đúng đắn và sát với thực tế
Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý của nhà nước Các quyết định quản lý cần phải được truyền đạt nhanh chóng, chính xác, đúng đối tượng
Văn bản là cơ sở cho công tác kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ quan nhà nước Kiểm tra là một khâu tất yếu trong quản lý Không có kiểm tra chặt chẽ và thiết thực thì mọi Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định… của cơ quan quản lý có thể chỉ là lý thuyết Kiểm tra để uốn nắn lệch lạc và bổ sung khi cần thiết
2.1.5 Phân biệt văn bản quản lý và các loại văn bản khác
Một đặc trưng nổi bật của văn bản quản lý là hiệu lực pháp lý của chúng trong quá trình quản lý Nó cho phép xác định mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với cơ quan bị quản lý, giữa các cơ quan có liên quan trong hệ thống bộ máy quản lý Văn bản quản lý có thể thức riêng được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các văn bản khác không có quan hệ pháp lý như vậy
2.2 Các loại hình văn bản quản lý nhà nước
Trang 14Mục đích của việc phân loại là để nắm vững ý nghĩa và tầm quan trọng của từng loại văn bản, có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại đều có ưu và nhược điểm của nó.
Nếu phân loại theo tác giả
ª Các văn bản sẽ được phân biệt với nhau theo từng loại cơ quan đã tạo nên chúng : văn bản của Quốc hội, của Chính phủ, của các Bộ, của UBND Tỉnh , Huyện, Sở, Phòng Trường …
ª Cách phân loại này sẽ cho phép thấy được giá trị khác nhau của văn bản do các loại tác giả khác nhau tạo nên bởi vị trí của chúng trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước
ª Tất nhiên, ở mỗi cấp quản lý khác nhau sẽ đòi hỏi phải có một yêu cầu khác nhau trong soạn thảo và sử dụng.
Nếu phân loại theo tên gọi
ª Văn bản sẽ bao gồm các loại như : Nghị quyết, chỉ thị, thông tư, quyết định.v.v.
ª Cách phân loại này, trên một chừng mực nhất định giúp chúng ta phân biệt được ý nghĩa của văn bản để soạn thảo và tổ chức sử dụng chúng hợp lý
ª Trái lại, nếu không phân biệt được với nhau thì khi sử dụng trong quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn
Ví dụ : dùng thông báo thay cho quyết định sẽ không có hiệu lực hoặc ngược lại mọi quyết định đều viết như thông báo thì văn bản sẽ mất tính pháp quy.
Phân loại văn bản theo tính chất pháp lý
ª Thường áp dụng trong Luật hành chính
ª Cách phân loại này nhằm để phân biệt bản chất của hoạt động hành chính qua văn bản với các loại hành vi khác, thường xảy ra trong các
cơ quan Nhà nước
ª Nếu phân loại theo cách này thì văn bản quản lí nhà nước được phân chia thành:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hành chính thông thường.
2.2.1.Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 15a Khái niệm: là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
thủ tục, trình tự nhất định trong đó có các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
b Các dấu hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với hình thức quy định của: “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”
- Có chứa đựng các quy tắc xử sự chung tức là có chứa đựng các quy phạm pháp luật
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống
- Ban hành đúng tên loại, nội dung và trình tự quy định
c Các tên loại của văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định chung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được xác định như sau:
i) Văn bản do Quốc hội ban hành: hiến pháp, luật, nghị quyết Văn bản do Uûy ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết
ii) Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở TW ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uûy ban thường vụ quốc hội gồm:
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Trang 16- Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao, quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức chính trị – xã hội
iii) Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uûy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản của UBND ban hành để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp Những loại này bao gồm:
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
- Quyết định, chỉ thị của UBND
• Lưu ý: Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện ổn định, lâu dài, dù trong một giai đoạn lịch sử nhất định Về mặt chủ quan, người soạn thảo và ban hành không thể ấn định trước được thời gian văn bản bị mất hiệu lực mà chỉ xác định thời gian bắt đầu có hiệu lực của văn bản.
1 Hiến pháp
Là Luật cơ bản (gốc) cuả Nhà nước quy định những điều cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối nội, đối ngoại; quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; quy định về quốc kỳ, quốc huy, quốc
ca, thủ đô và thể thức sửa đổi hiến pháp Hiến pháp là nền tảng luật pháp của Nhà nước, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
2 Luật
Là văn bản quan trọng có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp, do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản được ghi trong Hiến pháp, cụ thể hoá một số vấn đề được Hiến pháp giao Luật bao giờ cũng phải phù hợp với hiến pháp.
3 Pháp lệnh
Là hình thức văn bản dưới luật, do Uûy ban thừơng vụ Quốc hội ban hành căn cứ vào Hiến pháp, các Luật, nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ quyền hạn Quốc hội giao Pháp lệnh là văn bản có giá trị pháp lý cao sau Luật (sau một thời gian thực hiện, trình Quốc hội thông qua để nâng lên thành luật)
4 Lệnh (của Chủ tịch nước)
Trang 17Là hình thức văn bản để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đã được Hiến pháp quy định (Điều 103, hiến pháp 1992).
5 Nghị quyết
Là hình thức văn bản ghi lại những kết luận của một hội nghị về chủ trương, đường lối chính sách, kế hoạch hoặc vấn đề, biện pháp cụ thể đã được thảo luận tập thể và nhất trí thông qua ở hội nghị.
6 Nghị định
• Là hình thức văn bản chủ đạo quan trọng nhất của Chính phủ đề ban hành các quy định chi tiết thi hành luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, của UBTHQH; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; các qui định về quyền hạn, nhiêm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương thuộc thẩm quyền của Chính phủ; các qui định về phân vạch địa giới, nhập hoặc chia tách các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; quy định các chế độ, thể lệ quản lý hành chính Nhà nước.
7 Quyết định
Là hình thức văn bản do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng của cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trên cơ sở phạm vi quyền hạn đã được Luật pháp qui định Phần lớn các quyết định của các cơ quan nói trên ban hành qui định những chính sách, chế độ, biện pháp thực hiện áp dụng trong phạm vi cả nước, trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực hoặc một địa phương.
Văn bản quyết định phân làm 2 loại:
+ Quyết định quy phạm pháp luật
+ Quyết định cá biệt
+ Đối với những vấn đề quan trọng có chứa đựng các qui phạm pháp luật (qui tắc xử sự chung) ban hành thể lệ, biện pháp nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản quản lý Nhà nước khác của cấp trên, của HĐND cùng cấp có phạm vi điều chỉnh lớn, thời gian lâu dài thì ban hành Quyết định QPPL.
+ Đối với những vấn đề giải quyết vụ việc cụ thể như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, nâng lương…thì ban hành văn bản Quyết định cá biệt.
8 Chỉ thị
Là hình thức văn bản QPPL của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các
Trang 18cấp ban hành để truyền đạt, hường dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cấp dưới nhằm thực hiện các văn bản Nghị quyết, Quyết định của cấp trên hoặc của cơ quan đã ban hành Chỉ thị không đề ra chính sách mới hoặc qui định mới
9 Thông tư
Là hình thức VBQPPL do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành để giải thích, hướng dẫn chi tiết thực hiện những qui định, nghị quyết của chính phủ; chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc hướng dẫn thực hiện những qui định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách.
