đánh giá kết quả điều trị hội chứng ruột kích thích thể tỳ vị khí hư bằng bài thuốc hương sa lục quân tử thang (2)

58 812 4
đánh giá kết quả điều trị hội chứng ruột kích thích thể tỳ vị khí hư bằng bài thuốc hương sa lục quân tử thang (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B CễNG AN BNH VIN Y HC C TRUYN Báo cáo Tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đánh giá kết quả điều trị hội chứng ruột kích thích thể tỳ vị khí h bằng bài thuốc hơng sa lục quân tử thang Mó s SH-2011-YHCT-32 Chủ nhiệm đề tài BS CKI. Nguyễn Thị Liên Hoa Cng s : ThS. Ninh Th Bớch Hp Hà Nội 2012 B CễNG AN 1 BNH VIN Y HC C TRUYN Báo cáo Tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đánh giá kết quả điều trị hội chứng ruột kích thích thể tỳ vị khí h bằng bài thuốc hơng sa lục quân tử thang Mó s SH-2011-YHCT-32 TH TRNG TH TRNG C QUAN CH QUN C QUAN CH TRè CH NHIM TI Hà Nội - 2012 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa, bao gồm các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa [2] [10]. Các rối loạn tiêu hóa thường xuyên, tái phát, không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, luôn luôn lo sợ các bệnh hiểm nghèo khác của đường tiêu hóa [2] [10] [14]. HCRKT đã được mô tả lần đầu năm 1673, Guyon.L. đã nói tới chứng đau bụng sình hơi (Colique Venteuse). Năm 1830 Howslip J. đã viết về những nhận xét thực tế để phân biệt và điều trị có kết quả chứng co thắt đại tràng. Sau đó tùy triệu chứng nổi bật mà người ta gọi hội chứng này bằng nhiều tên khác nhau, như: Viêm đại tràng co thắt, Viêm đại tràng tiết nhầy, Chứng đi lỏng xúc động, Chứng đại tràng không ổn định, Đại tràng kích thích (hoặc rối loạn thần kinh đại tràng)… Năm 1962, Chaudray và Truelove đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu lâm sàng của HCRKT, cùng nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy không phải chỉ có đại tràng bị kích thích mà cả ruột non cũng có vai trò quan trọng trong việc làm phát sinh các rối loạn, vì vậy gọi là hội chứng ruột kích thích. Như vậy bản chất của HCRKT chính là rối loạn thần kinh đại tràng và ruột kích thích. Tần suất của HCRKT thay đổi tùy theo từng quốc gia, trung bình bệnh gặp ở 15 – 20% dân số. Tuy nhiên số bệnh nhân thật sự còn lớn hơn nhiều vì chỉ có khoảng 30% trường hợp bệnh nhân đi khám. Ở Việt nam, theo Hà Văn Ngạc thống kê tại bệnh viện 108, tỷ lệ bệnh nhân bị HCRKT là 24,1%, theo 3 Lại Ngọc Thi tỷ lệ này là 17,3% [11]. Tỷ lệ mắc HCRKT ở nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi trung bình là 40. Hiện nay, YHHĐ đã có nhiều phương pháp điều trị HCRKT nhưng chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên việc điều trị cũng còn gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi chi phí khá lớn [23]. Theo YHCT, HCRKT thuộc phạm vi của chứng “Tiết tả”,”Cửu tiết”, “Táo kết” đã được nhắc đến trong y văn cổ của Trung Quốc, Việt Nam. Bệnh được chia làm nhiều thể: tỳ vị khí hư, can tỳ bất hòa, tỳ thận dương hư, khí trệ [3], [4], [6], [7]. Cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các bài thuốc để điều trị HCRKT như: “Bình vị tán”, “Viên nang hế mọ”, “Tứ thần hoàn”, và “Thống tả yếu phương”, song mỗi bài thuốc thường có hiệu quả tốt với một thể nhất định. [12], [13], [9]… Bài thuốc: “Hương sa lục quân” đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc và ở Việt Nam để chữa chứng “Tiết tả” thể tỳ vị khí hư, một chứng bệnh có các chứng tương ứng với HCRKT[3]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu tác dụng thực sự của bài Hương sa lục quân trong điều trị thể tỳ vị khí hư, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh. 2. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Hương sa lục quân”. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những hiểu biết cơ bản về HCRKT theo YHHĐ. 1.1.1. Định nghĩa [2], [17]. HCRKT là để chỉ rối loạn chức năng của ruột có những đặc điểm sau: - Đau bụng nhiều đợt trong năm (trên 6 đợt). - Rối loạn đại tiện: đi phân lỏng nhiều lần trong ngày (trên 3 lần) hoặc táo bón (trên 4 ngày đại tiện 1 lần hoặc 1 tuần dưới 2 lần). - Đầy bụng sình hơi. - Các triệu chứng trên tái phát nhiều lần trong năm và có thể kéo dài nhiều năm, nhưng sinh hoạt của bệnh nhân vẫn bình thường, cân nặng không giảm. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh HCRKT là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Thomson W.D. (1997) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là HCRKT (irritable bowel sydrome - IBS) [20]. Hiện nay, nhờ các thăm dò hiện đại về hình thái và chức năng của ruột trên thực nghiệm và lâm sàng đã dần làm sáng tỏ cơ chế điều chỉnh ống tiêu hóa chủ yếu là sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương với hệ thống thần kinh ruột ( trục não-ruột) - hệ thống mạng lưới thần kinh (plexuces) hoạt động cùng với nhau để thực hiện nhịp nhàng chức năng bình thường của ruột [1]. 5 1.1.2. Dịch tễ học Các rối loạn chức năng ruột hay gặp trong các bệnh đường tiêu hóa, chiếm 30-70% số bệnh nhân khám tiêu hóa (Thompson W.G.1986; Naveau S.1986). Các tác giả Anh (Thompson W.G 1980) Mỹ (Drossman D A 1982), Pháp (Bommelaer G. 1986) Trung Quốc (Wen B.Z 1988) cho biết tỷ lệ rối loạn chức năng ruột trong dân chúng vào khoảng 20%, trong đó có 14-18% mắc HCRKT. Tuy nhiên chỉ có 62-67% số bệnh nhân bị HCRKT chịu đến thầy thuốc vì các triệu chứng tăng lên hoặc là sợ bị ung thư. Ở Việt nam, theo Hà Văn Ngạc (2000) khám 730 bệnh nhân tiêu hóa tại viện 108 gặp 176 bệnh nhân bị HCRKT: tỉ lệ 24,1% [10]. Theo Lại Ngọc Thi (1996) khám 1979 bệnh nhân tiêu hóa thì tỷ lệ này là 17,3%. nữ bị bệnh nhiều hơn nam, tỉ lệ nam/nữ la 1/1,6. Tuổi thường gặp là 30-60 (75,2%). Thời gian mắc bệnh từ 2 đến dưới 5 năm chiếm 40,3%; từ 5 năm đến dưới 10 năm gặp 47,8%. 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán. HCRKT thường được nhận biết bằng tam chứng: đau bụng, chướng bụng và rối loạn tính chất phân (táo bón hoặc ỉa lỏng). Dựa trên tính chất của phân người ta chia HCRKT thành bốn hình thái lâm sàng khác nhau: 21% có triệu chứng táo bón là chính, 31% tiêu chảy là chính, 27% xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy, còn lại là không có rối loạn tính chất phân. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng không đặc hiệu kèm theo về tiết niệu, phụ khoa, thần kinh-cảm giác, tim mạch, hô hấp… HCRKT là một rối loạn chức năng, nên khi chẩn đoán cần loại trừ các nguyên nhân thực thể gây đau bụng, chướng bụng và rối loạn phân. Tuy nhiên việc chẩn đoán HCRKT không hẳn là một chẩn đoán loại trừ mà cần dựa vào bệnh sử và các thăm khám lâm sàng, cũng như các xét nghiệm như: công thức 6 máu, tốc độ máu lắng, các dấu ấn ung thư, xét nghiệm phân, siêu âm bụng, chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng-trực tràng…. Tiêu chuẩn Rome II [19]: Ít nhất trong 12 tuần (không cần liên tục) trong 12 tháng vừa qua, có triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng, với 2 trong 3 đặc điểm: - Giảm triệu chứng sau khi đi ngoài, và/hoặc - Thay đổi số lần đi ngoài và/ hoặc - Thay đổi tính chất phân (táo bón hoặc ỉa lỏng) Có 2 triệu chứng sau đây, ít nhất xảy ra trong ¼ thời gian: - Bất thường về số lần đi ngoài (>3 lần/ngày hoặc <3 lần/tuần) - Bất thường về hình dạng phân (phân lổn nhổn cứng hay nhão, phân lỏng…) - Bất thường khi đi ngoài (mót, rặn hay cảm giác không tống hết phân ) - Phân có chất nhày (nhưng không bao giờ có máu). - Đầy hơi hay cảm giác tức bụng. *Về cận lâm sàng: Không có một xét nghiệm nào đặc hiệu cho việc chẩn đoán HCRKT do đó việc chẩn đoán thường kết hợp triệu chứng lâm sàng với các xét nghiệm cận lâm sàng để loại trừ các bệnh thực thể như: xét nghiệm phân, chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng… - Xét nghiệm máu: để loại trừ những bệnh có thiếu máu. - Xét nghiệm phân: để lại trừ những bệnh viêm đại tràng do vi khuẩn và ký sinh trùng gây nên. - Nội soi đại tràng: để loại trừ những bệnh thực tổn như u, polyp, viêm loét đại trực tràng chảy máu,… - X quang khung đại tràng với thuốc cản quang: có thể loại trừ những bệnh thực tổn như: u, polyp, viêm, loét đại tràng,… - Sinh thiết niêm mạc để xét nghiệm mô bệnh học: để loại trừ viêm đại tràng collagen (viêm đại tràng vi thể, viêm đại tràng lympho). - Thử nghiệm dung nạp lactose: để loại trừ những trường hợp không dung nạp lactose do thiếu có chọn lọc enzyme lactase. 7 1.1.4. Sơ lược phương pháp điều trị hiện nay. _ Chế độ ăn: Ăn kiêng những thức ăn không thích hợp như sữa, tôm, cua, cá. Bệnh nhân phải tự tìm những thức ăn thích hợp, tránh các thức ăn sau: những thức ăn sinh hơi nhiều và khó tiêu, những chất kích thích, thức ăn nhiều sợi xơ, thức ăn nhiều đưòng, đồ uống có gas, thức ăn để lâu bảo quản không tốt, các thức ăn sống. _Chế độ luyện tập rất cần thiết và phải rất kiên trì: mỗi ngày cố định vào một giờ đi ngoài, xoa bụng trước khi đi ngoài. Ngoài ra có thể luyện tập các biện pháp như khí công, đi bộ… _ Tâm lý liệu pháp. _ Các thuốc điều trị triệu chứng: + Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, Nospa, Spasfon… + Chống ỉa chảy: Smecta, + Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, thuôc nhuận tràng: tegaserod, duphalac, forlax… + Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt… 1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền. 1.2.1. Khái niệm, cơ chế bệnh sinh [4], [6], [7]. Trong Y văn của YHCT không có bệnh danh “Hội chứng ruột kích thích”, nhưng căn cứ trên các biểu hiện lâm sàng cụ thể, đại đa số các nhà Đông y đều cho rằng: đây là căn bệnh thuộc phạm vi chứng Tiết tả, Táo kết. Tiết tả được phân làm “cửu tiết” và “bạo tiết”, “cửu tiết” tức đi ỉa nhiều lần, phân lỏng nát kéo dài lâu ngày, còn “bạo tiết” là đi ngoài phân nát lỏng cấp tính[]. Tiết tả chủ yếu thuộc về tỳ vị và đại tiểu trường. Nguyên nhân gây bệnh gồm: cảm thụ ngoại tà, do ăn uống quá độ, tỳ vị dương hư, mệnh môn hoả suy và tình chí thất thường. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà sinh ra các chứng tiết tả cấp tính hay mạn tính. Cảm thụ ngoại tà, ăn uống quá độ gây ra các chứng tiết tả cấp tính tức thời. Các nguyên nhân còn lại: tỳ vị khí hư, 8 mệnh môn hoả suy và tình chí thất thường gây ra các chứng tiết tả mạn tính tái diễn nhiều lần. Táo kết đã được nhắc đến trong sách Nội kinh. Táo kết do nhiều nguyên nhân gây ra gồm: Âm hư, huyết nhiệt, huyết hư, khí hư và khí trệ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu y học Việt Nam và thế giới, đặc biệt Trung Quốc đã đi sâu nghiên cứu và tìm mối liên hệ giữa các triệu chứng lâm sàng của HCRKT và chứng “Tiết tả”, “Táo kết” thấy có nhiều nét tương đồng. HCRKT tương ứng với thể tỳ vị khí hư của “Tiết tả” và thể khí trệ của “Táo kết”. Trong Đông y, khí thuộc dương, khí hư là giai đoạn đầu của dương hư, dương hư bắt đầu từ khí hư. Chứng tỳ vị khí hư biểu hiện ăn uống kém, không tiêu, bụng trướng đầy, đại tiện phân khi