Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
12,58 MB
Nội dung
B GIO DC V O TO B Y T HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM B MễN PHNG T V TH THUN NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU CHỉNH RốI LOạN LIPID MáU Và GIảM XƠ VữA MạCH MáU CủA BàI THUốC BBT TRÊN THựC NGHIệM LUN N BC S CHUYấN KHOA CP II H NI - 2012 1 B GIO DC V O TO B Y T HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM B MễN PHNG T V TH THUN NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU CHỉNH RốI LOạN LIPID MáU Và GIảM XƠ VữA MạCH MáU CủA BàI THUốC BBT TRÊN THựC NGHIệM Chuyờn ngnh : Y hc c truyn Mó s : CK.60.72.60.01 LUN N BC S CHUYấN KHOA CP II Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. Trng Vit Bỡnh H NI - 2012 2 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành khóa học và hoàn tất luận án tôi xin được tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến: Đảng ủy Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bộ môn Nội YHCT – YHHĐ Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam – Là nơi tôi học tập và công tác, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn: - GS.TS. Trương Việt Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, người thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án. - PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài . - PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Thị Vân Anh Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình tiến hành đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Hội đồng thông qua Đề cương, Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu và khoa học để em hoàn thành luận án này. Nhân dịp này tôi cũng rất biết ơn Bố mẹ, Chồng con, những người thân và các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn. Tác giả 3 Vũ Thị Thuận LỜI CAM ĐOAN Những số liệu có được trong luận án này do tôi trực tiếp thu thập tại Bộ môn Dược lý Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố và không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề trình bày trong luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận án Vũ Thị Thuận 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AST Aspartat aminotransferase ALT Alanin aminotransferase BBT Bán hạ - Bạch truật – Thiên ma thang BMI Body – Mass – Index (Chỉ số khối lượng cơ thể ) BN Bệnh nhân CM Chylomicron ĐMC Động mạch chủ HA Huyết áp HDL - C High-Density Lipoprotein Cholesterol HMG-CoA reductase 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A reductase IDL Intemediate Desity Lipoprotein Chlesterol LCAT Lecithin cholesterol acyltransferase LDL - C Low Density Lipoprotein Cholesterol LP Lipoprotein LPL Lipoprotein lipase NC Nghiên cứu P - 407 Poloxamer 407 RLLPM Rối loạn lipid máu TC Total cholesterol (Cholesterol toàn phần) TG Triglycerid TBMMN Tai biến mạch máu não VLDL-C Very Low Density Lipoprotein Cholesterol VXĐM Vữa xơ động mạch WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) YHHĐ Y học hiện đại YHCT Y học cổ truyền 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và đời sống xã hội, rối loạn lipid máu (RLLPM) đã trở thành một vấn đề quan trọng trong đánh giá, điều trị và tiên lượng một số bệnh lý tim mạch. Hội chứng rối loạn lipid máu (RLLPM) là yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự hình thành, phát triển của bệnh xơ vữa động mạch (VXĐM). Đây là một bệnh của nền văn minh, của các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay VXĐM là bệnh đang được chú ý, bởi các biến chứng và hậu quả của bệnh rất nặng như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp [11], [26], [27], [28]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển là bệnh tim mạch có liên quan đến xơ vữa động mạch chiếm tỷ lệ 45%, trong đó mạch vành là 32%, mạch não là 13% và tỷ lệ tử vong vẫn cao trong những năm gần đây. Theo dự đoán đến năm 2020 các bệnh tim mạch, đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [28],[44],[52]. Bệnh VXĐM ở Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Viện Tim mạch thì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành năm 1991 là 3%; năm 1996 là 6,1% và năm 2001 là 9,5%, trong đó bệnh nhồi máu cơ tim chiếm tỷ lệ cao [7],[52],[53]. Theo nhịp độ phát triển của xã hội, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, số người mắc bệnh tim mạch có liên quan đến VXĐM ngày càng tăng, ảnh hưởng rõ rệt đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người [28],[44]. Hiện nay hội chứng RLLPM đang là vấn đề thời sự của các nhà Y - Dược học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới đều khẳng định điều trị RLLPM có hiệu quả sẽ làm hạn chế sự phát triển của bệnh VXĐM, và ngăn ngừa được biến chứng của nó [6], 6 [49],[52]. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy hội chứng RLLPM của YHHĐ và chứng đàm thấp của YHCT có những điểm tương đồng [26],[31],[42]. Khi điều trị chứng đàm thấp có hiệu quả thì kết quả xét nghiệm lipid máu cũng được cải thiện tốt [9],[15], [21], [25], [37], [38]. Hiện nay, các thuốc của y học hiện đại như nhóm fibrat, nhóm statin, acid nicotinic… điều trị có hiệu quả tốt, tác dụng nhanh nhưng lại gây ra các tác dụng không mong muốn như đau cơ, tiêu cơ, tăng enzym gan, rối loạn tiêu hoá và không được chỉ định cho người suy gan, suy thận hoặc loét dạ dày – tá tràng [47],[48]. Vì thế một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu là hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn cho người bệnh [74]. Ở Việt Nam với truyền thống “Nam dược trị Nam nhân” nhiều bài thuốc cổ phương, nghiệm phương, các vị thuốc thảo mộc đã được sử dụng rộng rãi trong cả nước để chữa chứng bệnh này như bài: “Nhị trần thang”, “Bối mẫu qua lâu tán”, “Thanh khí hóa đàm thang”, viên ngưu tất, viên nghệ nén (Choletan)… [20], [23], [32]. Bán hạ bạch truật thiên ma thang (gọi tắt là BBT) là bài thuốc cổ phương được sử dụng nhiều năm nay điều trị chứng đàm thấp có kết quả tốt tại các bệnh viện song chưa có nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và tìm hiểu cơ chế tác dụng của BBT trên thực nghiệm. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên thực nghiệm” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc BBT trên mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh và nội sinh. 2. Đánh giá tác dụng giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu theo Y học hiện đại 1.1.1. Đại cương về lipid và lipoprotein máu 1.1.1.1. Lipid máu Lipid không tan trong nước và không tan trong máu, vì vậy lipid phải kết hợp với protein nhờ liên kết Vander - Walls để tạo thành lipoprotein (LP). Nhờ tạo thành lipoprotein nên các lipid tan được trong nước và vận chuyển đến các mô. Lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần (cholesterol tự do và cholesterol este hóa), triglycerid, phospholipid và các acid béo tự do. - Cholesterol là một alcol vòng không no, là thành phần tham gia cấu tạo màng tế bào. - Triglycerid cấu tạo gồm một phân tử glycerol và 3 acid béo, có 3 chức năng chính là: tạo nên mỡ trung tính dưới dạng dự trữ và cung cấp năng lượng, cách nhiệt, là lớp đệm để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể. - Phospholipid là một phức hợp có nhiều dạng, có nhiều chức năng đặc hiệu như: truyền tin trong tế bào, chất làm căng bề mặt, tham gia cấu tạo màng tế bào. - Acid béo là những chuỗi cacbon có mạch thẳng được chia thành 2 nhóm chính: acid béo bão hòa và acid béo không bão hòa. Protein gắn vào các lipid có nguồn gốc tại niêm mạc ruột hoặc tại gan gọi là apolipoprotein. [4], [6], [10]. 8 1.1.1.2. Cấu trúc của lipoprotein Lipid không tan trong nước, chúng được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng kết hợp với protein đặc hiệu (gọi là apolipoprotein, viết tắt là Apo) tạo nên phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein (LP). Lipoprotein là các phân tử hình cầu, cấu trúc gồm 2 phần: - Phần ưa nước (vỏ ngoài) có các apoprotein, cholesterol tự do và các phospholipid. - Phần kỵ nước (trong lõi), có cholesterol este và triglycerid. Mỗi một loại lipoprotein chứa một hoặc nhiều apolipoprotein. Các Apo này tạo sự ổn định cấu trúc cho lipoprotein, tạo cầu nối với thụ thể của tế bào, các thụ thể này quyết định chuyển hóa của một phân tử lipoprotein và hoạt động như các đồng yếu tố của các enzym trong quá trình chuyển hóa lipid [4],[6], [10]. Hình 1.1. Cấu trúc lipoprotein [88] 1.1.1.3. Phân loại Các lipoprotein có tỷ lệ lipid và protein khác nhau nên chúng có tỷ trọng và độ di chuyển điện di khác nhau. Dựa vào tỷ trọng của lipoprotein, người ta xếp các lipoprotein thành 5 loại khác nhau [10], [60]. 9 - Hạt vi thể dưỡng chấp (chylomicron): thành phần chủ yếu trong hạt vi thể dưỡng chấp là triglycerid (85 – 95%), cholesterol chỉ chiếm 2- 5%. Hạt vi thể dưỡng chấp là chất vận chuyển triglycerid ngoại sinh tới gan. - Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL) được tạo ra ở gan có thành phần chủ yếu là triglycerid và cholesterol. Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp là chất vận chuyển triglycerid nội sinh. - Lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL): do gan tổng hợp, là chất vận chuyển cholesterol đến các tổ chức, tỷ trọng 1,019 – 1,063, kích thước 200 – 220A 0 , hằng số nổi SF 0 – 20, mang chủ yếu apoprotein B. - Lipoprotein có tỷ trọng trung gian (IDL): được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của VLDL. - Lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL): là chất vận chuyển cholesterol từ các tổ chức về gan, tỷ trọng 1,063 – 1,210, kích thước 75 – 95A 0 , mang apoprotein AI, AII, XX. Hình 1.2. Mô phỏng các loại lipoprotein [89] 10 [...]