Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về mặt kinh tế kỹ thuật, pháp lý về việc tổ chức và sự dụng đất một cách hợp lý, phù hợp khoa học và có hiệu quả cao nhất nhằm đánh giá nguồn lực và phân bổ quỹ đất hợp lý, bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giải quyết đồng bộ về hiệu quả của kinh tế xã hội và môi trường.+ Thời kì quy hoạch là 10 năm thống nhất cho các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã, khu công nghệ cao, khu công nghiệp)+ Năm hiện trạng là năm đầu vào lập quy hoạch+ Có tính pháp lý cao+ Mang tính chất tổng quát
Trang 1Tài liệu lưu hành nội bộ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN : QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CƠ BẢN
HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2013 - 2014
GV : PHAN VĂN TỰ Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng
Lớp : DH12TB Câu 1 : Định nghĩa Quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai là loại quy hoạch gì ?
Trả lời :
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước về mặt
kinh tế - kỹ thuật, pháp lý về việc tổ chức và sự dụng đất một cách hợp lý, phù hợp khoa học và có hiệu quả cao nhất nhằm đánh giá nguồn lực và phân bổ quỹ đất hợp
lý, bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, giải quyết đồng bộ về hiệu quả của kinh tế xã hội và môi trường
+ Thời kì quy hoạch là 10 năm thống nhất cho các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện,
xã, khu công nghệ cao, khu công nghiệp)
+ Năm hiện trạng là năm đầu vào lập quy hoạch
+ Có tính pháp lý cao
+ Mang tính chất tổng quát
Quy hoạch sử dụng đất đai là loại quy hoạch ngành mang tính chất liên ngành vì :
QHSDĐ sẽ quy hoạch đầy đủ các loại đất
QHSDĐ mang tính pháp lý cao, là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác bồi thường, giải tỏa, chuyển mục đích sử dụng đất, kiểm kê đất,…
Kế thừa vận dụng hầu hết các quy hoạch ngành và liên ngành như QHTTKTXH, QHGT, QHNN do đó nó có tính chất liên ngành
Là quy hoạch do bộ TNMT xây dựng nên nó có tính chất ngành
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 2Tài liệu lưu hành nội bộ
Câu 2 : Phân biệt Quy hoạch sử dụng đất đai với Kế hoạch sử dụng đất đai Cho ví dụ minh họa ?
Trả lời :
Giống nhau :
Đều là những nội dung trong quá trình lập QHSDĐ và có mục đích phát triển KT - XH của vùng nghiên cứu
Là mối quan hệ hữu cơ luôn đi liền không tách rời
Cấp thực hiện gồm có 5 cấp
Đều mang tính pháp lý
Khác nhau :
Thời hạn
Dài hạn ( thời kỳ 10 năm ) Đưa ra định hướng và phương án quy hoạch tổng quát cho thời kì dài
Trung hạn và ngắn hạn + Trung hạn ( Giai đoạn QH 5 năm )
• 5 năm đầu ( QHSDĐ kỳ đầu )
• 5 năm cuối ( QHSDĐ kỳ cuối ) + Ngắn hạn (KHSDĐ hàng năm )
Nội dung Mang tính chất tổng quát,định hướng Chi tiết hóa kết quả của quy hoạch, thờigian thực hiện phương án quy hoạch Phê duyệt Mang tính pháp lý Mang tính pháp lý và pháp lệnh
QH phải lập trước KH và làm cơ sở cho KH
KH lập sau QH
Ví dụ :
- Quy hoạch sử dụng đất đai : Thời kì lập quy hoạch hiện nay là từ năm
2011 đến năm 2020 (10 năm)
- Kế hoạch sử dụng đất chia ra làm 2 kỳ :
KHSDĐ kì đầu (5 năm đầu của kì QH) : 2011 – 2015 là KHSDĐ
phân kì theo hằng năm
KHSDĐ kì cuối ( 2016 – 2020 ) không phân kì theo năm
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 3Tài liệu lưu hành nội bộ
Câu 3 : Cơ sở pháp lý của công tác Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định hiện hành ?