lỏng khi táo. Tỳ khí hư dẫn đến khí huyết bất túc, khí huyết không đủ để nuôi dưỡng dẫn đến chân tay mỏi mệt, gày còm, sắc mặt úa vàng, lưỡi nhợt, mạch nhược. Xuất phát từ những triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh nhân mắc “hội chứng ruột kích thích”, như: đau bụng âm ỉ, chướng bụng, đại tiện phân khi lỏng khi táo…và dựa trên quá trình diễn biến của chứng “tỳ vị khí hư”, có thể giải thích cơ chế bệnh sinh của “hội chứng ruột kích thích” theo lý luận của y học cổ truyền như sau: Do tỳ khí hư sinh chứng tiết tả: Nguyên nhân do tỳ khí hư yếu, mất chức năng vận hoá thuỷ thấp. Biểu hiện đi lỏng lâu ngày không khỏi, ăn vào không tiêu hoá, đại tiện lúc bình thường lúc táo, lúc lỏng. Nếu ăn dầu mỡ thì sôi bụng, đau bụng, đại tiện lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Do tỳ khí hư xuất hiện phúc thống: 9 Nguyên nhân do thể chất vốn tỳ vị hư yếu, hoặc ốm lâu ngày làm tổn thương tỳ vị, do lao động quá mệt nhọc làm cho tỳ khí bị tổn thương, không vận hoá được mà sinh bệnh. Biểu hiện đau liên miên ở vùng bụng, lúc nặng lúc nhẹ, gặp ấm thì đỡ, thích xoa bóp. 1.2.2.Các thể lâm sàng của HCRKT theo YHCT [3], [7]. Căn cứ vào bệnh chứng và nguyên nhân HCRKT theo YHCT gồm có các thể: tỳ vị khí hư, thận dương hư hay mệnh môn hoả suy, can tỳ bất hoà và khí trệ. 1.2.2.1. Thể tỳ vị khí hư: - Triệu chứng: bụng lạnh đau, nôn ra nước trong, ăn kém, đầy bụng, sôi bụng, phân nát, sống phân, người mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt vàng nhợt, chóng mặt, môi nhợt, chất lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng hoặc trơn, mạch tế nhược. - Pháp điều trị: bổ tỳ vị (kiện tỳ, dưỡng vị, hoá thấp). - Phương dược: Sâm linh bạch truật tán (theo Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương), Hương sa lục quân ( Nội khoa trích dụng) 1.2.2.2. Thể thận dương hư hay mệnh môn hoả suy: - Triệu chứng: cơ thể lạnh, chân tay lạnh, thể trạng gầy, mệt mỏi, ăn kém, bụng lạnh trướng đầy, bụng dưới lạnh đau, ỉa lỏng phân sống, ngũ canh tiết tả, lưng mỏi gối lạnh, tiểu tiện vặt, tiểu đêm, chất lưỡi nhạt bệu có vết hằn răng, mạch trầm trì tế nhược. Thể này còn được gọi là tỳ thận dương hư. Pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận dương, cố sáp. - Phương dược: Tứ thần hoàn. (theo Nội khoa trích yếu). 1.2.2.3. Thể can tỳ bất hoà: - Triệu chứng: ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng, đại tiện lúc 10 [...]... dụng của Tràng vị khang trong điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng thấy đạt hiệu quả tốt 89,09% [8] 1.3 Bài thuốc Hư ng sa lục quân 1.3.1 Xuất xứ của bài thuốc Hư ng sa lục quân tử thang là bài thuốc cổ được ghi trong trong nhiều sách cổ như: Y phương tập giải, Thời ca phương quát, Nội khoa trích dụng…Đây là bài thuốc chủ yếu dùng cho những người có các triệu chứng chân tay lạnh, vị tràng yếu,... độ nặng Đánh giá kết quả vào các thời điểm D 0, D15, D30, tức là đánh giá vào các thời điểm: trước điều trị, sau điều trị 15 ngày và sau điều trị 30 ngày Để thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả điều trị, phân thành 4 loại sau: - Kết quả tốt: tổng điểm sau điều trị giảm so với trước điều trị từ 75% - 100% 21 - Kết quả khá: tổng điểm sau điều trị giảm so với trước điều trị từ 50% - < 75% - Kết quả trung... nghiên cứu: Bài thuốc Hư ng sa lục quân tử thang Bài thuốc sử dụng trong nghiên cứu là bài cổ phương “ Hư ng sa lục quân tử thang , với thành phần và liều lượng của mỗi thang thuốc như sau: Đẳng sâm 09gr Trần bì 06gr Bán hạ chế 09gr Bạch truật 09gr Phục linh 12gr Mộc hư ng 06gr Sa nhân 03gr Cam thảo 06gr Mỗi ngày uống một