Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
12,58 MB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như Việt Nam, tại Mỹ năm 2008 phát hiện gần 22.000 BN mới mắc và 10.800 BN chết vì UT dạ dày. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị, UTDD vẫn là nguyên nhân tử vong thứ hai do ung thư (UT) và đứng thứ tư trong các UT thường gặp trên toàn thế giới. Vì vậy trong chẩn đoán và điều trị vẫn còn là một thách thức lớn với các nhà thực hành lâm sàng . Đặc trưng của bệnh là sự phân bố không đồng đều giữa các vùng miền địa lý và giới tính. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ mắc UTDD cao. Theo tổ chức quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) công bố tại GLOBALC ở Việt Nam năm 2008 có tỷ lệ mắc UTDD cao ở cả hai giới, nam giới là 36,0/100.000 dân, đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi, ở nữ giới là 26,1/100.000 dân, đứng hàng thứ ba sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Sự phân bố theo vị trí giải phẫu và thể mô bệnh học cũng có những thay đổi đáng lưu ý, tỷ lệ UT phần trên và UT thể lan tỏa, kém biệt hóa gặp ngày càng nhiều trong khoảng 30 năm trở lại đây. Do các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, mờ nhạt dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính của dạ dày nên việc chẩn đoán bệnh còn nhiều khó khăn, do đó phần lớn BN đến viện ở giai đoạn muộn, khi u xâm lấn rộng vượt quá phạm vi dạ dày hoặc có di căn xa, không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Điều trị ung thư dạ dày chủ yếu là phẩu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ dạ dày. Tùy theo giai đọan mức độ xâm lấn của u mà có thể cắt thêm các tạng lân cận kết hợp với vét hạch vùng có nguy cơ di căn. Các biện pháp điều trị 2 hóa chất và xạ trị đóng vai trò bổ trợ hoặc điều trị triệu chứng. Bao gồm điều trị hóa chất đơn thuần hoặc hóa – xạ phối hợp, điều trị miễn dịch, sinh học….tùy theo giai đoạn bệnh, xếp độ mô bệnh học. Đối với UTDD giai đoạn muộn không có chỉ định phẩu thuật triệt căn, điều trị với mục đích chủ yếu là kiểm soát tốt triệu chứng, hạn chế sự phát triển của khối u, kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Trên Thế giới có nhiều nghiên cứu về điều trị hóa chất cho UTDD giai đoạn muộn, không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn và đã cho những kết quả khả quan. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về UTDD muộn, nhưng các nghiên cứu còn ít, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về điều trị hóa chất phác đồ XELOX cho UT giai đoạn này. Từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả hóa trị triệu chứng phác đồ XELOX cho ung thư dạ dày giai đoạn muộn” nhằm hai mục tiêu như sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến dạ dày giai đoạn muộn không còn khả năng phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện K từ năm 2011- 2013. 2. Đánh giá đáp ứng với điều trị và độc tính của hóa trị triệu chứng phác đồ XELOX. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. DỊCH TỄ HỌC UTDD 1.