Trả lời :
- Hiến pháp năm 1992
- Luật đất đai năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành LĐĐ năm 2003
- Thông tư 08/2007/TT_BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm tra đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Thông tư 30/2004/ TT_BTNMT hướng dẫn lập và điều chỉnh QH-KHSDĐ
- Thông tư 04/2006 hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng,
dự toán kinh phí lập và điều chỉnh QH-KHSDĐ
- Quyết định 04/2005 ban hành quy trình lập và điều chỉnh QH-KHSDĐ
- Quyết định 10/2005 ban hành định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh QH-KHSDĐ
Câu 4 : Xác định cơ quan lập, điều chỉnh, thẩm định và xét duyệt QH – KHSDĐ các cấp ?
Trả lời :
Các cấp QH-KHSDĐ Lập quy hoạch Cấp thẩm định và phê
duyệt
Cấp tỉnh TP thuộc TWUBND tỉnh, Chính phủ
Cấp huyện UBND cấp huyện UBND tỉnh, TP thuộc TW
Phường TP thuộc tỉnh, thị xãUBND quận, UBND tỉnh, TP thuộc TW
Xã
UNBD xã không thuộc khu vực QH phát triển
đô thị
UBND huyện, thị xã,
TP thuộc tỉnh
- Các phường, thị trấn và các xã thuộc khu vực phát triển đô thị thì không phải lập QHSDĐ và KHSDĐ của mình mà do cấp trên trực tiếp lập
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 4Tài liệu lưu hành nội bộ
- Thẩm quyền phê duyệt : do cơ quan, cấp trên nhất cấp nơi lập QH, KHSĐ phê duyệt
- Đối với đất an ninh, quốc phòng do cơ quan chủ quản lập : 2 bộ này lập và
do chính phủ phê duyệt
- Điều chỉnh : cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền phê duyệt QH, KHSDĐ nào thì có thẩm quyền cho phéo điều chỉnh, bổ sung QH, KHSDĐ
Câu 5 : Nội dung mới lập QH – KHSDĐ theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ? Trả lời :
Nội dung QHSDĐ ( trình tự 7 bước, nội dung QH các cấp, tử tổng thể đến chi tiết )
- Chỉ tiêu QHSDĐ các cấp ( toàn quốc 13 chỉ tiêu, tỉnh 21 chỉ tiêu, huyện 26 chỉ tiêu, xã 31 chỉ tiêu )
- Chỉ tiêu phân khai
- Mặt phương án quy hoạch
- Lồng ghép với bảo vệ môi trường
- Đánh giá và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Lập QHSDĐ các cấp tiến hành đồng thời, quy hoạch cấp trên phê duyệt trước, quy hoạch cấp dưới phê duyệt sau
- Hệ thống biểu mẫu ( cấp quốc gia 5 biểu, cấp tỉnh huyện xã 11 biểu có tính tổng hợp không có tính chu chuyển
- Thẩm định
Câu 6 : Phương pháp bản đồ và hệ thống bản đồ trong công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đai ?
Trả lời :
- Phương pháp bản đồ là phương pháp chủ yếu trong công tác QH-KHSDĐ,
nhằm phản ánh kết quả QH-KHSDĐ thông qua không gian đồ họa được thể hiện thông qua hệ thống bản đồ QHSDĐ
Các thông tin thể hiện trên bản đồ (không gian, thuộc tính) giúp ta quan sát trực quan các yếu tố, nội dung cần giải quyết)
Là tư liệu kiểm tra quá trình thực hiện QH, căn cứ pháp lý chuyển mục đích, giao thuê đất, thu hồi đất
Cung cấp thông tin cho đa ngành, đa mục tiêu
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 5Tài liệu lưu hành nội bộ
- Hệ thống bản đồ trong công tác lập Quy hoạch sử dụng đất đai : Là 1
tập hợp có hệ thống các loại BĐ nền, BĐ chuyên đề nhằm phục vụ và phản
ánh kết quả của công tác QHSDĐ cả 1 đơn vị hành chính cụ thể (xã, huyện,
tỉnh, cả nước)
Hệ thống bản đồ QHSDĐ tập trung đầy đủ các thông tin quản lí SDĐ,
tự nhiên, kinh tế, xã hội ở thời điểm xác định, đồng thời phản ánh kết quả, dự báo QHSDĐ trong 1 thời kỳ cụ thể
Câu 7 : Phân biệt bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ?