... máu và bệnh mạch vành [11],[12],[50] * Điều trị RLLPM là giảm tai biến mạch vành Kết quả nghiên cứu của Gonld AL và cộng sự (1995) đã phân tích 35 nghiên cứu lớn trên 77.257 bệnh nhân, theo dõi trong 2 – 12 năm, thấy cứ giảm 20% cholesterol thì giảm được 18,1% tử vong chung và 2,41% tử vong do bệnh mạch vành [58] * Rối loạn lipid máu và tai biến mạch máu não Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả đều... vữa xơ động mạch tại Framingham cho thấy giữa nộng độ cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do VXĐM có mối tương quan tỷ lệ thuận [17], [27] 1.1.6 Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành, mạch não * Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành Kannell và các cộng sự năm 1971 (Framingham) nghiên cứu trên 5.000 bệnh nhân, theo dõi trong 14 năm thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa nồng độ cholesterol máu và. .. có tác dụng giảm 18,34% TC, 27,7% TG, 18,3 % LDL- C, tăng 18,6% HDL- C [ 38] - Viên nén hạ mỡ: Nguyễn Thùy Hương nghiên cứu tác dụng của “viên nén hạ mỡ” trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu do khoa YHCT Bệnh viên Bạch Mai bào chế thấy sau 2 tháng có giảm chỉ số TC và LDL - C , không có tác dụng trên chỉ số TG và HDL -C [19],[20] * Nghiên cứu tại Trung Quốc Một số bài thuốc có tác dụng hạ lipid. .. 28 cây giảo cổ lam) trên thỏ gây tăng lipid máu Kết quả nghiên cứu cho thấy Gylopsin làm giảm các chỉ số TG, TC, LDL-C, làm tăng HDL-C huyết tương, đồng thời giảm MDA huyết tương Ngoài ra, Gylopsin còn làm giảm mức độ XVĐM [1] * Một số mô hình dược lý thực nghiệm gây tăng cholesterol máu để nghiên cứu thuốc điều trị rồi loạn lipid máu Để nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn lipid máu, trước hết phải... thận hư và suy thận mạn tính… khi dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid….[6], [11] 1.1.5 Hội chứng rối loạn lipid máu với bệnh xơ vữa động mạch 1.1.5.1 Thế nào là xơ vữa động mạch: Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế Giới: Vữa xơ động mạch là sự phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại chỗ các lipid, phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ và calci,... Nghiên cứu trên thực nghiệm: - Nghệ Curcuma Longa được nghiên cứu trên thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng cho thấy cao lỏng và viên nén với liều tương đương 10g nghệ tươi/ngày, dùng trong 1 tháng làm giảm 11,7 % TC, gần như tác dụng của clofibrat với liều 1g/ngày [10] - Nguyễn Thị Như Ái và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Gylopsin (tạo thành từ polyphenol của cây chè dây và cao... Cắt trên thành động mạch Đại thực bào Cholesterol lắng đọng Tế bào máu Đại thực bào tế bào bọt Chất béo lắng đọng Hình 1.3 Sự hình thành mảng VXĐM - Mặt cắt một phần động mạch xơ vữa [90] 1.1.5.3 Mối liên quan giữa tăng Lipid máu và bệnh vữa xơ động mạch 17 Trong bệnh VXĐM hay gặp tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng LDL-C, nhất là khi có giảm đồng thời HDL- C Nghiên cứu dịch tễ về cholesterol máu. .. những biến đổi của lớp trung mạc” Vữa xơ động mạch là một bệnh của động mạch lớn và vừa được thể hiện bằng hai loại tổn thương cơ bản, đặc trưng là những mảng vữa rất giàu cholesterol và tổ chức xơ, xảy ra ở lớp nội mạc và một phần lớp trung mạc, nó làm hẹp dần lòng động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ chức [10],[11],[18],[27],[28],[69] 1.1.5.2 Cơ chế hình thành vữa xơ động mạch: Khởi phát... bình thường hoặc cả LDLC và VLDL (TC và TG) đều tăng [7],[44] 1.1.8 Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 18 Phác đồ điều trị của Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu 1992 (European Antherosis Society) [79] 1.1.8.1 Chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể lực: Thực hiện đầu tiên trong 2 -> 3 tháng - Giảm cân nếu thừa cân - Giảm mỡ động vật chứa nhiều acid béo no - Dùng dầu thực vật có nhiều acid béo... RLLPM 1.2.5.1 Nghiên cứu trên lâm sàng * Nghiên cứu tại Việt Nam: + Nghiên cứu độc vị: - Ngưu tất: Phạm Khuê và Đoàn Thị Nhu: viên Bidentin chiết xuất từ ngưu tất làm giảm TC máu ở 43% bệnh nhân [35] - Tỏi: Vũ Hiền Hạnh, Lương Thúy Quỳnh nghiên cứu viên tỏi (Allisa) thấy có tác dụng làm giảm TC trên 75% số BN, mức độ hạ từ 30 – 50 % [16] - Dầu cám: Lê Minh, Phạm Ngọc Phú, Trần Thị Hiền điều trị cho . cơ chế tác dụng của BBT trên thực nghiệm. Do vậy, đề tài Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên thực nghiệm được thực hiện với 2. Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc BBT trên mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh và nội sinh. 2. Đánh giá tác dụng giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên mô. DC HC C TRUYN VIT NAM B MễN PHNG T V TH THUN NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU CHỉNH RốI LOạN LIPID MáU Và GIảM XƠ VữA MạCH MáU CủA BàI THUốC BBT TRÊN THựC NGHIệM LUN N BC S CHUYấN KHOA CP II H NI - 2012 1 B