PHẦN 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TRÊN THẾ GIỚI VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm: tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân
Trang 1PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC
VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG PHÁI TRÊN THẾ GIỚI
VỀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm:
tư, trong khi cổ tức cung cấp cho họ một phân phối hiện tại Nó ấn định mức lợinhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêuphần trăm được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các
cổ đông Vì thế, chính sách cổ tức sẽ có ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phầntrong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sửdụng vốn của doanh nghiệp
Đo lường chính sách cổ tức:
- Cổ tức một cổ phần thường ( Dividend per Share – DPS):
Cổ tức một cổ phần là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổphần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh
và ngược lại nếu cổ tức một cổ phần bị sụt giảm Tuy nhiên, chỉ tiêu cổ tức một
cổ phần thường không phải là chỉ tiêu đo lường triệt để của chính sách cổ tức
Vì, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này nhà đầu tư chỉ biết được mình nhận được bao
Trang 2nhiêu tiền từ cổ tức, chứ họ không công ty đã trích bao nhiêu phần trăm từ lợinhuận sau thuế để chia cổ tức cho các cổ đông, và bao nhiêu để giữ lại cho đầu
tư Và có một vài chỉ tiêu khác để đo lường được yêu cầu này đó là tỷ lệ chi trả
cổ tức
- Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout ratio):
Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ số phản ánh mức cổ tức mà mỗi cổ đông của công ty
cổ phần được hưởng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong thu nhập một cổ phầnthường mà công ty tạo ra trong kỳ và được tình như sau:
Công thức:
T ỷ su ấ t c ổ t ứ c= c ổ t ứ c mỗ i c ổ p h ầ n
giá tr ịt h ịtr ườ ng m ỗ ic ổ p h ầ n
Tỷ suất mỗi cổ phần phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu đồng cổ tức
từ một đồng đầu tư vào cổ phiếu tại mức giá thị trường Tỷ suất cổ tức càng caothể hiện nhà đầu tư có tỷ suất sinh lời từ cổ tức càng cao, còn tỷ suất cổ tức thấpthì điều đó chưa hẳn đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể trông chờ vào tỷ xuất sinhlời từ lãi vốn của giá cổ phiếu trên thị trường
Một tỷ suất cổ tức ở mức cao chưa chắc đã phản ánh được công ty có chi trả
cổ tức cao không và ngược lại, vì tỷ suất cổ phiếu còn phụ thuộc vào giá cổ phàntrên thị trường Do vậy, mà chỉ tiêu này dùng để so sánh chính sách cổ tức củacác công ty khác nhau nhưng có đặc điểm giống nhau về quy mô, ngành nghềkinh doanh và có mức giá cổ phiếu là tương đương nhau
1.1.3 Các chính sách chi trả cổ tức:
- Trả cổ tức bằng tiền mặt:
Hầu hết các doanh nghiệp và cổ đông đều thích chính sách cổ tức tương đối
ổn định Tính ổn định được đặc trưng bằng một sự miễn cưỡng trong việc giảmlượng tiền mặt chi trả cổ tức từ kỳ này sang kỳ khác Tương tự, những gia tăngtrong tỷ lệ cổ tức cũng thường bị trì hoãn cho đến khi các giám đốc tài chínhcông bố rằng các khoản lợi nhuận trong tương lai đủ cao đến mức độ thỏa mãn
cổ tức lớn hơn Như vậy, tỷ lệ cổ tức có khuynh hướng đi theo sau một gia tăngtrong lợi nhuận và đồng thời cũng thường trì hoãn lại trong một chừng mực nàođó
- Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động:
Trang 3Trong chính sách này cho rằng doanh nghiệp nên giữ lại lợi nhuận khi doanhnghiệp có cơ hội đầu tư hứa hện các tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất sinh lợimong đợi mà các cổ đông đòi hỏi.Chính sách này ngụ ý việc chi trả cổ tức củadoanh nghiệp nên thay đổi từ năm này qua năm khác tùy thuộc vào cơ hội đầu tưsẵn có Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng duy trì một mức cổ tức