Trả lời :
Giống nhau : Đều dùng để phục vụ cho việc quản lý đất đai, phục vụ công tác lập
QH - KHSDĐ, 2 bản đồ có cùng tỉ lệ với nhau
Khác nhau :
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất :
- Được lập tại thời điểm đầu kỳ QH, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ QH
- Được lập 10 năm 1 lần gắn với kỳ QHSDĐĐ quy định tại Điều 24 của luật
- BĐQHSDĐ của xã, phường, thị trấn được lập trên BĐĐC gọi là BĐQHSDĐ chi tiết
- UBND có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập QHSDĐ ở địa phương nào thì tổ chức thực hiện việc lập BĐQHSDĐ của địa phương đó
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất :
- Thể hiện sự phân bổ các loại đất tại 1 thời điểm xác định theo đơn vị hành chính
- Được lập 5 năm 1 lần gắn với việc kiểm kê đất đai được quy định tại Điều
53 của luật
- BĐHTSDĐ mang tính chất thời điểm và phải ghi năm sử dụng
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 6Tài liệu lưu hành nội bộ
- UBND có trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê đất đai ở địa phương nào thì
tổ chức thực hiện việc lập BĐHTSDĐ của địa phương đó
Quy hoạch sử dụng đất đai cơ bản Biên soạn : SV Phan Hoàn Thắng – DH12TB
Trang 7Câu 8 : Phương thức công cụ SWOT và khả năng ứng dụng ?
Trả lời :
Phương thức công cụ SWOT
Ra đời từ những năm 60-70 tại viện nghiên cứu Stanfod (Mỹ)
Là một trong những công cụ hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào
SWOT cung cấp 1 công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh gia vị trí, định hướng cho đề án kinh doanh
Viết tắt 4 từ :
Strengh (thế mạnh)
Weakness (mặt yếu)
Opprtunites (cơ may, triển vọng)
Threat (rủi ro)
Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản :
SO : Các chiến lược dựa trên ưu thế để tận dụng cơ hội
OW : Chiến lược dựa trên khả năng vượt qua điểm yếu để tận dụng thị trường
ST : Tận dụng ưu thế tránh nguy cơ rủi ro
WT : Khả năng vượt qua điểm yếu để tránh nguy cơ rủi ro
Khả năng ứng dụng
Được ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực
Trong QHSDĐ 1 dự án quy hoạch sẽ có nhiều phương án khác Trong lĩnh vực kinh doanh dùng SWOT để đánh giá dự án, đánh giá mặt mạnh yếu, khả năng triển vọng và rủi ro, chọn ra phương án tối ưu nhất đối với khu vực nghiên cứu
Không chỉ là 1 công cụ nhỏ trong phương án điều tra nhanh mà SWOT là phương pháp được áp dụng cho nhiều ngành, lĩnh vực
Câu 9 : Khung sườn ( mục lục ) của một báo cáo tổng hợp QHSDĐ cấp xã ? Trả lời :
Phần I : Mở đầu
I.1 Đặt vấn đề
Trang 8 I.2 Mục đích yêu cầu
Phần II : Tổng quan tài liệu
II.1 Một số khái niệm về quy hoạch
II.2 Vài nét sơ lược về QHSDĐ trong và ngoài nước
II.3 Sự cần thiết phải làm quy hoạch