10 VĂN BẢN LIÊN TỊCH
Trong trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cùng phối hợp với nhau hoặc phối hợp với cơ quan Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hoặc phối hợp với cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội có chức năng tham gia quản lý Nhà nước để qui định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các qui định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì gọi là Văn bản liên tịch hay Thông tư liên tịch.(trước đây gọi là thông tư liên bộ).
d Thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ VBQPPL:
Tuân theo nguyên tắc:
+ Cơ quan đã ra văn bản nào thì có quyền sửa đổi, bãi bỏ văn bản đó.
+ Cấp trên của cơ quan đã ban hành văn bản có quyền sửa đổi, bãi bỏ, tạm đình chỉ thi hành văn bản đó.
+ Nghiên cứu thêm ở Hiến pháp năm 1992 -Điều 114 để nắm những qui định cụ thể
2.2.2.Văn bản hành chính thông thường
a Khái niệm: là văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành để giải quyết
những công việc thuộc chức năng, quyền hạn của mình Nó không chứa đựng quy phạm pháp luật nhưng mang tính quyền lực nhà nước và tính pháp lý
b Các hình thức văn bản thông thường
i) Công văn hành chính
ii) Thông cáo
iii) Thông báo
iv) Biên bản
v) Điện báo (bao gồm điện mật và công điện)
vi) Giấy đi đường
vii) Giấy giới thiệu
Trang 19v.v…
2.3 Thẩm quyền ban hành văn bản quản lý nhà nước
Pháp luật chỉ quy định thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mà không quy định thẩm quyền ban hành văn bản thông thường
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
a) Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết
b) Uûy ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết
c) Chủ tịch nước ban hành: quyết định, lệnh
d) Chính phủ ban hành: Nghị định, nghị quyết
e) Thủ tướng Chính phủ ban hành: Chỉ thị, quyết định
f) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành: Quyết định, chỉ thị, thông tư
g) Hội đồng thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao ban hành: nghị quyết
h) Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư
i) Hội đồng nhân dân ban hành: Nghị quyết
j) UBND ban hành: quyết định, chỉ thị
Đối với xã, phường là hệ thống cuối cùng của hệ thống chính quyền, nên trong thực tế thường dùng văn bản quyết định, còn hình thức chỉ thị hầu như không dùng đến
Các cơ quan chuyên môn ở địa phương vừa chịu sự lãnh đạo của UBND địa phương vừa chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên Vì vậy những vấn đề cần quy định thành chế độ, thể lệ đều do UBND địa phương ban hành
2.4.Thành phần và kết cấu của văn bản quản lý nhà nước (thể thức của văn bản) (Tham khảo Thơng tư 01 ngày 19/01/2011 của Bộ Nội Vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính)
Thành phần và kết cấu của một văn bản hay còn gọi là thể thức của một văn bản là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và sử dụng được thuận lợi trong quá trình hoạt động của các cơ quan
Mỗi văn bản phải có đủ một số thành phần và kết cấu thích hợp để bảo đảm sự chính xác, giá trị pháp lý và trách nhiệm của cơ quan làm ra văn bản đó
Theo quy định có từ 9 đến 10 yếu tố tạo thành văn bản Trong đó có những yếu tố mà nếu thiếu chúng, văn bản sẽ không được xem là hợp thức và
Trang 20do đó việc sử dụng văn bản sẽ không còn hiệu quả Tất cả những yếu tố đó đều có khả năng làm tăng lên hay hạ thấp giá trị của văn bản trong thực tế.
2.4.1 Quốc hiệu (tiêu ngữ)
Là một câu biểu thị tên nước và chế độ chính trị của nhà nước nói chung Quốc hiệu được dùng để xác nhận tính pháp lý của văn bản do các cơ quan quản lý ban hành
Quốc hiệu được đặt ở giữa của trang đầu văn bản Dòng chữ trên viết in hoa, dòng chữ dưới in thường, giữa các cụm từ có dấu gạch nối (-), phía dưới có dấu gạch ngang dài liền nét
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2.4.2 Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản
- Địa danh: là nơi ở và trụ sở làm việc của cơ quan làm ra văn bản Địa danh
cần ghi cụ thể nơi cơ quan đóng và phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ quan Việc xác định rõ địa danh sẽ giúp cho sự liên hệ giữa các cơ quan được thuận lợi trong quá trình xử lý nội dung văn bản Địa danh được ghi ngay phía dưới Quốc hiệu
Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đĩng trụ sở; đối với những đơn
vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đĩ, cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đĩng trụ sở, ví dụ:
Văn bản của Bộ Cơng Thương, của Cơng ty Điện lực 1 thuộc Tập đồn Điện lực Việt
Nam (cĩ trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,
Văn bản của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (cĩ trụ sở tại
thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên,
Văn bản của Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam (cĩ trụ
sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa): Khánh Hịa,
Văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thuộc Tổng cục Thuế (cĩ trụ sở tại thị xã Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Bình Dương,
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc
thành phố: Hà Nội, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Đối với các tỉnh là tên của tỉnh, ví dụ:
Trang 21Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh
(cĩ trụ sở tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương): Hải Dương, của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (cĩ trụ sở tại thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh): Quảng Ninh, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (cĩ trụ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng): Lâm Đồng,
Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh mà tên thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP.), ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các phịng,
ban thuộc thành phố: TP Hà Tĩnh,
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sĩc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phịng,
ban thuộc huyện: Sĩc Sơn,
Văn bản của Ủy ban nhân dân quận Gị Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), của các phịng,
ban thuộc quận: Gị Vấp,
Văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và của các
phịng, ban thuộc thị xã: Bà Rịa,
- Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đĩ, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An): Kim Liên,
Văn bản của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, TP Hà Nội):
Phường Điện Biên Phủ,
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng được thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng.
- Ngày tháng năm: là thời điểm vào sổ đăng ký ở văn thư ban hành văn bản
(thông thường ngày tháng nên chọn ngày tháng vào sổ công văn cùng với khi lấy sổ đăng ký công văn đi) Ngày tháng ban hành văn bản bảo đảm tính hợp pháp của công văn, thuận tiện cho việc giải quyết công việc, sắp xếp, lập hồ
sơ, tra tìm nghiên cứu dễ dàng Đối với những văn bản có yêu cầu tính chính xác cao thì số chỉ ngày dưới 10 và số chỉ tháng dưới 3 phải viết số 0 đằng trước
2.4.3 Tên cơ quan ban hành văn bản:
Được ghi ở góc trái tờ đầu văn bản để biết cơ quan nào làm ra văn bản;
vị trí của cơ quan đó trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa cơ quan gửi với cơ quan nhận
Nếu cơ quan ban hành văn bản là cơ quan chủ quản hay cơ quan đứng đầu một cấp hành chính nhà nươc thì tên cơ quan được ghi độc lập Nếu cơ quan ban hành văn bản trực thuộc một hệ thống chủ quản thì ghi tên cơ quan
Trang 22chủ quản lên trên Cách ghi như vậy cho phép xác định quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chủ quản và trực thuộc của cơ quan ban hành văn bản.
