1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng Incoterms tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

64 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển mỗi quốc gia phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại. Thực tế đã chứng minh ngoại thương là con đường tốt để đưa đất nước hội nhập sâu rộng vào vào nền kinh tế chung của thế giới.

1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS 1.1. Sơ lƣợc về Incoterms 1.1.1. Sự cần thiết ra đời Incoterms Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng, Phòng thương mại quốc tế ICC (International Chamber of Commerce) có trụ sở tại Paris, đã xây dựng Điều kiện thương mại quốc tế lần đầu tiên vào năm 1936. Cùng với thời gian, thương mại quốc tế (TMQT) ngày càng phát triển. Trước kia, các thương nhân phải tự mang hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mất hàng tháng để thực hiện các giao dịch mua bán, lợi nhuận thu được nhiều nhưng rủi ro cũng không ít. Ngày nay, nhờ sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sự hình thành các khối nước thương mại chung, các trung gian thương mại, tài chính.v.v. thì người mua và người bán không cần gặp nhau trực tiếp mà vẫn mua/bán được hàng hóa, dịch vụ. Chính sự phát triển này đòi hỏi phải có những quy tắc được thừa nhận rộng rãi để điều chỉnh những quan hệ ngày càng phức tạp trong TMQT. Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã trải qua những lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và 2010. Trong đó bộ Incoterms 2010 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. 1.1.2. Khái niệm Incoterms Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms) - Các điều kiện thương mại quốc tế là bộ quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới quy định những quy tắc liên quan đến chi phí và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nói một cách cụ thể, các điều kiện thương mại chỉ ra cho các bên phải làm gì đối với việc chuyên chở hàng hóa từ người bán đến người mua, và thông quan xuất nhập khẩu. Ngoài ra chúng cũng giải thích về việc phân 2 chia rủi ro và chi phí giữa các bên về trả phí vận tải, chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, điều khoản về giao nhận hàng hoá, những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hóa. Từ đó tránh được hoặc ít nhất là làm giảm được đáng kể, sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng đối với việc giao hàng hóa được bán (với nghĩa “Hàng hóa vật chất hữu hình”, không gồm những “hàng hóa vật chất vô hình” như phần mềm máy tính chẳng hạn). Incoterms luôn luôn và chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được bán và giao qua biên giới quốc gia: do vậy Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có khi Incoterms được đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong thị trường nội địa thuần túy. Trong trường hợp Incoterms được sử dụng như vậy, các điều kiện A2 và B2 và các qui định khác trong các điều khoản về xuất nhập khẩu trở nên thừa. Lý do chính của việc liên tục sửa đổi Incoterms là nhu cầu làm cho chúng phù hợp với các tập quán thương mại hiện hành. Một điều rõ ràng là Incoterms ngày nay đã được toàn thế giới công nhận và do vậy Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã quyết định ủng hộ sự công nhận này và tránh những thay chỉ để phục vụ lợi ích của riêng mình. Mặt khác, ICC cũng thực sự cố gắng để đảm bảo từ ngữ sử dụng trong Incoterms phản ánh rõ ràng và đầy đủ tập quán thương mại quốc tế. 1.1.3. Lƣu ý trong việc sử dụng Incoterms Thứ nhất, Incoterms chi áp dụng cho hàng hóa vật chất (hữu hình) không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất. Thứ hai, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì 3 nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ ba, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ tư, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán. Thứ năm, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán. Thứ sáu, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, …), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng 1.1.4. Incoterms qua các lần ban hành và sửa đổi 4 1936 1953 1967 1976 1980 1990 2000 2010 Tên phiên bản Nội dung ban hành/sửa đổi Incoterms 1936 Ban hành với 07 điều kiện giao hàng: - EXW (: Ex Works) – Giao tại xưởng - FCA (: Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở - FOT/FOR (:Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa - FAS (: Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu - FOB (: Free On Board) – Giao lên tàu - C&F (:Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí - CIF (: Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng. Incoterms 1953 Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: - 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936. - Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES (Delivered Ex Ship) – Giao tại tàu; DEQ (Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường Sơ đồ : Quá trình phát triển của Incoterms 5 thủy nội bộ. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1 vào năm 1967) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi như sau: - 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 - Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2 vào năm 1976) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ hai đã thay đổi như sau: - 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1) - Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (FOB Airport) – Giao lên máy bay. Vì thời điểm này, phương thức vận tải hàng không rất phát triển, mặc dù máy bay đã xuất hiện từ lâu, song trước đó chủ yếu sử dụng để vận chuyển hành khách và mục đích quân sự. Incoterms 1980 Ban hành với 14 điều kiện giao hàng: - 12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2) - Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (Carriage and Insurance Paid to) -Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT (Carriage Paid to) – Cước phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Incoterms 1990 Ban hành với 13 điều kiện giao hàng. So với Incoterms 1980, có những thay đổi như sau: - Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT, vì bản chất của chúng giống FCA. - Bổ sung điều kiện DDU (: Delivered Duty Unpaid) – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Incoterms 2000 Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ. 6 Incoterms 2010 Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó: - Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (Delivered At Place) – Giao tại nơi đến. 1.2. Incoterms 2010 1.2.1. Giới thiệu về Incoterms 2010 Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 09/2010 với 11 quy tắc và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên. Incoterms, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc dẫn chiếu Incoterms 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý. Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện 7 “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng. 1.2.2. Nội dung của Incoterms 2010 1.2.2.1. Phân loại các điều kiện Incoterms 2010 11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt: Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: 8  EXW: Giao tại xưởng  FCA: Giao cho người chuyên chở  CPT: Cước phí trả tới  CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới  DAT: Giao tại bến  DAP: Giao tại nơi đến  DDP: Giao hàng đã nộp thuế Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:  FAS: Giao dọc mạn tàu  FOB: Giao lên tàu  CFR: Tiền hàng và cước phí  CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí 1.2.2.2. Nội dung các điều kiện trong Incoterms 2010 a. EXW (tên địa điểm giao hàng) Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa trong khi điều kiện FCA thường thích hợp hơn trong thương mại quốc tế. “Giao tại xưởng” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhàmáy, kho, v.v…). Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có). Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định. 9 Điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất. Điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau:a)Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Nếu người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó với rủi ro và chi phí do người mua chịu. Trường hợp người bán có điều kiện hơn trong việc xếp hàng thì điều kiện FCA, theo đó người bán xếp hàng và chịu tất cả rủi ro và chi phí, sẽ thích hợp hơn. Một người mua mua từ một người bán theo điều kiện EXW để xuất khẩu cần biết rằng người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Do đó, người mua không nên sửa dụng điều kiện EXW nếu họ không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể cần một số thông tin, chẳng hạn để tính thuế hoặc báo cáo. b. FCA (tên địa điểm giao hàng) Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. “Giao cho người chuyên chở” có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định, tại cở sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác. Các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng, vì rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm đó. Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của người bán thì nên quy định địa chỉ cơ sở của người bán là nơi giao hàng. Nếu các bên có ý định giao hàng tại một địa điểm khác thì các bên phải chỉ ra địa điểm giao hàng khác đó. Điều kiện FCA đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc trả chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu. 10 c. CPT (nơi đến quy định) Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.“Cước phí trả tới” có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa tới địa điểm đến được chỉ định.Điều kiện này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai điểm khác nhau.Các bên nên quy định càng rõ càng tốt trong hợp đồng về địa điểm giao hàng tại đó rủi ro đượcchuyển cho người mua, và địa điểm đến được chỉ định mà người bán phải thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến. Nếu nhiều người chuyên chở tham gia vận tải hàng hóa đến nơi quy định và các bên không có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể thì rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được giao cho người chuyển chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán lựa chọn và người mua không có quyền gì về việc này. Nếu các bên muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ như tại cảng biển hoặc tại sân bay), thì họ phải quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán.Các bên cũng nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi đến được chỉ định, vì các chi phí đến điểm đó là do người bán chịu. Người bán phải ký hợp đồng vận tải phù hợp với địa điểm này. Nếu người bán phải trả thêm chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm đến quy định thì người bán sẽ không có quyền đòi hỏi người mua bồi hoàn những chi phí đó trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên. Điều kiện CPT yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục thông quan nhập khẩu nào. d. CIP ( nơi đến quy định) Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia. Điều kiện “Cước phí và bảo hiểm trả tới” có nghĩa là người bán giao hàng hóa cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán [...]