Môi trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH TM DV tin học viễn thông lê hoàng (Trang 30 - 38)

d) Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm bảo hành sửa chửa phần cún g, phần mền Nhận thông tin từ phòng kinh doanh và tiến hành thiết kê hệ thống mạng sau đó

6.2 Môi trường kinh doanh của công ty

6.2.1 Môi trường vĩ mô

6.2.1.1 Môi trường kinh tế

Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012.

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như

Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Đã có một số chuyên gia cao cấp ở một số lĩnh vực đưa ra dự báo về kinh tế thế giới năm 2013 và đều nhận định là không mấy khả quan so với năm 2012, thậm chí còn có một số dự báo cho rằng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ lên tới đỉnh điểm vào năm 2013.

Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bảng : Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm

Năm 2011 2012 Dự kiến năm 2013

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 5,89 5,03 5,5

Thu nhập bình quân đầu người ( USD) 1.300 1.540 1.705

Lạm phát (%) 18,13 7,2% 7,8

( Nguôn từ Internet: http://www.gso.gov.vn ) Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn. Mức lạm phát cả năm có nhiều khả năng kiềm chế được ở mức một chữ số.

Thừa Thiên Huế là thành phố trẻ, năng động, tốc độ phát triển kinh tế các năm qua khá khả quan. Theo số liệu từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế (thuathienhue.gov.vn).

- Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 2011 đạt 9,7%. Trong đó:

• Công nghiệp – Xây dựng (8,2%) • Nông Lâm Ngư nghiệp (2,2%).

- Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) là 1.490 (USD) - Giá trị xuất khẩu là 460,5 ( triệu USD)

- Tổng mất bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 21.277 (tỷ đồng) - Chỉ số tiêu dung hàng hóa và dịch vụ là 118,37 %

- Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội 12.500 (tỷ đồng)

Năm 2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục xác định là “năm đô thị”, do vậy Tỉnh đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng. Giá trị đầu tư xây dựng quý I/2013 ước tính đạt 2.258 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm, tăng 9,8% so cùng kỳ; trong đó nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước 627 tỷ đồng, chiếm 27,8% nguồn vốn; nguồn vốn tín dụng 689 tỷ đồng, tăng 20,5%; vốn đầu tư doanh nghiệp 230 tỷ đồng, tăng 20,8%; vốn viện trợ 152 tỷ đồng, tăng 13,3%; vốn đầu tư nước ngoài 290 tỷ đồng, tăng 3,6%. Đến nay, toàn tỉnh có 66 dự án FDI, tổng nguồn vốn đăng ký 1.959,437 USD; doanh thu trong quý I/2013 thuộc nguồn vốn này đạt khoảng 110,6 triệu USD, tăng 48%, nộp ngân sách khoảng 273 tỉ đồng, tăng 5%; nguồn ODA với lượng giải ngân khoảng 30 tỷ đồng trong 24 dự án đang triển khai.

Thị trường kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ở Thừa Thiên Huế nói chung và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên nói riêng là thị trường tiềm năng lớn. Với chủ trương UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là “ năm đô thị”, tích cực phát triển công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thì trong những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh CNTT được nhiều nhà đầu tư chú trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Nhiều hệ thống siêu thị, của hàng, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghê thông tin đã được thành lập.

6.2.1.2 Môi trường chính trị pháp luật

Sự chi phối môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh diễn ra theo 2 chiều hướng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi và kìm hãm, hạn chế sự phát triển của thị trường. Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó chính trị và luật pháp là hai vấn đề đáng quan tâm. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn

vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó. Các hệ thống và chính sách đó là: kinh kế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại.

Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

Chính trị và pháp luật đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định, đây là một thuận lợi với các công ty trong và ngoài nước. Hệ thống pháp luật đã có những sửa đổi nhanh chóng sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, tạo các hành lang pháp lý ổn định cho các thành phần kinh tế.

6.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có một phong tục khách nhau.Việt Nam được chia làm 3 vùng miền mỗi vùng miền có một đặc trưng riêng. Miền Trung với nền văn hóa đa dạng, người dân cần cù chịu thương chịu khó nên cũng là một lợi thế. Tuy vậy đặc điểm “ăn chắc mặc bền” và tư duy còn chưa rộng, cục bộ địa phương cũng là những rào cản không nhỏ. Chính vì thế cách làm marketing của các doanh nghiệp Miền Trung còn chưa tiến bộ và chưa chú trọng đến marketing. Đây cũng là một khó khăn đối với công ty.

Còn về vấn đề xã hội công ty cần bám sát những xu hướng của xã hội để có những biện pháp đáp ứng kịp thời. Công ty cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng.

6.2.1.4 Môi trường dân số

Việt Nam là nước có dân số đông với gần 90 triệu người trong đó 85% dân số dưới 40 tuổi. Đây là lực lượng lao động trẻ rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nhưng có một vấn đề là lao động nước ta chưa có tay nghề điều này gây khó khăn cho việc phát triển những ngành kỹ thuật cao.

Thừa Thiên Huế có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là trẻ, khỏe. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm phần lớn lực lượng lao động. Chi phí lao động ở Thừa Thiên Huế thấp hơn so với một số tỉnh- thành phố khác trong nước.

Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhà nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống. Thừa Thiên Huế có 7 trường đại học thành viên và 2 khoa trực thuộc. Là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đầu mối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục lớn miền Trung. Đại học Huế đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng trở thành Đại học quốc gia trước năm 2015. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và sư phạm...

