Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
490,5 KB
Nội dung
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trịnh Hồng mỹ Nghiên cứu kỹ thuật cấy ghép implant Trên bệnh nhân mất răng có ghép xơng Chuyên ngành : Phẫu thuật hàm mặt Mã số : 62 72 28 05 Luận án tiến sỹ y học Hà Nội 2012 1 Cụng trỡnh c hon thnh ti: VIệN NGHIÊN CứU KHOA HọC Y Dợc lâm sàng 108 Ngời hớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. đỗ quang trung 2. TS. Tạ anh tuấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Lun ỏn c bo v trc hi ng chm lun cp Vin t chc ti Vin Nghiờn cu khoa hc Y Dc lõm sng 108 Vào hồi giờ ngày tháng năm 2012 Cú th tỡm lun ỏn ti : - Th viện Vin NCKH Y Dc Lõm sng 108 - Th viện Quốc gia. 2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. (2011), “Kỹ thuật nâng xoang bằng siêu âm (Piezosurgery): Tiến bộ mới trong cấy ghép nha khoa vùng đáy xoang”, Y học lâm sàng, số đặc biệt, tr.31- 34 2. (2011), “Những biến chứng thường gặp trong cấy ghép nha khoa có ghép xương”, Y học thực hành, số 791, tr.30 - 32 3. (2011), “Đánh giá sự tiêu xương quanh trụ ghép trong cấy ghép nha khoa có ghép xương”, Y học thực hành, số 792, tr.158 - 160 4. (2010), “Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tại Bệnh viện Bạch Mai”, Y học lâm sàng, số 60, tr. 22 - 27 5. (2006), “Điều trị khuyết xương hàm dưới bằng xương mào chậu tự thân”, Y học lâm sàng, số đặc san, tập 1, tr.168 - 172 6. (2009), Ứng dụng kỹ thuật cấy ghép nha khoa tức thì trong phục hình răng cố định, Giải nhì hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ khu vực Hà Nội lần thứ XXIII 7. sáng tạo tuổi trẻ khu vực Hà nội lần thứ XXIV 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Mất răng vĩnh viễn là tổn thương rất thường gặp. Mất răng ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Để phục hình lại răng mất, nhiều phương pháp phục hình như hàm giả tháo lắp, cầu dán, cầu chụp, Tuy nhiên, các phương pháp kinh điển này có nhiều nhược điểm, nhất là phải lệ thuộc vào răng bên cạnh, nhiều trường hợp làm tổn thương răng bên cạnh, hiệu quả điều trị kém Để khắc phục các nhược điểm trên, phương pháp cấy ghép nha khoa (Dental Implant) có nhiều ưu điểm hơn, không ảnh hưởng đến răng bên cạnh và có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, việc cấy Implant nha khoa đòi hỏi những điều kiện nhất định, nhất là cần phải đủ khối lượng xương tại chỗ ở vùng sống hàm để lưu giữ trụ ghép. Có điều, hầu hết các trường hợp sau khi nhổ xương ổ răng sẽ tiêu dần dễ làm thiếu xương vùng răng mất. Đây là thách thức rất lớn và thường gặp của các nhà lâm sàng khi cấy ghép nha khoa. Trong những trường hợp này, việc đánh giá tình trạng tiêu xương vùng sống hàm và chọn chỉ định cấy Implant như thế nào cho phù hợp? Đặc biệt ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào đánh giá tình trạng thiếu xương ở vùng răng mất và ứng dụng cấy ghép Implant ở những trường hợp này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài“ Nghiên cứu kỹ thuật cấy Implant trên bệnh nhân mất răng có ghép xương” 2. Mục tiêu của đề tài: - Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang vùng răng mất. - Chọn chỉ định ghép xương - cấy trụ cho từng loại tổn thương. - Đánh giá kết quả sau cấy ghép trụ răng có ghép xương. 3. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt đối tượng nghiên cứu là những trường hợp mất răng có thiếu xương cần phải phục hình răng giả. Đây là những thách thức thường gặp mà nhiều người e ngại khi phục hình Implant. Có lẽ đó là lý do mà cho đến nay ở Việt nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu ghép xương dị loại trong cấy Implant nha khoa. Kết quả này khẳng định tính khoa học và sự cấp thiết đề tài. - Luận án nêu được một số đặc điểm lâm sàng và X quang vùng răng mất có thiếu xương ở người Việt nam. - Đề xuất được chỉ định ghép xương và cấy trụ cho từng loại tổn thương. - Một số cải tiến kỹ thuật: dùng trụ nối cải tiến để thay thế trụ phục hình, dùng xương thừa khi khoan xương phối hợp xương dị loại làm tăng khả năng lành thương của xương ghép và giảm giá thành điều trị; Ứng dụng các phương tiện chẩn đoán hiện đại và kỹ thuật hỗ trợ như máy chụp phim 3D Cone beam, máng hướng dẫn phẫu thuật, cải tiến kỹ thuật lắp cầu răng trên trụ Implant nhằm tăng độ chính xác, đơn giản hóa qui trình điều trị và rút ngắn thời gian phục hình. 4 4. Bố cục của luận án Luận án dài 121 trang, gồm 4 chương và 2 phần; Trong đó, Đặt vấn đề 2 trang, Tổng quan 34 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21 trang, Kết quả 27 trang, Bàn luận 34 trang, Kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 27 bảng, 7 biểu đồ, 35 hình và 145 tài liệu tham khảo. Chương 1 :TỔNG QUAN 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý vùng hàm mặt liên quan đến việc cấy Implant cho vùng răng mất có thiếu xương 1.1.1. Xoang hàm trên: màng xoang dễ bóc tách để ghép xương đáy xoang. 1.1.2. Giải phẫu bó mạch, thần kinh răng dưới: quyết định chiều cao xương. 1.1.3. Vùng quanh răng: là mô đệm quanh chân răng, hạn chế sang chấn. 1.1.4. Giải phẫu, sinh lý quanh Implant: Implant liên kết trực tiếp với xương 1.2. Quá trình lành thương của ổ răng sau nhổ 1.2.1. Quá trình liền thương xương ổ răng sau khi nhổ 1.2.2. Những hiện tượng quan trọng trong quá trình liền thương ổ răng 1.3. Những thay đổi hình thái của xương hàm sau khi mất răng 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu xương sống hàm 1.3.2. Diễn biến quá trình tiêu xương hàm 1.3.3. Sự thay đổi trong tương quan hai hàm 1.4. Quá trình tích hợp xương sau khi cấy ghép 1.4.1. Sự tương quan sinh học của vật liệu ghép 1.4.2. Sự đáp ứng của mô đối với vật liệu làm implant 1.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích hợp xương 1.5. Cấu tạo xương hàm, phân loại xương và cơ chế lành thương 1.5.1. Cấu tạo xương hàm và phân loại xương ghép 1.5.1.1. Cấu tạo xương 1.5.1.2. Các dạng xương ghép * Xương tự thân (Autografts): được lấy từ chính bệnh nhân. Đây là dạng xương duy nhất tham gia cả ba quá trình tạo xương, nhất là có quá trình sinh xương nên có nhiều ưu điểm: lành xương nhanh, tái tạo tổ chức toàn diện, chịu lực sớm, ít tiêu xương, cho khối lượng lớn, Tuy nhiên, xương tự thân dễ bị nhiễm trùng khi ghép trong khoang miệng, biến chứng nơi lấy xương, cần hai kíp phẫu thuật nếu lấy xương ngoài khoang miệng, tâm lý bệnh nhân lo lắng, thời gian phẫu thuật và hậu phẫu dài * Xương đồng loại (Allografts): được lấy từ xương tử thi người khác, loại bỏ các yếu tố miễn dịch kháng nguyên, được lưu giữ dưới các dạng: đông khô (Freeze - dried), quang đông (Frozen), đông khô khử khoáng (DFDBA) đông khô không khử khoáng MFDBA, xử lý bằng tia xạ (Irradiated bone) 5 Xương đồng loại có sẵn, giảm thời gian phẫu thuật, Tuy nhiên, xương đồng loại chỉ có quá trình qui tụ xương ghép, không có quá trình sinh xương nên thời gian lành thương dài, xương ghép tiêu nhiều sau khi ghép, giá thành