ổn định qua thời gian
- Chính sách chi trả cổ tức khác:
Ngoài hai chính sách trên doanh nghiệp còn có thể sử dụng một số chínhsách khác như:
+ Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi
+ Chính sách chi trả một cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêmvào cuối năm
Tóm lại, có rất nhiều chính sách chi trả cổ tức khác nhau để doanh nghiệp
có thể lựa chọn sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình
1.1.4 Các phương thức chi trả cổ tức:
Có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản đó là:
- Cổ tức trả bằng tiền mặt: Hầu hết các cổ tức được chi trả dưới dạng tiềnmặt Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phầntrăm mệnh giá Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếutheo điều lệ hoạt động của công ty Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặtdẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm giảm vốn cổ phần cổđông
- Cổ tức trả bằng cổ phiếu: Là việc doanh nghiệp đưa thêm những cổ phiếucủa doanh nghiệp đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua Doanh nghiệpkhông nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ phía cổ đông Hình thức nayđược áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục đích đầu tư
và muốn an lòng cổ đông Trả bằng hình thức này làm tài khoản chủ sở hữu củacông ty tăng lên và phần lợi nhuận giảm xuống
- Cổ tức trả bằng tài sản: là hình thức chi trả cổ tức bằng thành phẩm, hàngbán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu Hìnhthức này rất ít sảy ra
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức:
Trang 4- Các hạn chế pháp lý ngăn cấm các cổ tức là suy yếu vốn
+ hạn chế làm suy yếu vốn tức là doanh nghiệp không thể đùng vốn để chi trả
cổ tức
+ Hạn chế lợi nhuận ròng tức là cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận rònghiện nay và thời gian qua nhằm ngăm cản các chủ sở hữu thường rút vốn đầu tưban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của các doanh nghiệp+ Hạn chế mất khả năng thanh toán tức là không thể chi trả cổ tức khi doanhnghiệp mất khả năng thanh toán, nhằm đảmbảo quyền ưu tiên của chủ nợ đốivới tài sản của doanh nghiệp
- Các khoản giới hạn trong hợp đồng trái phiếu công ty và các thỏa thuậntài trợ khác Nếu vốn luân chuyển ( tài sản lưu động trừ nợ ngắn hạn) hay tỷ lệtrả nợ hiện hành không cao hơn một mức định sẵn nào đó thì doanh nghiệpkhông dược chi trả cổ tức
- Các ảnh hưởng của thuế: Doanh nghiệp sẽ cân nhắc đến sự chênh lệchgiữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức khi quyết định chitrả cổ tức
- Nhu câu thanh khoản:
Chi trả cổ tức là dòng tiền đi ra, vì vậy chi trả cổ tức ảnh hưởng rất lớn bởikhả năng thanh khoản của doanh nghiệp
- Khả năng vay và tiếp cận thị trường vốn:
Doanh nghiệp lớn có uy tín càng dễ dàng tiếp cận với thị trường tín dụng vàcác nguồn vốn từ bên ngoài thì càng có khả năng chi trả cổ tức vì tính thanhkhoản linh hoạt và tận dụng các cơ hội đầu tư Ngược lại đối với các doanhnghiệp nhỏ, chỉ có vốn cổ phần, khó tiếp cận vốn bên ngoài thì khi có cơ hội đầu
tư mới thuận lợi, thường chi trả cổ tức không nhất quán với mục tiêu tối đa hóagiá trị doanh nghiệp
- Tính ổn định của lợi nhuận:
Một doanh nghiệp có lịch sử lợi nhuận ổn định thường sẵn lòng chi trả cổtức cao hơn doanh nghiệp có thu nhập không ổn định
- Các cơ hội tăng trưởng vốn:
Trang 5Ở các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có nhu cầu tài trợ các cơ hộiđầu tư hấp dẫn mới Vì vậy, họ thường giữ lạo phần lợi nhuận và tránh bán cổphần ra công chúng vừa tốn kém lại vừa bất tiện.