... kiện cũ của Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT – Giao hàng tại bến và DAP – Giao tại nơi đến b2 Incoterms 2010 gồm 11 điều khoản đƣợc chia làm 2 nhóm thay vì 04 nhóm nhƣ Incoterms 2000 Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay... So sánh Incoterms 2000 và Incoterms 2010 1.2.2.1 Điểm giống nhau của Incoterms 2000 và Incoterms 2010 16 Có 07 điều kiện thương mại giống nhau là: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP - Khuyến cáo áp dụng phương tiện đường thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF - Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP - Cả Incoterms 2000 và Incoterms. .. về tình hình vận dụng Incoterms trong các doanh nghiệp tại VN Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng incoterms cho các doanh nghiệp này Chúng tôi rất vinh hạnh được tham khảo một số ý kiến từ thực tiễn áp dụng Incoterms của Doanh nghiệp Anh/Chị và xin cam kết, những thông tin Anh/Chị cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu chứ không mang tính ràng buộc gì về pháp lý Chân... hiểu đúng và có những ứng xử thích hợp khi có tranh chấp xảy ra Để hiểu rõ hơn mức độ hiểu và vận dụng Incoterm của các Doanh nghiệp XNK tại Việt Nam , nhóm chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát “Thưc trang vân dung ̣ ̣ ̣ ̣ incoterms của các doanh nghiệp ở Việt Nam - được trình bày chi tiết ở chương 2 23 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẬN DỤNG INCOTERMS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 2.1 Mô... Works) – Giao tại xưởng FCA (: Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở FOT/FOR (:Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa FAS (: Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu FOB (: Free On Board) – Giao lên tàu C&F (:Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí CIF (: Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải... tích kết quả khảo sát về vận dụng Incoterms của các Doanh nghiệp tại Việt Nam 2.2.1 Phân tích loai Incoterms Doanh nghiệp đang sử dụng ̣ 2.2.1.1 Trong hoạt động xuất khẩu Loại Incoterms Sô doanh nghiêp ́ ̣ Tỷ lệ % Incoterms 2000 Incoterms 2010 Incoterms 2010 & 2000 33 28 5 50 42.4 7.6 Tông công ̉ ̣ 66 100.0 29 Theo sô liêu khao sat thì phân lơn cac doanh nghiêp đang sư dung Incoterms ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ́... cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi như sau: Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1 vào năm 1967) - 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 - Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp... bộ và đường thuỷ Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng 17 Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: Incoterms 1953 - 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936 - Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES (Delivered Ex Ship) – Giao tại tàu; DEQ (Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng. .. quốc tế và nội địa b4 Hƣớng dẫn sử dụng Trước mỗi điều kiện Incoterms sẽ có một Hướng dẫn sử dụng Hướng dẫn sử dụng giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện Incoterms, chẳng hạn như: khi nào thì nên sử dụng điều kiện này, khi nào rủi ro được được chuyển giao và chi phí được phân chia giữa người mua và người bán như thế nào Hướng dẫn sử dụng không phải là một bộ phận của các điều kiện Incoterms. .. Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (Delivered At Place) – Giao tại nơi đến b Những cải tiến trong incoterms 2010 b1 Hai điều kiện mới (DAT và DAP) thay thế các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm từ 13 xuống 11 Có được . thủ tục hải quan nhập khẩu nào. 1 .2. 2. So sánh Incoterms 20 00 và Incoterms 20 10 1 .2. 2.1. Điểm giống nhau của Incoterms 20 00 và Incoterms 20 10 17 - Có 07 điều kiện thương mại giống nhau là:. tại nơi đến. 1 .2. Incoterms 20 10 1 .2. 1. Giới thiệu về Incoterms 20 10 Incoterms 20 10 được ICC xuất bản tháng 09 /20 10 với 11 quy tắc và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01 /20 11. Nền kinh. người bán một cách hoàn toàn bình đẳng. 1 .2. 2. Nội dung của Incoterms 20 10 1 .2. 2.1. Phân loại các điều kiện Incoterms 20 10 11 điều kiện Incoterms 20 10 được chia thành hai nhóm riêng biệt:

Ngày đăng: 13/10/2014, 00:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sát chia làm 4 phần bao gồm 19 câu hỏi, nội dung nhƣ sau: - Vận dụng Incoterms tại Việt  Nam  –  Thực trạng và giải pháp
Bảng kh ảo sát chia làm 4 phần bao gồm 19 câu hỏi, nội dung nhƣ sau: (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w