1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang

92 413 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CƠNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐIỆN LỰC AN GIANG

GVHD: NGUYỄN THANH DŨNG SVTH: NGUYỄN THỊ THÚY LOAN LỚP: DH1KT2

NIÊN KHỐ 2000 - 2004

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG Chương I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN LỰC AN GIANG 1 Giới thiệu sơ lược về Điện Lực An Giang 4

2 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển 4

3 Vị trí, vai trị của Điện Lực An Giang tại địa phương 5

4 Chức năng và nhiệm vụ của Điện Lực An Giang 5

5 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý 6

5.1 Đặc điểm chung 6

5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý 6

5.3 Đặc điểm quản lý Điện Lực An Giang 12

6 Tổ chức cơng tác kế tốn 13

6.1 Chính sách kế tốn áp dụng tại Điện Lực An Giang 13

6.2 Tổ chức bộ máy kế tốn 15

7 Những thuận lợi và khĩ khăn của Điện Lực An Giang 16

7.1 Thuận lợi 16

7.2 Khĩ khăn 16

8 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh 16

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1 Khái niệm tài sản cố định, vốn cố định 20

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định 20

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định 20

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định 21

1.2 Khái niệm vốn cố định 21

Trang 3

1.3.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình 24

1.3.3 Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính 25

1.3.4 Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau 25

2 Phân loại và kết cấu tài sản cố định 25

2.1 Phân loại tài sản cố định 25

2.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện 26

2.1.2 Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế 27

2.1.3 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng 28

2.1.4 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu 28

2.1.5 Phân loại tài sản cố định theo hình thức đầu tư vốn 29

2.2 Kết cấu tài sản cố định 29

2.2.1 Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ 29

2.2.2 Trình độ kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản 29

2.2.3 Phương tiện tổ chức sản xuất 30

3.3 Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật và sử dụng tài sản cố định 30

3.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ 30

3.2 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 31

3.2.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định 31

3.2.2 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 32

3.2.3 Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 33

3.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 33

3.3.1 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định 33

3.3.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất 34

3.4 Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng tài sản cố định 36

4 Nguyên tắc quản lý tài sản cố định 37

5 Khấu hao và các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 38

5.1 Khái niệm về hao mòn và khấu hao tài sản cố định 38

5.1.1 Hao mòn tài sản cố định 38

5.1.2 Khái niệm khấu hao tài sản cố định 39

5.2 Ý nghĩa của việc tính khấu hao tài sản cố định 39

5.3 Phương pháp tính khấu hao 40

5.3.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng 40

Trang 4

5.5 Sử dụng khấu hao ở các doanh nghiệp Nhà nước 47

5.6 Lá chắn thuế khấu hao 47

6 Quản lý cơng tác nâng cấp, sửa chữa tài sản cố định 47

7 Bảo tồn vốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 48

7.1 Đánh giá lại tài sản cố định 49

7.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp 49

7.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 50

7.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 50

Chương III: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI ĐIỆN LỰC AN GIANG 1 Tình hình thực tế về quản lý tài sản cố định và sử dụng vốn cố định tại Điện Lực An Giang 52

1.1 Quản lý tài sản cố định tại Điện Lực An Giang 53

1.1.1 Sổ sách quản lý 53

1.1.2 Nguyên tắc, thủ tục di chuyển tài sản cố định 53

1.1.3 Nguyên tắc, thủ tục nhập tài sản cố định 54

1.1.4 Nguyên tắc, thủ tục thuê tài sản cố định 54

1.2 Kết cấu tài sản cố định 54

2.1.4 Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật 57

2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 57

2.1.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định 57

2.1.2 Phân tích tình hình tăng, giảm tài sản cố định 59

2.1.3 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 65

2.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định 66

3 Phân tích tình hình sử dụng máy mĩc thiết bị và xác định ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy mĩc thiết bị đến sản lượng điện sản xuất 67

3.1 Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc 67

3.2 Phân tích tình hình sử dụng năng lực và ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy mĩc thiết bị đến sản lượng điện sản xuất 68

3.3 Việc sửa chữa tài sản cố định tại Điện Lực An Giang 70

Trang 5

4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 73

4.3 Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 75

5 Phân tích tình hình khấu hao tài sản cố định 78

6 Phân tích tình hình bảo tồn nguồn vốn cố định 79

Chương IV: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1 Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 82

2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ 83

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KIẾN NGHỊ 1 Đối với Nhà nước 87

2 Đối với Cơng ty Điện Lực 2 88

3 Đối với Điện Lực An Giang 88

KẾT LUẬN 90

PHỤ LỤC BIỂU MẪU

Trang 6

Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức Điện Lực An Giang 10

Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức hoạt động của chi nhánh điện 11

Sơ đồ 03: Sơ đồ luân chuyển chứng từ 14

Sơ đồ 04: Sơ đồ tổ chức phịng tài chính kế tốn Điện Lực An Giang 15

MỤC LỤC BIỂU BẢNG Y Z Bảng 01: Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 18

Bảng 02: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua hai năm 2002-2003 51

Bảng 03: Bảng tài sản cố định 55

Bảng 04: Bảng phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định 58

Bảng 05: Bảng tăng giảm tài sản cố định của năm 2002-2003 60

Bảng 06: Bảng tính hệ số tăng giảm tài sản cố định 61

Bảng 07: Bảng phân tích tình hình trang bị tài sản cố định 65

Bảng 08: Bảng phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định năm 2003 66

Bảng 09: Bảng phân tích tình hình sử dụng máy mĩc thiết bị 67

Bảng 10: Bảng phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy 68

Bảng 11: Bảng tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định 71

Bảng 12: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 74

Bảng 13: Bảng phân tích tình hình khấu hao tài sản cố định 77

Bảng 14: Bảng tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu năm 2003 80

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ Y Z Biểu đồ 01: Biểu đồ sản lượng điện thương phẩm 17

Biểu đồ 02: Biểu đồ kết cấu tài sản cố định 54

ƯƯƯ

Trang 7

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự phát triển

của thế giới và xu hướng của thời đại Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội

đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ

thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng Nó phải chịu sức ép cạnh tranh quyết

liệt từ bên ngoài cũng như bên trong Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực

không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình, cũng như khắc phục những mặt yếu

kém còn tồn đọng để có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới Chìa khoá nào có thể

mở ra cánh cửa của sự thành công đó? Câu hỏi đặt ra như một lời thách thức đối với

các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần phải tích cực chủ động đổi mới kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là quan tâm

đến việc sử dụng và quản lý tài sản cố định Đó chính là vấn đề lớn cần được giải

quyết mà ít ai quan tâm đến, nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà công nghệ khoa

học phát triển liên tục, nếu tài sản cố định không được sử dụng hợp lý và hiệu quả thì

nó sẽ trở nên lạc hậu nhanh chóng và không đem lại hiệu quả như mong muốn

Do đó, để tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhằm để tăng lợi nhuận,

doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định,

cũng như để bảo toàn vốn cho doanh nghiệp Doanh nghiệp phải biết cách phát huy

hết công suất của tài sản, sửa chữa các tài sản hư hỏng để đưa vào sản xuất kinh doanh, tính toán chính xác trích lập quỹ khấu hao, tạo điều kiện cho vốn cố định ngày

càng ổn định, nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng và chất lượng của tài sản cố