Ví dụ: BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
2.4.4 Số và ký hiệu văn bản
- Số văn bản: là số thứ tự của văn bản Số văn bản được đánh cho từng năm,
chúng được ghi liên tục từ số 01 bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 của năm đó Đánh số tổng hợp chung hay riêng cho từng loại văn bản là căn cứ vào số lượng văn bản của cơ quan nhiều hay ít Nếu số lượng văn bản hàng năm của cơ quan dưới 1000 thì có thể đánh số chung cho tất cả các các loại văn bản, nếu số lượng văn bản hàng năm lớn thì phải phân loại và đánh số riêng cho từng loại
- Ký hiệu văn bản: được tạo thành bởi chữ viết tắt của tên loại văn bản và tên
của cơ quan ban hành văn bản Ký hiệu văn bản viết liền theo số văn bản, tên loại văn bản viết trước, tên cơ quan làm ra văn bản viết sau Giữa chữ viết tắt của tên loại văn bản và tên cơ quan làm ra văn bản có dấu gạch ngang (-) Ví dụ: QĐ-UB, CT-TTg ….Đối với văn bản quy phạm pháp luật phải có yếu tố năm, ví dụ: số 02/2006/CT-UB
- Số và ký hiệu văn bản ghi phía dưới tên cơ quan ban hành văn bản Nó có tác dụng quan trọng để đăng ký, tìm kiếm văn bản dễ dàng Bởi vậy việc lập ký hiệu phải thống nhất, không những trong mỗi cơ quan mà còn cần cho toàn bộ hệ thống chủ quản Nếu tùy tiện thay đổi hệ thống ký hiệu sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đăng ký và tra tìm văn bản
2.4.5 Tên loại văn bản và trích yếu nội dung
- Tên loại văn bản: là tên gọi chính thức của văn bản như: Nghị định, Nghị
quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư… Tên loại văn bản nói lên tầm quan trọng của văn bản, tính chất công việc mà văn bản đề cập đến, tạo thuận lợi cho việc đăng ký, sắp xếp hồ sơ và tổ chức thực hiện Tên loại văn bản là yếu tố rất quan trọng, ngoại trừ “công văn” là thuật ngữ chung dùng để chỉ các văn bản giao dịch chung chung, không phải ghi tên gọi, còn các văn bản khác đều phải ghi rõ tên loại văn bản ở dưới địa danh và ngày tháng năm Trong nhiều trường hợp, tên gọi văn bản thường được ghi rõ tác giả của văn bản
Thí dụ: “CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ”
“ QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH”
- Trích yếu nội dung văn bản: là câu văn ngắn gọn tóm tắt chính xác nội dung
chủ yếu của văn bản giúp cho nơi nhận thuận tiện vào sổ sắp xếp và tra tìm Trích yếu được ghi phía dưới tên loại văn bản
Trang 23- Đối với công văn hành hành chính nói chung, không ghi tên loại văn bản mà chỉ ghi trích yếu nội dung của công văn, đặt phía đưới số và ký hiệu.
2.4.6 Nội dung văn bản
Là thành phần quan trọng nhất của văn bản nói được thông tin, phản ánh trong văn bản Người soạn thảo sẽ phải lựa chọn kết cấu, văn phong thích hợp cho từng loại văn bản Văn bản phải viết gọn, đủ ý, không thừa, không thiếu, không trùng lặp; cân nhắc từng ý, từng câu, dấu chấm câu; chọn từ ngữ hiểu theo một nghĩa để người nhận dễ hiểu, nắm được nội dung công việc để tổ chức thực hiện, để giải quyết, trả lời
2.4.7 Địa chỉ nơi nhận:
Là tên cơ quan, tổ chức hoặc người có trách nhiệm thi hành công việc nói trong văn bản Nơi nhận là một thành phần không thể thiếu trong văn bản bởi vì một văn bản sản sinh ra đều có mục đích, có đối tượng thi hành Nếu không có nơi giải quyết, thi hành thì văn bản đó coi như không có mục đích
Địa chỉ nơi nhận ghi ở góc trái trang cuối văn bản Cần ghi đầy đủ, cụ thể đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận để làm gì (để thi hành, để báo cáo, để biết, để tham khảo, để lưu)
+ Gửi lên cấp trên “để báo cáo”
+Gủi nơi trực tiếp thực hiện “để thi hành”
+Nơi có liên quan tới việc thi hành văn bản “để phối hợp”
+Lưu văn thư
Đối với văn bản không có tên gọi cụ thể: nơi nhận nằm bên trên., dưới địa danh, ngày tháng năm
2.4.8 Chữ ký của người có thẩm quyền
Chữ ký thể hiện tính pháp lý trong văn bản và người chịu trách nhiệm về nội dung công việc nói trong văn bản đó Người ký phải ghi rõ họ, tên, chức vụ và phải chịu trách nhiệm về văn bản mình ký
Người ký phải đúng thẩm quyền được giao: là thủ trưởng cơ quan hoặc phó thủ trưởng cơ quan được thủ trưởng ủy nhiệm, phân công ký một số văn bản nhất định hoặc người dưới thủ trưởng một cấp được thủ trưởng ủy nhiệm kýKhông ký bằng bút chì, bút mực đỏ hoặc bằng thứ mực dễ phai nhạt
+ Nếu văn bản do một tập thể thông qua (theo chế độ tập thể) thì trước chức vụ người ký phải ghi là thay mặt (viết tắt là T/M)
Ví dụ: T/M Uûy ban nhân dân
Chủ tịch Trần Văn A
Trang 24+ Người có quyền đương nhiên có thể ủy quyền cho người khác ký văn bản Cấp phó được ký văn bản về những việc đã được cấp trưởng phân công Khi đó ghi là ký thay (viết tắt KT)
Ví dụ: TM Uûy ban nhân dân
KT Chủ tịch Phó Chủ tịch
Trần B+ Về những công việc ít quan trọng thì cấp trưởng có thể giao cho cấp dưới trực tiếp của mình giải quyết Sự ủy quyền này là trực tiếp giữa thủ trưởng cấp trên với thủ trưởng với thủ trưởng cấp dưới trực thuộc mình mà không qua khâu trung gian Trong trường hợp này người được ủy quyền ký văn bản với chũ ký “Thừa lệnh (viết tắt TL)
Ví dụ: TL Giám đốc sở
Chánh văn phòng Bùi D
* Lưu ý: Trong mọi trường hợp người được ủy quyền đều không được ủy quyền lại Ví dụ: cấp trưởng ủy quyền cho cấp phó thì cấp phó phải trực tiếp thực hiện mà không được ủy quyền một lần nữa cho cấp dưới; Uûy ban nhân dân ủy quyền cho chủ tịch thì chủ tịch không được ủy quyền lại cho giám đốc sở Đồng thời cũng không được ủy quyền xuống quá một cấp, như chủ tịch tỉnh không thể ủy quyền cho chánh văn phòng sở mà chỉ ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp của mình là giám đốc sở.
+ Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan được cử tạm thời giữ chức vụ mà có chưa có quyết định bổ nhiệm chính thức thì khi ký ghi là “Quyền” (viết tắt Q) trước chức vụ
Ví dụ: Q Giám đốc sở
Nguyễn M+ Nếu thủ trưởng cơ quan vắng mặt một thời gian thì có thể ủy quyền cho một cấp phó toàn quyền thay mặt mình Khi đó người phó được ủy quyền hoạt động như cấp trưởng Trường hợp này người ủy quyền phải ra văn bản, nói rõ ủy quyền cho ai, trong thời gian nào và thông báo cho các đối tượng hữu quan biết Người được ủy quyền ký văn bản với chữ ký “Thừa ủy quyền” (viết tắt TUQ) cấp trưởng
Ví dụ: TUQ Giám đốc sở
Trần C
2.4.9 Dấu của cơ quan
Trang 25Văn bản ban hành , sau khi ký phải đưôc đóng dấu của cơ quan để đảm bảo tính pháp lý và tính chính xác của văn bản.
Dấu được đóng phủ trùm lên khoảng 1/3 đến 1/4 về phía bên trái chữ ký, chỉ được đóng dấu vào văn bản khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền và hợp lệ Không được đóng dấu khống
2.4.10 Dấu chỉ mức độ khẩn, mức độ mật
Chúng được đóng ở ở góc trái, phía trên của văn bản, ở dưới chỗ ghi tên
cơ quan, số và ký hiệu của văn bản
Dấu hiệu về mức độ bí mật gồm có: “Mật”, “Tối mật”, “Tuyệt mật”
Dấu hiệu ghi mức độ khẩn gồm có: “Khẩn”, “Thượng khẩn”, “Hỏa tốc”
2/ Khi sao văn bản, phải đảm bảo sự chính xác so với bản gốc
3/ Khi sao văn bản có thể đánh máy lại, có thể chụp photo – copy Để đảm bảo tính pháp lý của bản sao, phải có chữ ký và dấu của cơ quan sao văn bản Người ký bản sao phải chịu trách nhiệm về bản sao của mình Khi ký cũng phải ghi rõ chức vụ, họ tên Cách trình bày bản sao như sau:
Cơ quan làm ra văn bản Tiêu ngữ (Quốc hiệu)
Số và ký hiệu văn bản Địa danh, ngày… tháng….năm -
T/M Uûy ban nhân dân
Trang 26Chủ tịch Nguyễn Văn A
(đã ký)
(Văn phòng UBND Tỉnh) Địa danh, ngày…tháng…năm
Trần B (ký và đóng dấu)
Nếu là sao lục văn bản trên thì trình bày:
-
Địa danh, ngày…tháng….năm
Chánh văn phòng Phan H (ký và đóng dấu)
2.5 Hiệu lực pháp lý của văn bản
Để xác định nội dung này, có thể đề cập đến các vấn đề sau đây:
- Các văn bản bị mất hiệu lực
- Phạm vi không gian và thời gian có hiệu lực của văn bản
- Các đối tượng có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và thi hành văn bản
Trong phạm vi bài giảng, chỉ đề cập đến vấn đề các văn bản bị mất hiệu lực Đó là việc xác định văn bản đang soạn thảo, sẽ thay thế, bải bỏ, hay hủy bỏ văn bản nào
- Thay thế văn bản là việc cơ quan ban hành dùng văn bản dùng văn bản sau
để làm mất hiệu lực văn bản cùng tên gọi mà mình đã ban hành trước đây về cùng một vấn đề
Ví dụ: Dùng Nghị định thay thế Nghị định
- Bãi bỏ văn bản là việc dùng văn bản có hiệu lực pháp luật pháp luật cao hơn
để làm mất hiệu lực của những van bản đã ban hành trước đây về cùng một vấn đề
Ví dụ: Dùng Nghị định để bải bỏ thông tư của Bộ trưởng, Quyết định của UBND tỉnh
Trang 27- Hủy bỏ văn bản là việc dùng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn để làm
mất hiệu lực những văn bản đã ban hành trước đây có nội dung trái pháp luật, hay sai thẩm quyền, sai thủ tục (văn bản bị hủy bỏ luôn có yếu tố vi phạm pháp luật)
Khi xác định nội dung này cần lưu ý:
+ Văn bản đang soạn thảo và các văn bản bị mất hiệu lực phải cùng quy định về một vấn đề Nếu khác vấn đề không được phép thay thế hay bãi bỏ nhau, vì như vậy sẽ làm cho pháp luật trở nên thiếu một mảng quy định tạo nên
“khoảng trống” của pháp luật
+ Văn bản sau phải có hiệu lực pháp lý bằng hoặc cao hơn thì mới làm mất hiệu lực của văn bản trước đó Không được dùng văn bản có hiệu lực thấp để tuyên bố làm mất hiệu lực của văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
+ Phải xác định rõ tên văn bản hoặc phần văn bản bị mất hiệu lực, tránh quy định chung chung
2.6 Kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước
2.6.1 Một số yêu cầu cơ bản của việc soạn thảo văn bản
- Nắm vững nội dung của vấn đề cần văn bản hóa Nội dung bao gồm 2 mặt:
+ Nội dung của văn bản phải thiết thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra, phù hợp với pháp luật hiện hành
+ Nội dung của văn bản phải phù hợp với tên loại văn bản (không dùng chỉ thị thay thế cho thông báo và ngược lại)
- Đảm bảo cho văn bản ban hành đúng thể thức
- Văn bản phải sử dụng thuật ngữ và văn phong thích hợp Văn phong trong văn bản pháp luật có những đặc điểm sau đây:
a/ Tính chính xác: Chỉ hiểu một cách duy nhất, không cho phép hiểu khác nhau, giải quyết khác nhau
b/ Tính dễ hiểu: ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu nhưng phải chính xác
c/ Tính khách quan: không cá tính, không có tính biểu cảm
d/ Tính văn hóa: ngôn ngữ, lời lẽ phải lịch sự
e/ Tính khuôn mẫu: dùng những câu, những từ, những cấu trúc cú pháp có sẳn
2.6.2 Cách hành văn
- Về nguyên tắc, không có các quy định bắt buộc cho cách đặt câu trong văn bản hành chính Việc lựa chọn các kiểu câu để áp dụng vào một văn bản cụ thể đòi hỏi phải rất linh hoạt Thông thường trong các văn bản, người ta thường dùng câu chủ động (là loại câu có chủ thể hành động) Nhưng khi cần làm cho
Trang 28cách diễn đạt mang tính khách quan thì có thể sử dụng kiểu câu bị động (không chỉ rõ chủ ngữ của hành động)
Ví dụ: “ Những nguyên tắc quy định về công tác quản lý đất đai không được
tôn trọng” là câu bị động
“ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”
“ Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng” (Điều 54 Hiến pháp 1992)
- Câu trong ngôn ngữ pháp luật có thể là câu khẳng định hoặc phủ định
Ví dụ: “ Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài” (Điều 18 Hiến pháp 1992)
“ Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản” (Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính)
Để ra lệnh hoặc để trả lời yêu cầu của cấp dưới, văn bản của cấp trên thường dùng câu khẳng định
Ví dụ: ‘Trường nhắc các khoa và các bộ môn trực thuộc cần báo cáo gấp tình
hình sinh viên…”
Ưu điểm của lối viết trên đây là rõ ràng, diễn tả mệnh lệnh một cách dứt khoát Tuy nhiên để đảm bảo tính lịch sự và cầu thị, câu trên có thể đổi sang câu phủ định như sau:
“ Nhà trường lưu ý các khoa và các bộ môn trực thuộc không nên để quá lâu việc báo cáo tình hình sinh viên…”
- Có thể đổi từ câu phủ định trực tiếp sang gián tiếp để làm giảm bới tính gay gắt của câu văn khi cơ quan mình từ chối yêu cầu của một cơ quan khác
Ví dụ: ………không thể chấp nhận đề nghị……… đổi lại là:……… Bắt buộc phải từ
chối đề nghị……
- Khi muốn nhấn mạnh một sự kiện nào đó có thể viết theo lối đảo ngữ
Ví dụ: “Tăng cường công tác tuyên truyền, tăng cường các biện pháp kiểm tra,
xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật đất đai là những khâu rất quan trọng để đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp”
- Cần tránh những câu kiểu hoài nghi
Ví dụ: Về đề nghị xin cấp đất của……, UBND hiện chưa có quyết định đồng ý
hay không Sau khi xét, UB thông báo để … biết
- Xưng hô dùng trong văn bản:
+ Cấp dưới gửi văn bản cho cấp trên thì nêu tên đầy đủ của cơ quan mình
Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo đề nghị TTg Chính phủ
Sở TNMT… xin báo cáo với Bộ
Trang 29+ Cấp trên gửi văn bản cho cấp dưới thì nêu tên cấp bậc chủ quản như Bộ:”Bộ xin nhắc các trường rằng”
+ Cơ quan ngang cấp có thể thêm từ chúng tôi
Ví dụ: Trường Đại học Nông Lâm chúng tôi….
2.6.3 Ngôn ngữ pháp luật
Ngôn ngữ pháp luật là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp chúng, được sử dụng để thiết lập các văn bản pháp luật
* Sử dụng từ trong ngôn ngữ pháp luật
1 Lựa chọn và sử dụng từ đúng ngữ nghĩa
Nghĩa của từ bao gồm nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp
a Dùng đúng nghĩa từ vựng:
- Từ được sử dụng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể hiện
- Không sử dụng từ mang sắc thái văn chương như: sơn hà, phong ba, mỹ lệ, kiều diễm v.v
- Dùng đúng nghĩa biểu thái của từ: thông thường trong ngôn ngữ pháp luật ít sử dụng những từ có biểu thái, thể hiện thái độ, tình cảm của con người Đặc biệt là những thái độ làm mất sự nghiêm túc của ngôn ngữ pháp luật thì luôn không được sử dụng như: thái độ thóa mạ, xúc phạm, miệt thị, quỵ lụy v.v
b Dùng đúng nghĩa ngữ pháp
Nghĩa ngữ pháp của từ là vị trí của từ đó trong mối quan hệ với các từ khác
ở trong cùng một câu Nếu sử dụng không đúng nghĩa ngữ pháp của từ có thể làm cho câu bị tối nghĩa hoặc bị hiểu theo nội dung khác với ý đồ của người soạn thảo
2 Sử dụng từ đúng phong cách chức năng
a Sử dụng từ cổ: có những từ được hình thành ở những giai đoạn lịch sử trước
đây nhưng hiện tại đã có những từ khác được hình thành để thay thế và do đó những từ cũ không còn phù hợp nên ít được sử dụng Trong ngôn ngữ pháp luật chỉ nên sử dụng từ cổ khi chưa có từ khác thay thế
b Sử dụng từ mới: do ghép nhiều từ thành một từ hoặc ghép một bộ phận của
từ này với một bộ phận của từ khác để tạo thành từ mới
Ví dụ: “Vốn pháp định”
c Sử dụng từ địa phương: là những từ được sử dụng hạn chế ở một vài địa
phương mà không được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc Để đảm bảo sự thống nhất của ngôn ngữ pháp luật, nên tránh sử dụng từ địa phương trong văn bản pháp luật
Trang 30d Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: chỉ nên sử dụng trong ngôn ngữ pháp
luật khi đề cập tới những nội dung mang tính chuyên môn và đối tượng thi hành chủ yếu là những nhà chuyên môn
e Từ ngữ dân gian, ngôn ngữ nói
- Từ ngữ dân gian như: ngôn ngữ văn học, tiếng tục, tiếng lóng v.v
- Ngôn ngữ nói là những từ được sử dụng trong việc giao tiếp bằng tiếng nói
- Về từ ngữ, ngôn ngữ nói có một bộ phận đồng nhất với ngôn ngữ viết Khi đó, tương ứng với nghĩa của các từ trong ngôn ngôn ngữ viết luôn có những từ nhất định trong ngôn ngữ nói Nhìn chung nên tránh sử dụng ngôn ngữ nói trong văn bản pháp luật
f Sử dụng từ Hán – Việt
Từ Việt gốc Hán bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa… Trong đó hầu hết đã được thay thế bằng tiếng Việt thuần túy Tuy nhiên trong ngôn ngữ pháp luật hiện nay, từ Hán Việt vẫn còn được sử dụng khá phổ biến vì một số lý do sau:
- Do thói quen của người soạn thảo
- Một số từ Việt gốc Hán có nghĩa trang trọng hơn từ thuần Việt tương ứng, đặc biệt là các từ thông tục Ví dụ: Kết hôn – lấy nhau; công vụ – việc công…
- Một số từ Việt gốc Hán biểu thị những nội dung mà trong tiếng Việt tương ứng với những từ nhiều âm tiết hoặc một tổ hợp từ Ví dụ: Công chức – cán bộ nhà nước; nguyên đơn – cá nhân hay tổ chức khởi kiện…
Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính phổ thông, trong sáng của ngôn ngữ pháp luật, khi sử dụng từ Hán Việt cần lưu ý một số điểm sau đây:
+ Chỉ sử dụng từ Hán – Việt trong những trường hợp thật cần thiết (như để tránh từ thông tục của tiếng Việt…), không nên lạm dụng loại từ này khi có thể lựa chọn tiếng Việt trong sáng để biểu đạt những nội dung nhất định
+ Tránh dùng sai nghĩa của từ Muốn vậy phải biết rõ nghĩa của từ Việt gốc Hán mới được sử dụng
Ví dụ: Yếu điểm là “điểm chính, quan trọng nhất” lại được sử dụng là “điểm
yếu, chỗ kém” là hoàn toàn sai nghĩa
+ Tránh dùng sai về âm của từ
Ví dụ: Xán lạn (có nghĩa là “rực rỡ” lại viết thành sáng lạn; chín muồi (có
nghĩa là đạt đến mức phát triển đầy đủ nhất để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái” lại viết là chín mùi v.v
+ Tránh dùng thừa (lặp lại) từ
Ví dụ: “ Công bố công khai” là thừa từ “công khai” vì công bố là “ đưa ra cho
mọi người biết”
Trang 313 Sử dụng từ viết tắt
Trong văn bản pháp luật, từ viết tắt thường được sử dụng trong một số trường hợp:
- Để trình bày một số đề mục hình thức văn bản pháp luật như: ký hiệu,
chữ ký
- Để trình bày tên một cơ quan, tổ chức hoặc một số thuật ngữ chuyên ngànhTuy nhiên, để đảm bảo sự chặt chẽ của văn bản pháp luật, trước khi viết tắt, phải viết các từ nói trên một cách đầy đủ
Ví dụ: Uûy ban nhân dân (UBND); Hội đồng nhân dân (HĐND), hợp đồng xây
dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là BOT) v.v
4 Sử dụng từ đúng chính tả tiếng Việt
Trong tiếng Việt, lỗi chính tả khá đa dạng mà điển hình là:
- Lỗi về phụ âm đầu (X – S, N – L, Tr – Ch, Ng – Ngh, v.v.)