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh Tỷ lệ mắc UTDD ở đa số các nước phương Tây đã giảm một cách rõ rệt trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, tính trên toàn Thế giới, UTDD hiện vẫn là một trong những bệnh UT phổ biến, đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư. Ước tính có khoảng 990.000 ca mới mắc và 738.000 trường hợp tử vong vào năm 2008. Ở Việt Nam, theo đánh giá tình hình bệnh UT trong giai đoạn 2001-2004, UTDD đứng thứ hai trong 10 bệnh ung thư thường gặp ở cả 2 giới (sau ung thư phổi ở nam và sau ung thư vú ở nữ). Tỷ lệ UTDD rất khác biệt giữa các vùng địa lý. Khoảng 60% UTDD xuất hiện ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở Đông Á, Nam Mỹ và Đông Âu trong khi tỷ lệ mắc thấp nhất là ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, và hầu hết các nước ở Châu Phi và Đông Nam Á. Một sự khác biệt trong tỷ lệ mắc bệnh và tử vong từ Bắc tới Nam đã được quan sát thấy ở nhiều quốc gia, với các vùng miền Bắc có nguy cơ tử vong cao hơn so với miền Nam. Sự biến thiên này đặc biệt được lưu tâm ở bán cầu Nam, trong khi ở bán cầu Bắc, nguy cơ tử vong có xu hướng cao hơn ở phía Nam. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ mới mắc UTDD cao nhất, Theo Globocan 2008 Tỉ lệ mắc bệnh UTDD ở Việt Nam là: đối với nam giới là 36,0/100.000; nữ giới là 26,1/100.000. 1.1.2. Tuổi và giới UTDD rất ít gặp ở lứa tuổi dưới 40, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần từ sau tuổi 40 và tiếp tục tăng nhanh từ sau 70 tuổi. Nam giới gặp nhiều hơn nữ giới ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Một nghiên cứu đánh giá tình hình 4 UTDD giai đoạn muộn tại Bệnh viện K cho thấy, tuổi mắc bệnh trung bình ở nam là 56,4 và ở nữ là 52,5; tỷ lệ nam/nữ là 3,7/1 . Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây, có sự gia tăng đáng báo động về tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi, đặc biệt là những người dưới 40 tuổi. 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ Quá trình hình thành UTDD có sự tham gia của nhiều yếu tố nguy cơ 1.1.3.1. Vai trò của Helicobacter pylori (H.pylori) Vai trò của H.pylori trong UTDD đã được chứng minh trong hơn một thập kỷ trở lại đây và được WHO, IARC coi là một tác nhân gây UT rõ ràng. Quá trình hình thành UTDD từ teo niêm mạc dạ dày dẫn tới dị sản, loạn sản và UT. Nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp nhất là H.pylori. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm H.pylori gây viêm niêm mạc vùng thân vị dẫn tới teo niêm mạc và dị sản ruột. Nhiễm H.pylori làm tăng nguy cơ UTDD lên gấp 6 lần. 1.1.3.2. Các yếu tố môi trường và chế độ ăn uống Sự hình thành UTDD là một quá trình đan xen của nhiều yếu tố. Có nhiều nghiên cứu trên những quần thể dân nhập cư cho thấy người Nhật Bản nhập cư vào Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh giảm dần và đạt ở mức trung gian giữa quần thể người phương Tây và quần thể người Nhật Bản sinh sống tại Nhật. Điều này gợi ý rằng các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của UTDD. Chế độ ăn nhiều muối được xem là nguy cơ lớn nhất, đặc biệt là các thực phẩm ướp muối hay hun khói. Béo phì (BMI > 25) cũng liên quan với gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Thuốc lá và rượu không phải là các yếu tố bệnh nguyên chính, nhưng nhiều nghiên cứu bệnh chứng và thuần tập gợi ý rằng sự tích tụ các sản phẩm này làm tăng nguy cơ UTDD. 5 1.1.3.3. Tuổi và tình trạng kinh tế-xã hội Thường gặp ở tuổi trên 50, nam giới thường gặp hơn nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở tầng lớp dân cư có điều kiện kinh tế xã hội thấp. 1.1.3.4. Các yếu tố di truyền UTDD có tính chất gia đình chiếm tỷ lệ 1-15% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh. UTDD có thể là bệnh có tính chất gia đình nhưng hiện chưa chứng minh được vai trò của yếu tố di truyền với bệnh. Nhóm máu A: tỷ lệ nhóm máu này trong số các bệnh nhân UTDD cao hơn các nhóm máu khác là 20%. 