định, để tài sản cố định phản ánh đầy đủ chức năng, năng lực hiện có

Việc tăng cường và đổi mới về chất lượng tài sản cố định trong sản xuất công

nghiệp là xu hướng phát triển tất yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ quản

lý Nó đòi hỏi hết sức bức thiết trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất

nước Đồng thời nó là cơ sở của việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp qua việc tăng năng suất lao động và tăng sản lượng sản phẩm

Nhận thức được tính chất quan trọng đó và là một vấn đề bức xúc hiện nay là việc

sử dụng tài sản cố định một cách có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp Nhà nước, cũng như phần nào trong thực tế sản xuất kinh doanh của

Điện Lực An Giang nên em đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu để có thể đóng góp một

phần nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định Đó chính là lý do mà

em quyết định chọn đề tài “ Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Điện

Lực An Giang”

Tuy nhiên do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên thực tập và

những hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được

sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị và bạn đọc

Trang 8

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Để tồn tại và phát triển có thể nói vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà

quản trị doanh nghiệp là làm sao để hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, lợi

nhuận năm sau cao hơn năm trước và giá thành sản phẩm ngày càng hạ đủ sức cạnh

tranh trên thị trường Đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu

nhiều về nghệ thuật, kinh nghiệm quản lý và nắm thật vững tình hình tài chính của

doanh nghiệp, cũng như hiểu rõ thị trường và nhu cầu của khách hàng Một trong

những vấn đề hàng đầu mà nhà quản trị cần phải quan tâm là phải biết rõ ưu, nhược

điểm trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp Bởi vì, chi

phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản xuất của

doanh nghiệp, nó quyết định giá bán sản phẩm Mặt khác, nó cũng dễ bị lạc hậu với

thời gian và vốn để đầu tư nâng cấp, phát triển không phải là nhỏ

Nội dung các vấn đề cần quan tâm giải quyết là:

- Phân tích hoạt động kinh tế

- Xem xét các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm rút ra ưu, nhược điểm trong

quá trình thực hiện Từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để có thể đề ra biện

pháp cải tiến tình hình và đưa ra phương hướng hoạt động cho kỳ sau

Tuy nhiên, vấn đề quản lý và sử dụng tài sản cố định là một vấn đề lớn Để đánh

giá chính xác và đầy đủ đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu về mọi mặt hoạt

động của Công ty Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ phân tích theo các chỉ số kinh tế

đã được học

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

- Phân loại và kết cấu tài sản cố định

- Phân tích tình hình trang bị kỹ thuật và sử dụng tài sản cố định

- Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và xác định ảnh hưởng

của các nhân tố về sử dụng máy móc thiết bị đến sản lượng điện sản xuất

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định- vốn cố định tại Điện Lực An Giang

- Phân tích tình hình bảo toàn nguồn vốn

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để đạt được các mục đích trên phải có phương pháp nghiên cứu khoa học Khoá

luận sẽ được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp lý luận dựa trên Chủ nghĩa

duy vật biện chứng Nghiên cứu những sự vật trong trạng thái vận động, phát triển,

Trang 9

nghiên cứu cấu thành của chúng và xem xét chúng trong mọi quan hệ hữu cơ với sự

vật xung quanh Ta tiến hành thực hiện các phương pháp sau:

- Thu thập số liệu: căn cứ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh

- Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước để thấy

rõ sự biến động của nó qua từng năm

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực sử dụng và quản lý tài sản cố định

- Dùng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối, so sánh bằng số bình

quân, bằng phương pháp cân đối Các phương pháp so sánh diễn giải, quy nạp, thống

kê được vận dụng để phân tích đánh giá kết quả

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Do thời gian thực tập tại Điện Lực An Giang không nhiều nên đề tài này được giới

hạn trong phạm vi như sau:

- Chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số khía cạnh tài sản cố định

- Chỉ tập trung vào phân tích các chỉ tiêu kinh tế và đánh giá tài sản cố định qua

hai năm 2002-2003

Trang 10

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN LỰC AN GIANG

1 Giới thiệu sơ lược:

- Tên Cơng ty: Điện Lực An Giang (ĐLAG)

- Trực thuộc: Cơng ty Điện Lực 2- thuộc Tổng Cơng ty Điện Lực Việt Nam

- Địa chỉ: Số 13 Lê Văn Nhung, phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang

- Điện thoại: 852322 – 857674

- Vốn kinh doanh thuộc sở hữu doanh nghiệp được xác nhận theo số đăng ký kinh

doanh 303025 ngày 12/6/1996 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh An Giang và giấy phép

hành nghề số 806 NL.CCBLĐ ngày 08/05/1993 của Bộ Năng Lượng

2 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Điện Lực An Giang:

Ngành cơng nghiệp điện là một ngành sản xuất vật chất, chiếm một vị trí quan trọng

trong nền kinh tế quốc dân Nĩ là một ngành sản xuất đặc thù, chỉ sản xuất ra một loại

sản phẩm đơn nhất với quy trình cơng nghệ sản xuất khép kín, liên tục và sản phẩm

khơng thể dự trữ trong kho giống như các ngành sản xuất vật chất khác trong xã hội

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phĩng, tiếp quản một số cơ sở của chính quyền

cũ gồm các Trung tâm Điện Lực: Long Xuyên, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới, Thoại

Sơn và Hợp tác xã điện nơng thơn An Giang được hợp nhất và Quyết định thành lập

ngày 20-01-1977 với tên gọi là Sở Quản lý và phân phối điện tỉnh An Giang trực

thuộc Cơng Ty Điện Lực miền Nam (nay là Cơng ty Điện Lực 2)

Chức năng chủ yếu là quản lý lưới điện phân phối, phân phối và kinh doanh điện

tại các địa phương và là đơn vị nằm trong khâu cuối cùng của dây chuyền sản xuất,

truyền tải, phân phối điện do Cơng ty Điện Lực miền Nam quản lý

- Ngày 30-06-1993 theo Quyết định số: 537/NL/TCCBLĐ của Bộ Năng lượng

quyết định thành lập lại và đổi tên là Sở Điện Lực An Giang trực thuộc Cơng ty Điện

Lực 2

- Ngày 27-01-1995, Tổng Cơng ty Điện Lực Việt Nam được thành lập theo Nghị

định số: 14/CP của chính phủ và Quyết định số: 251/ĐVN/TCCBLĐ ngày

08-03-1996 của Tổng Cơng ty Điện Lực Việt Nam đổi tên Sở Điện Lực An Giang thành

Điện Lực An Giang trực thuộc Cơng ty Điện Lực 2

- Ngày 03-06-1996, theo Quyết định số: 591/ĐVN/ĐL2.3, Giám Đốc Cơng ty Điện Lực 2 ban hành “Bản điều lệ tổ chức hoạt động của Điện Lực An Giang” với

những quy định: Điện Lực An Giang là doanh nghiệp Nhà nước thành viên trong Cơng ty Điện Lực 2

Trang 11

3 Vị trí, vai trò của Điện Lực An Giang tại địa phương:

Chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn khẳng định doanh nghiệp Nhà nước là

thành phần kinh tế chủ đạo, đóng vai trò định hướng thúc đẩy các thành phần kinh tế

khác phát triển Doanh nghiệp Nhà nước ngoài việc thực hiện sản xuất kinh doanh có

hiệu quả, làm ra của cải cho xã hội, còn phải thực hiện tốt những chủ trương và định

hướng của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ Đặc biệt hơn đối với các doanh

nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh mặt hàng độc quyền thì còn phải thực hiện

nhiệm vụ phục vụ cho nền kinh tế phát triển, phục vụ vì mục tiêu chính trị xã hội