- Lỗi về thanh điệu, dấu câu ( dấu hỏi, ngã)
- Lỗi viết hoa
Câu phải được đánh dấu câu phù hợp Phải hiểu rõ cách sử dụng phổ biến các dấu câu trong tiếng Việt để sử dụng cho đúng
+ Dấu chấm (.) dùng để đánh dấu sự kết thúc câu trần thuật
+ Dấu chấm hỏi (?) dùng để đánh dấu câu nghi vấn
+ Dấu chấm than (!) dùng để đánh dấu câu biểu cảm (cảm thán) hoặc câu cầu khiến ( dấu này đôi khi được đặt cùng dấu chấm hỏi (?!) để biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm
+ Dấu phẩy (,) dùng để tách các thành phần cùng loại, các thành phần biệt lập, các vế câu
+ Dấu chấm phẩy (;) dùng để tách các thành phần tương đối độc lập trong câu
+ Dấu hai chấm (:) dùng để báo hiệu điều trình bày tiếp theo mang ý giải thích, thuyết minh; báo hiệu lời trích dẫn trực rtiếp, lời đối thoại
+ Dấu ba chấm (…) còn gọi là dấu chấm lửng dùng để biểu thi lời nói bị ngắt quãng vì xúc động; biểu thị chỗ ngắt dài giọng với ý châm biếm, hài hước; biểu thị chỗ kéo dài về âm thanh hoặc khoảng cách về thời gian, không gian; biểu thị người viết chưa liệt kê hết Nếu được đặt trong ngoặc đơn (…) thì dùng để biểu thị lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu
+ Dấu vân vân (v.v) biểu thị người viết chưa liệt kê hết
+ Dấu ngặc đơn ( ) dùng để tách các thành phần có tác dụng giải thích, bổ sung; đóng khung bộ phận chỉ nguồn gốc lời trích dẫn
+ Dấu ngoặc kép ( “ “) dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp; đóng khung tên riêng, tên tác phẩm; đánh dấu những từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác
Trang 32+ Dấu ngang cách ( - ) dùng để phân biệt thành phần chêm xen; đặt trước những lời đối thoại, các bộ phận liệt kê…
Lưu ý: trong ngôn ngữ pháp luật, không dùng các dấu chấm hỏi, chấm than,
ba chấm, bởi vì văn bản phải chính xác, dứt khoát, không biểu cảm.
5 Sử dụng từ đúng quan hệ kết hợp
Để tạo nên câu và những đơn vị của câu, các từ được sử dụng luôn quan hệ với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp, tùy thuộc vào khả năng kết hợp chúng Khả năng kết hợp này do bản chất ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ quy định Cần nắm bắt điều đó để sử dụng từ cho đúng
Ví dụ: “ Lượng mưa năm nay kéo dài nên úng lụt xảy ra ở nhiều địa phương”
Một biểu hiện khác của việc dùng từ không đúng quan hệ kết kết hợp là dùng lặp từ, thừa từ
Ví dụ: “cải cách thủ tục hành chính là nhu cầu đòi hỏi cấp bách đang được
thực tiễn đặt ra”
Hay: “Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là rất nghiêm trọng, không thể xác định cụ thể bằng các con số hay số liệu cụ thể”
2.6.4 Quy trình soạn thảo một văn bản
a Công tác chuyẩn bị: Nội dung bao gồm:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc ban hành văn bản: làm cơ sở cho việc giới hạn khuôn khổ vấn đề định giải quyết, cách viết, cách trình bày Mục đích có thể là: đưa ra một quyết định hướng dẫn giải thích một văn bản, thông tin một tình hình, liên hệ trao đổi công tác, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc …
- Xác định rõ đối tượng nhận văn bản: Đối tượng nhận văn bản có thể là: cấp trên, cấp dưới, ngang cấp, hay tầng lớp nhân dân Việc xác định rõ đối tượng nhận văn bản làm cơ sở cho việc xác định nội dung, thông tin của văn bản nghĩa là những nội dung đề cập trong văn bản phải tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của đối tượng nhận văn bản (Họ có đủ thẩm quyền giải quyết, xử lý vấn đề không và giải quyết tới mức nào thì nêu ra đến mức ấy
- Xác định nội dung cần trình bày: để thu thập thông tin, tài liệu, bổ sung chỉnh lý, chọn lọc thông tin
b Làm dàn bài và đề cương
- Làm dàn bài tức là phân bố các chương, mục, các phần trong văn bản định soạn thảo nhằm đảm bảo tính logic và trình tự văn bản
- Làm đề cương tức là ghi toàn bộ những ý tưởng định viết nhằm phục vụ chủ đề văn bản, sau đó sắp xếp vào trong khung của các phần, các chương mục mà dàn bài đã đề ra
Trang 33c Phác thảo văn bản (viết bản dự thảo)
d Duyệt và ký văn bản, ban hành văn bản
Việc phân ra các bước chỉ là tương đối, phụ thuộc vào tính chất công việc của cơ quan, tổ chức, nội dung của văn bản quan trọng, phức tạp hay đơn giản để phân ra các bước thích hợp, linh hoạt, làm sao công việc xử lý được nhanh chóng, tránh quá nhiều tầng nấc, làm chậm việc, nhưng nhất thiết phải đảm đảo tính chặt chẽ, để việc soạn thảo, ban hành văn bản đạt chất lượng và hiệu quả cao.
2.6.5 Kỹ thuật soạn thảo một số loại hình văn bản thông dụng.
a Chỉ thị
a1 Khái niệm: Chỉ thị là hình thức văn bản pháp quy dùng để truyền đạt các
chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chấn chỉnh công tác, giao nhiệm vụ và đôn đốc các cơ quan cấp dưới, các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ
a2.Yêu cầu: Mỗi một chỉ thị bao giờ cũng phải thỏa mãn một số yêu cầu cụ
- Tính ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện: một chỉ thị chỉ nên tập trung thống nhất vào một chủ đề, có như vậy mới dễ hiểu, dễ thực hiện
a3 Bố cục: gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.