II.4 Căn cứ pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất
Phần III : Nội dung và phương pháp ngiên cứu
III.1 Nội dung nghiên cứu
III.2 Phương pháp nghiên cứu
III.3 Trình tự nội dung thực hiện
Bước 1 : Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
Bước 2 : Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Bước 3 : Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Bước 4 : Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
Bước 5 : Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất
Bước 7 : Đánh giá hiệu quả của phương án
Bước 8 : Giải pháp và tổ chức thực hiện
Bước 9 : Kết luận và kiến nghị
III.4 Kết quả đạt được
Sơ đồ đất, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai, hệ thống bảng biểu theo quy định, báo cáo thuyết minh tổng hợp
Phần IV : Kết quả thảo luận
IV.1 : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu thời tiết, tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản
IV.2 : Thực trạng phát triển kinh tế xã hội : Thực trạng phát triển các ngành, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, dân số và lao động
IV.3 : Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai
IV.4 : Đánh giá tiềm năng đất đai : Đất nông – lâm nghiệp, đất ở, chuyên dùng, chưa sử dụng, xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, phân kì quy hoạch sử dụng đất ( kế hoạch kì đầu và kì cuối ), đề xuất các giải pháp thực hiện
Trang 9Câu 10 : Bài toán : Dự báo đất ở khu dân cư nông thôn Cho biết hiện trạng : đất ở 12 ha, dân số 5000 người Dự báo tăng dân số tự nhiên 1,4; tăng dân số
cơ học 0,8; bình quân nhân khẩu 5 người/hộ; định mức đất ở 300m 2 /hộ.
Trả lời :
- Dân số tăng thêm = Dân số năm hiện trạng * (Tăng dân số tự nhiên + tăng dân số cơ học)
= 5000*(1,4+0,8) = 11.000 người
- Số hộ = 11.000/5 = 2.200 hộ
=> Nhu cầu đất ở khu dân cư nông thôn là :
120.000 + 2.200*300*10% = 186.000 = 18,6 ha
Câu 11 : Nếu chưa có QH-TT-KT-XH có thể lập QHSDĐ không Tại sao ? Trả lời :
Có thể, căn cứ vào các tài liệu sống :
- Báo cáo tổng kết, tình hình thực hiện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã đó vào năm tới
- Văn kiện Đại hội Đảng
- NQ của HĐND của cấp lập QH
- Dựa vào QH phát triển KT-XH của cấp trên trực tiếp
- Dựa vào QHSDĐ cấp trên
- Dựa vào QH ngành, cấp lập QH và cấp trên
Câu 12 : Các giai đoạn thực hiện Quy hoạch sử dụng đất ?
Trả lời :
- Giai đoạn trước năm 1975
- Giai đoạn từ năm 1975 - 1978
- Giai đoạn từ năm 1981 - 1986
- Giai đoạn từ năm 1987 - Trước LĐĐ năm 1993
Trang 10- Giai đoạn từ năm 1993 - Trước LĐĐ năm 2003
- Giai đoạn từ năm 2004 - 2013
- Giai đoạn từ năm 2013 trở về sau
Câu 13 : Giới thiệu cấu tạo và cách thức tính biểu chu chuyển ?
