Tìm hiểu về thực trạng thương mại điện tử hiện nay và một số vấn đề cần quan tâm khi tham gia thương mại điện tử Chương thứ hai sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TNHH TM & DV TIN HỌC
VIỄN THÔNG LÊ HOÀNG
Niên khoá: 2009-2013
Huế, tháng 5 năm 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thưc hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một kết quả nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để
hoàn thành đề tài Kết quả thu được không chỉ do nổ lực cá nhân tôi mà còn sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế - Trường Đại học Kinh tế Huế
đã quan tâm, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Thầy Thạc sỹ Trần Thái Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá tình thực hiện đề tài này
Xin cảm ơn tới những cán bộ lãnh đạo, nhân viên công ty Lê Hoàng đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin và số liệu.
Cảm ơn bố mẹ và gia đình tôi đã động viên tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra xin cảm ơn thầy Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hoàng Thọ và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, do vây tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận phê bình của quý thầy cô
và các bạn
Trang 4Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên: Phạm Văn Bình
Trang 5Trang
LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II DANH MỤC HÌNH VẼ VII DANH MỤC BẢNG BIỂU VII
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.2 Phương pháp xử lý số liệu 4
5 Cấu trúc khóa luận 4
1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 5
1.1 Khái niệm về thương mại điện tử 5
1.1.1 Thương mại điện tử là gì? 5
1.1.1.1 Định nghĩa hẹp 6
1.1.1.2 Định nghĩa rộng 6
1.1.2 Các đặc trưng của TMĐT 8
1.1.3 Cơ sở để phát triển các giao dịch thương mại điện tử 9
1.1.4 Các loại hình giao dịch của thương mại điện tử 10
1.1.4.1 Business-to-business(B2B) 10
1.1.4.2 Business-to-consumer(B2C) 11
1.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử 12
1.2.1 Lợi ích của thương mại điện tử 12
Trang 61.2.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng 13
1.2.1.3 Lợi ích của thương mại điên tử đối với xã hội 14
1.2.2 Hạn chế của thương mại điện tử 15
1.3 Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia thương mại điện tử 16
1.3.1 Bảo mật 16
1.3.2 Xử lý tự động 16
1.3.3 Thanh toán điện tử 16
1.4 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam 17
1.4.1 Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam 17
1.4.2 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam 17
1.4.2.1 Tác động của TMĐT đến con người hiện đại 19
1.4.2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển TMĐT 20
2 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LÊ HOÀNG 24
2.1 Tổng quan về công ty 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắt hoạt động 24
2.1.2.1 Chức năng 24
2.1.2.2 Nhiệm vụ 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty 26
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty 26
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các bộ phận 26
2.1.4 Danh mục sản phẩm của công ty Lê Hoàng 27
2.2 Môi trường kinh doanh của công ty 27
2.2.1 Môi trường vĩ mô 27
2.2.1.1 Môi trường kinh tế 27
2.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật 29
2.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội 30
2.2.1.4 Môi trường dân số 31
Trang 72.2.1.6 Môi trường công nghệ 32
2.2.2 Môi trường vi mô 33
2.2.2.1 Thị trường mục tiêu 33
2.2.2.2 Khách hàng 33
2.2.2.3 Nhà cung cấp 34
2.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh 34
2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 35
2.3 Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh 35
2.3.1 Nguồn nhân lực 35
2.3.2 Nguồn tích tài chính của công ty 37
2.3.2.1 Bảng cân đối kế toán 37
2.3.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 40
2.4 Phân tích SWOT 42
2.4.1 Điểm mạnh 42
2.4.2 Điểm yếu 43
2.4.3 Cơ hội 43
2.4.4 Thách thức 44
2.4.5 Nhận xét 45
3 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY LÊ HOÀNG 47
3.1 Cơ sở tiền đề xây dựng giải pháp 47
3.1.1 Phương hướng, mục tiêu của Công ty TNHH Lê Hoàng 47
3.1.1.1 Phương hướng 47
3.1.1.2 Mục tiêu 48
3.1.2 Dự đoán nhu cầu thị trường 49
3.2 Hệ thống các giải pháp cho doanh nghiệp 50
3.2.1 Đề xuất hệ thống mạng cho doanh nghiệp 50
3.2.1.1 Xây dựng hệ thống máy chủ riêng 51
3.2.1.2 Thuê máy chủ từ một nhà cung cấp dịch vụ 52
Trang 83.2.2.1 Yêu cầu của website thương mại điện tử của công ty 54