+ Phần mở đầu: Nêu khái quát, nhận định tình hình, trích căn cứ, xuất
phát điểm của chỉ thị Thường có 3 cách để mở đầu chỉ thị
Cách 1: Nêu mục đích của việc ra chỉ thị một cách rõ ràng ngắn gọn
Ví dụ: Để thi hành Quyết định số… ngày….tháng….năm của TTg Chính phủ về việc………
Cách 2: Nêu căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc ra chỉ thị
Ví dụ: Căn cứ Quyết định số …ngày…tháng….năm của Thủ tướng Chính phủ về việc ……
Cách 3: Nêu thẳng, trực tiếp tình hình của vấn đề thuộc nội dung chỉ thị
+ Phần nội dung:
- Đối với những chỉ thị có nội dung dài, phức tạp, bố cuc của phần này thường được chia thành các mục I, II, III
- Đối với những chỉ thị có nội dung ngắn đơn giản, chia thành các điểm 1,2,3
Trang 34- Phần này nêu lên chủ trương, phương hướng và đề ra kế hoạch, biện pháp tiến hành cho các đối tượng có liên quan, đôn đốc nhắc nhở việc thi hành Mỗi một mệnh lệnh được đưa ra có kèm theo biện pháp hướng dẫn cụ thể để thực hiện mệnh lệnh
+ Phần kết thúc: phải nêu rõ quy định về chế độ báo cáo, theo dõi việc thi
hành
b Quyết định
b1 Khái niệm: Quyết định là loại hình văn bản quy định về các vấn đề tổ chức
bộ máy, nhân sự (bổ nhiệm, đề bạt, kỷ luật, khen thưởng), chế độ chính sách và các công việc khác theo thẩm quyền
- Tính khoa học: quyết định được ban hành phải phù hợp với quy luật khách quan
- Tính khả thi: nghĩa là phải phù hợp với trình độ dân trí, tính khả thi còn thể hiện ở những điều kiện vật chất và con người có năng lực để thực hiện
- Tính kịp thời:ban hành đúng thời điểm, đúng thời gian
b3 Bố cục
+ Phần mở đầu (phần viện dẫn): Nêu những điểm làm căn cứ để ra
quyết định: căn cứ vào văn bản nào, theo đề nghị của ai? Phần này không viết thành mục mà viết dưới dạng các ý theo phân đoạn
Ví dụ: Quyết định của UBND
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày…
Căn cứ pháp lý có liện quan trực tiếp đến nội dung của văn bản
Xét đề nghị của thủ trưởng ngành hữu quan
+ Phần nội dung: được trình bày theo các điều khoản riêng biệt
Ví dụ 1: Quyết định về tổ chức bộ máy
Điều 1 Quyết định thành lập cơ quan, đơn vị nào? Từ ngày nào
Điều 2 Nhiệm vụ, chức năng của cơ quan, đơn vị được thành lập
Điều 3 Biện chế tổ chức của bộ máy, trụ sở cơ quan đơn vị
Điều 4 Trách nhiệm thi hành quyết định
Trang 35Ví dụ 2: Quyết định về nhân sự
Điều 1 Bổ nhiệm ai, đề bạt ai, điều động ai về đơn vị nào
Điều 2 Quyền lợi được hưởng
Điều 3 Trách nhiệm thi hành
Điều 4 Thời gian thực hiện của quyết định
c Tờ trình
c1 Khái niệm: Tờ trình là loại hình văn bản để đề xuất với cơ quan quản lý
cấp trên về một vấn đề, một phương án công tác, về chế độ chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung chế độ
- Phần mở đầu: là phần nhận định tình hình (phân tích thực trạng) làm cơ sở
cho việc đề xuất cái mới
- Phần nội dung: bao gồm việc nêu tóm tắt nội dung của đề nghị mới, của ý
tưởng mới; phân tích những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; những khó khăn thuận lợi khi triển khai thực hiện; những biện pháp cần khắc phục
- Phần kết luận: phân tích được ý nghĩa tác dụng của đề nghị mới Những kiến
nghị cấp trên xem xét chấp thuận đề xuất đã nêu để sớm được triển khai thực hiện
MẪU KẾT CẤU TỜ TRÌNH
Tên cơ quan trình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 36d Công văn
d1 Khái niệm: Công văn là loại hình văn bản hành chính dùng phổ biến hàng
ngày trong các cơ quan Nhà nước Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan nhà nước với cấp trên, cấp dưới, cơ quan ngang cấp và với công dân
d2 Yêu cầu:
- Ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, mỗi công văn chỉ nên đề cập đến một vấn đề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu giải quyết
- Có tính thuyết phục làm cho người đọc dễ tin vào những điều đã viết
- Trình bày đúng quy định của nhà nước về công tác công văn
- Công văn chỉ dùng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cho nên không dùng lời lẽ riêng tư trong công văn
d3 Bố cục
d3.1 Soạn thảo công văn đề nghị, chất vấn, yêu cầu
- Phần mở đầu: Nêu lý do hoặc mục đích của việc đề nghị chất vấn, yêu cầu.
- Phần nội dung: Nêu thực trạng tình hình dẫn đến việc phải đề nghị, chất vấn
hoặc yêu cầu, và nêu nội dung cụ thể của việc đề nghị, chất vấn, yêu cầu
- Phần kết thúc: thể hiện sự mong mỏi được quan tâm, xem xét, giải quyết
vấn đề và nêu ra lời cám ơn
d3.2 Soạn thảo công văn trả lời
- Phần mở đầu: Ghi rõ trả lời (phúc đáp) công văn (văn bản) số… /(ký hiệu)…
Ngày…tháng… năm của ai… Về vấn đề gì…
- Phần nội dung: Nêu những trả lời trực tiếp về từng vấn đề mà cơ quan, đơn
vị hoặc đương sự yêu cầu Nếu phần nào, vấn đề gì chưa trả lời được thì phải giải thích rõ lý do vì sao và hẹn thời gian trả lời
- Phần kết thúc: Thường bằng một câu mang tính xã giao, lịch sự thể hiện sự
quan tâm của người trả lời đối với người hỏi: Nếu còn vấn đề gì chưa rõ Xin đề nghị quý cơ quan, đơn vị cho biết, cơ quan (đơn vị) chúng tôi sẳn sàng nghiên cứu trả lời
d3.3 Soạn thảo công văn chỉ đạo
- Phần mở đầu: Nói rõ mục đích, yêu cầu của công việc cần triển khai, cần
phải thực hiện
- Phần nội dung: Nêu những yêu cầu cần đạt được, nhiệm vụ, biện pháp cần
phải áp dụng
Trang 37- Phần kết thúc: Yêu cầu tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả cho cấp chỉ
đạo
d3.4 Soạn thảo công văn hướng dẫn
- Phần mở đầu: Nêu khái quát vấn đề đặt ra cần phải được hướng dẫn, giải
thích
- Phần nội dung: Nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của chủ trương, chính sách, quyết
định cần được hướng dẫn giải thích; Mục đích của chủ trương, chính sách; Phân tích ý nghĩa tác dụng của chủ trương đó về mặt kinh tế – xã hội – chính trị, v.v; Cách tổ chức thực hiện
- Phần kết luận: Yêu cầu phổ biến cho các cơ sở biết và tổ chức thực hiện
đúng tinh thần của chủ trương, chính sách, quyết định
d3.5 Soạn thảo công văn đôn đốc, nhắc nhở
- Phần mở đầu: Nhắc lại một chủ trương, một kế hoạch, một quyết định hoặc
một văn bản đã được chỉ đạo tổ chức thực hiện
- Phần nội dung: Tóm tắt tình hình thực hiện (công việc đã làm được, ưu điểm,
khuyết điểm, nguyên nhân); Đề ra biện pháp tiếp tục thực hiện những vấn đề còn tồn tại; Giao trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và thời gian thực hiện
- Phần kết thúc: Yêu cầu cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai và báo cáo
kết quả cho Ban chỉ đạo, cho cấp trên
CÂU HỎI ÔN TẬP HẾT CHƯƠNG II
Câu 1: Văn bản quản lý nhà nước có những chức năng gì? Chúng có vai trò
như thế nào trong quá trình hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước?