Trong tỉnh An Giang, trước đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên kinh tế

phát triển rất chậm, đời sống tuyệt đại đa số người dân là nông dân còn gặp nhiều khó

khăn Gần đây, cùng với cả nước, An Giang đã và đang tập trung phấn đấu chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành Vì thế, có thể nói để đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ và sản xuất kinh doanh, việc sản xuất và phân phối điện một cách ổn định

là nhu cầu rất lớn Hơn nữa, như chúng ta biết đồng bằng Sông Cửu Long với đặc thù

sông nước có hệ thống giao thông còn rất hạn chế, địa hình cách trở Vì vậy, thực

hiện chủ trương của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh nhà đưa điện về nông thôn là một

chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nhưng để thực hiện thắng lợi, ngành điện cố gắng

rất nhiều từ đầu tư trang thiết bị, thiết kế hệ thống lưới điện

Tóm lại, Điện Lực An Giang giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế

tại địa phương Có thể nói đó là một ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành khác

phát triển Bởi vì, ai cũng biết trong sản xuất kinh doanh và trong sinh hoạt không thể

thiếu điện Đồng thời, giá thành điện năng còn có ý nghĩa quan trọng trong tính giá

thành sản phẩm, giá thành điện thấp sẽ giúp các ngành công nghiệp khác có lợi thế

hơn về giá cả trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Hơn nữa,

dòng điện càng rộng khắp đến các vùng xa sẽ có ý nghĩa góp phần đô thị hoá nông

thôn, có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn Xuất phát từ những điều nói trên mà em tiến

hành chọn đề tài “Công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định tại ĐLAG”

4 Chức năng và nhiệm vụ của Điện Lực An Giang:

Điện Lực An Giang thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh điện năng với

những nhiệm vụ chính như sau:

- Sản xuất, kinh doanh điện năng

- Xây dựng, cải tạo lưới điện phân phối

- Sửa chữa, đại tu thiết bị điện

- Tư vấn và thiết kế lưới điện phân phối

Trang 12

5 Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Điện Lực An Giang:

5.1 Đặc điểm chung:

Điện Lực An Giang là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ

thuộc vào Công ty Điện Lực 2, có con dấu của doanh nghiệp Nhà Nước, được mở tài

khoản tại Ngân hàng, được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty Điện

Lực 2, hoạt động theo quy định của pháp luật và quy chế phân cấp của Công ty

Điện Lực An Giang được Công ty Điện Lực 2 giao vốn, tài sản và nhân lực để

hoạt động, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn đó

5.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý:

5.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Điện Lực An Giang gồm có:

- Ban Giám Đốc: gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc

- Các phòng chức năng, chuyên môn nghiệp vụ

- Các đơn vị trực tiếp sản xuất: chi nhánh điện, đội quản lý đường dây và trạm,

đội xây dựng điện, đội quản lý điện cao thế, tổ phân xưởng cơ điện

5.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:

- Giám Đốc: là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và

chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám Đốc Công ty Giám Đốc có quyền điều

hành cao nhất trong Điện Lực, chịu trách nhiệm trước Công ty về sử dụng có hiệu quả

các nguồn năng lực được giao

- Phó Giám Đốc: được ủy quyền quản lý điều hành một số lĩnh vực theo sự

phân công cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám Đốc Điện Lực

- Các phòng chức năng, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ: căn cứ nhiệm vụ, tổ

chức thực hiện tốt từng lĩnh vực công tác được giao và tham mưu giúp Giám Đốc

Điện Lực trong quản lý, điều hành công tác để Điện Lực hoạt động có hiệu quả

5.2.3 Một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể, chính yếu của các đơn vị:

Phòng Tổ chức – Lao động:

- Tham mưu tổng hợp, giúp Giám Đốc tổ chức quản lý và chỉ đạo các mặt

công tác: tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, tuyển dụng, quản lý hồ sơ cán bộ công

nhân viên

- Nghiên cứu lập kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo, kèm cặp nâng cao

tay nghề cho công nhân, theo dõi quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỹ luật…

Trang 13

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương và bảo hộ lao động,

trình duyệt và tổ chức triển khai thực hiện

- Thực hiện công tác văn thư, quản trị hành chính tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, theo

dõi quản lý và tổ chức thực hiện công tác sửa chữa, xây dựng nội bộ…

- Quản lý y tế cơ quan, tổ chức khám sức khoẻ, khám bệnh cho cán bộ công

nhân viên, công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch…

Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch - Vật tư:

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch hàng quý, năm, lập báo cáo số liệu thống kê

thực hiện kế hoạch ngày, tuần, tháng, năm, lập báo cáo sơ kết, tổng kết

- Tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động kế hoạch sản xuất, kinh

doanh điện năng, sửa chữa, cải tạo xây dựng và phát triển nguồn, lưới điện, kiến trúc,

trang thiết bị phương tiện làm việc…

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý kỹ thuật an toàn, đảm bảo khai thác vận

hành an toàn hệ thống lưới điện, nguồn điện, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện của

khách hàng với chất lượng và ổn định

- Tổ chức cung ứng, bảo quản vật tư, phụ tùng, thiết bị Quản lý cấp phát sử

dụng kịp thời, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác sản xuất, sửa chữa và vận hành các

nguồn điện và lưới điện

Phòng Kinh doanh:

- Theo dõi, quản lý toàn bộ khách hàng sử dụng điện, tổ chức ghi chỉ số điện

tiêu thụ để chuyển về Công ty khai thác hoá đơn bán điện

- Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện và kiểm tra các đơn vị thực hiện đúng quy

trình kinh doanh, quản lý khách hàng, thực hiện giá điện, giá thuê bao điện năng kế,

tính toán thưởng phạt bồi thường và các quy định về sử dụng điện

- Tổ chức tiếp nhận, giải quyết các đơn yêu cầu xin cấp điện, sửa chữa, dịch

vụ, khiếu nại, thắc mắc về sử dụng điện của khách hàng

- Theo dõi quản lý thu hoá đơn bán điện, đảm bảo hoàn thành kế hoạch doanh

thu hàng tháng, quý và năm

Phòng Kế toán – Tài chính:

- Chức năng: là bộ phận tham mưu cho Giám Đốc trong việc quản lý tài chính

và tổ chức hạch toán đúng với chế độ, chính sách và quy định về quản lý tài chính và

hạch toán kế toán của Nhà nước, Tổng Công ty, Công ty và đặc điểm sản xuất kinh

doanh của Điện Lực An Giang (đơn vị)

Trang 14

+ Nghiên cứu quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, phân tích kết quả chi

tiêu về các nguồn vốn, đảm bảo kế hoạch thu chi tài chính được duyệt

+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê, tài chính theo đúng quy định

của Nhà nước và Công ty, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, lập báo cáo kết

quả tiêu thụ, lãi, lỗ về các hoạt động sản xuất khác

+ Theo dõi, phân bổ, kiểm tra vật tư xuất nhập tồn kho, khấu hao tài sản cố

định Giám sát, kiểm tra các hoạt động kế toán, tài chính, thống kê trong toàn doanh

nghiệp

Phòng Thanh tra - Bảo vệ:

- Tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ cơ sở, bảo vệ tài sản, kho tàng trong doanh nghiệp Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ

công nhân viên và khách hàng theo thẩm quyền quy định của pháp luật

- Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy, phòng bảo mật và phương án bảo

vệ các công trình trọng điểm

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống

lụt bão đối với các đơn vị Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương

trong việc tổ chức bảo vệ ngành điện

Phòng điều độ hệ thống điện:

- Cung cấp điện năng an toàn, liên tục cho khách hàng và đảm bảo sự hoạt

động của toàn bộ hệ thống

- Đảm bảo chất lượng điện năng: tần số, điện thế trong phạm vi cho phép

- Đảm bảo biểu đồ phụ tải, vạch ra với phương thức vận hành kinh tế nhất

Tổ phân xưởng cơ điện:

Là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các máy phát điện diesel hiện hữu tại

Long Xuyên, đồng thời có nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn vị sản xuất của doanh nghiệp về công tác sửa chữa, bảo dưỡng các máy phát điện, các loại xe ôtô, và gia

công vật tư, dụng cụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp

Các Chi nhánh điện và Đội:

- Các Chi nhánh điện: là đơn vị cơ sở, thực hiện chức năng kinh doanh điện

năng và sản xuất của ngành điện

• Bán điện cho các khách hàng sử dụng điện trên địa bàn quản lý theo hợp

đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Trang 15

• Phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch chính trị, kinh tế, xã hội của địa

phương Quản lý toàn diện các mặt hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm

trước Điện Lực về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ

thuật được giao

- Đội quản lý đường dây và Trạm: là đơn vị trực tiếp sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý vận hành, sửa chữa toàn bộ hệ thống lưới điện nằm trong khu vực quản lý

- Đội xây dựng điện: là đơn vị trực tiếp sản xuất chịu trách nhiệm nhận thi

công xây dựng, sửa chữa lớn các công trình đường dây và trạm biến thế có cấp điện

áp từ 15 KV trở xuống

- Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế: là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành,

sửa chữa bảo trì toàn bộ hệ thống lưới điện 110 KV thuộc địa bàn quản lý

Trang 16

Sơ đồ 01: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỆN LỰC AN GIANG

PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

PHÒNG KINH DOANH

TỔ

PHÂN XƯỞNG

CƠ ĐIỆN

ĐỘI XÂY DỰNG ĐIỆN

ĐỘI QUẢN LÝ ĐƯỜNG DÂY

ĐỘI QUẢN LÝ ĐZ CAO THẾ

CHI NHÁNH ĐIỆN CHÂU ĐỐC

CHI NHÁNH ĐIỆN TÂN CHÂU

CHI NHÁNH ĐIỆN CHỢ MỚI

PHÒNG

TỔ CHỨC-LAO ĐỘNG

PHÒNG

KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH

PHÒNG ĐIỀU ĐỘ

2 GIÁM

CHI NHÁNH ĐIỆN THOẠI SƠN

Trang 17

Sơ đồ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN

TỔ ĐIỆN HOẶC

TỔ TRỰC SỬA

TỔ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG

-Nhóm vận hành máy phát điện diesel

-Tổ trưởng

-NV q.lý khách hàng -NV q.lý hóa đơn -NV thu tại quầy -CN ghi điện

-CN thu tiền điện -CN phúc tra

-NV phập chỉ số, xoá nợ -KT thu chi

-NV đánh máy-văn thư -CN gắn điện kế

-Tổ trưởng (kiêm quản

Trang 18

5.3 Đặc điểm quản lý Điện Lực An Giang:

- Đường dây cao thế: 69.085 m

- Đường dây trung thế: 8.454.418 m

+ Trạm 110/15 KV Long Xuyên: 2 MBA 40 MVA

+ Trạm 110/35/15 KV Cái Dầu: 1 MBA 25 MVA

+ Trạm 110/35/22 KV Châu Đốc: 1 MBA 40 MVA và 1 MBA 16 MVA

- Các trạm 35/15 KV:

+ Trạm 35/15 KV Tân Châu: 4 MBA 6,3 MVA

+ Trạm 35/15 KV Phú Tân: 2 MBA 4 MVA và 1 MBA 6,3 MVA

+ Trạm 35/15 KV An Phú: 1 MBA 4 MVA và 1 MBA 2,5 MVA

+ Trạm 35/15 KV Tịnh Biên: 2 MBA 4 MVA

Trang 19

5.3.4 Tình hình cụ thể nguồn điện diesel đang quản lý:

KHU VỰC MÁY DIESEL CS ĐẶT (KW) CS KHẢ DỤNG (KW)

6.1 Chính sách kế toán áp dụng tại Điện Lực An Giang:

- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hằng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp

chuyển đổi các đồng tiền khác: đồng Việt Nam

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký - Sổ Cái

- Phương pháp kế toán tài sản cố định: giá gốc

+ Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: giá thực tế

+ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: giá gốc

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: kiểm kê

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: bình quân gia quyền

- Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: không

Trang 21

TRẢ, PHẢI THU

KẾ TOÁN SCL,NTTC,

SX KHÁC

KẾ TOÁN XDCB

KẾ TOÁN CHUYÊN THU

KẾ TOÁN

HĐ GTGT

KẾ TOÁN XOÁ NỢ TIỀN ĐIỆN

KẾ TOÁN TỔNG HỢP, CÁC QŨY, TẠM ỨNG

THỦ QŨY CHÍNH PHỤ PHỤ

Trang 22

7 Những thuận lợi và khó khăn của Điện Lực An Giang:

- Lực lượng lao động trẻ có trình độ năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần kỷ luật cao, tận tình trong công việc

7.2 Khó khăn:

- Tài sản cố định phần lớn đã có thời gian sử dụng quá lâu, cũ kỹ và lạc hậu Vốn lưu động của Công ty quá ít

- Cơ sở vật chất nhất là ở các chi nhánh điện còn thiếu thốn

8 Tình hình vốn sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh: (thời điểm

31-12-2003)

Nguồn vốn kinh doanh: 119.469.806.185 đ

- Nguồn vốn cố định: 117.955.797.603 đ

- Nguồn vốn lưu động: 1.514.008.582 đ

Tổng nguyên giá tài sản cố định: 353.192.462.795đ

Với kết cấu và quy mô vốn như vậy, doanh nghiệp đã cố gắng làm tốt công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, công tác quản lý kỹ thuật, đáp ứng được sự tăng trưởng của các ngành kinh tế quốc dân và phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt của nhân dân, hiệu quả sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước giao Kết quả cụ thể như sau:

Điện thương phẩm ngày càng tăng:

Trang 23

Biểu đồ 01: BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG ĐIỆN THƯƠNG PHẨM

475

-50 100

Năm

Trang 24

Bảng 01: BẢNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH

TẠI ĐIỆN LỰC AN GIANG

NĂM 2002 NĂM 2003 STT CHỈ TIÊU ĐVT

KH TH TH/KH KH TH TH/KH

SO SÁNH KH03/TH02

TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN

2 Cho nội bộ các Điện lực trong Công ty kwh 58.526.944 - 19.243.102 - 0,33

Trang 25

NĂM 2002 NĂM 2003 STT CHỈ TIÊU ĐVT

KH TH TH/KH KH TH TH/KH

SO SÁNH KH03/TH02

TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN

1 2 3 4 5 = 4/3 6 7 8 = 7/6 9 = 6/4 10 = 7/4

3 Điện thương phẩm kwh 380.000.000 395.371.010 1,04 475.000.000 475.657.060 1,00 1,20 1,20

- Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản kwh 8.000.000 9.134.971 1,14 13.000.000 15.680.004 1,21 1,42 1,72

- Công nghiệp, xây dựng kwh 102.000.000 104.205.426 1,02 157.000.000 150.777.704 0,96 1,51 1,45

- Thương nghiệp, khách sạn, nhà kwh 13.000.000 10.863.934 0,84 14.000.000 14.645.459 1,05 1,29 1,35

- Quản lý và tiêu dùng dân cư kwh 242.000.000 254.575.815 1,05 271.000.000 274.200.142 1,01 1,06 1,08

- Các hoạt động khác kwh 15.000.000 16.590.864 1,11 20.000.000 20.353.751 1,02 1,21 1,23

III Điện năng tổn thất kwh 34.159.500 42.148.287 1,23 41.242.000 46.154.569 1,12 0,98 1,10

Trang 26

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1 KHÁI NIỆM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, VỐN CỐ ĐỊNH:

Mọi doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết phải cĩ tư liệu lao động Tư liệu lao động là điều kiện khơng thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Tư liệu lao động cĩ nhiều loại như máy mĩc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các cơng trình kiến trúc,…Tư liệu lao động cĩ rất nhiều loại, mỗi loại đều cĩ cơng dụng khác nhau, nhưng chúng đều cĩ chung một tính chất là giữ vai trị làm mơi giới trong quá trình lao động, và tạo nên mối quan hệ giữa người sản xuất với đối tượng lao động

Trong nền kinh tế hàng hĩa - tiền tệ, việc mua sắm và quản lý tư liệu lao động địi hỏi phải sử dụng tiền Vì vậy mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải ứng trước một số tiền nhất định để mua sắm tài sản cố định hữu hình và vơ hình, đây được coi là vốn cố định Do vậy, đặc điểm vận động của tài sản cố định sẽ quyết định sự vận động tuần hồn của vốn cố định

1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định:

1.1.1 Khái niệm tài sản cố định (TSCĐ):

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, chúng tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp TSCĐ khơng thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng vào việc sản xuất, kinh doanh cho đến lúc bị hư hỏng hồn tồn Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mịn dần, phần giá trị hao mịn này di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ TSCĐ là loại hàng hố cĩ giá trị và giá trị sử dụng, nĩ là một sản phẩm của lao động được trao đổi mua bán trên thị trường tư liệu sản xuất TSCĐ

là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định

Do vậy, vốn cố định của doanh nghiệp cũng cĩ đặc điểm tương tự như tài sản cố định Vốn cố định cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh dưới dạng chi phí khấu hao tương ứng với phần giá trị hao mịn Như thế, sau nhiều quá trình sản xuất kinh doanh, phần vốn cố định cũng sẽ giảm dần, ngược lại phần vốn luân chuyển cũng tăng lên, kết thúc quá trình này, số tiền khấu hao đã thu hồi đủ để tái tạo một tài sản cố định mới Lúc này, TSCĐ cũng hư hỏng hồn tồn cùng với vốn cố định đã kết thúc một vịng luân chuyển

1.1.2 Đặc điểm của tài sản cố định:

Trang 27

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu

- Về giá trị được luân chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mỗi chu kỳ kinh doanh Hay nói cách khác, cứ sau mỗi chu kỳ kinh doanh giá trị TSCĐ được tách thành hai phần: một phần luân chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh kỳ này và phần còn lại sẽ được “cố định” chờ để luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo Và cứ như thế cho đến khi nào TSCĐ hết thời gian sử dụng thì TSCĐ mới chấm dứt một vòng tuần hoàn luân chuyển giá trị

Từ những đặc điểm trên, rút ra yêu cầu đối với người quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp:

- Trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể bị hư hại: yêu cầu đòi hỏi phải sửa chữa tài sản, khi nào? Chi phí sửa chữa bao nhiêu? So sánh chi phí sửa chữa, thời gian sử dụng còn lại với chi phí mua sắm TSCĐ mới, và thời gian sử dụng mới cũng như hiệu quả mang lại

- Do TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài nên trong quá trình sử dụng mặt bằng giá thực tế thay đổi so với mặt bằng giá vào thời điểm mua TSCĐ: yêu cầu phải đánh giá lại TSCĐ

- TSCĐ không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình sử dụng, muốn thay đổi TSCĐ mới thì phải thanh lý TSCĐ cũ: yêu cầu quan tâm và xác định TSCĐ theo nguyên giá

Do TSCĐ bị hao mòn dần: yêu cầu người quản lý phải tính khấu hao TSCĐ Giá trị TSCĐ vô hình tăng lên hay giảm xuống tuỳ thuộc vào uy tín và tài quản lý của lãnh đạo đơn vị Vì thế khi chọn lựa người quản lý điều hành phải cân nhắc kỹ lưỡng

1.2 Khái niệm vốn cố định:

Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về những tư liệu lao động chủ yếu

mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần giá trị từng bộ phận vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời gian sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển

Vốn cố định phản ánh bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp Như mọi người đều biết tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội Bởi vậy vốn cố định có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích khấu hao và thanh lý TSCĐ, mặt khác lại tăng thêm giá trị do đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành hoặc mua sắm mới TSCĐ Như vậy, giá trị vốn cố định sẽ được thay đổi một cách dần dần: giảm phần giá trị TSCĐ sản xuất kinh doanh đã

Trang 28

chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành hoặc chi phí kinh doanh và tăng thêm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp có sự khác biệt ở chỗ là: lúc mới bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp có vốn cố định bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ Về sau giá trị của vốn cố định thường là thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích

Việc đổi mới TSCĐ và tăng thêm vốn cố định trong các ngành kinh tế đã có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước

Việc tăng cường và đổi mới số lượng, chất lượng TSCĐ trong sản phẩm công nghiệp vừa là xu hướng phát triển tất yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, vừa đòi hỏi hết sức bức thiết trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời nó là cơ sở của việc tăng hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp qua việc tăng năng suất lao động và tăng sản lượng, cũng như tăng uy tín của doanh nghiệp trong thương trường kinh doanh

1.3 Xác định nguyên giá tài sản cố định:

1.3.1 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

1.3.1.1 Tài sản cố định hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ; chí phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ… Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm

và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay

1.3.1.2 Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá

Trang 29

trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi

1.3.1.3 Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi

ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội

bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất)

1.3.1.4 Tài sản cố định hữu hình được cấp, được chuyển đến…

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến… là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển… hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)…

Riêng nguyên giá TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

1.3.1.5 Tài sản cố định hữu hình được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa… là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…

1.3.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình:

Trang 30

Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

1.3.2.1 Tài sản cố định vô hình loại mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình loại mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi

ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay

1.3.2.2 Tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi

1.3.2.3 Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không được xác định là TSCĐ vô hình mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

1.3.2.4 Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính

1.3.3 Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính:

Trang 31

Phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê

1.3.4 Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các

trường hợp sau:

- Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật;

- Nâng cấp TSCĐ;

- Tháo gỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ;