3.2.2.2 Hình ảnh website được thiết kế trên mã nguồn mở Nukeviet 56
3.2.3 Tiếp thị trực tuyến trong thương mại điện tử 58
3.2.4 Kế hoạch vận chuyển và thi công lắp đặt trong thương mại điện tử 60
3.2.5 Phương án thanh toán điện tử 60
3.2.6 Phương án an toàn và bảo mật trên mạng 62
3.2.7 Sử dụng gói phần mềm TMĐT Eway Platinum Cart 63
3.2.7.1 Quản lý sản phẩm và dịch vụ 63
3.2.7.2 Quản lý marketing 63
3.2.7.3 Quản lý bán hàng 64
3.2.7.4 Quản lý khách hàng 64
3.2.7.5 Quản lý tin tức 64
3.2.7.6 Quản lý vận chuyển 65
3.2.7.7 Quản lý công thanh toán 65
3.2.7.8 Quản lý báo cáo 65
3.2.7.9 Quản lý hệ thống 66
3.2.7.10 Giải pháp cơ cấu tổ chức 66
3.2.8 Giải pháp tuyển dụng và đào tạo nhân lực 67
3.2.4.1 Công tác đào tạo và đào tạo lại: 67
3.2.8.1 Công tác tuyển dụng mới: 67
3.2.9 Giải pháp về cơ sơ vật chất, trang thiết bị 68
3.2.10 Tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thương mại điện tử 68
3.2.11 Dự toán ngân sách 69
3.2.12 Tổ chức thực hiện 70
3.2.12.1 Giai đoạn 1 của dự án: 70
3.2.12.2 Giai đoạn 2 của dự án: 70
3.2.12.3 Giai đoạn 3 của dự án: 71
3.2.13 Kiểm tra đánh giá 73
3.2.14 Tính khả thi của dự án 73
Trang 93.2.14.2 Tính khả thi kinh tế 73
3.2.14.3 Tính khả thi pháp lý 76
3.2.14.4 Tính khả thi tiến độ 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 10Hình 1: Các loại giao dịch B2B trong TMDT 17
Hình 2: Số người sử dụng internet 23
Hình 3: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 23
Hình 4: Sơ đồ tổ chức của công ty 32
Hình 5: Biểu đồ cơ cấu lao động của công ty 42
Hình 6:Biểu đồ mô tả cơ cấu tài sản qua 3 năm 44
Hình 7: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 45
Hình 8: Sơ đồ mạng triển khai máy chủ riêng 57
Hình 9: Sơ đồ mạng khi thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ 59
Hình 10: Sơ đồ chức năng BDF quyền truy cập phía người sử dụng 61
Hình 11: Sơ đồ chức năng BDF quyền truy cập phía người quản trị 62
Hình 12: Trang quản trị 62
Hình 13: Trang chủ 63
Hình 14: Trang chủ Facebook 64
Hình 15: Mô hình E-Marketing 65
Hình 16: Sơ đồ cơ cấu lại tổ chức của Công ty Lê Hoàng 72
Hình 17: Biểu đồ dòng tiền thu chi 80
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Hạn chế về kỹ thuật và hạn chế về thương mại của TMĐT 22
Bảng 2: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website 29
Bảng 3: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam 30
Bảng 4: Danh mục sản phẩm 34
Bảng 5: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm 35
Bảng 6: Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty 42
Bảng 7: Bảng dự toán ngân sách 69
Trang 11- CNTT : Công nghệ thông tin
- TMĐT : Thương mại Điện tử
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- TM & DV : Thương mại và dịch vụ
- ICT : Information Commercial Technology
- B2B : Business-to-business
- B2C : business-to-consumer
- EDI : Electronic data interchange
- ECVN : Công thương mại điện tử Việt Nam
- VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
- KT-HC : Kế toán - Hành chính
- HC-NS : Hành chính - Nhân sự
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của Internet đang khiến thế giới trở nên
“phẳng hơn” Việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong hoạt động kinh tế đem lạilợi ích to lớn cho toàn xã hội
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốcgia Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc…cho những giaodịch kinh tế Việc áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh là một xu thế tất yếucủa thời đại Và Việt Nam – trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu hướng pháttriển đó Thương mại điện tử (electronic-commerce) chính là một công cụ hiện đại sửdụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thếgiới, thu thập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn Với thươngmại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa ra các thông tin về sản phẩm của mìnhđến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới - những nơi
mà có thể kết nối Internet Khi đó với chi phí đầu tư thấp và nhiều tiện ích khác, cácdoanh nghiệp thu được nhiều lợi ích như:
Thu thập được các thông tin phong phú về thị trường và đối tác;
Đưa thông tin của mình trên phạm vi không gian ảo rộng lớn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý hay biên giới quốc gia và tất cả những người, những doanh nghiệp kết nối Internet có thể xem được thông tin này vào bất cứ lúc nào.
Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn, nhiều hơn với chi phí thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp truyền thống.