1.1.3.5. Các tổn thương bệnh lý của dạ dày Có nhiều dạng tổn thương, u và viêm, được xem là các yếu tố nguy cơ của UTDD. • Viêm teo dạ dày mạn tính: là tình trạng teo biểu mô tuyến tiến triển kèm mất các tế bào rìa và tế bào chính. Đây được coi là một tổn thương tiền UT của UTDD. Nguy cơ tăng gấp 4 lần khi viêm dạ dày mạn tính có liên quan với bệnh thiếu máu ác tính Bierner. • Loét dạ dày mạn tính: nguy cơ hình thành UT trên một ổ loét mạn tính là rất khác nhau theo các nghiên cứu trước đây cũng như khái niệm “loét UT hóa”. Nguy cơ UTDD tăng gấp hai lần trong các trường hợp loét dạ dày mạn tính . • Dị sản ruột: dị sản là sự thay đổi từ một type tế bào biệt hóa đầy đủ sang một type khác, là một quá trình thích nghi với các kích thích môi trường. Dạng dị sản hay gặp nhất ở dạ dày là type ruột, do nhiễm H.pylori, trào ngược dịch mật, hay có thể do tia xạ. Các nghiên cứu mô bệnh học gợi ý một khái niệm đặc biệt là “dị sản ruột không hoàn toàn type III”, một dấu hiệu của tăng nguy cơ mắc UTDD. 6 • Loạn sản: 20-40% bệnh phẩm cắt bỏ UTDD có loạn sản. Tỷ lệ tiến triển từ loạn sản thành UTDD tương ứng khoảng 21%, 33% và 57% trong các trường hợp loạn sản nhẹ, vừa và nặng. • Phẫu thuật dạ dày: ở những người từng được mổ cắt dạ dày trên 15 năm, nguy cơ mắc UTDD tăng gấp đôi . Sự hình thành UT trên mỏm cụt dạ dày là quá trình dị sản tại miệng nối do loét miệng nối, hay quá trình dị sản trên dạ dày teo do viêm trào ngược dịch mật-tụy. • Các tổn thương khác: các polyp tuyến lớn hơn 2 cm, bệnh thiếu máu ác tính Bierner, bệnh Ménétrier, … gây ra 1-2% trường hợp UTDD. 1.1.4. Các yếu tố bảo vệ Vai trò bảo vệ của rau tươi và hoa quả đã được biết rõ. Nguy cơ mắc UTDD giảm một nửa ở những người thường xuyên ăn rau quả so với những người ít ăn rau, hoa quả tươi. 1.2. GIẢI PHẪU BỆNH GPB học đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng UTDD. 1.2.1. Vị trí khối u Trước đây phần lớn các khối u nằm ở phần dưới của dạ dày (hang, môn vị). Có một sự thay đổi lớn về vị trí khối u trong vòng 30 năm trở lại đây, theo đó các UT phần thấp giảm dần trong khi các khối u phần trên dạ dày, vốn có tiên lượng xấu hơn, lại gia tăng đáng kể. Thể thâm nhiễm lan tỏa cũng gặp nhiều hơn [26]. 1.2.2. Hình ảnh đại thể Các UTDD thường xâm lấn, hiếm khi khu trú trên bề mặt, trừ những vùng dịch tễ có chiến lược sàng lọc phát hiện sớm bằng nội soi ống mềm như tại Nhật Bản. Phân loại của Bormann hiện vẫn được sử dụng nhiều nhất, gồm 4 hình ảnh đại thể: Type I : thể sùi, Type II : thể sùi và loét, Type III : thể loét và thâm nhiễm, Type IV : thể thâm nhiễm. 7 1.2.3. Hình ảnh vi thể UTBM dạ dày Trên 90% UTDD là các ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Hệ thống phân độ mô học 3 bậc chỉ được áp dụng cho các UTBM tuyến ống và dựa theo mức độ gợi nhắc lại hình ảnh biểu mô dạ dày bình thường của khối u. Các UTBM biệt hóa cao được tạo bởi các tuyến được lót bằng tế bào cột trưởng thành của dạ dày. Các khối u biệt hóa vừa có biểu hiện trung gian giữa biệt hóa cao và kém biệt hóa. Các UTBM kém biệt hóa được tạo bởi các tuyến rất bất thường, tế bào nhẫn, hoặc các cụm tế bào bất thường. Các dưới type khác và biến thể của UTDD không được phân độ mô học. Phân loại được sử dụng phổ biến nhất là phân loại của Lauren (1965), chia UTDD thành type ruột và type lan tỏa, dựa trên đặc điểm mô học, cấu trúc và sự lan tràn của khối u. Phân loại này đã mô tả hai thể UTBMT dạ dày, khác nhau về bệnh học, dịch tễ, và bệnh nguyên. Type ruột