Câu 2: Văn bản quản lý Nhà nước có những loại gì? Thẩm quyền ban hành
văn bản được pháp luật quy định như thế nào?
Câu 3: Thể thức văn bản là gì? Phân tích các yếu tố tạo nên thể thức văn bản
và ý nghĩa của chúng
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Trang 383.1 Khái niệm và đặc điểm của đất đai
3.1.1 Khái niệm: Đất đai bao gồm các đặc tính thổ nhưỡng, các điều kiện tự
nhiên khác và vấn đề sử dụng Đất đai cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, dân cư, an ninh, quốc phòng hay nói cách khác là bất cứ hoạt động nào của con người
3.1.2 Đặc điểm của đất đai
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
- Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của một quốc gia
- Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống
- Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, là chỗ đứng của khu công nghiệp, an ninh quốc phòng v.v
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với nông lâm nghiệp
3.2 Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý đất đai
Vấn đề đất đai và chính sách đất đai gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển, đấu tranh và xây dựng của nhà nước ta Đây là vần đề quan trọng hàng đầu ở mỗi nhà nước Bất kỳ một nhà nước nào cũng có những chính sách, quan điểm giải quyết vấn đề đất đai của mình
Trong những năm qua, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường bất động sản nhưng hiện còn mang tính tự phát, thiếu định hướng
Vì vậy nhà nước đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự hình thành thị trường bất động sản một cách đồng bộ nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai
Vai trò quản lý nhà nước về đất đai được thể hiện ở các điểm sau:
1) Hoạch định chiến lược (Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao
2) Thông qua hoạt động nắm chắc quỹ đất làm căn cứ cho các biện pháp phát triển kinh tế xã hội
3) Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai
4) Thông qua việc ban hành chính sách đất đai nhà nước kích thích việc đầu tư, sử dụng đầy đủ, tiết kiệm hợp lý
5) Thông qua việc kiểm tra giám sát nhà nước nắm chắc diễn biến về sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi phạm pháp luật đất đai
3.3 Tầm quan trọng của chính sách đất đai
Chính sách đất đai có ý nghĩa quyết định sự phát triển
Trang 39- Chính sách về sở hữu,
- Chính sách về khai thác sử dụng và phát triển quỹ đất,
- Chính sách về thị trường bất động sản,
- Chính sách về quản lý của Nhà nước,
- Chính sách về tài chính, thuế khóa
Các chính sách này lại liên quan trực tiếp tới các chính sách vĩ mô khác, tác động trực tiếp tới sự phát triển của đất nước Thực tế ở nước ta và nhiều nước trên thế giới đã có thời kỳ sa vào vòng lẩn quẩn kiềm hãm phát triển
Chính sách không phù hợp có thể làm giá đất tăng quá cao Khi tính tóan kinh doanh, với giá đất quá cao, việc kinh doanh không có lãi, không nhà đầu
tư nào lại lao vào đầu tư để chịu lỗ Chính sách đất đai không phù hợp còn gây khó khăn về thủ tục hành chính, về thời gian giải phóng mặt bằng, trong tình trạng đó các nhà đầu tư sẽ tìm nôi nào thuận lợi hơn Khi đầu tư giảm, tiền nhàn rỗi trong dân không chảy vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh qua tiền gửi ngân hàng, qua cổ phiếu, mà sẽ chi vào việc mua đất, mua vàng Trong một đất nước đang đô thị hóa, giá đất bao giờ cũng tăng theo thời gian Việc lao vào mua đất của nhiều người khiến giá đất tăng cao Giá đất tăng cao càng gây khó khăn cho đầu tư, càng dư tiền trong dân, càng làm tăng việc đầu cơ đất… Đến lúc nào đó, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước để giải tỏa vòng lẩn quẩn này, thì kinh tế sẽ ngưng trệ Khống chế giá đất, giữ giá đất ở mức thấp là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chính sách đất đai ở tất cả các quốc gia
Trước đây trong thời kỳ kinh tế hành chính bao cấp ở miền Bắc, trong các hợp tác xã nông nghiệp các hộ nông dân được sử dụng 5% ruộng đất để sản xuất nhu yếu phẩm cho gia đình Với 5% đất ấy họ đã sản xuất được lượng hàng hóa nông sản bằng 95% đất còn lại trong tay hợp tác xã Ví dụ này cho thấy hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách Chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp cũng là một chính sách quản lý và khai thác quỹ đất Nhờ có chính sách khoán này, nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu trên thế giới
Chính sách đất đai không phù hợp còn dẫn đến tình trạng bất ổn về xã hội Trong nhiều năm qua, phần lớn các vụ kiện, và hầu hết các vụ khiếu kiện đông người đều là khiếu kiện về đất đai Những vụ tham nhũng lớn cũng liên quan đến đất đai Tình trạng bất công trong xã hội ngày một tăng và phổ biến cũng từ những bất cập trong chính sách đất đai Những bất ổn về xã hội, nếu không kịp thời giải quyết sẽ gây bất ổn về chính trị, dẫn tới sự ngưng trệ trong phát triển
3.4 Nội dung – phương pháp quản lý nhà nước đối với đất đai
Trang 403.4.1 Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là toàn bộ vốn đất của nhà nước (bao gồm ranh giới quốc gia từ biên giới đến hải đảo, vùng trời, vùng biển), đến từng chủ sử dụng đất
Nhà nước CHXHCNVN là người đại diện chủ sở hữu về đất đai Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng Người sử dụng đất phải có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích được giao
Để phân phối đúng và sử dụng hợp lý quỹ đất, toàn bộ quỹ đất được phân thành 3 nhóm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng
3.4.2 Mục đích – yêu cầu của công tác quản lý đất đai
- Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất
- Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của nhà nước
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và cải tạo môi trường sống
Yêu cầu:
- Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến TW
3.4.3 Nguyên tắc quản lý đất đai
a Đảm bảo sự tập trung thống nhất của nhà nước
b Đảm bảo sự kết hợp quyền sở hữu và sử dụng đất đai
c Đảm bảo sự kết hợp hài hòa các lợi ích
d Tiết kiệm và hiệu quả
3.4.4 Phương pháp quản lý đất đai
a Phương pháp hành chính: là dùng mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, cấp dưới
phải phục tùng cấp trên
b Phương pháp đòn bẩy kinh tế: Là tác động đến lợi ích kinh tế của người sử
dụng đất sao cho không bỏ phí đất đai
c Phương pháp tuyên truyền giáo dục: Giáo dục ý thức tự giác của mỗi
người dân, khuyến khích người sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao thông quan đài, báo về vấn đề sử dụng và quản lý đất đai
3.4.5 Chu trình quản lý đất đai
- Đo đạc lập bản đồ địa chính để nắm diện tích
- Điều tra thổ nhưỡng
- Đánh giá và phân hạng đất
- Đăng ký thống kê ban đầu và lập hồ sơ địa chính