Ở Việt nam , thương mại điện tử đã được bàn đến rất nhiều trong đời sống kinh tế
xã hội Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đi đầu trong việc khai thác các lợi thế củathương mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu,giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng Trong quá trình hội nhậpWTO, AFTA quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thì vấn đề đặt ra hiện nay đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh
Trang 13doanh mới dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụngthương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, của hàng, siêu thị …đang tích cực phát triển thương mại điện tử để thúc đẩy quá trình kinh doanh củamình nhằm đem lại lợi nhuận kinh doanh cao nhất, vì với mỗi người làm kinh doanhthì lợi nhuận lúc nào cũng được xem là yếu tố quan trọng nhất Và công ty Lê Hoàngcũng không phải là một trường hợp ngoại lệ
Công ty Lê Hoàng được thành lập năm 2005, văn phòng công ty và Showroomđặt tại 89 Nguyễn Huệ, Tp.Huế Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thôngtin; chuyên cung cấp sỉ và lẻ linh kiện máy tính, laptop chính hãng, thiết kế thicông ,lắp đặt hệ thống mạng cho các doanh nghiệp Trải qua hơn 7 năm hình thành vàphát triển với sự nổ lực, phấn đấu không ngừng, sự gắn bó giữa lãnh đạo và đội ngủnhân viên đầy nhiệt huyết, năng động Công ty đã được sự tín nhiệm và tin cậy củanhiều cơ quan sở ban ngành và khách hàng trong tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnhthành lân cận Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghệ thông tin đang phát triển từng ngàynhư hiện nay thì với phương thức bán hàng truyền thống thì chưa đủ Ban Giám Đốccông ty quyết định đa dạng hóa kênh kinh doanh, thúc đẩy phát triển thương mại điện
tử, góp phần vào việc đẩy nhanh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa và phát triển nền kinh tế tri thức-một xu hướng tất yếu của thời đại
Xuất phát từ những lý do trên, việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử
cho công ty là rất cần thiết nên tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai thương mại điện tử cho Công Ty TNHH TM & DV Tin Học Viễn Thông
Lê Hoàng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
Trang 142 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai Thương Mại Điện Tử
cho Công Ty TNHH TM & DV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp phát triển thương mại điện tử
- Đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
- Quảng bá được thương hiệu cũng như sự uy tín và chất lượng của sản phẩm vàdịch vụ của công ty
- Nghiên cứu thị trường, khảo sát và lựa chọn mức giá phù hợp nhất
- Xây dựng website thương mại điện tử cho công ty
- Đưa ra các giải pháp phát triển thương mại điện tử cho công ty
- Dự toán chi phí thực hiện cho dự án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu triển khai thương mại điện tử cho Công Ty TNHH TM
& DV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Tin Học Viễn
Thông Lê Hoàng Địa chỉ: 89 Nguyễn Huệ, Tp.Huế
Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 21/1/2013 - 11/5/2013
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng cách quan sát thực tế DN, phỏng vấn cá nhân
Thu thập số liệu thứ cấp: Thư thập từ các tài liệu, báo cáo của cơ quan thực tập,các niên giám thống kê, thông tin báo chí, internet và các nghiên cứu trước đó
Trang 154.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu : dùng các công cụ thống kê để
tập hợp dữ liệu rồi sau đó tiến hành phân tích , so sánh, đánh giá rút ra kết luận
về thực trạng của công ty, nhằm lựa chọn giải pháp mang lại hiệu quả nhất
Phương pháp nghiên cứu marketing: sử dụng các kênh phân phối, ma trận
SWOT, để phân tích thực trạng công ty rồi đưa ra các chiến lược phù hợp
5 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm ba phần chính:
Chương I: Cơ sở lý thuyết, thực trạng thương mại diện tử Việt Nam
Chương II: Tổng quan về công ty, phân tích thực trạng và môi trường kinh doanh
Chương III: Giải pháp triển khai kinh doanh thương mại điện tử tại công ty
TNHH TM & DV Viễn Thông Tin Học Lê Hoàng
Trong chương thứ nhất, sẽ tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng, cũng như lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử Tìm hiểu về thực trạng thương mại điện tử hiện nay
và một số vấn đề cần quan tâm khi tham gia thương mại điện tử
Chương thứ hai sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM & DV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng và tiềm năng để có thể thựchiện việc mở rộng kinh doanh thông qua mạng Internet - Áp dụng TMĐT
Trong chương cuối cùng - chương ba, sẽ nghiên cứu những giải pháp để có thể phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty TNHH TMDV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng nói riêng, và tại hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, đưa ra những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế cần phải khắc phục cũng như
những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này để trong thời gian đến, hình thức kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển nhanh
và bền vững trong thời gian tới
Trang 161 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 5.1 Khái niệm về thương mại điện tử
5.1.1 Thương mại điện tử là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hayE-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tínhtrong chính sách phân phối của tiếp thị Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch
vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet.Hiểu theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong
đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảothuận hay cung cấp dịch vụ Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thậpniên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầuthông dụng
Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh: Information Commercial Technology)cũng có nghĩa là TMĐT, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh công việc của cácchuyên viên công nghệ
Định nghĩa:
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này Khái niệmthị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates vàBenjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể Các công trình này nhắc đến sự tồntại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệthông tin và công nghệ truyền thông Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm màngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business) Cácquy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của mộtdoanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng - Supply Chain Management, thu mua
Trang 17điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử,E-Commerce, ).
Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàngthông qua trang Web trong Internet của một thương nhân
Hiện nay định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa cómột định nghĩa thống nhất về TMĐT Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐTđược chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quan điểm:
5.1.1.1 Định nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán hàng hóa
và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liênthông khác
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông
qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
5.1.1.2 Định nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mạibằng phương tiện điện tử như: Trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạtđộng như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạtđộng của TMĐT:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại
quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn
giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại
Trang 18[commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quáthầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch
vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động
kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện
tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
TMĐT trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hànghóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; muabán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyêntrên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụsau bán hàng; đối với thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyêndụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tàichính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạtđộng mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mạiđiện tử" không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ (trade) theo các hiểu thôngthường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng TMĐT sẽlàm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế Theo ước tính đến nay,TMĐT có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hóa và dịch vụchỉ là một lĩnh vực ứng dụng
Các điểm đặc biệt của TMĐT so với các kênh phân phối truyền thống là tính linhhoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh
Trang 19hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống Mặc dầu vậy, tại các dịch vụvật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏimột khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm TMĐT thông thường là tất cả các phương pháptiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đóInternet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng mộtvai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết Một khía cạnhquan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưngcho việc tiến hành kinh doanh truyền thống Thêm vào đó là tác động của con ngườivào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu Trong trường hợp nàyngười ta gọi đó là “Thẳng đến gia công” (Straight Through Processing) Để làm đượcđiều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lĩnh vực có tính năng khác nhau hayliên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vựcứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp Quản lý nội dung doanhnghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong nhữngcông nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử
Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạtđộng thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồntại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày Theo nghĩa hẹp thìTMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đángquan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máytính mở như mạng Internet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông quamạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT
5.1.2 Các đặc trưng của TMĐT
Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho TMĐT, ta cần nghiên cứu và tìm racác đặc trưng của TMĐT So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT cómột số điểm khác biệt cơ bản sau:
Trang 20- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của kháiniệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không cóbiên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) TMĐT trực tiếp tác động tới môi trườngcạnh tranh toàn cầu
- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong
đó một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quanchứng thực
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện đểtrao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
5.1.3 Cơ sở để phát triển các giao dịch thương mại điện tử
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
- Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thôngtin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động Một hạ tầng internet mạnhcho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc, trực tiếp Chiphí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn
- Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện
tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữ trí tuệ, bảo vệ
sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng để điều chỉnh các giao dịch qua mạng
- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật Thanh toán điện tử qua thẻ, quatiền điện tử, thanh toán qua EDI Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toánđiện tử rộng khắp
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép,chống virus, chống thoái thác
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai tiếpthị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng
Trang 215.1.4 Các loại hình giao dịch của thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực pháttriển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT vàchính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý Từ các mối quan hệ giữacác chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C, trong
đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất
cơ bản:
- Bên Bán - (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ webtrong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua Có 3 phương pháp bán trực tiếptrong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đấu giá, Bán theo hợpđồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước Công ty bán có thể là nhà sản xuất loạiclick-and-mortar hoặc nhà trung gian, thông thường là nhà phân phối hay đại lý
- Bên Mua - một bên mua - nhiều bên bán
- Sàn Giao dịch - nhiều bên bán - nhiều bên mua
- TMĐT phối hợp - Các đôi tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chếtạo sản phẩm
Trang 22Hình 1: Các loại giao dịch B2B trong TMDT
5.1.4.2 Business-to-consumer(B2C)
Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Đây là mô hình bán lẻ trựctiếp đến người tiêu dùng Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từmột cửa hàng thông qua kênh phân phối Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hànghóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồchơi, sức khỏe, mỹ phẩm, giải trí,
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hóa bán(tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu, khu vực), theo kênh bán (bántrực tiếp, bán qua kênh phân phối)
Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick-and-mortar là loại cửahàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng internet, Click-and-mortar là loại cửahàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửahàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống
Trang 23Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT Ngoài ra trong TMĐTngười ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hìnhTMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là
mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn gọi là Chính phủ điện tử,Consumer-to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và Mobilecommerce (m-commerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động
5.2 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
5.2.1 Lợi ích của thương mại điện tử
5.2.1.1 Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyềnthống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, kháchhàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sảnphẩm hơn
Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chiphí in ấn, gửi văn bản truyền thống
Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phânphối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi cácshowroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệmđược chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho
Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web vàInternet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiềuchi phí biến đổi
Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”,lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu củakhách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp
Trang 24 Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giátrị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon com, mua hàng theo nhóm hay đấu giánông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năngphối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sảnphẩm ra thị trường
Giảm chi phí thông tin liên lạc:
Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);giảm giá mua hàng (5-15%)
Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cábiệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng
cố lòng trung thành
Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều
có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời
Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cáchgiảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếu triểnkhai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet
Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượngdịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trìnhgiao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin vàgiảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh
5.2.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép kháchhàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép ngườimua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
Trang 25 Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng
có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giáphù hợp nhất
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm sốhóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàngthông qua Internet
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễdàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể thamgia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàngmình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọingười tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanhchóng
“Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơnhàng khác nhau từ mọi khách hàng
5.2.1.3 Lợi ích của thương mại điên tử đối với xã hội
Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, muasắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do
đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sảnphẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua In- ternet và TMĐT Đồng thờicũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế,giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấphơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thànhcông điển hình
Trang 265.2.2 Hạn chế của thương mại điện tử
Có hai loại hạn chế của thương mại điện tử: một nhóm mang tính kỹ thuật và một
nhóm mang tính thương mại
Bảng 1:Hạn chế về kỹ thuật và thương mại của TMĐT
1 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất
lượng, an toàn và độ tin cậy
1 An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đốivới người tham gia TMĐT
2 Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu của người dùng,nhất
là trong TMĐT
2 Thiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp
3 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn
trong giai đoạn đang phát triển
3 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
4 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm
TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các
cơ sở dữ liệu truyền thống
4 Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điềukiện để TMĐT phát triển
5 Cần có các máy chủ thương mại điện tử
đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi
7 Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương
mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng
tự động lớn
7 Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian
8 Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT
Trang 275.3 Một số vấn đề cần lưu ý khi tham gia thương mại điện tử
5.3.1 Bảo mật
Khi tham gia vào thương mại điện tử nghĩa là hệ thống được kết nối vào mạngtoàn cầu Do đó, hệ thống có thể bị tấn công bất cứ khi nào nếu không có một cơ chếbảo mật chặt chẻ
Ngoài ra, thông tin được truyền trên Internet đi qua nhiều chặng nên khó kiểm soát
và dễ bị tấn công từ bên ngoài Vì vậy, thông tin truyền đi cần phải được mã hóa bởibên gửi và bên nhân phải có cách giải mã để nhận thông tin
5.3.2 Xử lý tự động
Trong việc kinh doanh thương mại điện tử, thời gian vô cùng quan trọng Do đó,những công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày cần được xủ lý tự động Nhờ đó, côngviệc sẻ được thực hiện nhanh, giảm được số lượng lớn nhân viên, giảm được chi phí.Trong vấn đề xử lý tự động, ta cần phải phân chia công việc thành các giai đoạn
xử lý sao cho phù hợp Các giai đoạn cần phải độc lập, tuần tự và dễ dàng trao đổi dữliệu giữa các giai đoạn
5.3.3 Thanh toán điện tử
Trong thương mại điện tử nói riêng, vấn đề thanh toán là tối quan trọng Do đó,cần phải có phương thức thanh toán phù hợp hiệu quả, khách hàng tin cậy và hài lòngvào phương thức thanh toán Đồng thời cân phải bảo mật tối đa các thông tin thanhtoán của khách hàng Hình thức thanh toán cũng tùy thuộc vào đối tượng thanh toán:hình thức thanh toán giữa cá nhân mua hàng trên các site siêu thị điện tử sẻ khác hìnhthức thanh toán giữa các công ty với nhau
Trang 285.4 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
5.4.1 Biểu đồ tăng trưởng Internet Việt Nam
Theo công bố của Bộ Thông tin - Truyền thông thời điểm tháng 11 năm 2012
Hình 2: Số người sử dụng internet
Hình 3: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 5.4.2 Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam
Các hành động về phát triển TMĐT của Việt Nam còn quá chậm:
- Chưa có lộ trình, chưa có kế hoạch tổng thể cho việc triển khai và ứng dụngTMĐT ở Việt Nam
Trang 29- Chưa có một tổ chức đầu mối ở tầm quốc gia để có thể điều hành, chỉ đạo,giúp chính phủ hoạch định các chính sách liên quan tới phát triển TMĐT
dùng Việt Nam vẫn quen tập quán sinh hoạt ra chợ hay đến cửa hàng chọn hàng,
mua hàng, trả tiền mặt và mang hàng về
Hiện chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới TMĐT Trong số56.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có tới 90% số doanh nghiệp không có một chútkhái niệm nào về TMĐT Rất hiếm doanh nghiệp chủ động tạo website cho mình mà
do sự xúc tiến thúc đẩy của các nhà cung cấp dịch vụ Internet
Thực trạng về cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng công nghệ quốc gia
Cước truy cập Internet còn cao, tốc độ quá thấp so với các nước trong khu vực Nhà nước chưa có một văn bản pháp lý nào về TMĐT như công nhận chữ ký điện
tử, chứng thực điện tử
Tuy nhiên nhìn chung thì các "chợ ảo" đã xuất hiện và có xu hướng tăng nhanh về
số lượng trong những năm gần đây Hiện nay, các trang web dịch vụ mua sắm trực
Trang 30tuyến có hướng đầu tư sâu hơn về mặt chất lượng để phát triển Các doanh nghiệp đãchú trọng đến đầu tư nâng cấp chất lượng giao diện website, cung cấp dịch vụ tốt hơnnhư truy cập nhanh, giao diện đẹp, dễ sử dụng, cung cấp nhiều thông tin cho từng sảnphẩm về giá cả, xuất xứ…
Theo điều tra của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, tới cuối năm
2011 đã có khoảng 28% doanh nghiệp đã có trang web B2B hoặc B2C Tuy nhiên, hầuhết các website này mới dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, mới có32% website có chức năng giao dịch trực tuyến và 7% có chức năng thanh toán trựctuyến
5.4.2.1 Tác động của TMĐT đến con người hiện đại
Các sàn giao dịch thương mại trực tuyến được hoạt động dưới hình thức nhữngsiêu thị điện tử kinh doanh nhiều mặt hàng và tùy theo lợi thế, mục đích của từng siêuthị điện tử sẽ có một vài nhóm hàng hóa chủ lực Vì vậy, không khác gì những môhình chợ trực tiếp, chợ trên mạng cũng tập trung khá phong phú về chủng loại cũngnhư mẫu mã
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại (nay là Bộ Côngthương), hiện có khoảng 30 sàn giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam hoạt độngtheo hình thức B2B (giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau) Tuy nhiên, ngoại trừmột số sàn giao dịch của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam),ECVN (Cổng Thương mại điện tử quốc gia), Gophatdat.com… được đánh giá hoạtđộng khá chuyên nghiệp, phần lớn các sàn giao dịch B2B khác mới chỉ tập trung cungcấp và chia sẻ thông tin, huấn luyện doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử vàtừng bước đẩy mạnh hoạt động giao dịch thương mại trực tuyến
Số liệu khảo sát của Vụ Thương mại điện tử đối với gần 200 thành viên của sànECVN cho thấy, có 114 doanh nghiệp tìm được đối tác mới Trong đó, số thành viên
ký được hợp đồng thông qua phương thức giao dịch B2B là 16 doanh nghiệp Đến nay,ECVN đã có hơn 6.000 cơ hội kinh doanh và có trên 1.500 thành viên tham gia Tất cảthành viên của ECVN đều được hưởng dịch vụ hỗ trợ miễn phí
Trang 31Sàn giao dịch của VCCI đầu tư cho phát triển sàn cả về công nghệ (phần mềm,máy chủ, mạng) cũng như quảng bá, hỗ trợ thông tin, tư vấn… Bên cạnh đó, ngoàiviệc đăng tải cơ hội kinh doanh, mua bán hàng hóa và dịch vụ, sàn này cũng hỗ trợthiết thực cho doanh nghiệp trong các cuộc đấu thầu trực tuyến.