Trả lời :
- Phần ngoài khung : tựa bảng, đơn vị tính, cơ quan lập biểu
- Phần trong khung : chia làm 2 phần
- Hàng và cột : trong đó chia ra phần chính và phần tổng hợp
Phần chính được giới hạn bởi hàng và cột, không tính 3 cột cuối cùng (A,C,D) và không tính 2 hàng cuối cùng (B,E)
Phần tổng hợp ban gồm 3 cột cuối cùng và 2 hàng cuối cùng (ABCDE)
Hàng là diện tích giảm của loại đất tương ứng
Còn ô tô đậm là ô giao nhau hàng và cột là diện tích của loại đất đó không thay đổi mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch
- Phương pháp tính theo các bước sau :
B1 Tính cột A : Số liệu trong hàng cộng dồn lại
B2 Tính diện tích ô tô đậm Lấy diện tích hiện trạng – diện tích cộng giảm
B3 Tính hàng D : Là diện tích công tăng = Cộng các số liệu trong cột (không tính ô tô đậm)
B4 Tính hàng B : Biến động tăng giảm
(+) Diện tích tăng > Diện tích giảm (-) Diện tích tăng < Diện tích giảm
Tính biến động tăng giảm = Diện tích cộng tăng – Diện tích cộng giảm
B5 Tính cột C : Cột C = Số hiện trạng cột B
B6 Tính hàng E : Hàng E = Diện tích trong ô tô đậm + Diện tích cộng tăng
- Kiểm tra số liệu bảng So sánh giữa cột C và hàng E đối với từng loại đất Nếu trùng khớp với nhau là chính xác
Câu 14 : Phương pháp điều tra nhanh, phương pháp PRA trong công tác lập QH-KHSDĐ ?
Trả lời :
Trang 11- Phương pháp điều tra nhanh
Là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cung cấp bởi người được phỏng vấn qua phiếu điều tra, họp hội cộng đồng
Mẫu, nội dung, phương pháp phải phù hợp với chủ đích thu thập thông tin của nhóm nghiên cứu
Muốn đảm bảo mức độ tin cậy của thông tin cần thu thập nhiều mẫu
Xử lý thông tin sơ cấp thành thông tin thứ cấp
- Phương pháp PRA : Phương pháp điều tra nhanh nông thôn thông qua
phiếu phỏng vấn, phương pháp điều tra đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng Thông tin cần thu thập :
Nhu cầu sử dụng đất
Định hướng sử dụng đất
Bình quân các loại đất/người/hộ
Bình quân nhân khẩu/hộ
% hộ có nhu cầu đất ở, % tự giãn, % thừa kế
Tạo thông tin định tính, góp phần đánh giá nguồn nhân lực, định hướng sử dụng đất
Câu 15 : Giải thích các khái niệm sau :
- Nghiên cứu tiền kế hoạch : Là thuật ngữ nói về quy hoạch được sử dụng
trong văn bản ở miền Bắc Việt Nam trước ngày giải phóng để xác định công tác quy hoạch
- Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất : Là cụm từ nói về
công tác quy hoạch được sử dụng trong văn kiện đại hội Đảng lần 5 để ác định công tác lập quy hoạch cấp toàn quốc
- Sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất : Là cụm từ nói về công
tác quy hoạch được sử dụng trong văn kiện đại hội Đảng lần 5 để ác định công tác lập quy hoạch cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ngoài ra còn xác định công tác lập quy hoạch của các bộ ngành trung ương
- Dự án tiền khả thi : Dừng lại ở mức độ đề cương Gọi là dự án tiền khả thi
được áp dụng với các dự án có quy mô lớn, nội dung nghiên cứu phức tạp, vốn đầu tư lớn, thời gian nghiên cứu dài, nếu thỏa 4 yêu cầu này thì dự án đầu tư được chia thành 2 giai đoạn :
Trang 12 Xây dựng dự án tiền khả thi : nếu được phê duyệt thì xây dựng dự án khả thi
Xây dựng dự án khả thi : nếu được phê duyệt thì xây dựng kế hoạch
- Dự án khả thi : Là dự án tiền khả thi đoực cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt và đi vào giai đoạn thiết kế thi công, đây là một đề cương chi tiết
- Luận chứng KT-KT : chính là 1 đề cương đối với những công trình, đề tài
nghiên cứu thiên về kĩ thuật
- Dự án : Thuộc giai đoạn tiền quy hoạch.
- Đề án : Thực hiện ở giai đoạn lập quy hoạch hay giai đoạn thiết kế, kết quả
nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát chưa hoàn chỉnh, chưa chi tiết hóa
- Phương án : Kết quả đạt được là hoàn chỉnh đồng bộ nếu được phê duyệt
thì sẽ chuyển sang giai đoạn 3 (Hậu QH)