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành

2 PHÂN LOẠI VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

2.1 Phân loại tài sản cố định:

Việc quản lý TSCĐ và sử dụng vốn cố định là công việc phức tạp và khó khăn nhất là

ở các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn cố định lớn, phương tiện kỹ thuật tiên tiến.Vì vậy để quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cần thiết phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng tài sản, đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại, nhóm tài sản

Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau đây:

2.1.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:

Theo phương pháp này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp chia thành hai loại: loại TSCĐ hữu hình (TSCĐ có hình thái vật chất) và loại TSCĐ vô hình (TSCĐ không có hình thái vật chất)

- Loại tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật

chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được) thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ truyền dẫn, vật kiến trúc

Trang 32

+ Phải thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây: (theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ)

• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

• Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;

• Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên

+ Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi

bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập

- Loại tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện

một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…Tiêu chuẩn

và cách nhận biết TSCĐ vô hình:

+ Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 3 Mục II của Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

+ Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thoả mãn được bảy điều kiện sau:

• Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

• Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

• Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

• Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

• Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

Trang 33

• Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

• Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình

+ Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

Với cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách khá toàn diện và chi tiết từng bộ phận cơ cấu đầu tư để từ đó, một mặt có những biện pháp kịp thời điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh, mặt khác có thể đề ra các biện pháp quản lý, tính toán khấu hao chính xác và hợp lí

2.1.2 Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế:

Theo phương pháp này có thể chia TSCĐ ra làm hai loại lớn là TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ hữu hình và vô

hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, những TSCĐ không có hình thái vật chất khác…

- Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những tài sản dùng cho các

hoạt động sản xuất phụ và những tài sản dùng cho phúc lợi công cộng gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh phụ, nhà cửa và phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hoá, nghiên cứu thí nghiệm, nhà ở và các công trình phúc lợi tập thể…

Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ và trình độ

cơ giới hoá của doanh nghiệp từ đó kiểm tra được mức độ bảo đảm đối với nhiệm vụ sản xuất và có phương hướng cải tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

2.1.3 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:

Căn cứ vào tình hình sử dụng có thể chia TSCĐ ra thành các loại: TSCĐ đang sử dụng; TSCĐ chưa sử dụng; TSCĐ không cần sử dụng chờ thanh lý

- TSCĐ đang sử dụng: đây là tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các

quá trình sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệp, tỷ trọng TSCĐ đã đưa vào sử dụng

so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao

Trang 34

- TSCĐ chưa sử dụng: đây là những tài sản của doanh nghiệp do những nguyên

nhân chủ quan, khách quan mà chưa thể đưa vào sử dụng như: tài sản dự trữ, tài sản mua sắm xây dựng thiết bị chưa đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp chạy thử

- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: là những tài sản đã hư hỏng không sử dụng

được, hoặc còn sử dụng được nhưng lạc hậu về mặt kỹ thuật đang chờ đợi giải quyết

Phương pháp phân loại này, giúp người quản lý thấy rõ tình hình thực tế sử dụng TSCĐ về số lượng và chất lượng để có phương hướng sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp hợp lý hơn

2.1.4 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:

Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia TSCĐ thành TSCĐ tự có và TSCĐ đi thuê Phân loại theo cách này giúp cho người quản lý thấy được năng lực thực tế của doanh nghiệp mà khai thác, sử dụng hợp lý TSCĐ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả của đồng vốn

2.1.5 Phân loại tài sản cố định theo hình thức đầu tư vốn:

Căn cứ vào hình thức đầu tư vốn thì TSCĐ được phân ra thành các loại:

- TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp: là những TSCĐ

tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hoá, và dich vụ của đơn vị

- TSCĐ dùng cho hoạt động đầu tư tài chính: là những TSCĐ đang trong quá trình

hoạt động góp vốn liên doanh, cho thuê tài chính, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp

Phân loại theo hình thức đầu tư góp vốn giúp cho người quản lý nắm được kết cấu TSCĐ dùng vào loại hình đầu tư kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp trên cơ sở đó đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của từng loại hình hoạt động

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu TSCĐ như:

Trang 35

2.2.1 Tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ:

Các doanh nghiệp thuộc loại hình công nghiệp nhẹ như công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn Các doanh nghiệp thuộc loại hình công nghiệp nặng như công nghiệp điện, phần lớn TSCĐ là thiết bị động lực và thiết bị truyền dẫn, còn công nghiệp cơ khí thì TSCĐ phần lớn lại là máy móc, thiết bị sản xuất

2.2.2 Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Tăng cường bộ phận tích cực của TSCĐ, trước hết là máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, thiết bị truyền lực…sẽ dẫn đến tăng sản lượng hàng hoá, nhà cửa, dụng cụ kinh doanh sản xuất và các TSCĐ khác thuộc về bộ phận hỗ trợ bởi chúng không trực tiếp tác động vào đối tượng lao động, mà chỉ tạo điều kiện để tiến hành sản xuất bình thường Bởi vậy cần chú trọng đến mối quan hệ hợp lý của tỷ trọng giữa bộ phận tích cực và bộ phận hỗ trợ của TSCĐ Ở những doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao thì máy móc thiết

bị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ trọng nhỏ Ở những doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất thấp thì ngược lại

Ngoài ra còn do ảnh hưởng của việc cải tiến chất lượng thành phần cấu tạo của TSCĐ trong một số ngành sản xuất (ngành công nghiệp điện, cơ khí và chế biến kim loại…), cũng như do tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản đã cho phép làm tăng năng lực sản xuất ở một số ngành gang, thép, phân hoá học, xi măng, giày da, sản phẩm ngành dệt… do đó tăng tỷ trọng máy móc thiết bị, vật kiến trúc, thiết bị truyền động lực, phương tiện vận tải…

2.2.3 Phương tiện tổ chức sản xuất:

Ở những doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền, công cụ vận chuyển trong nội bộ chiếm tỷ trọng thấp Ở những doanh nghiệp tổ chức sản xuất không theo lối dây chuyền thì ngược lại

Nghiên cứu kết cấu TSCĐ, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm tra vốn đầu tư xây dựng cơ bản và là căn cứ để ra quyết định đầu tư trong từng ngành kinh tế

3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ KỸ THUẬT VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH:

3.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ:

TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Số lượng và giá trị TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Đầu tư trang bị máy móc thiết bị là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm… Mặt khác sử dụng hết công suất và có hiệu quả TSCĐ hiện có cũng là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế

Trang 36

hoạch sản xuất và các kế hoạch khác Vì thế cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình trang bị TSCĐ, máy móc thiết bị trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có những ý nghĩa như sau:

+ Chỉ trên cơ sở phân tích mới có hướng đầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lý

+ Qua phân tích mới có biện pháp sử dụng triệt để số lượng thời gian và công suất của máy móc thiết bị, TSCĐ khác

Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ bao gồm: + Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TSCĐ, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ

và ảnh hưởng của nó đến sản xuất của doanh nghiệp

+ Đề ra biện pháp nhằm sử dụng TSCĐ có hiệu quả

3.2 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định:

3.2.1 Phân tích biến động cơ cấu tài sản cố định:

Cơ cấu TSCĐ là mối quan hệ tỷ trọng từng loại TSCĐ trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị

Phân tích cơ cấu TSCĐ là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ trên cơ sở đó có hướng đầu tư xây dựng TSCĐ một cách hợp lý