Đối với người mua: nhờ TMĐT người mua sẽ có nhiều cơ hội kiểm tra món hàng
và tham khảo thật chi tiết doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm trước khi quyết định lựachọn món hàng, có cơ hội tham khảo để chọn giá cả vừa ý nhất với mình, mà khôngphải chịu bất cứ sự khó chịu nào từ phía người bán hàng Hơn thế, người mua cònnhận được sự tư vấn trực tuyến, dễ dàng đặt món hàng theo yêu cầu của mình với bất
kỳ nhà cung cấp hay sản xuất nào trên toàn thế giới; có cơ hội mua được hàng với giá
rẻ cũng như mua được những món hàng độc đáo, mới lạ mà không tốn nhiều thời gian,công sức cho việc tìm kiếm Tuy nhiên, nếu không sáng suốt để lựa chọn thì như tất cảcác dạng thương mại khác, nguy cơ chọn phải hàng kém chất lượng, cũng như gặp một
số dạng lừa đảo trực tuyến, gian lận thương mại có thể xảy ra
Đối với người bán: nhờ có TMĐT người bán có nhiều cơ hội để quảng bá và bánđược sản phẩm của mình đến tất cả mọi nơi vì thị trường không biên giới, tiết kiệmđược chi phí song người bán cũng có thể sẽ phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ rất nhiềuphía đòi hỏi họ phải nỗ lực hết sức để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và lợinhuận trên mỗi món hàng sẽ ngày càng ít hơn
TMĐT thật sự làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tin tưởng hơn và mang lại
sự tiện lợi hơn.
5.4.2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển TMĐT
Việt Nam có nhiều mặt hàng cần xuất khẩu, TMĐT có thể giúp các doanh nghiệp
dễ dàng tiếp cận với tất cả khách hàng Các sản phẩm thông tin, tri thức, dịch vụ, dulịch… cần chào bán đi khắp nơi trên thế giới, nguồn nhân lực về công nghệ thông tincủa Việt Nam nổi tiếng là tiếp thu nhanh, nhạy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đếnlĩnh vực này, thể hiện qua các chủ trương khuyến khích TMĐT phát triển trong thờigian qua Với việc ban hành Luật công nghệ thông tin cũng như Luật giao dịch điện tử,
cơ sở hạ tầng về mạng internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đang phát
Trang 32triển nhanh và nhất là các lợi ích từ TMĐT đã làm cho doanh nghiệp ngày một pháttriển và, đến lượt mình, lại đóng góp trở lại cho phát triển TMĐT.
Hiện nay, có rất nhiều các website về TMĐT các dạng doanh nghiệp với doanhnghiệp, doanh nghiệp với khách hàng, khách hàng với khách hàng Nhiều doanhnghiệp đã bắt đầu lập các website bán hàng qua mạng cho riêng mình phục vụ rất tốtviệc tiếp thị, quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mởrộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, cản trở lớn để TMĐT Việt Namphát triển chính là việc người dân và cả doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ lợi íchcủa TMĐT đem lại Người dân thì chưa tin, doanh nghiệp thì thờ ơ, làm cho có Ngoài
ra, một vấn đề lớn hơn là thanh toán trực tuyến Theo điều tra của Vụ thương mại điện
tử thuộc Bộ Công Thương thì có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu vềdoanh nghiệp mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sảnphẩm và dịch vụ và chỉ có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó sốwebsite có hỗ trợ thanh toán trực tuyến chỉ hơn 3,2% Có quá nhiều bất cập khi sửdụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng vẫn chưa kếtnối tốt với nhau Bảo mật cũng là vấn đề rất lớn và không chỉ có thế, tội phạm quamạng ở Việt Nam cũng tác động đáng kể đến tâm lý mua hàng của người dân và doanhnghiệp dẫn đến e ngại trong giao dịch trực tuyến Một số website bán hàng qua mạngnổi tiếng trên thế giới đã ngăn không cho các giao dịch thanh toán trực tuyến từ cácmáy tính tại Việt Nam Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phát triển TMĐTnói chung và tạo điều tiếng xấu trong giới công nghệ thông tin Việt Nam Tội phạmtrực tuyến trong nước tuy không nhiều nhưng đã có và gây ảnh hưởng rất lớn đối vớiniềm tin của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có bán hàng trực tuyến nói riêng
và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh TMĐT nói chung
Theo đánh giá sau cuộc khảo sát được Vụ Thương mại điện tử thực hiện cuối năm
2012, tình hình hoạt động của các sàn giao dịch TMĐT đang phát triển rầm rộ, Cácdoanh nghiệp kinh doanh "chợ ảo" có xu hướng phát triển website chất lượng hơn,thông tin bổ ích hơn, đảm bảo vấn đề chất lượng hàng hóa nhằm tạo lập uy tín, lòng tincậy của khách hàng để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường Theo thống kê mới
Trang 33nhất, tính đến quý IV năm 2012, Việt Nam đã có hơn 31,3 triệu người truy cậpInternet, chiếm 35,58% dân số cả nước
Sau đây là 1 số nhận định (mang tính cá nhân) về thị trường TMĐT Việt Namtrong 2 năm qua và trong năm 2013
Cuối năm 2010, hàng loạt các tên tuổi lớn tham gia thị trường TMĐT với mô hình
kinh doanh theo nhóm, có thể kể tên 4 đại gia: cungmua, nhommua, hotdeal, muachung Những công ty này đã thực sự đem lại 1 “trận bão” cho TMDT Việt Nam
vốn èo uột trong những năm trước bỗng cất cánh bay lên, nhờ đó hành vi người dùngđược cải thiện 1 cách rõ nét Từ việc gọi điện đặt hàng, đến nay người dùng đã có thóiquen “Click & Buy” Chứng kiến sự thành công của các đại gia, hàng loạt các công tynhỏ cũng theo mô hình Groupon ra đời, tính đến nay cũng cả trăm công ty nhỏ, siêunhỏ v.v… Đồng thời 1 số dịch vụ phát triển phục vụ cho nhu cầu tổng hợp deal cũng
ra nảy nở
Nữa cuối năm 2012, mô hình groupon có vẻ đi vào giai đoạn ổn định và bắt đầu có
sự loại trừ Hàng loạt các công ty lớn nhỏ ngừng hoạt động kinh doanh theo mô hìnhnày vì doanh thu không đủ bù vào chi phí vận hành
Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua hàng online có sự chuyển biến
