Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH TM DV tin học viễn thông lê hoàng (Trang 44 - 48)

d) Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm bảo hành sửa chửa phần cún g, phần mền Nhận thông tin từ phòng kinh doanh và tiến hành thiết kê hệ thống mạng sau đó

6.4 Phân tích SWOT

6.4.1 Điểm mạnh

- Có 7 năm kinh nghiệm trên lĩnh vực kinh doanh máy tính, lap top, thiết bị mạng, thiết bị tin học văn phòng, có uy tín và kinh nghiệp trong thiết kế thi công các hệ thống mạng cho doanh nghiệp

- Đi vào hoạt động nhiều năm, có thị trường ổn định, được nhiều khách hàng biết đến và tín nhiệm.

- Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt huyết, năng động, am hiểu về công nghệ và có khả năng trả lời thắc mắc của khách hàng. Công ty luôn ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực dồi dào để phục vụ khách hàng ở mọi thời điểm

- Có vị trí thuận lợi: nằm trên trục đường chính của Huế và đông người qua lại, gần trường Đại học Khoa Học và trường tiểu học Vĩnh Lợi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán thương mại và thu hút khách hàng đến với công ty. - Có khá nhiều mặt hàng kinh doanh phong phú thuận lợi cho việc phục vụ khách hàng

và giá cả phải chăng cùng những khuyến mãi hấp dẫn làm cho Lê Hoàng luôn tạo một lợi thế cạnh tranh trước mọi đối thủ.

- Các mặt hàng kinh doanh đảm bảo chất lượng. 6.4.2 Điểm yếu

- Công ty Lê Hoàng có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tổ chức kinh tế tập trung tại một địa điểm

- Mặt bằng kinh doanh còn nhỏ chưa tạo được sự tiện nghi cho khách háng khi đi mua sắm và chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

- Nguồn vốn hạn hẹp

- Phương thức quản lý còn cũ

- Chưa chú trọng tới xây dựng và quảng bá thương hiệu

- Chưa sử dụng được TMĐT để có thêm kênh thông tin hướng đến khách hàng

- Công ty chưa chưa có website giới thiệu sản phẩm cũng như để tìn kiếm đối tác kinh doanh

- Công ty chưa có kênh phân phối online nên những khách hàng nào muốn xem phải đến tân cửa hàng. Vì vậy mà những khách hàng ở xa khó tiếp cận với cửa hàng.

6.4.3 Cơ hội

- Kinh tế trong nước phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng tăng.

- CNTT được xác định là chương trình trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020.

- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập tại Miền Trung, các trường học đang tích cực đầu tư cho tin học. Nhu cầu của học sinh, sinh viên về máy tính, laptop ngày càng tăng cao.

- Khách hàng: Huế có số lượng lớn sinh viên theo học các trường Đại Học, Cao đẳng, Trung cấp…có nhu cầu sử dụng máy tính

- Thông qua Internet tìm hiểu những dòng sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng của thời đại để kinh doanh những sản phẩm đang được khách hàng ưa chuộng

- Sự phát triển của thương mại điện tử giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên và tiết kiệm được nhiều chi phí khác.

- Phát triển kinh doanh thương mại điện tử giúp doanh nghiệp mở rộng thì trường, tìm kiếm thêm khách hàng cũng như đối tác kinh doanh mới, góp phân tăng doanh thu cho doanh nghiệp

6.4.4 Thách thức

- Sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt nhất là về mặt hàng, giá cả và phong cách phục vụ. Hàng lậu, hàng giả tràn lan cũng phần nào ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của cửa hàng.

- Các tập đoàn truyền thông, công ty Tin học Viễn thông lớn tại Việt Nam

- Các doanh nghiệp từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ nhảy vào mở chi nhánh tại Thừa Thiên Huế.

- Sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới từ nước ngoài khi gia nhập AFTA, WTO.

- Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã và sự đa dạng của các mặt hàng.

- Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển toàn diện

- Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng cũng như công nghệ với các vấn đề an toàn và an ninh mạng chưa được đảm bảo: Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, trong TMĐT các vấn đề này càng gắn chặt hơn. Cho tới nay nước ta vẫn chưa thực thi được đầy đủ các qui định pháp luật, vấn đề an toàn và an ninh mạng vẫn đang là mối lo ngại cản trở việc giao dịch hàng hóa trên mạng của người tiêu dùng.

- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Môi trường pháp lý về thương mại điện tử đã và đang được xây dựng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy việc áp dụng và phát triển vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý khiến cho công ty chưa thực sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

6.4.5 Nhận xét

Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng rõ nét trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh

vực, ngành nghề cũng như mọi doanh nghiệp. Việt Nam hội nhập WTO đã mang lại cho Lê Hoàng cũng như các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức

Bằng việc phân tích môi trường bên trong, bên ngoài và phân tích ma trận SWOT của Công ty Lê Hoàng, ta đã thấy được toàn bộ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội để tránh nhũng rủi ro trong kinh doanh, cũng như khắc phụ điểm yếu trước đối thủ cạnh tranh trong ngành, tạo ra lợi thế cạnh tranh từ điểm mạnh mà mình có được.

Thông qua việc phân tích này, ta có thể thấy tiềm năng phát triển của TMĐT ở Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh TMĐT trước hết nên có sự chuẩn bị một cách chi tiết cả về ý chí, lòng quyết tâm, phương thức và kế hoạch lộ trình thực hiện, tìm hiểu những hạn chế, rủi ro để có hướng khắc phục. Thực trạng ứng dụng TMĐT của công ty vẫn còn nhiều hạn chế vì hạ tầng viễn thông chưa tốt, khách hàng vẫn ưa thích sử dụng hình thức thương mại truyền thống, môi trường pháp lý cho TMĐT chưa hoàn thiện. Thêm vào đó, các dịch vụ hỗ trợ như thanh toán,

bảo mật kém và ít có các chương trình đào tạo, hỗ trợ kỹ năng CNTT nói chung, TMĐT nói riêng vẫn chưa được các đơn vị đào tạo chú trọng và hỗ trợ cho công ty.

Khái niệm giao dịch điện tử còn quá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp vì các giao dịch qua mạng chưa phát triển. Có một số rủi ro mà khi thực hiện giao dịch điện tử có thể gặp phải: Công ty có thể bị đối thủ “bắt” được thông tin giữa chừng rồi thay đổi các điều kiện đàm phán, giả mạo tài khoản của khách hàng để thanh toán (thông tin đưa trên mạng có thể sửa đổi được); Cũng có thể khách hàng hủy giao dịch mà công ty đang thực hiện,...

Mặc dù kinh doanh theo hình thức TMĐT có thể gặp phải một số rủi ro, tuy nhiên công ty sẽ có những giải pháp thích hợp để ngăn ngừa và khống chế những rủi ro này, bảo đảm về mặt kỹ thuật thông qua ký kết hợp đồng với Bkis để giám sát về mặt an ninh mạng, an toàn dữ liệu, chống các hoạt động phá hoại của những đối tượng xấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH TM DV tin học viễn thông lê hoàng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w