6.2.1.5 Môi trường tự nhiên

Thừa Thiên Huế được xác định là một trong năm tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính; có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế trọng điểm Miền Trung, là của ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông – Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên Huế có điều kiện phát triển hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới

6.2.1.6 Môi trường công nghệ

Xã hội đang phát triển theo chiều hướng chú trọng vào công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm liền có chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT Index) ở top 5.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế ưu tiên hàng đầu cho các chương trình tin học hóa quản lý hành chính nhà nước - khởi đầu của chính phủ điện tử (eGovernment). Các lĩnh vực kinh tế xã hội khác của tỉnh đều cần sự tiếp sức của CNTT để phát triển vượt trội, tạo bước phát triển về chất nhằm mang lại giá trị gia tăng cao. Các lĩnh vực có thế mạnh của Thừa Thiên Huế là văn hóa, du lịch, khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đây cũng là các lĩnh vực được Thừa Thiên Huế ưu tiên đầu tư, ứng dụng CNTT.

Trong nhiều năm liền, CNTT được xác định là chương trình trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc đầu tư cho CNTT không còn là đầu tư cho các phòng thí nghiệm đắt tiền mà là đầu tư cho các giải pháp. Với đặc điểm như vậy, CNTT được xác định là lĩnh vực khoa học công nghệ cần được ưu tiên đầu tư đầu tiên trong số các ngành khoa học công nghệ được chọn để làm cho Thừa Thiên Huế nhanh chóng trở thành trung tâm khoa học công nghệ của cả nước và khu vực. Mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT tại Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là tổ chức thành công các ứng dụng vào những lĩnh vực ưu tiên trong lộ trình phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Phát triển CNTT thành một ngành công nghiệp mạnh và bền vững của Thừa Thiên Huế cả trên 4 yếu tố: Hạ tầng kỹ thuật CNTT (phần cứng), các tài nguyên thông tin (cơ sở dữ liệu), các phân hệ thông tin (PM) và nhân lực (đào tạo kỹ năng ứng dụng và phát triển CNTT).

Sự ra đời của Internet đã giúp cho việc kinh doanh của công ty thuận lợi hơn nhưng đó cũng là một thách thức cho công ty. Internet giúp cho việc tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn, giúp khách hàng có những thông tin về công ty và cũng là phương tiện chăm sóc khách hàng rất hiệu quả.

6.2.2 Môi trường vi mô

6.2.2.1 Thị trường mục tiêu

Được công ty xác định là các tổ chức, công ty tại khu vục Miền Trung - Tây Nguyên và chú trọng nhất là thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì Thừa Thiên Huế là thành phố trẻ, năng động, các doanh nghiệp đang tích cực đổi mới công tác quản lý, tích cực đầu tư cho tin học hóa. Các doanh nghiệp được thành lập mới nhiều nên có tác

động tích cực đến hoạt động của công ty. Hiện tại các doanh nghiệp ở Huế đã bắt đầu chú ý đến việc tin học hóa nên là điều kiện thuận lợi cho công ty.

Đối với các sản phẩm máy tính PC, laptop doanh nghiệp chú trọng đến tầng lớp học sinh, sinh viên, doanh nhân vì đây là tầng lớp đi đầu trong công cuộc cách mạng hóa tin học hóa. Đối với sinh viên thì công ty đưa ra các sản phẩm có mức giá từ 10 triệu đến 15 triệu đồng. Đối với tầng lớp khách hàng là các doanh nhân, người thành đạt thì công ty đưa ra các sản phẩm laptop, máy tính bản có giá dao động từ 15tr đến 30 triệu đồng.

6.2.2.2Khách hàng

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, mỗi sự biến đổi trong nhu cầu, quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải có những động thái tích cực để có thể thích ứng được. Họ có thể tạo ra áp lực buộc nhà sản xuất phải giảm giá bán hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Công ty xác định đối tượng khách hàng chính của mình là các công ty, tổ chức có nhu cầu về đầu tư tin học, thiết kế , thi công, lắp đặt hệ thống mạng. Học sinh, sinh viên, tầng lớp doanh nhân có nhu cầu sử dụng máy tính, laptop cho học tập và làm việc.

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt nhất là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Lê Hoàng, để làm được đều này công ty đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm ra nhu cầu thị hiếu khách hàng và tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên nhu cầu và thị hiếu khách hàng là khác nhau trong mỗi vùng , mỗi lĩnh vực, mỗi độ tuổi, mục đích sử dụng…vì vậy muốn bán được hàng thì doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu đó từ đó đưa ra kênh bán hàng phù hợp.

Giá cả là yếu tố nhạy cảm đối với khách hàng, người mua có thể gây áp lực với công ty về giá cả. Vì vậy công ty cần có giải pháp thích hợp nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mọi đối tượng khách hàng.

6.2.2.3 Nhà cung cấp

Công ty luôn chủ động ký kết các hợp đồng cung cấp máy tính, phụ kiện máy tính, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị mạng, laptop …một cách dài hạn, với các nhà cung cấp lớn, có uy tín để giảm thiểu nguy cơ gặp khó khăn trong khâu cung cấp và đem lại nguồn cung dồi dào, có chất lượng. Đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

6.2.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là công việc không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Công ty xác định đối thủ cạnh tranh của mình là các công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Công Nghệ Thông Tin. Trong các lĩnh vực này có các công ty được xác định là đối thủ cạnh tranh chính gồm có:

Bảng : Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty

Tên công ty Lĩnh vực cạnh tranh

Công ty Cổ Phần Thế Giới Di

Động Laptop, phụ kiện máy tính

Công ty TNHH Đồng Hành Máy tính PC, Thiết bị tin học văn phòng,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai thương mại điện tử cho công ty TNHH TM DV tin học viễn thông lê hoàng (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w