Xu hướng chung, cơ cấu TSCĐ biến động được đánh giá là hợp lý khi:

+ Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng và TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng và chờ thanh lý thì TSCĐ đang dùng chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng, TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh

lý phải chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng

+ Xét trong mối quan hệ giữa TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản xuất kinh doanh thì TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tỷ trọng, còn TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về số tỷ trọng

+ Xét trong mối quan hệ giữa các loại TSCĐ dùng trong sản xuất: trong đó TSCĐ dùng trong sản xuất bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, thiết bị động lực,

hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường và dụng cụ làm việc, phương tiện vận tải Trong TSCĐ chung thì có loại trực tiếp tham gia sản xuất được gọi là các phương tiện kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật bao gồm: thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường và làm việc Đối với đa số các xí nghiệp công nghiệp máy móc thiết bị sản xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của xí nghiệp Các loại TSCĐ khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất

Trang 37

+ Xét trong mối quan hệ giữa các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất, bao gồm: TSCĐ bán hàng (tiêu thụ sản phẩm); TSCĐ quản lý chung

• TSCĐ bán hàng: bao gồm các loại TSCĐ phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là: kho chứa thành phẩm; hàng hóa, cửa hàng, phương tiện vận tải, các công cụ; dụng cụ bán hàng, tiếp thị…

• TSCĐ quản lý là TSCĐ phục vụ cho hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp,

cụ thể: văn phòng và phương tiện làm việc của các phòng ban chức năng, dụng cụ, công

cụ và các phương tiện kỹ thuật…

3.2.2 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định:

Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng Để phân tích những vấn đề này thường dùng các chỉ tiêu sau:

Hệ số trang bị chung TSCĐ =

Giá trị TSCĐ

Số CNSX bình quân + Hệ số trang bị chung TSCĐ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ (nguyên giá hoặc giá trị còn lại) Hệ số càng lớn chứng tỏ trang bị chung càng cao và ngược lại

Hệ số trang bị kỹ

thuật cho CN =

Giá trị TSCĐ (của phương tiện kỹ thuật)

Số CNSX bình quân + Hệ số trang bị kỹ thuật cho công nhân phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng của các phương tiện kỹ thuật (nguyên giá hoặc giá trị còn lại) Hệ số trang bị kỹ thuật càng lớn chứng tỏ tình hình trang bị trực tiếp cho công nhân càng cao và ngược lại

+ Xu hướng chung là tốc độ tăng của hệ số trang bị kỹ thuật phải nhanh hơn tốc

độ tăng của hệ số trang bị chung, có như vậy mới thực sự tăng được năng lực sản xuất, tạo điều kiện tăng nhanh năng suất lao động

Việc trang bị TSCĐ bán hàng nhiều hay ít có ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân viên bán hàng, đến khả năng tăng doanh thu tiêu thụ hàng hoá Do đó khi phân tích biến động của TSCĐ bán hàng phải được xem xét trong mối quan hệ với năng suất lao động của nhân viên bán hàng và doanh thu tiêu thụ

Việc trang bị TSCĐ quản lý có ảnh hưởng đến năng suất lao động của các nhân viên phòng ban nghiệp vụ, đến kết quả điều hành hoạt động chung của toàn doanh nghiệp

3.2.3 Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định:

Trang 38

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa Nhận biết, đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét TSCĐ còn mới hay cũ là vấn đề rất quan trọng nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ Để nhận biết TSCĐ còn mới hay cũ cần thiết phải phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ

Chỉ tiêu dùng để phân tích: hệ số hao mòn TSCĐ

0 < Hệ số hao mòn TSCĐ = Số đã khấu hao TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ < 1

- Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ

- Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 0, chứng tỏ TSCĐ được đổi mới, doanh nghiệp có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ khác của doanh nghiệp

3.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định:

3.3.1 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Đối với kỹ thuật, thì chỉ tiêu số lượng là toàn bộ giá trị thiết bị máy móc, chỉ tiêu chất lượng chính là hiệu suất của thiết bị máy móc

Như vậy chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Giá trị sản lượng

Nguyên giá bình quân TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng nhiều tiến

bộ và ngược lại

Giá trị nguyên thủy TSCĐ bình quân trong kỳ thông thường dùng giá trị nguyên thủy (hoặc đánh giá lại) bình quân trong kỳ chứ không dùng giá trị nguyên thủy TSCĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ cũng không dùng giá trị còn lại sau khi đã trừ khấu hao

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ nói trên có thể phản ánh khái quát được tình hình

sử dụng TSCĐ nhưng vì doanh thu và TSCĐ đều tính ra tiền nên thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp tình hình cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác được

Trang 39

3.3.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất (MMTB):

3.3.2.1 Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB:

Sử dụng tốt thời gian của máy móc thiết bị là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, tăng khối lượng công việc hoàn thành Bởi vì trong điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp với số lượng máy móc thiết bị và công suất nhất định nếu sử dụng triệt để thời gian của máy móc sẽ nâng cao kết quả sản xuất của doanh nghiệp Vì thế cần thiết phải đánh giá, phân tích tình hình sử dụng thời gian của máy móc thiết bị để có biện pháp sử dụng có hiệu quả

Trong doanh nghiệp có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau, tùy theo đặc điểm, loại hình doanh nghiệp, tùy theo đặc tính kỹ thuật của từng loại máy móc thiết bị mà chỉ tiêu dùng để phân tích sẽ khác nhau

Ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số giữa giờ máy làm

việc theo chế độ và giờ

máy làm việc theo lịch =

Σ số giờ máy làm việc theo chế độ

Σ số giờ máy làm việc theo lịch

Hệ số sử dụng

thời gian chế độ = Σ số giờ máy làm việc có hiệu lực Σ số giờ máy làm việc theo chế độ

Trong đó:

+ Tổng số giờ máy theo lịch: là thời gian tính theo dương lịch (T1)

+ Tổng số giờ máy nghỉ theo chế độ: là số giờ máy nghỉ vào ngày lễ, chủ nhật, nghỉ ngoài ca theo quy định (T2)

+ Tổng số giờ máy theo chế độ (T3): T3 = T1- T2

+ Tổng số giờ máy nghỉ thực tế: là tổng số giờ máy nghỉ để sửa chữa lớn thực tế, nghỉ vì lý do cúp điện, thiếu nguyên vật liệu…(T4)

+ Tổng số giờ máy làm thêm: là số giờ máy làm thêm vào ngày lễ, ngày chủ nhật, làm thêm ngoài ca theo quy định (T5)

+ Tổng số giờ máy làm có hiệu lực thực tế (T6): T6 = T3 + T5 – T4

• Hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch phản ánh tình hình tăng

ca để tăng thêm thời gian làm việc của máy móc thiết bị, bởi vì thời gian nghỉ vào lễ và chủ nhật cố định, nếu doanh nghiệp tăng ca thì thời gian làm việc theo chế độ tăng lên và

hệ số giữa giờ máy theo chế độ và giờ máy theo lịch cũng tăng Trong điều kiện khoa học

kỹ thuật phát triển nhanh thì đây là biện pháp giảm hao mòn vô hình TSCĐ

Trang 40

• Hệ số sử dụng thời gian chế độ phản ánh tình hình tận dụng quỹ thời gian chế

độ Nếu chỉ tiêu này tăng lên do doanh nghiệp giảm thời gian ngừng máy vì thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu, do máy hỏng… thì đánh giá tích cực, ngược lại tăng lên do tận dụng, bố trí thêm giờ, thêm ca cho công nhân vào ngày lễ và chủ nhật là biểu hiện không tốt Nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ thời gian ngừng máy tăng là biểu hiện không tốt cần tìm biện pháp khắc phục