biểu hiện là một UT biệt hóa với xu hướng hình thành các tuyến. Ngược lại, thể lan tỏa lại bộc lộ rất ít lực liên kết tế bào, có xu hướng lan rộng dưới niêm mạc và di căn sớm. Mặc dù UT thể lan tỏa nói chung có tiên lượng xấu hơn type ruột, điều này cũng không tách rời khỏi phân loại TNM. 1.3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC 1.3.1. Tiến triển tự nhiên của UTDD Từ tổn thương ban đầu tại dạ dày, các tế bào UT có thể lan tới các cơ quan khác theo các đường sau. • Theo đường kế cận: u phát triển tại chỗ, xâm lấn các lớp của thành dạ dày, lan tới các tổ chức liền kề dạ dày như tụy, gan, cơ hoành, … • Theo đường bạch huyết: UT lan tới các chặng hạch vùng của dạ dày rồi tới các chặng hạch xa hơn như hạch ổ bụng, hạch thượng đòn, … • Theo đường máu: sẽ đưa tới các di căn xa tại gan, phổi, xương, … Một di căn đặc biệt là di căn tới buồng trứng (khối u Krukenberg) Khi bệnh đã vượt qua giai đoạn có thể phẫu thuật triệt căn thì được xếp vào giai đoạn tiến triển cùng các biểu hiện đa dạng, thường xuyên và liên tục hơn. 8 • Ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày: chức năng bài tiết giảm gây đầy bụng, rối loạn tiêu hóa làm giảm cảm giác thèm ăn. Khả năng hấp thu giảm làm cơ thể suy sụp, gày sút cân. Chức năng chứa đựng và lưu thông giảm, làm ứ trệ thức ăn, gây buồn nôn, nôn, có thể gây hẹp môn vị. Ngoài ra có thể gặp xuất huyết tiêu hóa do chảy máu tại u. • Ảnh hưởng tới các cơ quan bị di căn: hạch to có thể gây chèn ép tại chỗ như hạch rốn gan gây tắc mật. Trực tiếp ảnh hưởng đến tổ chức bị di căn như suy chức năng gan, tắc ruột, tràn dịch màng phổi, cổ chướng, gãy xương bệnh lý,… Bệnh lý UTDD giai đoạn muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng toàn thân làm sức khỏe người bệnh bị giảm sút, tạo ra vòng xoắn bệnh lý và cuối cùng dẫn tới tử vong vì những nguyên nhân trên mà việc khắc phục rất khó khăn. 1.3.2. UTDD tiến triển UTDD tiến triển là những tổn thương không còn khả năng phẫu thuật triệt căn, gồm những khối u có các tiêu chuẩn sau. • Tiến triển tại chỗ tại vùng: - Hạch chặng 3 hoặc 4 theo phân loại Nhật Bản, đánh giá trên hình ảnh hoặc được khẳng định bằng sinh thiết tổn thương. - Khối u trực tiếp xâm lấn hoặc bao quanh các cấu trúc mạch máu lớn như động mạch chủ bụng, động mạch gan chung, động mạch thân tạng/đầu gần của động mạch lách. • Di căn xa hoặc reo rắc phúc mạc (bao gồm cả những trường hợp có tế bào dịch ổ bụng dương tính). • Thể thâm nhiễm cứng lan tỏa (linitis plastica) • Các tổn thương tái phát không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Theo phân loại giai đoạn UT năm 2010 của AJCC/UICC, đó là những khối u được xếp giai đoạn III và IV. 9 1.3.3. UTDD tái phát UTDD có thể tái phát tại chỗ, tại vùng hoặc toàn thân. Trong một nghiên cứu đánh giá tái phát trên 1.038 BN được phẫu thuật cắt dạ dày triệt căn kèm vét hạch D2, vị trí tái phát của UT tại chỗ tại vùng là 54%, trong ổ phúc mạc là 29%, hay di căn xa là 51% . Trong các phân tích đa biến, tái phát trong ổ phúc mạc thường gặp ở giới nữ, giai đoạn T lớn, các khối u phần dưới dạ dày và khối u type lan tỏa. Tái phát tại chỗ, tại vùng lại thường gặp với các u ở phần trên dạ dày, giai đoạn T nhỏ, và các khối u type ruột. Các dữ liệu này giúp xác định những BN có nguy cơ tái phát cao, từ đó giúp phát triển các phương pháp điều trị bổ trợ, tăng kiểm soát tại chỗ tại vùng cũng như kiểm soát di căn là cần thiết cho việc cải thiện kết quả điều trị lâu dài. Hình 1.2. Các vị trí tái phát của UTDD 