cao, nguy cơ lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm HBsAg, HIV * Xương dị loại (Xenografts): được chiết xuất từ phần vô cơ của xương động vật, tổ chức vô cơ trong tự nhiên và vật liệu trùng hợp nhân tạo HTR. Xương dị loại là chất liệu có sẵn, thời gian mổ ngắn, ít đàn hồi, chịu lực nén tốt, dạng hạt nhỏ xốp nên dễ lèn; đa dạng về kết cấu, kích thước và hình dạng: hạt nhỏ, tinh thể hoặc nhiều hình dạng khác nên thuận lợi cho ghép xương trong cấy Implant.Tuy nhiên, xương dị loại có nhược điểm là không có quá trình sinh xương, thời gian tích hợp xương dài, giá thành cao 1.5.2. Đặc điểm xương dị loại: Cơ chế lành thương của xương dị loại là tạo bộ khung vô cơ để các tế bào xương từ nền nhận và vùng lân cận di chuyển vào tổ chức xương ghép. Về nguồn gốc, chất liệu này có thể lấy từ phần vô cơ của xương động vật, dạng phổ biến là BiO - Oss; từ vật liệu vô cơ trong tự nhiên như sứ Calcium phosphate (Hydroxyapatite), Tricalcium phosphase (TCP), Calcium carbonate (Coralline), thuỷ tinh sinh học (Bioceranic ) hoặc vật liệu trùng hợp nhân tạo HTR (Hard Tissue Replaement Polyme). Về cấu trúc hóa học, người ta chia ra xương kết tinh và không kết tinh. Trên lâm sàng, người ta chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái: - Dạng đặc: cho khối lượng lớn, giòn dễ vỡ, khó tạo hình, - Dạng hạt lớn (> 420 μm): tạo khung sườn tốt để phát triển các vi mạch và các tế bào xương phát triển nhưng chịu lực kém, tiêu xương nhanh - Dạng hạt trung bình (250 - 420 μm): thuận lợi cho tế bào xương phát triển, chịu lực tốt hơn, dễ phát triển các vi mạch, - Dạng hạt nhỏ (< 250 μm): dễ nén ép, chịu lực tốt, thay thế xương chậm, khó phát triển vi mạch, Một số dạng xương dị loại thường dùng: * BiO - Oss: là dạng dùng phổ biến trong cấy ghép Implant, được chiết xuất từ phần vô cơ của xương bò non. Đây là xương dị loại dạng hạt có sẵn, dễ tích hợp với bề mặt Implant, dễ lèn vào các ngách nhỏ, chịu lực nén tốt, ít đàn hồi. Dạng xương này đa dạng về kết cấu, nhiều kích thước hạt, được loại bỏ phần hữu cơ nên ít có phản ứng miễn dịch * PepGen P - 15: cũng được chế tạo từ xương bò, có chuỗi peptide ngắn, có thêm thành phần Carboxy methyl cellulo, Glycerol, nhằm làm tăng khả năng tái tạo xương. Dạng thường dùng có dạng dịch đặc (PepGen P - 15 flow) dễ lèn vào các ngóc ngách nhưng tiêu xương nhanh, chịu lực kém, giá thành cao nên không được sử dụng nhiều trong cấy Implant. 6 * Cerasorb: thành phần chủ yếu là Hydroxyapatite, dạng hạt nhỏ có kích thước 10 - 63 μm, độ xốp cao, chịu lực tốt, thay thế xương 3 - 24 tháng, phù hợp cho ghép xương ổ răng. * Coralline: là vật liệu sứ nhân tạo, thành phần chủ yếu là Calcium carbonate, dạng hạt nhỏ khoảng 200 μm, cốt hóa tốt, phù hợp cho ghép vùng ổ răng và cấy Implant vùng răng hàm. * Osteogen: là chất liệu sinh học tổng hợp tự tiêu SBRG (synthetic bioactive resorbable graft) không có thành phần sứ, kích thước 300 - 400 μm, tiêu xương 4 - 6 tháng. Chất liệu này phù hợp cho điều trị biến chứng tiêu xương quanh răng và quanh Implant. * C - Graft (calcified algae): là sứ tổng hợp có thành phần chính là Calcium phosphat, cấu trúc dạng hạt kết tinh 200 - 300 μm, có khả năng tạo hướng động nguyên bào xương, thay thế xương chậm 2 - 3 năm. * Bioglass: là sứ thủy tinh sinh học không kết tinh. Thành phần chính là phức hợp muối Calcium và Phosphate, dễ liên kết với Collagen nên dung nạp tốt với tổ chức nền nhận, giúp quá trình di chuyển tế bào