3.3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng năng lực của MMTB:

Tận dụng tối đa, năng lực của máy móc thiết bị là một biện pháp quan trọng khác

để nâng cao sản lượng, tăng khối lượng công việc hoàn thành và hạ giá thành sản phẩm,

vì thế cần phải phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy móc, thiết bị để đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp

Tùy theo đặc điểm tính chất sản xuất của ngành và đặc tính kỹ thuật của từng loại TSCĐ ta sử dụng chỉ tiêu phân tích thích hợp

Đối với các loại công cụ:

Sản lượng bình

quân 1 giờ máy =

Sản lượng trong kỳ

Số giờ làm việc trong kỳ của MMTB

3.3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thiết bị đến kết quả sản xuất:

Các khả năng tiềm tàng của TSCĐ biểu hiện chủ yếu ở các thiết bị sản xuất Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại thiết bị sản xuất khác nhau Đối với những thiết

bị chủ yếu, có ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất, thì thường được doanh nghiệp quan tâm, thông qua quá trình phân tích đánh giá Phân tích các nhân tố của thiết bị tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, bao gồm ba nhân tố tác động Số lượng thiết bị thực tế tham gia hoạt động sản xuất thời gian sử dụng của thiết bị, căn cứ số giờ trong thiết kế,

và hiệu suất sử dụng đem lại kết quả cao hay thấp

Mục tiêu thực hiện phân tích này để tăng cường công tác tổ chức quản lý, nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng sử dụng các thiết bị vào sản xuất

Để đánh giá tổng quát các nhân tố của việc sử dụng số lượng, thời gian và hiệu suất của thiết bị ta có thể dùng phương pháp kinh tế sau:

Giá trị

sản lượng =

Số lượng thiết bị x

Số ngày làm việc x

Số ca làm việc trong ngày x

Số giờ trong ca x

NSSD giờ

Ở đây ký hiệu NSSD là năng suất sử dụng máy móc thiết bị

Hoặc:

Ngày đăng: 26/03/2013, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01 :                        SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỆN LỰC AN GIANG - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Sơ đồ 01 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐIỆN LỰC AN GIANG (Trang 16)
Sơ đồ 02:      SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Sơ đồ 02 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH ĐIỆN (Trang 17)
5.3.4. Tình hình cụ thể nguồn điện diesel đang quản lý: - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
5.3.4. Tình hình cụ thể nguồn điện diesel đang quản lý: (Trang 19)
Nhật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
h ật ký - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết (Trang 20)
Sơ đồ 03 :                   SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Sơ đồ 03 SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ (Trang 20)
Sơ đồ 04:         SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA ĐIỆN LỰC - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Sơ đồ 04 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA ĐIỆN LỰC (Trang 21)
Bảng 01: B ẢNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH                                                                                  TẠI ĐIỆN LỰC AN GIANG - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 01 B ẢNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI ĐIỆN LỰC AN GIANG (Trang 24)
Bảng 02:      BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 02 BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 55)
Các phịng chức năng và đơn vị quản lý TSCĐ thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện TSCĐ, kiểm kê định kỳ hàng năm, nắm chắc lý lịch TSCĐđểđịnh bảo d ưỡ ng,  thay thế các bộ phận và sửa chữa lớn TSCĐ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
c phịng chức năng và đơn vị quản lý TSCĐ thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện TSCĐ, kiểm kê định kỳ hàng năm, nắm chắc lý lịch TSCĐđểđịnh bảo d ưỡ ng, thay thế các bộ phận và sửa chữa lớn TSCĐ (Trang 58)
Bảng 03: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 03 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 59)
Bảng 03 :                                     TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 03 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 59)
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ KỸ THUẬT: 2.1.  Phân tích tình hình trang bị tài sản cốđịnh:  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ KỸ THUẬT: 2.1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cốđịnh: (Trang 61)
Bảng 04 :                 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TSCĐ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 04 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TSCĐ (Trang 61)
Bảng 05: B ẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 05 B ẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 (Trang 64)
Bảng 05: B ẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 05 B ẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 (Trang 64)
Bảng 05 :                                                BẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 05 BẢNG TĂNG GIẢM TSCĐ NĂM 2002 (Trang 64)
Qua vi ệc phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ, cĩ nhận xét là trong năm đơn vị đã đầu tư vào TSCĐđể phát triển mạng lưới điện, là một dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quy mơ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
ua vi ệc phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ, cĩ nhận xét là trong năm đơn vị đã đầu tư vào TSCĐđể phát triển mạng lưới điện, là một dấu hiệu tốt cho việc mở rộng quy mơ (Trang 68)
Bảng 07:           PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TSCĐ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 07 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ TSCĐ (Trang 68)
Bảng 08: PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TSCĐ NĂM 2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 08 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TSCĐ NĂM 2003 (Trang 69)
2.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định: - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
2.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định: (Trang 69)
Bảng 08 :       PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TSCĐ NĂM 2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 08 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TSCĐ NĂM 2003 (Trang 69)
3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MĨC THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ  VỀ  SỬ  DỤ NG MÁY MĨC  THIẾT BỊĐẾN SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT:  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MĨC THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VỀ SỬ DỤ NG MÁY MĨC THIẾT BỊĐẾN SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT: (Trang 70)
Bảng 09:      PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 09 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ (Trang 70)
3.2. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy mĩc thiết bị và ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy mĩc thiết bịđến sản lượng điện sản xuất:  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
3.2. Phân tích tình hình sử dụng năng lực của máy mĩc thiết bị và ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng máy mĩc thiết bịđến sản lượng điện sản xuất: (Trang 71)
Bảng 10:      PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LỰC - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 10 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LỰC (Trang 71)
Bảng 11: B ẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 11 B ẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ (Trang 74)
Tĩm l ại, từ việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của ĐLAG, đưa ra một số kết luận như sau:  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
m l ại, từ việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ của ĐLAG, đưa ra một số kết luận như sau: (Trang 74)
Bảng 11 :                BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 11 BẢNG TÍNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ (Trang 74)
Bảng 12: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH SO SÁNH  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 12 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH SO SÁNH (Trang 76)
Hi ệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng các chỉ tiêu trong bảng phân tích sau đây:  - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
i ệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng các chỉ tiêu trong bảng phân tích sau đây: (Trang 76)
Bảng 12 :      PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 12 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH (Trang 76)
Bảng 14: B ẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ QUA HAI NĂM 2002-2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 14 B ẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ QUA HAI NĂM 2002-2003 (Trang 79)
Bảng 14:                             BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ QUA HAI NĂM 2002 - 2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 14 BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ QUA HAI NĂM 2002 - 2003 (Trang 79)
Bảng 14: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU                                                              NĂM 2003                                                             NĂM 2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 14 TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2003 NĂM 2003 (Trang 82)
Bảng 14: TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU                                                              NĂM 2003                                                             NĂM 2003 - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 14 TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2003 NĂM 2003 (Trang 82)
Bảng 14 :        TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định tại điện lực An Giang
Bảng 14 TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w