1.4. TRIỆU CHỨNG HỌC UTDD TIẾN TRIỂN 1.4.1. Biểu hiện lâm sàng Ở giai đoạn bệnh tiến triển, triệu chứng của UTDD trở nên rõ ràng hơn, xuất hiện thường xuyên và liên tục. Trong một nghiên cứu lớn đánh giá trên 18.363 bệnh nhân tại Hoa Kỳ, các biểu hiện này gồm: sụt cân không rõ nguyên nhân (62%), đau bụng thượng vị (52%), đầy bụng (18%), chán ăn (32%), có thể Tại chỗ tại vùng Di căn xa Phúc mạc 10 gặp khó nuốt (26%) khi khối u ở tâm vị, buồn nôn hoặc nôn (34%) hay biểu hiện của hẹp môn vị khi khối u nằm ở hang môn vị dạ dày, có thể biểu hiện chảy máu tiêu hóa cao như nôn máu hay đi ngoài phân đen (20%). Thăm khám lâm sàng có thể thấy các triệu chứng thiếu máu, sờ thấy khối u trên bụng thường khi bệnh đã tiến triển tại vùng. Các dấu hiệu bệnh lan tràn đôi khi lại là biểu hiện đầu tiên như hạch Troisier, lan tràn phúc mạc được thể hiện bằng dịch ổ bụng hay tắc ruột, di căn gan hay di căn buồng trứng. Các biểu hiện toàn thân do hội chứng cận u thường hiếm gặp. 1.4.2. Thăm khám cận lâm sàng 1.4.2.1. Nội soi đường tiêu hóa trên Khi lâm sàng nghi ngờ UTDD, cần phải tiến hành nội soi ống mềm thực quản-dạ dày-tá tràng, nó cho phép biết được vị trí và mức độ tổn thương, các hình ảnh đại thể qua nội soi UTDD tiến triển như thể sùi, thể loét, thể thâm nhiễm và ung thư thể xơ đét. Sinh thiết tổn thương là cần thiết cho chẩn đoán, sinh thiết nhiều mảnh tại rìa tổn thương để làm tăng độ nhạy. Cùng với sinh thiết, nội soi cho phép chẩn đoán 95% các trường hợp UTDD. 1.4.2.2. Chụp X-quang dạ dày hàng loạt có thuốc cản quang. Tổn thương UTDD sẽ tồn tại thường xuyên trên các phim chụp hàng loạt. Hình ảnh điển hình trên phim là: hình khuyết, hình cắt cụt thường ứng với thể sùi, hình thấu kính thường ứng với thể loét, dạ dày hình ống cứng thuôn nhỏ mất nhu động ứng với thể thâm nhiễm. 1.4.2.3. Các chất chỉ điểm u Các chất chỉ điểm u không có vai trò trong chẩn đoán, nhưng có tác dụng theo dõi sau điều trị hoặc đánh giá hiệu quả của một phác đồ hóa chất. Kháng nguyên bào thai sinh UT (CEA), CA19-9 và CA 72-4 tăng ở 30-40% bệnh nhân UTDD di căn. [...]... trung xảy ra ở 2 bệnh nhân Nghiên cứu đưa ra kết luận XELOX là lựa chọn hợp lý cho điều trị ung thư dạ dày tiến triển ở người cao tuổi Nghiên cứu so sánh hiệu quả và độc tính với điều trị điều trị của 2 phác đồ EOF và XELOX trên 75 BN UTDD giai đoạn tiến triển của Zang Hong – yu và cộng sự ( 39 BN được điều trị bằng EOX và 36 BN điều trị XELOX) : Tỷ lệ đáp ứng là 43,6% ở EOF nhóm, và 41,7% ở nhóm XELOX, ... dùng thuốc làm giảm triệu chứng, các thủ thuật đơn giản như chọc hút dịch cổ chướng, dịch màng phổi… cùng các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu mang lại nhiều ý nghĩa và rất hữu ích cho các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn 1.7 ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TRONG UTDD GIAI ĐOẠN MUỘN Điều trị hóa chất cho BN UTDD đã có nhiều tiến bộ trong những thập kỷ vừa qua Trong những năm 1970, đơn hóa chất với tỷ lệ đáp... • Chẩn đoán xác định ung thư dạ dày bằng MBH, thể GPB là UTBM tuyến • Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng là ung thư dạ dày giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật triệt căn theo tiêu chuẩn NCCN 2011 và của Hiệp hội UTDD Nhật Bản Các tổn thư ng đích có thể đánh giá được • Bệnh nhân UTDD giai đoạn muộn đã phẫu thuật không triệt căn (còn tổn thư ng đại thể: phẫu thuật cắt dạ dày palliative, hoặc... (ML17032) trung tâm, ngẫu nhiên có đối chứng pha III trên bệnh nhân UT dạ dày có tiến