xương từ nền nhận vào xương ghép, khả năng thay thế xương chậm. * HTR (Hard tissue replacement polyme): là chất liệu tổng hợp thay thế tổ chức cứng, dạng hạt nhỏ có bề mặt là lớp Calcium phosphate, thay thế xương chậm 4 - 5 năm, sinh xương kém nên cần phải phối hợp với các chất liệu xương khác, chủ yếu là chỉ định lấp đầy các ổ răng sau nhổ. * Các chất liệu tổng hợp tự tiêu khác ( PerioGlass, BioGan, ): là tổ chức phức hợp muối Canxi, phosphate, Silicone và Sodium dạng hạt kích thước 90 - 710 μm, có khả năng liên kết tốt với nền nhận, có khả năng sinh xương, chỉ định là cầm máu các tổn thương bên trong xương. Nhìn chung, những chất liệu có nguồn gốc từ xương thường được sử dụng, những chất liệu nhân tạo giá thành cao, hiệu quả ít nên ít được sử dụng. 1.5.3. Cơ chế lành thương của xương ghép Quá trình lành thương của xương ghép xảy ra đồng thời hai quá trình là hủy xương và sinh xương. Hai quá trình này đối lập nhau nhưng hỗ trợ và chuyển hóa cho nhau trong quá trình tái tạo xương. Hai quá trình này hoạt động nhờ hệ thống tế bào: nguyên bào xương (Osteoblasts), tế bào xương (Osteocytes), hủy cốt bào (Osteoclasts) và tế bào liên kết xương (Bone - lining cells). Qúa trình này chịu sự chi phối của các hormon PTH (Parathyroid hormon) và CT (Calcitonin), vitamin D, các yếu tố tăng trưởng, độ PH, môi trường xung quanh, Sự lành thương của xương ghép nhờ ba cơ chế là sinh xương (Osteogenesis), quy tụ xương Osteoinduction) và di chuyển xương (Osteoconduction). Mỗi một loại xương ghép có cơ chế lành thương riêng. Tuy nhiên, quá trình tái tạo xương cần ít nhất một trong ba cơ chế trên. 7 Sinh xương chỉ có ở xương tự thân ghép tự do. Đây là tiêu chuẩn “vàng” để xương ghép được thay thế và hoàn thiện thành tổ chức xương hoàn chỉnh. Bản thân xương tự thân có các tế bào tăng trưởng xương (Osteogenetic cells) tạo chất nền xương, các yếu tố hoạt hóa như RUNX2, Osterix kích thích tế bào xương từ nền nhận phát triển vào xương ghép; Cơ chế này khác ghép xương tự thân có nối mạch là xương ghép có cấu trúc xương đã hoàn chỉnh và quá trình lành thương là sự liên kết trực tiếp của xương ghép với xương nền nhận theo cơ chế liền xương như gãy xương. Qui tụ xương (Osteoinduction): chỉ có trong ghép xương tự thân và xương đồng loại. Tổ chức xương ghép có các yếu tố hóa ứng động (BMPs, MDAF, IGF ) tạo sự kích thích sinh xương từ nền nhận, thâm nhập các tế bào xương vùng lân cận vào xương ghép để tái phục hồi xương sau ghép. Di chuyển xương (Osteoconduction): thường gặp trong ghép xương dị loại, một phần trong ghép xương tự thân và xương đồng loại. Tổ chức xương ghép đã loại bỏ các yếu tố hữu cơ nên không có khả năng sinh xương, chỉ giữ lại phần vô cơ tạo khung sườn để tế bào xương, tế bào trung mô biệt hoá (Differentiated mesenchymal cells) từ nền nhận phát triển vào. Hơn nữa, trong xương còn có phức hợp Carbonate, Fluoride, các peptide, các protein tạo hình thái xương BMPs (Bone Morphogenetic Proteins), yếu tố tái lập tuần hoàn (MDAF -Macrophage Deangiogenesis Factor), yếu tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng (MDGF - Macrophage - Devided Growth Factor), yếu tố tăng trưởng giàu tiểu cầu (PDGF - Platelet Devived Growth Factor), yếu tố kích thích tăng trưởng giống insuline tạo trung mô (IGF- Insulin - like Growth Factor) Những yếu tố này góp phần đáng kể cho quá trình lành thương và hoàn thiện của xương ghép. Ngoài ra để tránh sự thâm nhập giữa xương và phần mềm, người ta còn dùng chất liệu định hướng tái tạo xương GBR (Guied Bone Regeration) dưới dạng màng sinh học tiêu chậm e - PTFE (Expande Polytetrafluore Etylene Regeration) hoặc không tiêu có tác dụng ngăn cản sự xâm lấn giữa xương và phần mềm, tạo sự định hướng để tăng quá trình tái tạo xương. 