rõ rệt, nắm bắt được sự thay đổi này hàng loạt các website kinh doanh theo mô hình
B2C ra đời mà đáng chú ý là Lazada.vn Với nguồn vốn khổng lồ, Lazada đổ bộ vào
thị trường Việt Nam như 1 “cơn sóng” từ việc tuyển người cho đến chi tiền cho quảng
cáo Lazada đã thực sự tiếp thêm sóng cho thị trường TMDT Việt Nam 1 lần nữa lại
bùng dậy
Tận dụng sự tác động của LADAZA đối với thị trường, các đại gia khác cũngmạnh chân tham gia vào thị trường B2C như liulo.com, lamdieu.com, nhanh.vn,123.vn, v.v
Tất cả những đều này làm cho thị trường càng thêm sôi động và kéo theo 1 đại gia
trong ngành điện máy là Nguyễn Kim cũng bắt đầu đặt những bước chân của mình
vào thị trường kinh doanh trực tuyến Đây được xem là 1 một tính hiệu đáng mừng
Trang 34Theo dự đoán của các chuyên gia trong ngành thì năm 2013, là năm đầy hứa hẹn đối
với thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam.
Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở ViệtNam trong những năm tới
Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệuthông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng, Bảng sau minh họa kết quả khảo sátcủa Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của websiteđối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website
Tác dụng của Website đối với Doanh nghiệp Điểm (0 là thấp nhất, 4 là cao nhất)
Bảng 3: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam
Số người truy cập Internet, chi phí truy cập
Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh,
4
chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư
Trang 35Luật 1
6 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
LÊ HOÀNG 6.1 Tổng quan về công ty
6.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH TM & DV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng được thành lập ngày20/10/2005 Với chức năng hoạt động đa dạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin:kinh doanh máy tính, laptop, các thiết bị linh kiện máy tính, thiết kế thi công các hệthống mạng
- Tên công ty: Công ty TNHH TM & DV Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng
- Tên viết tắt: Công ty Tin Học Viễn Thông Lê Hoàng
Trong những năm qua, với phương châm “ uy tín – tận tình – kịp thời”, cùng với
sự nổ lực, phấn đấu không ngừng, sự gắng bó giữa lãnh đạo và đội ngủ nhân viên đầynhiệt huyết, năng động Công ty đã được sự tín nhiệm và tin cậy của nhiều cơ quan sởban ngành và khách hàng trong tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận
6.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắt hoạt động
6.1.2.1 Chức năng
- Ký kết hợp đồng và tiến hành thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống mạng cho cácdoanh nghiệp
Trang 36- Kinh doanh máy tính, laptop, linh kiện máy tính, thiết bị mạng, thiết bị tin họcvăn phòng
- Bảo trì, sửa chữa máy tính, laptop, máy in…
- Cung cấp thiết bị, linh kiện máy tính sỉ và lẻ
6.1.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của công ty là tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm thõa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn vàcác vùng lân cận về hàng hóa dịch vụ Trong nền kinh tế đa dạng nhiều thành phầnnhư hiện nay, nhiệm vụ của công ty là đảm bảo thực hiện tốt các quy định, các chỉ tiêucủa cơ quản lý kinh tế về giá về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, góp phần bình
ổn giá trên thị trường đản bảo quyền lợi cho người tiêu dùng Là một doanh nghiệpthương mại, công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợinhuận, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định xã hội.Công ty còn có nhiệm vụ thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan quản lý, thực hiện đây
đủ mục tiêu, chính sách nhà nước, giúp nhà nước có thể tham gia can thiệp vào thịtrường, điều tiết quản lý nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Cụ thể công ty thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
- Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký
- Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương
- Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh, mở rông quy mô kinhdoanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
- Đa dạng hóa loại hình kinh doanh ( trong đó có kinh doanh trực tuyến)
- Huy động vốn để chủ động kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả
- Tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí, giảm chi phí quản lý dẫn đến giảm chi phílưu thông để bán giảm giá, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ với đối thủ
- Tuân thủ các nguyên tắt Pháp luật
Trang 376.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
6.1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Hình 4: Sơ đồ tổ chức của công ty
6.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các bộ phận
a) Giám đốc: là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm
trước mọi hoạt động kinh doanh của công ty Giám đốc sẽ trực tiếp chỉ huy bộ máycông ty thông qua các trưởng phòng ban
b) Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin khách hàng và xử lý
thông tin Đưa thông tin đên các phòng ban có liên quan để xử lý công việc trongkhoảng thời gian xác định Giám sát quá trình làm việc các phòng ban khác nhằm đảmbảo thời gian và chất lượng sản phẩm cam kết cùng khách hàng Tiếp nhận lại kết quả
từ các phòng ban để liên hệ làm việc trực tiếp với khách hàng và xuyên suốt quá trìnhtiếp nhận khách hàng đến bàn giao sản phẩm và nghiệm thu
c) Phòng kế toán: Hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc thực hiện các đơn hàng.