triển hay di căn ủng hộ việc sử dụng Xeloda kết hợp Cisplatin để điều trị cho UT dạ dày tiến triển Trong thử nghiệm này 160 BN được chọn để điều trị bằng phác đồ XELOX và 156 BN được điều trị bằng phác đồ CF Mục tiêu của nghiên cứu đã đạt được, Xeloda kết hợp với Cisplatin ít nhất tương đương với 5-FU trong điều trị kết hợp... Xeloda có thể kiểm soát bằng việc điều trị triệu chứng hoặc giảm liều hoặc ngưng điều tri 1.7.4 Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về hóa trị triệu chứng XELOX đối với UTDD Nghiên cứu của nhóm tác giả Tingsong Yang, Xiaojun Shen và cộng sự tại Trung Quốc trên 74 bệnh nhân UTDD giai đoạn muộn không phẩu thuật triệt căn được điều trị hóa chất triệu chứng phác đồ XELOX: Oxaliplatin tiêm 27 tĩnh mạch... pha III của Bang YJ và cộng sự so sánh hiệu quả điều trị của Transtuzumab phợp với 23 phác đồ CF so với CF đơn thuần trên 584 BN UTDD giai đoạn tiến triển cho kết quả OS khi phối hợp kháng thể đơn dòng so với hóa trị đơn thuần lần lượt là 13,8 và 11,1; PFS lần lượt là 6,7 và 5,5 1.7.2 Các biến chứng của hóa trị liệu Có nhiều biến chứng thư ng gặp do hóa trị, chúng nó thể rất nặng nề, bởi vậy việc tuân... 1.6.3 Hóa xạ trị kết hợp Các kết quả từ thử nghiệm INT-0116 trong điều trị bổ trợ UTDD đã làm thay đổi chiến lược điều trị UTDD ở Hoa Kỳ, với việc áp dụng cả hóa chất và tia xạ trong điều trị sau mổ ở những BN có khối u lan qua hết thành dạ dày và/hoặc có hạch dương tính Tia xạ sau mổ phối hợp đồng thời với hóa chất có 5-FU (fluorouracil) được khuyến cáo cho những BN giai đoạn từ IB trở đi Hóa xạ đồng... pháp điều trị an toàn và hiệu quả Nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên với các tác nhân mới và các phác đồ phối hợp đã được thực hiện từ những năm 1990 để xem xét hiệu quả của hóa trị trong điều trị UTDD tiến triển không còn khả năng phẫu thuật 1.7.1 Vai trò của hóa trị trong UTDD giai đoạn muộn 1.7.1.1 Hóa trị liệu so với chăm sóc nâng đỡ Wagner và cộng sự đã thực hiện một phân tích tổng hợp, đánh giá các nghiên... thuật triệu chứng: Phẫu thuật giảm nhẹ theo định nghĩa là loại phẫu thuật chú trọng vào làm giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân Vai trò của phẫu thuật triệu chứng trong UTDD có xu hướng giảm trong những năm gần đây do sự phát triể của các phương pháp khác Những triệu chứng chính của BN UTDD giai đoạn muộn cần phải can thiệp bao gồm: đau, nôn, chảy máu và chán ăn Cắt dạ dày không cải thiện được triệu chứng. .. xuất huyết tiêu hóa cao (nôn máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu), hẹp môn vị (đầy tức bụng, nôn muộn sau ăn),… được đánh giá về sự có mặt, mức độ nặng của biến chứng - Thể trạng: đánh giá chỉ số toàn trạng theo ECOG - Khám bụng: đánh giá tính chất khối u, phát hiện cổ chướng, đánh giá các biến chứng do khối u ở dạ dày (hẹp môn vị, chảy máu,…), gan, buồng trứng ở nữ - Khám toàn thân: đánh giá sự lan tràn . trị hóa chất phác đồ XELOX cho UT giai đoạn này. Từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá kết quả hóa trị triệu chứng phác đồ XELOX cho ung thư dạ dày giai đoạn. ung thư dạ dày giai đoạn muộn. 1.7. ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TRONG UTDD GIAI ĐOẠN MUỘN Điều trị hóa chất cho BN UTDD đã có nhiều tiến bộ trong những thập kỷ vừa qua. Trong những năm 1970, đơn hóa chất. hoặc điều trị triệu chứng. Bao gồm điều trị hóa chất đơn thuần hoặc hóa – xạ phối hợp, điều trị miễn dịch, sinh học….tùy theo giai đoạn bệnh, xếp độ mô bệnh học. Đối với UTDD giai đoạn muộn không