1.6. Lịch sử quá trình ứng dụng của Implant nha khoa: Implant nha khoa được phát hiện từ thời cổ đại. Năm 600 sau Công nguyên, phát hiện ba Implant ở hàm dưới của người phụ nữ Maya 20 tuổi tại Honduras. Năm 1913, Greenfield đã dùng Iridium, vàng chế tạo Implant dạng giỏ và Adams chế tạo Implant hình trụ chóp tròn (1937). Sau đó, Stock chế tạo Implant trong xương (1938), Goldberg và Gershkoff chế tạo Implant dưới màng xương (1943) và Linkon và Robert dùng Implant dạng bản (1967). Mãi đến những năm đầu của thập kỷ 1960, Bränemark đã đưa ra những giả thuyết đầu tiên về sự tích hợp xương. Ban đầu, những giả thuyết này 8 chưa được công nhận nhưng đây là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho sự thành công của cấy Implant. Sau đó, những minh chứng của ông và những nghiên cứu độc lập của Schroeder (năm 1976, 1978, 1981) khẳng định có sự tích hợp xương của trụ Implant bằng Titanium. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của Implant. Năm 1978, Bränemark giới thiệu Implant dạng chân răng trong xương. Đây là dạng Implant được sử dụng phổ biến đến ngày nay. Năm 1981, Albreklson đã xác định sáu yếu tố cần thiết cho tích hợp xương và sự lành thương của xương ghép quanh Implant. Sau này, Donald(1992), Johanson(1991), Gottlander (1994), Wennerberg (1996)…đã nghiên cứu chi tiết về vi thể thiết kế bề mặt của trụ ghép, sự liên kết trụ với các chất liệu xương ghép. Ở Việt Nam, Implant đầu tiên được thực hiện tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc gia năm 1995 và Viện Răng Hàm Mặt TPHCM năm 1999. Sau đó, các công trình nghiên cứu cấy Implant nha khoa của nhiều tác giả ở nhiều cơ sở Răng hàm mặt đã được công bố. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đánh giá cấy Implant ở vùng mất răng đủ xương để cấy ghép, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể cấy Implant cần phải ghép xương. Có lẽ, thiếu xương vùng răng mất là một trong những khó khăn cho việc cấy Implant nha khoa mà ít cơ sở Răng Hàm Mặt ở nước ta ứng dụng. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 56 bệnh nhân mất 118 răng vĩnh viễn được cấy 116 trụ Implant nha khoa có kèm ghép xương dị loại dạng hạt (BiO - Oss) cùng một thì phẫu thuật hoặc cấy trụ Implant thì hai sau khi ghép xương ổn định. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Tuổi từ 17 tuổi trở lên, mất răng vĩnh viễn, đủ sức khoẻ để phẫu thuật. - Có chiều cao xương ứng dụng vùng sống hàm dưới 10 mm, chiều rộng dưới 6 mm hoặc thiếu phối hợp cả chiều cao và chiều rộng xương. - Chiều gần - xa và chiều cao khoảng mất răng tối thiểu 6 mm. - Có nguyện vọng cấy ghép nha khoa và tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Một số bệnh toàn thân chống chỉ định phẫu thuật. - Một số bệnh răng hàm mặt: viêm nhiễm, tia xạ hàm mặt, tật nghiến răng 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 08/2006 đến 01/2011. 