Phòng kế toán sẽ trực tiếp làm việc về giá với các đối tác liên qua cùng phòng kinhdoanh trong việc thực hiện các nội dung trong các hợp đồng sự kiện cần thiết Căn cứtheo bản nghiệm thu thanh lý và nội dung hợp đồng từ phòng kinh doanh tiến hànhlàm việc cùng khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng Thông tin cho phòng kinhdoanh ngay khi đã nhận đủ thanh toán từ khách hàng Phòng kinh doanh sẽ hỗ trợ khi
có yêu cầu thu hồi công nợ Đối chiếu doanh thu hàng tuần cùng phòng kinh doan
Trang 38d) Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm bảo hành sửa chửa phần cúng , phần mền.
Nhận thông tin từ phòng kinh doanh và tiến hành thiết kê hệ thống mạng sau đóchuyển cho đội thi công, lắp đặt Cung cấp hình ảnh nghiệm thu cho phòng kinh doanhngay khi hoàn thành công việc Tiến hành thi công , lắp đặt hệ thống mạng cho doanhnghiệp
6.1.4 Danh mục sản phẩm của công ty Lê Hoàng
Nhiệm vụ của công ty là tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm thõa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn vàcác vùng lân cận về hàng hóa dịch vụ Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàngcông ty Lê Hoàng đã thực hiện chiến lược đa dạng các mặt hàng trong kinh doanh.Dưới đây là danh mục sản phẩm mà công ty bán ra
6.2 Môi trường kinh doanh của công ty
6.2.1 Môi trường vĩ mô
6.2.1.1 Môi trường kinh tế
Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 nămthực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ Mục tiêu tổng quát là tăngcường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế caohơn năm 2012
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ
Trang 39ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan Các nền kinh tế mới nổi nhưTrung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quannhư khoảng 3 – 5 năm trước Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệptăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một
số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấykhả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh
tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013
Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạmphát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sứccạnh tranh của nền kinh tế
Bảng 5: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm
Thừa Thiên Huế là thành phố trẻ, năng động, tốc độ phát triển kinh tế các năm quakhá khả quan Theo số liệu từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế(thuathienhue.gov.vn)
- Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2011 đạt 9,7%
Trong đó:
Trang 40 Dịch vụ (12,8%)
Công nghiệp – Xây dựng (8,2%)
Nông Lâm Ngư nghiệp (2,2%)
- Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) là 1.490 (USD)
- Giá trị xuất khẩu là 460,5 ( triệu USD)
- Tổng mất bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 21.277 (tỷ đồng)
- Chỉ số tiêu dung hàng hóa và dịch vụ là 118,37 %
- Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội 12.500 (tỷ đồng)
Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục xác định là “năm đô thị”, do vậyTỉnh đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng Giá trị đầu tư xâydựng quý I/2013 ước tính đạt 2.258 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm, tăng 9,8% socùng kỳ; trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước 627 tỷ đồng, chiếm 27,8%nguồn vốn; nguồn vốn tín dụng 689 tỷ đồng, tăng 20,5%; vốn đầu tư doanh nghiệp 230
tỷ đồng, tăng 20,8%; vốn viện trợ 152 tỷ đồng, tăng 13,3%; vốn đầu tư nước ngoài 290
tỷ đồng, tăng 3,6% Đến nay, toàn tỉnh có 66 dự án FDI, tổng nguồn vốn đăng ký1.959,437 USD; doanh thu trong quý I/2013 thuộc nguồn vốn này đạt khoảng 110,6triệu USD, tăng 48%, nộp ngân sách khoảng 273 tỉ đồng, tăng 5%; nguồn ODA vớilượng giải ngân khoảng 30 tỷ đồng trong 24 dự án đang triển khai
Thị trường kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ở Thừa Thiên Huế nói chung và khuvực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng là thị trường tiềm năng lớn Với chủ trươngUBND tỉnh Thừa Thiên Huế là “ năm đô thị”, tích cực phát triển công nghệ thông tin,đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thì trong nhữngnăm gần đây, lĩnh vực kinh doanh CNTT được nhiều nhà đầu tư chú trọng phát triển
cả về quy mô và chất lượng dịch vụ Nhiều hệ thống siêu thị, của hàng, doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực công nghê thông tin đã được thành lập
6.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật
Sự chi phối môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2 chiềuhướng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và kìm hãm, hạn chế sự phát triển của thịtrường Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để