thang Dạng sử dụng: - Thuốc được sử dụng dưới dạng thang sắc uống - Sắc bằng máy... mức trung bình sau 30 ngày điều trị bằng phương thuốc Hư ng sa lục quân tử thang tất cả các triệu chứng chính của bệnh đều thuyên giảm một cách rõ rệt, sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa với p < 0,001 Còn với nhóm bệnh nhân bị bệnh ở mức nặng, sau 30 ngày điều trị các triệu chứng chính của bệnh cũng giảm đi một cách rõ rệt với p < 0,01 Bảng 3.11 Kết quả điều trị chung Kết quả Số lượng (n)... nhỏ là 20% Bảng 3.4 Điều trị của bệnh nhân bị HCRKT trước khi vào viện Tình hình điều trị Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 13 43,3 Điều trị bằng thuốc YHHĐ 14 46,7 Điều trị bằng thuốc YHCT 3 10,0 30 100% Không điều trị Có Tổng Nhận xét: Bệnh nhân mắc HCRKT khi đến điều trị tại chỗ chúng tôi có 43,3% bệnh nhân chưa từng được điều trị thuốc và 56,7% đã từng điều trị bằng thuốc YHHĐ hoặc/ và thuốc YHCT Trong đó,... huyền - Pháp điều trị: thuận khí hành trệ - Phương dược: Lục ma thang (theo Chứng trị chuẩn thằng) 1.2.3 Sơ lược về một số nghiên cứu điều trị HCRKT theo YHCT Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu đánh giá tác dụng của các bài thuốc cổ phương, các bài thuốc gia truyền trong điều trị HCRKT Năm 1994 Nguyễn Văn Thang và cộng sự đã nghiên cứu hồi cứu 100 bệnh án HCRKT điều trị tại Viện... sánh giá trị trước và sau điều trị Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, với p < 0.01 và p < 0.001 được coi là khác biệt rất có ý nghĩa 22 SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU n = 30 Khám lâm sàng XN CTM, chức năng gan thận, Xquang và TPT nước tiểu Soi phân, cấy phân Nội soi trực tràng, đại tràng Chẩn đoán xác định HCRKT, thể tỳ vị khí hư theo YHCT Điều trị bằng bài Hư ng sa lục quân Đánh giá kết quả điều. .. vào kinh phế, tỳ, can - Tác dụng: hành khí, chỉ thống, kiện tỳ, bình can, giáng áp 1.3.3 Ý nghĩa của bài thuốc Trong bài thuốc :Đẳng sâm đại bổ nguyên khí, kiện tỳ dưỡng vị, là thuốc chủ yếu; Tỳ thích táo, ghét thấp, Tỳ hư kém vận hóa, thường dễ sinh thấp, do vậy lấy Bạch truật kiện tỳ ích khí, táo thấp Hoàng Cung Tú nói "Phục linh nhập tứ quân, làm tá cho Sâm, Truật để thẩm thấp của Tỳ" Trương Bình... 0.001 p13 < 0.001 Nhận xét: Sau điều trị 15 ngày và 30 ngày mức độ đau bụng, số ngày đau bụng, mức độ căng chướng bụng, cũng như mức độ ảnh hư ng đến chất lượng cuộc sống đều giảm so với trước điều trị Mức độ giảm của các triệu chứng sau 15 ngày ít hơn so với sau 30 ngày điều trị Tuy nhiên sự khác biệt giữa trước và sau 15 ngày điều trị, giữa sau 15 ngày và sau 30 ngày điều trị đều rất có ý nghĩa thống... từ 50% - < 75% - Kết quả trung bình: tổng điểm sau điều trị giảm so với trước điều trị từ 25% - < 50% - Kết quả kém: tổng điểm sau điều trị giảm so với trước điều trị < 25% Nghiên cứu các tác dụng không mong muốn của bài thuốc 2.2.5 Xử lý số liệu - Số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo chương trình SPSS 15.0 Số liệu được thể hiện dưới hai dạng: + Biến số: Trung bình . vị khang trong điều trị hội chứng ruột kích thích thể lỏng thấy đạt hiệu quả tốt 89,09% [8]. 1.3. Bài thuốc Hư ng sa lục quân 1.3.1. Xuất xứ của bài thuốc. Hư ng sa lục quân tử thang là bài. nghiên cứu: Bài thuốc Hư ng sa lục quân tử thang Bài thuốc sử dụng trong nghiên cứu là bài cổ phương “ Hư ng sa lục quân tử thang , với thành phần và liều lượng của mỗi thang thuốc như sau: Đẳng. HC C TRUYN Báo cáo Tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đánh giá kết quả điều trị hội chứng ruột kích thích thể tỳ vị khí h bằng bài thuốc hơng sa lục quân tử thang Mó s SH-2011-YHCT-32 Chủ