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Bạch Mai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu và thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 9 Bệnh nhân được khám và đánh giá sự mất răng. Từ đó chọn lựa những bệnh nhân đủ điều kiện cấy ghép nha khoa cần phải ghép xương vùng sống hàm. Những thông tin được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu: n = Z 2 1-α/2 2 2 ∆ s Trong đó: n: cỡ mẫu, s: độ lệch chuẩn, ∆: sai số ước lượng Z 2 1-α/2 : hệ số tin cậy = 1,96 (mức ý nghĩa α = 0,05) 2.2.3. Ghi nhận những đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 2.2.4 Đặc điểm lâm sàng, X quang vùng răng mất trước khi cấy trụ 2.2.5. Đặc điểm vùng răng mất sau khi cấy trụ 6, 12, 24, 36 tháng 2.3. Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu - Bộ ghế máy răng và dụng cụ khám răng miệng. - Các máy chụp phim vùng mặt: máy Panorex, 3D Cone beam, - Máy cấy Implant nha khoa chuyên dụng (XT - Surgic). - Dụng cụ nâng xoang kín và xoang hở, dụng cụ phẫu thuật và phục hình. - Hệ thống mũi khoan, trụ ghép, trụ liền lợi, trụ phục hình của công ty TIS (Total Implant Solution) Hàn Quốc, bột xương BiO - Oss, màng xương, - Bộ dụng cụ phẫu thuật, các phương tiện và dụng cụ phục hình - Thước chuyên dụng đo độ dài, góc trên phim, Compa nha khoa 2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.4.1. Khám lâm sàng và lên kế hoạch điều trị. 2.4.2. Chụp X quang vùng mặt đánh giá vùng tổn thương. 2.4.3. Đánh giá hình thái, mức độ tiêu xương và mật độ xương sống hàm trước và sau phục hình quanh trụ Implant và vùng xương ghép. 2.4.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác 2.4.5. Lẫy mẫu hàm và chế tạo máng hướng dẫn. 2.4.6. Quy trình 1(cấy trụ, ghép xương mặt bên một thì, phục hình răng giả) 2.4.7. Quy trình 2 (nâng xoang kín, ghép xương cấy trụ, phục hình răng giả) 2.4.8. Quy trình 3 (nâng xoang hở, ghép xương cấy trụ, phục hình răng giả). 2.5. Phương pháp thu thập số liệu * Khám và thu thập các thông tin theo mẫu bệnh án. * Đo chiều cao xương, chiều rộng, mật độ xương sống hàm. * Đánh giá tình trạng lợi, tiêu xương ghép và tiêu xương quanh Implant. * Đánh giá kết quả: trước phục hình, sau phục hình 6, 12, 24, 36 tháng, - Kết quả chức năng sau phục hình + Mức độ tốt : Nhai được thức ăn cứng. + Mức độ trung bình : Chỉ ăn được thức ăn mềm. + Mức độ kém : Răng lung lay, đau không nhai được. 10 [...]... vùng răng mất và chọn chỉ định dễ dàng hơn trong trường hợp cấy implant có thiếu xương KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân mất 118 răng có thiếu xương vùng răng mất được cấy 116 trụ implant có ghép xương, chúng tôi có một số kết luận sau: 1 - Đặc điểm lâm sàng, X quang vùng răng mất - Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, nhóm tuổi thường gặp 30 - 50 chiếm 58,9% - Nguyên nhân mất răng đa dạng: biến chứng sâu răng. .. lệ mất răng ở nhóm nguyên nhân này 17 Như vậy, ghép xương trong cấy Implant được chỉ định cho nhiều nguyên nhân mất răng, thậm chí là cấy trụ và ghép xương tức thì vừa hạn chế được tiêu xương vùng ổ răng sau nhổ, vừa rút ngắn hơn thời gian điều trị, phục hồi sớm được chức năng, thẩm mỹ vùng răng mất 4.2.3 Sự liên quan của vị trí răng mất đến dạng xương thiếu, vị trí thiếu xương và khối lượng xương ghép. .. mất răng biến dạng nhiều, mức độ tiêu xương nhiều nên khối lượng xương ghép cần nhiều hơn Tuy nhiên, ngoài sự phụ thuộc vào thời gian mất răng, khối lượng xương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vị trí răng mất, dạng xương thiếu, nguyên nhân mất răng 4.3 Chọn chỉ định trong cấy implant có ghép xương : 4.3.1 Chọn hệ thống implant phù hợp : Chúng tôi sử dụng hệ thống trụ ghép của công ty TIS có. .. trên: Phạm Thanh Hà có 23,8%, Tạ Anh Tuấn không có trường hợp nào và Ferrus có 17% Phải chăng, nguyên nhân viêm quanh răng tăng cao là do mất răng trong viêm quanh răng thường có số lượng lớn, thậm chí mất toàn bộ hàm Ngoài ra, viêm quanh răng gây tiêu xương nhiều trước và sau nhổ răng so với các nguyên nhân khác nên hầu hết các trường hợp mất răng do viêm quanh răng khi cấy implant cần phải ghép xương. .. khác thất bại Trong nghiên cứu có 66,1% trụ đã được phục hình trước khi cấy Implant Khối lượng xương ghép trong nghiên cứu thường là ít được phân bố chủ yếu ở các thời điểm mất răng dưới 60 tháng Những trường hợp ghép khối lượng xương trung bình và nhiều có xu hướng tập trung nhiều ở thời điểm trên 60 tháng Có lẽ, trong thời gian đầu mức độ tiêu xương ít nên khối lượng xương ghép chưa có sự khác biệt ở... cao xương và chiều dài trụ với p > 0,05 3.3.5 Sự liên quan vị trí răng - khối lượng xương ghép - Khối lượng xương ghép ít (dưới 0,5 gram) có 76,3 %, gặp ở nhiều vị trí - Khối lượng xương lớn hơn thường dùng nâng xoang ghép xương đáy trụ - Sự liên quan giữa khối lượng xương ghép này và vị trí răng với p < 0,05 3.3.6 Sự liên quan thời gian mất răng và khối lượng xương ghép 13 Khối lượng xương ghép ít có. .. quả nghiên cứu của các tác giả cấy ghép thông thường: Nghiên cứu của Claudia (2007) ở 3578 trụ ghép có tỷ lệ thành công 84,9 - 100 % trong 24 năm; Nghiên cứu của Devorah S.A (2008) ở 3609 trụ ghép có tỷ lệ thành công 97,3 % Nghiên cứu của Tawil G và Younan R (2003) có tỷ lệ thành công chung của Implant là 95,5 % Nghiên cứu của Kreissl (2007) sau 5 năm với 205 trụ ghép, tỷ lệ thành công chung của cấy. .. 0,01 Độ đặc xương của xương hàm dưới chủ yếu là xương loại I và II, xương hàm trên phần lớn là xương loại III và IV Độ đặc xương vùng răng trước cao hơn vùng răng hàm Về chiều cao xương, đa số các trường hợp có chiều cao xương trên 9 mm tập trung chủ yếu ở vùng răng hàm lớn dưới, răng hàm nhỏ và răng trước Các trường hợp có chiều cao xương dưới 9 mm tập trung chủ yếu vùng răng hàm lớn trên Điều này... quá trình tiêu xương Chính vì vậy, tỷ lệ mất răng có thiếu xương trong nghiên cứu của chúng tôi gặp phổ biến ở vùng răng hàm lớn trên chiếm tỷ lệ khá cao là 44,1% 4.2.2 Nguyên nhân mất răng Nguyên nhân do biến chứng sâu răng và bệnh lý tuỷ răng chiếm 55,1%; Tỷ lệ này thấp hơn các tác giả: Phạm Thanh Hà là 70%, Tạ Anh Tuấn là 89,36 % và Ferrus là 68% (2009) Nguyên nhân do viêm quanh răng chiếm 30,5%,... và lành thương xương ghép kém, 4.2 Những đặc điểm lâm sàng và X quang vùng răng mất 4.2.1 Sự liên quan của độ đặc xương đến vị trí răng mất và chiều cao xương vùng sống hàm ứng dụng trong phẫu thuật Mất răng hàm trên nhiều hơn hàm dưới; vùng răng hàm nhiều hơn vùng răng trước Ngược lại, nghiên cứu của Tạ Anh Tuấn cho thấy hàm dưới (69,49%) nhiều hơn hàm trên (30,51%) Sự khác nhau này có ý nghĩa thống . Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trịnh Hồng mỹ Nghiên cứu kỹ thuật cấy ghép implant Trên bệnh nhân mất răng có ghép xơng Chuyên ngành : Phẫu thuật hàm mặt Mã số : 62 72 28 05 Luận án tiến sỹ. sở Răng hàm mặt đã được công bố. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đánh giá cấy Implant ở vùng mất răng đủ xương để cấy ghép, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể cấy Implant cần phải ghép xương. . sau cấy ghép trụ răng có ghép xương. 3. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đặc biệt đối tượng nghiên cứu là những trường hợp mất răng có thiếu xương