- Lạm phát:
Trong môi trương lạm phát, vốn phát sinh từ khấu hao không đủ thay thế tàisản đã củ kỷ, lạc hậu, nhu cầu vốn luân chuyển, sổ dư tiền mặt giao dịch củadoanh nghiệp cũng tăng lên Do đó doanh nghiệp cần phải giữ lợi nhuận nhiềuhơn
- Ưu tiên của cổ đông:
Đối với các doah nghiệp có với tương đối ít cổ đông thì ban điều hành có thể
ấn định mức cổ tức theo ưu tiên của các cổ đông (tức là mục tiêu, sở thích của
cổ đông) Còn các doanh nghiệp có số lượng cổ đông lớn, rộng rãi thì không thểtính đến các ưu tiên của cổ đông khi quyết định chi trả cổ tức mà chỉ có thể xemxét các yếu tố cơ hội đầu tư, nhu cầu dòng tiền, tiếp cận thị trường tài chính vàcác yếu tố liên quan khác
- Bảo vệ chống loãng giá:
việc chi trả cổ tức có thể còn phụ thuộc vào các quyết định tài trợ, cấu trúcvốn tối ưu của doanh nghiệp Rủi ro loãng giá, tức quyền lợi của chủ sở hữutheo phần trăm bị loãng, xuất hiện khi doanh nghiệp phát hành cổ phần mới vì
có thể có cổ đông không mua hoặc không thể mua theo tỷ lệ tương ứng Vì vậy,
có vài doanh nghiệp lựa chọn chi trả cổ tức thấp để tránh rủi ro loãng giá (vìtránh được phát hành cổ phần mới do cần vốn)
Trong thực tế còn có rất nhiều chính sách ảnh hưởng đến sự lựa chọn chínhsách cổ tức như : cấu trúc cổ đông, hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp, khảnăng tạo lợi nhuận, đặc điểm phát triển của doanh nghiệp, lãi suất ngân hàng
Trang 6 Ngày công bố cổ tức (dividend declaration date): là ngày công ty công bố
mức chi trả cổ tức Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức,nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì;qua đó, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công typhát ra Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phảnứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ
Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): là ngày
cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu đểđược hưởng cổ tức Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽkhông được hưởng cổ phiếu
Ngày chốt giao dịch không hưởng quyền: là ngày mà nếu các nhà đầu tư
mua cổ phiếu sẽ không được hưởng cổ tức Do đó, giá tham chiếu của cổ phiếungày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảobình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá
và ngược lại
Giá tham chiếu ngày giao dịch không hưởng quyền = giá đóng cửa ngày giaodịch hưởng quyền cuối cùng - cổ tức
Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng
(holder-of-record Date): là ngày Trung tâm lưu ký đóng sổ, chốt danh sách những cổ đông
được hưởng cổ tức Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốtdanh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng đượchưởng quyền hay sau 2 ngày so với ngày giao dịch không hưởng quyền
Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày mà các cổ đông
sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông)
1.2 Ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp
Vấn đề này có rất nhiều nhà kinh tế học tranh luận với nhiều quan điểm khácnhau Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả
cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp Trường phái tả khuynh cấp tiến tin rằngmột gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp Còntrường phái trung dung lại cho rằng chính sách cổ tức không tác động gì đến giátrị doanh nghiệp Mỗi trường phái đều có những lý lẽ và lập luận của riêng
mình
Trang 71.2.1 Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động đến giá trị của doanh nghiệp.
Miller và Modigliani (MM) là hiện thân của trường phái trung dung khi họcông bốmột công trình lý thuyết vào năm 1961 cho rằng giá trị của doanhnghiệp không chịu tác động của chính sách phân phối trong một thế giới không
có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phát hành và không có cácbất hoàn hảo của thị trường Lập luận của MM đưa ra như sau: Giả sử mộtdoanh nghiệp đã thiết lập kế hoạch đầu tư và cũng đã xác định được kế hoạchnày cần tài trợ bao nhiêu từ vốn vay, bao nhiêu từ lợi nhuận giữ lại Số tiềnthặng dư còn lại được dùng để chi trả cổ tức Do đó, nếu doanh nghiệp muốntăng tỷ lệ chi trả cổ tức mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và vay nợ thìchỉ còn cách là phải phát hành thêm cổphần và bán chúng đi để lấy tiền chi trảthêm cổ tức Nhưng các cổ đông mới chỉ sẵn lòng trở thành thành viên của công
ty khi công ty chào bán cho họ những cổ phần có giá trị tương đương hoặc lớnhơn những gì họ bỏ ra Trong điều kiện các tài sản, lợi nhuận, các cơ hội đầu tư
và do đó là giá trị thị trường, tất cả đều không thay đổi, đểlàm được điều nàyphải có “sự chuyển dịch giá trị” từ cổ đông cũ sang các cổ đông mới Các cổđông mới nhận được những cổ phần vừa phát hành, mỗi đông cũ sẽ chịu mộtkhoản lỗ vốn trên cổ phần của mình Phần lỗ vốn này được bù trừ bằng chínhcổtức tiền mặt mà họ nhận được
để nhận được một khoản chi trả cổ tức tăng thêm, các cổ đông cũ phải chấpnhận một khoản lỗ vốn do sự sụt giảm giá trị của cổ phần Khi nào thị trườngvốn còn hoạt động hiệu quả thì họ chỉ có thể tăng thêm tiền mặt bằng hai cách:
Thứ nhất, thuyết phục các nhà quản lý chi trả cổ tức cao hơn đông cũ sẽ chịumột khoản lỗ vốn trên cổ phần của mình Phần lỗ vốn này được bù trừ bằngchính cổ tức tiền mặt mà họ nhận được Để nhận được một khoản chi trả cổ tứctăng thêm, các cổ đông cũ phải chấp nhận một khoản lỗ vốn do sự sụt giảm giátrị của cổ phần Khi nào thị trường vốn còn hoạt động hiệu quả thì họ chỉ có thểtăng thêm tiền mặt bằng hai cách:
Thứ nhất, thuyết phục các nhà quản lý chi trả cổ tức cao hơn Trước khi chia
cổ tức Sau khi chia cổtức Với bất kỳ chính sách cổ tức nào, tổng giá trị tài sảncủa doanh nghiệp (hay giá trị doanh nghiệp) là không thay đổi
Các thay đổi trong chính sách cổtức mang nội dung hàm chứa thông tin và
Trang 8nó chỉ ảnh hưởng đến giá cả cổ phần chứ không phải mô hình chi trả cổ tức Mộtgia tăng trong cổ tức sẽ chuyển tải thông tin đến các cổ đông là ban điều hànhdoanh nghiệp dự kiến thu nhập tương lai sẽ cao hơn Tương tự, một cắt giảmcổtức xem như truyền đạt thông tin bất lợi về triển vọng lợi nhuận của doanhnghiệp
Các thay đổi trong chi trả cổ tức được coi như những tín hiệu cung cấp chonhà đầu tư về sự đánh giá của ban điều hành đối với lợi nhuận, dòng tiền và triểnvọng tương lai của doanh nghiệp
MM cũng cho rằng sự hiện diện của khách hàng, các nhà đầu tư ưa thíchchính sách cổ tức của một doanh nghiệp nào đó sẽ không có tác động trên giá trị
cổ phần Họ thừa nhận rằng một doanh nghiệp khi thay đổi chính sách cổtức cóthể mất đi một số cổ đông bởi lẽ họ sẽ bán cổ phiếu đang sở hữu và chuyển sangmua cổphiếu của các doanh nghiệp khác có chính sách cổtức hấp dẫn hơn Điềunày lại có thể đưa đến sụt giảm tạm thời giá cổ phần của doanh nghiệp Tuynhiên, các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ cho rằng cổ phần củadoanh nghiệp bị bán dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần Trong thế giới MM, cácgiao dịch này diễn ra ngay tức khắc và không có tổn phí cho nhà đầu tư, kết quả
là giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi Với việc công bố công trình nghiêncứu về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp vào năm 1961, Miller vàModigliani đã đạt được giải Nobel kinh tế Cho đến ngày nay, chúng ta vẫnđược quyền tin tưởng mạnh mẽ vào kết luận của MM dựa trên những giả địnhthị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo Thế nhưng vấn đề là không ai có thể khẳngđịnh rằng mô hình của MM đã là một diễn đạt chính xác về thế giới thực Bởi lẽtrong thế giới thực, thị trường vốn luôn tồn tại những bất hoàn hảo nhất định, và
do đó sự thay đổi của chính sách cổ tức có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp
1.2.2 Các lập luận về chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp
Myron Gordon, David Durand và John Lintner đã lập luận ngược lại với
MM Họ cho rằng một khi không tồn tại những giả định hạn chế trong mô hìnhcủa MM, thì chính sách cổ tức của một doanh nghiệp sẽ trở nên quan trọng hơn
vì nó có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp Đó là do:
Không thích rủi ro: Một cách cụ thể Gordon khẳng định rằng các cổ đôngkhông thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốntrong tương lai vì cổ tức là các thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi
Trang 9vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn Theo Gordon, cổ tức làm giảm tính bất trắccủa các cổ đông, cho phép họ chiết khấu lợi nhuận tương lai của doanh nghiệpvới một tỷ lệ thấp hơn, do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp, và ngược lại
Các chi phí giao dịch: Trong thế giới MM, cho dù các cổ đông nhận đượcmức cổ tức thấp hay thậm chí không có cổ tức thì họ vẫn có thể bán bớt một số
cổ phần đang nắm giữ để nhận về đủ số tiền đáp ứng nhu cầu lợi nhuận hiện tạicủa mình Nhưng trên thực tế, việc tồn tại chi phí giao dịch khiến cho các nhàđầu tư phải quan tâm tới việc họ được nhận cổ tức bằng tiền mặt hay lãi vốn.Các khoản chi phí môi giới và chênh lệch lô lẻ (số chứng khoán bán ra ít, không
đủ để tạo thành đơn vị mua bán trên thị trường nên khó bán và giá thấp) làm choviệc bán cổ phần bị tốn kém và không thể thay thế một cách hoàn hảo cho cácchi trả cổ tức thường xuyên
Thuế: Việc bỏ giả định không có thuế cũng sẽ có tác động đến cổ đông, vì lãivốn không chịu thuế cho đến khi bán cổ phần Nghiên cứu về chính sách cổ tứctừ1920 đến 1960, John A Britain đã đi đến kết luận rằng thuế suất tăng làmgiảm tỷ lệ chi trả cổ tức
Các chi phí phát hành: Sự hiện diện của chi phí phát hành khi bán cổ phầnmới cũng có khuynh hướng làm cho các doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuậnhơn Đơn giản là bởi vì, khi có cơ hội đầu tư nếu phải huy động vốn cổ phần từbên ngoài sẽ làm cho doanh nghiệp tốn chi phí phát hành, làm tăng chi phí sửdụng vốn và làm giảm giá trị của doanh nghiệp Ngoài ra, chi phí của việc báncác phát hành nhỏ cổ phần thường nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư thường quá caocho hầu hết các doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp có đủ các cơ hội đầu tư
để có thể sử dụng vốn giữ lại của mình một cách có lợi thường thích giữ lại lợinhuận hơn
Các chi phí đại diện: Việc chi trả cổ tức làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại
có sẵn để tái đầu tư và đòi hỏi phải sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn
để tài trợ tăng trưởng Việc huy động vốn cổ phần từ bên ngoài (như bán cổphần thường) trong các thị trường vốn làm cho công ty phải chịu sự giám sát kỹlưỡng của các cơ quan điều phối (SEC - Ủy ban chứng khoán và thị trườngchẳng hạn) và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức nănggiám sát thành quả của ban điều hành Nhờ thế sẽ làm giảm chi phí đại diện giữacác cổ đông (chủ sở hữu) và ban điều hành (do đã có người giám sát rồi) Vì có
sự ảnh hưởng của các yếu tố trên nên nhiều nhà thực hành tin rằng chính sách cổ
Trang 10tức rất quan trọng, cảvì nội dung hàm chứa thông tin và vì sử dụng vốn cổ phần
từ bên ngoài tốn kém hơn lợi nhuận giữ lại Như vậy, khi xác lập một chính sách
cổ tức tối ưu, doanh nghiệp nên xem xét ưu tiên của các cổ đông cùng với các cơhội đầu tư và chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần huyđộng từ bên ngoài
Trang 11PHẦN 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÂN CHIA CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY NHÓM NGÀNH THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1 Ngành thủy sản Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, ngành Thủy sản đã có những bước pháttriển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tếquốc dân Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trongnền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm Ngành thủy sản đã trở thành ngànhkinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, thamgia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉvùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên Sựhiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việcgiữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc
Giai đoạn 1954 – 1960: kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển
để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật Đây là thời kỳ khôi phục và phát triểnkinh tế ở miền Bắc Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước XHCN, các
tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá HạLong, Việt – Đức, Việt – Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành Đặcbiệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá
Trang 12Giai đoạn 1960 – 1980: ngành Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển
khác nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước
- Những năm 1960 – 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sảnnăm 1960 Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnhthể ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước Tuy nhiên, đây là giai đoạn đất nước
có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản “vững tay lưới, chắc taysúng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruộtthịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miềnBắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam” Đường mòn Hồ Chí Minhtrên biển có công sức lớn của ngư dân
- Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giaiđoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước Tầm cao mới của ngành được đánhdấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976 Thực hiện 10 năm Di chúc Bác
Hồ, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” rộng khắp trong
cả nước, đem lại tác dụng rất lớn
Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giaiđoạn phục hồi Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theocách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chútrọng giá trị sản phẩm Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủysản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối những năm 1970
Giai đoạn 1981 đến nay: Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành
Bộ Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khaithác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu
và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vữngnhịp độ tăng trưởng
Năm 1981, trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút, sự ra đờicủa Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Seaprdex Việt Nam, được Nhà nước chophép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải”, mà thực chất là chútrọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sảnxuất mở rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển Ngành thuỷ sản cóthể được coi là một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướngsang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta Việc áp dụngthành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyếtđịnh cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liêntục của ngành trong suốt hơn 27 năm qua
Trang 132.2 Thực trạng chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp nhóm nghành thủy sản trong giai đoạn 2008-2012:
2.2.1 Phân tích theo thời gian:
2.2.1.1 Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty nhóm ngành thủy sản qua các năm:
Bảng 2.1: Số lượng các công ty thủy sản phân loại theo các nhóm tỷ suất cổ
tức khác nhau qua các năm trong giai đoạn 2008 - 2012
Tỷ lệ chi trả cổ tức
bằng tiền mặt
Năm2008
Năm2009
Năm2010
Năm2011
Năm2012
Biểu đồ 2.1: Số lượng các công ty thủy sản phân loại theo các nhóm tỷ suất
cổ tức khác nhau qua các năm trong giai đoạn 2008 – 2012.
Trang 14trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty nghành thủy sản biền đổi liên tục sốlượng công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức thấp từ 0% đến 5% chiếm đa số, tiếptheo đó là 10% đến 15%, 15% đến 20%, 5% đến 10% và có số lượng thấp nhất
là mức chi trả cổ tức từ 20% trở lên
Trong giai đoạn từ 2008 – 2012 số lượng công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức từ
0 đến 5% chiếm tỷ trọng cao nhưng cũng có xu hướng giảm đần vào những năm
về sau, tỷ lệ chi trả cổ tức từ 5% đến 10% biến đổi tăng giảm không ổn địnhtrong giai đoạn này, tỷ lệ chi trả cổ tức từ 10% đến 15% và tỷ lệ chi trả cổ tức từ15% đến 20% có xu hướng tăng liên tục, và chiếm số lượng thấp nhất là công ty
có tỷ lệ chi trả cổ tức lớn hơn 20% có xu hướng biến đổi liên tục không ổn định
2.2.1.2 Tỷ trọng các công ty thủy sản phân loại theo các nhóm mức cổ tức khác nhau trong giai đoạn 2008 – 2012.
Bảng 2.2: Tỷ trọng các công ty thủy sản phân loại theo các nhóm mức cổ
tức khác nhau trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: %
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng
tiền mặt
Năm2008
Năm2009
Năm2010
Năm2011
Năm2012
Biểu đồ 2.2: Thể hiệnTỷ trọng các công ty thủy sản phân loại theo các nhóm
mức cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn 2008 - 2012
Trang 15Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được trong giai đoạn từ 2008 – 2012chiếm tỷ trọng cao nhất là những công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức dưới 5%, tiếpđến là công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức là 10 đến 15%, 15 đến 20%, 5 đến 10% vàcuối cùng chiếm tỷ trọng thấp nhất là công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức từ 20% trởlên, sự tăng giảm trên cho thấy rằng các doanh nghiệp các doanh nghiệp đangtrên đà phát triển, hoạt động kinh doanh tốt hơn những năm trước đó vậy nên tỷ
lệ chi trả cổ tức có xu hướng tăng cao hơn
Bảng 2.3: Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt trung bình của ngành thủy
trong giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt trung binh của ngành thủy
trong giai đoạn 2008 – 2012
Nhìn chung ta thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của ngành thủy sản có
xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2008 – 2012 Năm 2008 đạt 7,378% đếnnăm 2009 giảm còn 6,125% tuy nhiên sau đó tỷ lệ này bắt đầu tăng liên tục cho
Trang 16tới bây cụ thể là sang 2010 đã tăng thêm 0,75%đạt tới con số 6,875%, đến năm
2011 đạt 8,622% và năm 2012 đã đạt mức 9,213% điều này cho thấy được cáccông ty ngành thủy sản đang trên đà phát triển, đây là một dấu hiệu rất khả quanđối vói nền nghành thủy sản nói chung và các công ty trong ngàn thủy sản nóiriêng
2.1.1.3 EPS trung bình của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2008 - 2012 Bảng 2.4: Mức thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trung bình của các doanh
nghiệp thủy sản giai đoạn 2008 - 2012
Biểu đồ 2.4: Mức thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trung bình của các
doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2008 – 2012