Ngày đăng: 03/09/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Những hiểu biết cơ bản về HCRKT theo YHHĐ.

    • 1.1.1. Định nghĩa [2], [17].

    • 1.1.2. Dịch tễ học

    • 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán.

    • 1.1.4. Sơ lược phương pháp điều trị hiện nay.

    • 1.2. Hội chứng ruột kích thích theo y học cổ truyền.

      • 1.2.1. Khái niệm, cơ chế bệnh sinh [4], [6], [7].

      • 1.2.2.Các thể lâm sàng của HCRKT theo YHCT [3], [7].

      • 1.2.3. Sơ lược về một số nghiên cứu điều trị HCRKT theo YHCT.

      • 1.3. Bài thuốc “Hương sa lục quân”

        • 1.3.1. Xuất xứ của bài thuốc.

        • 1.3.2. Sơ bộ về các vị thuốc trong bài thuốc.

        • 1.3.3. Ý nghĩa của bài thuốc.

        • 2.1. Chất liệu nghiên cứu

          • 2.1.1 Chất liệu và đối tượng nghiên cứu: Bài thuốc “Hương sa lục quân tử thang”

          • 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu:

          • 2.1.3 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.

          • 2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.

          • 2.2. Phương pháp nghiên cứu:

            • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.

            • 2.2.2.Cỡ mẫu

            • 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu.

            • 2.2.4.Tiêu chuẩn đánh giá.

            • 2.2.5. Xử lý số liệu.

            • 3.1. Đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan