1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

105 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên những thànhcông đó chính là do Đảng ta đã nhận thức và vận dụng đúng đắn quan niệm của chủnghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN VĂN HÒA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Hòa.

Các số liệu và tài liệu trong luận văn này đều trung thực

và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Chu Thị Quỳnh

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến

thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Hòa - người đã tận tình

hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy

cô giáo ở khoa Lý luận chính trị, trường Đại học khoa học Huế đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, xin gửi lời tri ân đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên chia sẻ, giúp đỡ, động viên tôi về tinh thần trong suốt thời gian qua.

Học viên

Chu Thị Quỳnh

Trang 4

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

5 Đóng góp của luận văn 6

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ 8

1.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 8

1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 8

1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng 8

1.1.1.2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng 11

1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng .13

1.1.2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng 13

1.1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 15

1.2 Kinh tế và chính trị 17

1.2.1 Khái niệm kinh tế và chính trị 17

1.2.1.1 Khái niệm kinh tế 17

1.2.1.2 Khái niệm chính trị 21

1.2.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 25

1.2.2.1 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan niệm của các nhà tư tưởng,

Trang 5

1.2.2.2 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin 30

1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng với kinh tế, kiến trúc thượng tầng với chính trị 41

CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 43

2.1 Yêu cầu khách quan của việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 43

2.1.1 Cơ sở lý luận 43

2.1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 48

2.1.1.2 Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị 49

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 52

2.2 Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 57

2.2.1 Định hướng đổi mới về kinh tế 58

2.2.2 Định hướng đổi mới về chính trị 64

2.2.3 Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 71

2.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay 72

2.3.1 Giải pháp đổi mới kinh tế 72

2.3.2 Giải pháp đổi mới chính trị 82

2.3.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị 90

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đã trải qua 25 năm đổi mới, chặng đường đó chưa hẳn là dàinhưng cũng đã đem lại nhiều sự đổi thay to lớn, nhiều thành tựu trên các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên những thànhcông đó chính là do Đảng ta đã nhận thức và vận dụng đúng đắn quan niệm của chủnghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng hay

cụ thể hơn là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình xây dựng, pháttriển đất nước Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội,chúng thống nhất biện chứng với nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết địnhcòn kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng Mỗi cơ sở hạtầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó đồng thời quyđịnh tính chất của kiến trúc thượng tầng đó

Tuy nhiên, kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của cơ sở

hạ tầng mà nó mang tính độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại rất mạnh

mẽ đối với cơ sở hạ tầng của xã hội Nếu tác động cùng chiều thì đó sẽ là tác độngtích cực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế còn nếu như là tác động ngược chiều thì

nó sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của sản xuất và xã hội Khi kiến trúc thượngtầng kìm hãm sự phát triển của kinh tế thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng đócũng được thay thế bằng một kiến trúc thượng tầng mới, tiến bộ hơn

Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng chính là cơ sở

lý luận cho việc giải quyết mối quan hệ giữa hai lĩnh vực kinh tế và chính trị Bởi lẽ,quan hệ giữa kinh tế và chính trị là sự thể hiện cô đọng cho mối quan hệ giữa cơ sở

hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội Quan hệ giữa kinh tế và chính trị làmối quan hệ cơ bản, cốt lõi và xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội có giaicấp đồng thời quy định sự vận động, biến đổi của các xã hội đó Do vậy, mối quan

hệ giữa hai lĩnh vực này luôn luôn đựoc xem là tâm điểm để các nhà lý luận, cácnhà tư tưởng của các thời đại quan tâm và nghiên cứu Trong mối quan hệ giữa kinh

tế và chính trị thì kinh tế là cái có trước còn chính trị là cái có sau

Trang 7

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của chính trị luôn chịu sự tác động và chiphối của kinh tế, chính vì thế, chính trị không thể tách rời khỏi kinh tế Tuy nhiên,chính trị cũng có sự tác động mạnh mẽ trở lại đối với kinh tế, do đó, nếu kinh tếkhông phù hợp với chính trị thì sẽ dẫn tới sự bất ổn định, trì trệ thậm chí rối loạn xãhội Ngược lại, nếu giữa chúng có sự thống nhất, phù hợp với nhau thì sẽ tạo nên sự

ổn định, phát triển cho xã hội Có thể thấy, việc nhận thức và xử lý mối quan hệ nàytrong thực tiễn ra sao là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triểncủa nền kinh tế cũng như chế độ chính trị - xã hội của một đất nước Xuất phát từnhững đặc điểm trên, việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị đã và đang là vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng trong đường lối cũng nhưtrong những chủ trương và chính sách mà Ðảng và nhà nước ta đề ra

Để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc xây dựng và phát triển đất nướctheo con đường xã hội chủ nghĩa thì một trong những vấn đề mà chúng ta cần phảigiải quyết tốt đầu tiên đó chính là mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế vàđổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắmvững và giải quyết tốt trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta” [64,tr.66], “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[28, tr.99]

Với những lý do đó, tác giả quyết định chọn “Biện chứng của cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng với tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiệnnay” làm đề tài luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài

Có thể nói, ở nước ta hiện nay mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị đang được coi là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt nhất trong tiến trình đổi mớiđất nước Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên

cứu khoa học, nhiều tác phẩm bàn đến vấn đề này Cụ thể như: “Chính trị với kinh

tế và sự vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ của

Vũ Hoàng Giao, Đại học quốc gia Hà Nội, 1996; “Những tư tưởng cơ bản của

C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị”, Luận

Trang 8

văn thạc sĩ của Phạm Thị Minh Lan, Viện triết học, Hà Nội, 1999; “Quan hệ giữa

đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: Những vấn đề cơ bản của Việt Nam”, Đề tài

khoa học cấp Bộ do PGS.TS Lương Đình Hải làm chủ nhiệm, Viện Triết học,

2009 Đề tài làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ởnước ta trong giai đoạn hiện nay, vạch ra xu hướng vận động và trên cơ sở đó đềxuất một số nguyên tắc định hướng cho việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới

chính trị; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam”, Đề tài

cấp nhà nước do GS.TS Duơng Xuân Ngọc làm chủ nhiệm, Học viện Báo chí vàTuyên truyền, 2010 Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ mối quan hệ biện chứnggiữa kinh tế và chính trị đồng thời nhấn mạnh kinh tế phát triển là cơ sở đảm bảovững chắc cho ổn định chính trị - xã hội và ngược lại sự ổn định chính trị - xã hội làtiền đề, điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế Đề tài cũng cho thấy rõ sự nhận thức,vận dụng đúng đắn và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng vànhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nhờ đó đã gópphần giúp đất nước ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Bêncạnh đó, đề tài cũng nêu lên những vấn đề cần chú ý đồng thời mở ra những hướnggiải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong

thời gian tới; “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi

mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính

trị quốc gia, 2011 Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên những mối quan hệ lớncần được giải quyết tốt là mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; mối quan hệ giữa kinh tế thị trường vàđịnh hướng xã hội chủ nghĩa; mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xâydựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; mốiquan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa; mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữaĐảng lãnh đạo, Nhà nuớc quản lý, nhân dân làm chủ Trong những mối quan hệ đóthì mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được tác giả khẳng định làmối quan hệ “có vị trí rất quan trọng trong các mối quan hệ lớn cần đặc biệt chútrọng nắm vững và giải quyết tốt trong quá trình đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội

Trang 9

của nước ta, vì nó liên quan đến yếu tố kinh tế được xem như nền tảng số một của

sự phát triển, đồng thời, liên quan đến chính trị là yếu tố nhạy cảm nhất, phức tạp

nhất trong đời sống xã hội” [64, tr.52]; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới

chính trị ở Việt Nam” do GS.TS Dương Xuân Ngọc chủ biên, Nxb Chính trị quốc

gia, 2012 Thông qua tác phẩm tác giả trình bày cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn củamối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cũng như những nhân tố tácđộng và thực trạng giải quyết mối quan hệ đó ở nước ta từ năm 1986 đến nay Tácgiả cũng đưa ra quan điểm cùng các giải pháp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữađổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam

Ngoài ra, trên các tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản, tạp chí Lý luận chính trị

cũng có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề trên như: “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và

đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay” của Hoàng Minh Đô, Tạp chí Nghiên cứu lý

luận, số 1, 1992; “ Chính trị với kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá

ở nước ta hiện nay” của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4, 1995;

“Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình thành và phát triển của Nhà nước pháp quyền” của Nguyễn Hữu Khiển, Tạp chí Triết học, số 6, 1997; “Quan hệ giữa kinh tế

và chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” của Đoàn Quang Thọ, Tạp chí Triết

học, số 2, 1997; “Vấn đề nhận thức và giải quyết mối quan hệ chính trị - kinh tế trong

công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” của Ngô Ngọc Thắng, Tạp chí Triết học, số 4

(167), 2005; “Vận dụng tư tưởng của C.Mác về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế

trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta” của Trần Nguyễn Tuyên, Tạp chí Cộng sản, số

777, 2007; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị” của

Trần Sĩ Phán, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2, 2007; “Đặc điểm mối quan hệ giữa

kinh tế và chính trị ở Việt Nam - vấn đề và giải pháp” của Trần Ngọc Hiên, Tạp chí

Cộng sản, số 800, 2009; “Mấy vấn đề về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt

Nam hiện nay” của Lương Đình Hải, Tạp chí Triết học, số 7, 2010; “Quan niệm của Mác - Ăngghen về vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế” của Vũ

Văn Phúc, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, 2011; “Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế

và đổi mới chính trị ở Việt Nam” của Trần Thành, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10,

2011; “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là mối quan hệ cơ bản,

cốt lõi” của Dương Phú Hiệp, Tạp chí Cộng sản, số 824, 2011 và một số sách trình

Trang 10

bày quan điểm, đường lối của Đảng trong Đại hội XI như: “Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI”; “Những vấn đề kinh tế - xã hội trong cương lĩnh”của

Trương Giang Long - Trần Hoàng Ngân (chủ biên); “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4

Ban Chấp hành Trung ương khóa XI”, (2012); “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI”, (2012)

Các tác phẩm, công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến và góp phần làm rõnhững khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, đồng thời nghiêncứu tổng kết những bài học kinh nghiệm, đặc biệt là bài học về giải quyết mối quan hệnày ở nước ta trong thời gian qua nhằm tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp đổi mới toàn diện

đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn

lọc các tác phẩm, công trình nghiên cứu trên, đề tài “Biện chứng của cơ sở hạ tầng

và kiến trúc thượng tầng với tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiệnnay” tiếp tục đi sâu nghiên cứu với mong muốn phát triển, bổ sung và làm rõ hơnnữa vấn đề để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đất nước trong giaiđoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn củatiến trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay

Để đạt được mục đích này nhiệm vụ của luận văn sẽ là:

- Phân tích làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng, giữa chính trị và kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lýluận để giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế

- Trên cơ sở phân tích thực trạng công cuộc đổi mới, đưa ra các định hướng

và giải pháp trong tiến trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam về đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêuxây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh

Trang 11

* Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương phápchủ yếu như phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử trong quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ tiến trình đổi mới kinh tế và chính trị ở nước tatrong giai đoạn hiện nay đồng thời nêu lên định hướng cũng như các giải pháp trongviệc giải quyết tốt mối quan hệ này

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngànhTriết học và những ai quan tâm, nghiên cứu tới vấn đề này

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 2 chương và 5 tiết, cụ thể:

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

1.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng

1.1.1.2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng

1.1.2 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

1.1.2.2 Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng

1.2 Kinh tế và chính trị

1.2.1 Khái niệm kinh tế và chính trị

1.2.1.1 Khái niệm kinh tế

1.2.1.2 Khái niệm chính trị

1.2.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

1.2.2.1 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan niệm của các nhà tưtưởng, các nhà triết học trước Mác

Trang 12

1.2.2.2 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin

1.2.2.3 Cơ sở hạ tầng với kinh tế, kiến trúc thượng tầng với chính trị

CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH

TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Yêu cầu khách quan của việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh

tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay

2.2.1 Định hướng đổi mới kinh tế

2.2.2 Định hướng đổi mới chính trị

2.2.3 Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị

2.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chínhtrị ở nước ta hiện nay

2.3.1 Giải pháp đổi mới kinh tế

2.3.2 Giải pháp đổi mới chính trị

2.3.3 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mớichính trị

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG, KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ

1.1 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.1.1.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tếcủa một xã hội nhất định Khái niệm cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội củacác quan hệ sản xuất với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội Mỗihình thái kinh tế - xã hội có một cơ sở hạ tầng nhất định và nó được hình thành mộtcách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của loài người Sở dĩ có thể nóinhư vậy là vì quan hệ sản xuất - yếu tố tạo nên cơ sở hạ tầng là những quan hệ vậtchất tồn tại hoàn toàn độc lập với ý chí và ý thức của con người

Quan hệ sản xuất là những quan hệ giữa người và người trong quá trình sảnxuất; trao đổi và phân phối của cải vật chất Con người muốn tồn tại thì trước hếtphải tiến hành hoạt động lao động sản xuất và trong quá trình đó con người khôngchỉ thực hiện mối quan hệ với tự nhiên mà còn tạo ra mối quan hệ giữa con nguời

và con người Hoạt động lao động sản xuất sẽ không thể tiến hành bình thườngđược nếu như con người không kết hợp, không hoạt động, làm việc và trao đổi vớinhau Chính vì thế dù muốn hay không thì con người vẫn phải thực hiện mối quan

hệ giữa con người với nhau cùng với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên đểduy trì hoạt động sản xuất

Mối quan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quancủa bất kỳ cá nhân nào Vì thế, dù là do con người tạo ra nhưng quan hệ sản xuấtluôn được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất và phải tuântheo những quy luật của sự vận động của đời sống xã hội Quan hệ sản xuất đượchình thành một cách khách quan, do đó, cơ sở hạ tầng cũng được hình thành mộtcách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất

Chính vì vậy, C.Mác đã từng viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống củamình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn

Trang 14

của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình độ pháttriển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệsản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đódựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức

xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó” [9, tr.15]

Trong một xã hội cụ thể thì cơ sở hạ tầng bao gồm trong nó ba loại quan hệsản xuất đó là: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sảnxuất mầm mống Như vậy, trong một hình thái kinh tế - xã hội thì ngoài những quan

hệ sản xuất giữ vai trò thống trị của xã hội hiện tại thì còn có tàn dư của những quan

hệ sản xuất ở xã hội trước và mầm mống của những quan hệ sản xuất ở xã hộitương lai

Trong những quan hệ sản xuất hình thành nên cơ sở hạ tầng của một xã hộithì quan hệ sản xuất thống trị luôn luôn là yếu tố giữ vai trò chủ đạo, chi phối vàquyết định đối với các quan hệ sản xuất khác cũng như đối với toàn bộ cơ sở hạtầng của xã hội đó Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế - xã hội vàđược xem là đặc trưng cho bản chất của một cơ sở hạ tầng trong một xã hội cụ thể.Trong một cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuấtthì kiểu quan hệ sản xuất thống trị và thành phần kinh tế tương ứng với nó bao giờcũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu quan hệ sảnxuất khác, quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sốngkinh tế - xã hội Đây chính là cơ sở để Đảng và nhà nước hoạch định ra những chủtrương, chính sách về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Trong nền kinh tế đó thì thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Kinh tếnhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng đóng vai trò là nền tảng vững chắc củanền kinh tế nước ta

Tuy vậy, trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì không chỉ có quan hệ sản xuấtthống trị mà cả những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng

có những vai trò nhất định Ở những hình thái kinh tế - xã hội mà cơ sở hạ tầng đãphát triển thì quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống giữ vai tròkhông đáng kể, ngược lại, ở những hình thái kinh tế - xã hội khi cơ sở hạ tầng đang

ở giai đoạn mang tính chất quá độ thì chúng lại có vị trí quan trọng

Trang 15

Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất;quan hệ trong tổ chức, quản lý và phân công lao động; quan hệ trong phân phối sảnphẩm trong đó quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất.Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh thì cơ sở hạ tầng phát triển và thống nhất tức làtrong cơ sở hạ tầng đó không chứa đựng sự đối kháng hay mâu thuẫn về lợi ích kinh

tế giữa các giai cấp, các nhóm xã hội Trong nền kinh tế lúc bấy giờ, hình thức sởhữu là sở hữu toàn dân và tập thể; mối quan hệ giữa người và người là hợp tác,tương trợ lẫn nhau; sản phẩm làm ra được phân phối theo lao động; không còn tồntại chế độ bóc lột

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến sâu sắc và triệt đểđồng thời là một thời kì mang tính chuyển tiếp, do đó, cơ sở hạ tầng được hìnhthành vào giai đoạn này chưa mang đầy đủ những đặc trưng của cơ sở hạ tầng xãhội chủ nghĩa Nuớc ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội nên cơ sở hạ tầng chúng tađang hướng tới xây dựng là cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa với nền tảng là quan hệsản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu Tuy nhiên, donước ta đang trong thời kì quá độ hơn thế nữa lại đi lên từ một xuất phát điểm rấtthấp, do vậy, cơ sở hạ tầng lúc này là cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ vớinhững đặc trưng riêng

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải được tiến hành tuần tự từng bước vớinhững hình thức và quy mô thích hợp nên chưa thể tồn tại duy nhất một chế độ sởhữu mà cơ cấu kinh tế ở nước ta lúc này phải là nhiều quan hệ sản xuất với nhiềuhình thức sở hữu khác nhau Quan điểm này được thể hiện qua các kỳ đại hội vàđến đại hội XI Đảng đã nêu lên quan điểm xây dựng quan hệ sản xuất một cáchđúng đắn và đồng bộ trên cả 3 mặt:

Về mặt sở hữu, Đảng ta xác định trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta có cả công hữu, tư hữu và tập thể với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thànhphần kinh tế khác nhau Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Kinh tế tập thể khôngngừng được củng cố và phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là mộttrong những động lực của nền kinh tế Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đượckhuyến khích phát triển Các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành quan

Trang 16

trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác vàcạnh tranh lành mạnh.

Về mặt tổ chức và quản lý sản xuất, Đảng ta xác định phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Nền kinh tế đó vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường,vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Về mặt phân phối, thực hiện phân phối công bằng cả các yếu tố sản xuất, các

cơ hội, điều kiện phát triển và sản phẩm làm ra Trong phân phối sản phẩm, chủ yếucăn cứ vào kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốncùng các nguồn lực khác; phân phối thông qua hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội.Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước đi, từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy, cơ sở hạ tầng ở nước ta trong giai đoạn này là cơ sở hạ tầng với cơcấu kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen trong đó kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng của nền kinh tế Các thành phần kinh tếnày dù khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất nhưng lại cùng thống nhất với nhautrong nền kinh tế quốc dân Chúng vừa hợp tác, liên kết lại vừa cạnh tranh với nhau.Trong những thành phần kinh tế đó thì thành phần kinh tế tương ứng với quan hệ sảnxuất thống trị là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ cơ cấu kinh tế

Trong Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng định xãhội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp Những điều trên cho thấy rằng, khái niệm

cơ sở hạ tầng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là cơ sở lý luận chochúng ta tiến hành tiến trình đổi mới kinh tế cũng như chính trị ở nước ta hiện nay

1.1.1.2 Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo cùng với những thiết chế xã hội tương ứngcủa chúng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội được hìnhthành, xây dựng trên nền tảng của cơ sở hạ tầng nhất định Kiến trúc thượng tầng

Trang 17

bao gồm nhiều yếu tố trong đó mỗi yếu tố lại mang những đặc điểm riêng vớinhững quy luật phát triển riêng của mình Mặc dù vậy, các yếu tố của kiến trúcthượng tầng không vì thế mà tách rời nhau, trái lại chúng có sự liên hệ, tác động qualại lẫn nhau đồng thời đều được hình thành và phát triển trên cơ sở hạ tầng.

Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạtầng trong đó có những yếu tố có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng như chính trị,pháp quyền nhưng cũng có những yếu tố có quan hệ gián tiếp như triết học, tôngiáo, nghệ thuật Kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp thì cũng mang tínhgiai cấp Điều này thể hiện trong sự đối lập và trong cuộc đấu tranh về mặt chính trị -

tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng trong đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chínhtrị - tư tưởng của giai cấp thống trị Nhà nước là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhấttrong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp, nó là bộ máy quyền lực của giaicấp thống trị trong xã hội đó Chính nhờ có nhà nước mà giai cấp cầm quyền mớithực hiện được sự thống trị của mình trên tất cả các mặt của đời sống xã hội thôngqua đó có thể bảo vệ và củng cố vững chắc địa vị cũng như quyền lợi của mình

Tuy nhiên, ngoài nhà nước và những bộ phận khác đóng vai trò là công cụ củagiai cấp thống trị thì trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp còn

có các yếu tố đối lập với bộ phận trên đó là những tư tưởng, quan điểm cùng những

tổ chức chính trị của các giai cấp bị trị khác Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta, giống như cơ sở hạ tầng thì việc xây dựng kiến trúc thượng tầng cũngphải được tiến hành một cách tự giác và theo những bước phù hợp

Những đặc điểm của cơ sở hạ tầng đã quy định đặc trưng của kiến trúcthượng tầng mà chúng ta đang xây dựng là một kiến trúc thượng tầng với sự nhấttrí cao về chính trị và tinh thần Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng chính là tiền

đề, điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng do đó việc có những chính sách, chủtrương hợp lí trong phát triển kiến trúc thượng tầng là điều rất quan trọng và mangtính cấp thiết Xây dựng và phát triển kinh tế không thể tách rời khỏi những vấn đề

về chính trị, văn hóa, xã hội mà chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lạirất chặt chẽ với nhau Do đó, cùng với việc đổi mới, đẩy mạnh việc phát triển kinh

tế thì chúng ta cũng đồng thời phải tiến hành đổi mới trên lĩnh vực chính trị, vănhóa, xã hội

Trang 18

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn luôn coitrọng mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa Đảng taluôn luôn kiên định con đường đi lên chủ xã hội đồng thời lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động; làm cho chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò là tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinhthần của nhân dân Đảng và nhà nước luôn quan tâm, xây dựng nền văn hóa dân tộc,chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

Đảng cũng không ngừng xây dựng, phát triển và hoàn thiện Nhà nước phápquyền Việt Nam cùng với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Đảng ta cũngxem việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân trong sạch, vững mạnh là một trong những tiêu chí xác định tiến bộ xãhội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng nhấn mạnh: “Xâydựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ,làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thànhnền tảng tinh thần vững chắc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vìlợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ trí thức, đạo đức, thể lực vàthẩm mỹ ngày càng cao Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệthuật ” [28, tr.75]

1.1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của một hìnhthái kinh tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng đồng thời tác động qua lại lẫnnhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầngcòn kiến trúc thượng tầng cũng có sự tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng

1.1.2.1 Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

Những nhà duy tâm khi giải thích về nguyên nhân, nguồn gốc của sự vậnđộng của đời sống kinh tế - xã hội lại thường quy chúng về ý thức tư tưởng hoặcthuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền hay đạo đức Theo họ quan hệ nhànước và pháp luật quyết định quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định sự pháttriển khách quan của xã hội loài người

Trang 19

Không giống như vậy, C.Mác đã từng viết: “Không thể lấy bản thân nhữngquan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự pháttriển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái

đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ nhữngđiều kiện sinh hoạt vật chất Nếu ta không thể nhận định về một người căn cứ vào

ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thể nhận định về mộtthời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy Trái lại, phải giải thích ýthức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữacác lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội” [9, tr.14-15]

Như vậy, chủ nghĩa Mác đã phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩaduy tâm đồng thời khẳng định rằng: quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệvật chất quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật, tư tưởng và các quan hệ xã hộikhác Trong xã hội, kiến trúc thượng tầng luôn biểu hiện rất đa dạng, phong phú vàphức tạp thậm chí có lúc nó dường như không gắn với cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, vềthực chất thì mọi biểu hiện của kiến trúc thượng tầng đều xuất phát, bắt nguồn từ chính

cơ cấu kinh tế của xã hội

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng trước hếtthể hiện ở chỗ: mỗi cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng tươngứng với nó; tính chất, chiều hướng phát triển của cơ sở hạ tầng sẽ quyết định tínhchất, chiều hướng phát triển của kiến trúc thượng tầng đó Trong xã hội có giai cấp,giai cấp nào giữ địa vị thống trị xã hội về mặt kinh tế thì sẽ giữ địa vị thống trị trongđời sống chính trị và tinh thần của xã hội Các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyđịnh các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng Cuộc đấu tranh giai cấp tronglĩnh vực chính trị, tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng giai cấp trong lĩnh vựckinh tế

Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng dù trực tiếp hay gián tiếp thì đềuphụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quy định Sự quyết định của cơ sở

hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn ở chỗ khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớmhay muộn sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng cũng sẽ diễn ra Sự thay đổi của cơ

sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng là một quá trình hết sứcphức tạp Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp từ hình thái

Trang 20

kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác mà còn diễn ra trong bảnthân mỗi hình thái.

Sự thay đổi này cũng diễn ra không giống nhau ở các yếu tố, bộ phận củakiến trúc thượng tầng Sự khác nhau này thể hiện ở chỗ khi cơ sở hạ tầng thay đổithì có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo nhanh chóng nhưchính trị, pháp quyền nhưng cũng có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo,nghệ thuật và ngoài ra còn có những yếu tố vẫn được kế thừa trong xã hội mới Sựthay đổi của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấutranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội Như vậy, rõ ràng khi “cơ sở kinh tếthay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanhchóng” [9, tr.15]

1.1.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Mặc dù khẳng định kiến trúc thượng tầng nảy sinh trên cơ sở hạ tầng và do

cơ sở hạ tầng quyết định nhưng chủ nghĩa Mác vẫn luôn nhấn mạnh tính độc lậptương đối và sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng.Toàn bộ kiến trúc thượng tầng cùng với các yếu tố cấu thành nó có tính độc lậptương đối với cái đã sản sinh ra nó Kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩmthụ động, giản đơn và máy móc mà nó có khả năng tác động trở lại rất mạnh mẽ đốivới cơ sở hạ tầng

Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp thì nhà nước là yếu tố cóvai trò đặc biệt quan trọng và có tác động mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng vì nhànước là bộ máy quyền lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế Chức năng xãhội của kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầnghiện tồn, chống lại các nguy cơ làm suy yếu và phá hoại chế độ kinh tế - xã hội đó

Để thực hiện điều đó thì nhà nước chính là nhân tố có vai trò quan trọng vì

nó chi phối và ảnh hưởng đến sự tác động của các yếu tố còn lại của kiến trúcthượng tầng đến cơ sở hạ tầng cũng như toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Thôngqua đấu tranh giai cấp, các giai cấp giành chính quyền về tay giai cấp mình và cũngđồng thời tạo nên cho mình sức mạnh về kinh tế Sau khi nắm được quyền lực, giaicấp thống trị không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế trên toàn xã hội để từng bướcthống trị về trên tất cả các lĩnh vực khác

Trang 21

Kinh tế phát triển, nhà nước được tăng cường và củng cố Nhà nước đượccủng cố lại tạo sự vững chắc cho địa vị kinh tế và xã hội của giai cấp thống trị Kiếntrúc thượng tầng sẽ không thể có sự tác động trở lại mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầngnếu không có vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ máy của giai cấp thống trịvới hệ thống thể chế, pháp luật và pháp chế hiệu quả Tuy vậy, trong kiến trúcthượng tầng thì không chỉ có nhà nước mà toàn bộ các yếu tố, các bộ phận của nóđều có sự tác động đến cơ sở hạ tầng.

Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo,nghệ thuật cũng đều có sự tác động đến cơ sở kinh tế, tuy nhiên, mỗi yếu tố lại cóvai trò, cách thức tác động khác nhau và theo những cơ chế riêng của mình Sự tácđộng của các yếu tố này đến cơ sở hạ tầng là không hề nhỏ Sự tác động của kiếntrúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều hướng: khi tác động củakiến trúc thượng tầng phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan, lúc đó nó sẽ làđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, sự phát triển của xã hội cònnếu sự tác động đó là ngược chiều thì sẽ tạo thành trở ngại, kìm hãm sự phát triểncủa sản xuất cũng như sự phát triển và tiến bộ của xã hội

Bên cạnh việc tác động đến cơ sở hạ tầng thì giữa các yếu tố, các bộ phậntrong bản thân mỗi kiến trúc thượng tầng cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau.Trong một hình thái kinh tế - xã hội thì sự vận động của các yếu tố, các bộ phận củakiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau Có những lúcgiữa các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng nảy sinh mâu thuẫn, sựkhông đồng bộ và điều này có thể dẫn tới sự chống đối lẫn nhau giữa các yếu tố, bộphận đó

Sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, thông quanhà nước, có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng Trong chủ nghĩa xã hội thìkiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa giữ vai trò đặc biệt quan trọng Nếu nhưkhông có chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì sẽ không thểhình thành được cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa Để xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và xâydựng được cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa thì phải có kiến trúc thượng tầng xã hộichủ nghĩa với nhà nước là công cụ đắc lực Chính vì vậy khi đề cập đến vai trò của

Trang 22

nhà nước Ph.Ăngghen đã viết: “Bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước) cũng là mộtlực lượng kinh tế” [5, tr.739].

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng là rất mạnh mẽ tuynhiên sự tác động đó không làm thay đổi được xu hướng phát triển khách quan của

xã hội Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội nối tiếpnhau từ thấp tới cao Sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là do

sự tác động của các quy luật khách quan trong đó có quy luật về sự phù hợp củaquan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Do đó, nếu kiến trúcthượng tầng đang duy trì bảo vệ cho một quan hệ sản xuất mà quan hệ sản xuất đó

đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất thì lúc đó kiến trúcthượng tầng cũng trở nên lạc hậu, phản động

Sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng đó cũng được loại bỏ theo đúng quy luậtphát triển của xã hội đồng thời sẽ được thay thế bằng một kiến trúc thượng tầng mớitiến bộ hơn Do vậy, chúng ta không nên tuyệt đối hóa, đề cao vai trò của kiến trúcthượng tầng đến mức phủ nhận tính tất yếu của sự vận động xã hội, của những quyluật kinh tế khách quan vì như thế sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan đồng thời

sẽ không thấy được tiến trình khách quan của lịch sử Kinh tế là lĩnh vực đại diện cho

cơ sở hạ tầng còn chính trị là bộ phận tạo thành quan trọng nhất trong kiến trúcthượng tầng Chính vì thế, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng đã đặt cơ sở lý luận khoa học cho việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh

tế và chính trị

1.2 Kinh tế và chính trị

1.2.1 Khái niệm kinh tế và chính trị

1.2.1.1 Khái niệm kinh tế

Đời sống xã hội loài người đã và đang diễn ra rất sôi động trên nhiều lĩnhvực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tinh thần, lĩnh vực xã hội Trong tất cảcác lĩnh vực đó thì kinh tế là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng nhất đồng thời khôngthể thiếu đối với đời sống xã hội loài người Vậy kinh tế là gì? Trong lịch sử đãtừng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kinh tế Kinh tế theo tiếng Hy Lạp làOikonomike nghĩa là nghệ thuật tiến hành công việc nội trợ, nghệ thuật quản lý kinh

tế gia đình

Trang 23

Ngày nay, với tư cách là một phạm trù khoa học thì kinh tế theo nghĩa rộngđược hiểu là “hoạt động tạo ra của cải vật chất; là toàn bộ phương thức sản xuất vàtrao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa các quan hệ sản xuất dựa trên một trình độnhất định của lực lượng sản xuất, tạo nên kết cấu kinh tế của chế độ xã hội” [64,tr.52] Nếu chúng ta hiểu theo một nghĩa hẹp hơn thì kinh tế là toàn bộ các ngành hay

bộ phận của nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế

Trước hết, kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất, là cơ sở cho sự tồn tại

và phát triển của xã hội loài người Chúng ta biết rằng ăn, mặc, ở là những nhu cầuhết sức thiết yếu và không thể thiếu đảm bảo cho sự tồn tại của con người Để thỏamãn những nhu cầu đó thì con người trước hết phải tiến hành hoạt động lao độngsản xuất Hoạt động lao động sản xuất hay chính hoạt động kinh tế là hoạt động đãtạo ra của cải vật chất, thỏa mãn những nhu cầu của con người

Các hoạt động khác như chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật chỉ có thểtiến hành được khi dựa trên nền tảng là hoạt động lao động sản xuất “Con ngườicần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranhgiành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học ”[11, tr.166] Chính vì lẽ đó, nếu không tiến hành hoạt động lao động sản xuất thìcon người cũng không thể tiến hành bất cứ một hoạt động nào khác Vậy, có thể nóihoạt động kinh tế là hoạt động tạo ra của cải vật chất, đáp ứng những nhu cầu sinhtồn và phát triển của con người đồng thời cũng là hoạt động cơ bản nhất của đờisống xã hội

Kinh tế là hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất mà sản xuất vật chất lạiluôn được tiến hành bằng một phương thức sản xuất nhất định Do vậy, kinh tế cũngchính là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội Phươngthức sản xuất là cách thức thực hiện quá trình sản xuất vật chất của con người ởnhững giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có mộtphương thức sản xuất đặc trưng riêng của mình và chính phương thức sản xuất đónói lên sự khác nhau của mỗi thời đại

Khi phương thức sản xuất thay đổi thì tất cả các mặt của đời sống xã hội cũng

có sự thay đổi căn bản từ kinh tế, chính trị đến tinh thần Sự vận động, phát triển cũngnhư sự thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của xã

Trang 24

hội loài người từ thấp đến cao hay nói cách khác lịch sử xã hội loài người chính là lịch

sử phát triển kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất Phương thức sản xuất chính là

sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuấttuơng ứng với nó

Bên cạnh việc là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xãhội thì kinh tế còn là tổng hoà của các quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhấtđịnh của lực lượng sản xuất Trong quá trình sản xuất, bên cạnh việc tạo ra của cảivật chất cho xã hội thì con người cũng đồng thời thực hiện những mối quan hệ củamình đó là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa conngười và tự nhiên C.Mác đã từng viết: “ Muốn sản xuất được, người ta phải cónhững mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tựnhiên, tức là việc sản xuất ” [8, tr.552]

Hai mối quan hệ này không tách rời nhau mà chúng tồn tại thống nhất với nhauhình thành nên quá trình sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người laođộng với tư liệu sản xuất mà trước hết là công cụ lao động Nó biểu hiện mối quan hệgiữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất Trình độ của lực lượng sản xuấtthể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người

Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực hoạt động thực tiễn của con ngườitrong việc cải biến giới tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình Lựclượng sản xuất bao gồm người lao động với thể lực, kĩ năng lao động, tri thức nhấtđịnh và tư liệu sản xuất trong đó bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động.Trong quá trình sản xuất con người cũng đồng thời thể hiện mối “quan hệ songtrùng” của mình đó là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệgiữa con người với tự nhiên

Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thể hiện ở lực lượng sản xuất cònquan hệ sản xuất chính là mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trìnhsản xuất đó Quan hệ sản xuất bao gồm các mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệusản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và phân công lao động, quan hệtrong phân phối sản phẩm Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thì mỗi mặt lại có vaitrò và ý nghĩa riêng của mình tuy nhiên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất vẫn làquan hệ cơ bản và đặc trưng cho quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất về tư liệu sản

Trang 25

xuất luôn chi phối và quyết định các mặt còn lại của quan hệ sản xuất cũng như toàn

dù muốn hay không thì con người vẫn phải thực hiện những mối quan hệ với tựnhiên và mối quan hệ giữa con người với nhau để duy trì hoạt động sản xuất Mốiquan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất kì

cá nhân nào Như vậy, dù là do con người tạo ra nhưng quan hệ sản xuất luôn đượchình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất và phải tuân theo nhữngquy luật của sự vận động của đời sống xã hội

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt trong cùng một phươngthức sản xuất Chúng không tách rời nhau mà tồn tại trong sự thống nhất biện chứng

và có sự tác động qua lại lẫn nhau Trong khi lực lượng sản xuất là mặt nội dung,thường xuyên có sự biến đổi và phát triển thì quan hệ sản xuất lại là mặt tương đối

ổn định và được coi là hình thức xã hội của sản xuất Xã hội càng phát triển thì nhucầu của con người ngày càng cao và để đáp ứng được những nhu cầu đó thì đòi hỏisản xuất phải phát triển, phải nâng cao năng suất lao động

Yêu cầu phát triển sản xuất chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượngsản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện qua trình độ của nó tức là trình

độ chinh phục tự nhiên của con người Trong xã hội, khi lực lượng sản xuất có sự thayđổi thì nó sẽ làm quan hệ sản xuất thay đổi cho phù hợp với nó hay nói cách khác lựclượng sản xuất quy định sự biến đổi và phát triển của các quan hệ sản xuất

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất là trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất sẽ là “hình thức phát triển” tất yếucủa lực lượng sản xuất Trong trạng thái phù hợp thì cả ba mặt của quan hệ sản xuất

sẽ đạt tới sự thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tạo điều kiệntối ưu cho lực lượng sản xuất phát triển Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi

Trang 26

quan hệ sản xuất có sự phù hợp và đồng bộ với nó còn nếu quan hệ sản xuất khôngphù hợp hay là lạc hậu hơn thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó củachúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sảnxuất hiện có Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất,những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầuthời đại một cuộc cách mạng xã hội” [9, tr.15]

Như vậy, khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất thì nó sẽ là động lực, tạo điều kiện thúc đẩy cho lực lượng sản xuất pháttriển còn nếu ngược lại thì quan hệ sản xuất sẽ nhân tố cản trở sự phát triển của lựclượng sản xuất Và khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất thìsớm hay muộn nó cũng sẽ bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất mới phù hợp và tiến

bộ hơn Theo nghĩa hẹp thì kinh tế được hiểu là toàn bộ các ngành hay bộ phận củanền kinh tế quốc dân, bao gồm cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế Nếu chúng

ta hiểu theo nghĩa này thì kinh tế là một lĩnh vực rộng lớn với cấu trúc phức tạptrong đó bao gồm các ngành, các đơn vị kinh tế và mối quan hệ giữa chúng

Như vậy, chúng ta thấy rằng kinh tế có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khácnhau nhưng một cách khái quát nhất thì kinh tế là “hoạt động tạo ra của cải vật chất;

là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa cácquan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo nên kếtcấu kinh tế của chế độ xã hội” [64, tr.52] Các lĩnh vực khác nhau của đời sống xãhội đều phụ thuộc vào lĩnh vực kinh tế và bị nó quy định

1.2.1.2 Khái niệm chính trị

Cùng với kinh tế thì chính trị cũng là một trong những lĩnh vực cơ bản vàquan trọng của đời sống xã hội có sự phân chia giai cấp Chính trị xuất hiện và pháttriển cùng với sự xuất hiện của các giai cấp và sự hình thành, phát triển của nhànước Đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và có quan hệ mật thiết tới tất cả các lĩnhvực khác của xã hội loài người trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Thuật ngữchính trị đã xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử và nó được hiểu theo khá nhiềucách khác nhau

Chính trị theo tiếng Hy lạp cổ đại là Politica nghĩa là công việc của thị quốc

Trang 27

hay công việc của nhà nước, công việc xã hội Cũng có một số nhà tư tưởng lớn thờibấy giờ coi chính trị là nghệ thuật cai trị chẳng hạn như Platon Ông cho rằng, chínhtrị là sự thống trị của trí tuệ tối cao; chính trị là nghệ thuật cai trị trong đó cai trịbằng sự thuyết phục mới đích thực là chính trị Cũng có người lại coi chính trị làkhoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội chẳng hạn như Arixtốt.

Khác với những quan niệm trên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênincho rằng xét về bản chất quan hệ chính trị là do quan hệ kinh tế quyết định Sự xuấthiện, tồn tại cũng như nhu cầu của các giai cấp quyết định nội dung các lợi ích chínhtrị Chính trị là khái niệm phản ánh địa vị, lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các tậpđoàn xã hội cũng như phản ánh mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới

Có thể nói, chính trị là tất cả những gì phản ánh đời sống chính trị của xã hội từ tâm

lí, tình cảm, thái độ chính trị thường ngày cho đến hệ tư tưởng chính trị và các thiếtchế của nó như nhà nước, đảng phái cùng sự tác động qua lại giữa chúng

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì chúng ta có định nghĩađầy đủ và khoa học nhất về chính trị, đó là: “Chính trị là hoạt động trong lĩnh vựcquan hệ giữa các nhóm xã hội, trước hết là các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc vàcác nhà nước Nói đến chính trị là nói đến quyền tác động, chi phối, thống trị của mộtgiai cấp đối với toàn bộ xã hội; việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước; quyềnquản lý các quá trình kinh tế - xã hội Cái quan trọng nhất của chính trị là quyền lựcchính trị, chính quyền nhà nước, sự tham gia vào công việc nhà nước, việc quy địnhnhững hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước” [64, tr.53]

Nói cách khác, tất cả mọi vấn đề mà việc giải quyết chúng đụng chạm tớivấn đề giai cấp, tới nhà nước đều là những vấn đề có tính chất chính trị Như vậy,chính trị là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự tồn tại của giai cấp, đấu tranh giaicấp và của nhà nước mà trung tâm của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lựcnhà nước Xét về mặt lý luận, chính trị được cấu thành bởi: tư tưởng, lý luận, họcthuyết; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách và thể chế chính trị, hệ thốngchính trị; các hoạt động; các quan hệ chính trị

Chính trị là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, nó được cấuthành bởi những quan điểm chính trị, những hệ tư tưởng chính trị cùng các thiết chếchính trị Trong chính trị thì quyền lực chính trị đóng một vai trò quan trọng Quyền

Trang 28

lực chính trị là quyền lực của một giai cấp, liên minh giai cấp, của tập đoàn xã hội hay

là của nhân dân và cũng chính vì lẽ đó quyền lực chính trị luôn luôn mang tính giaicấp Theo Ph.Ăngghen, quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp đểđàn áp giai cấp khác Quyền lực của giai cấp thống trị có mục tiêu cơ bản là duy trì,nắm giữ bộ máy nhà nước trong tay từ đó củng cố quyền lực của bản thân giai cấp đótrên các lĩnh vực của đời sống xã hội Đối với các giai cấp bị trị thì họ tiến hành đấutranh lật đổ quyền lực của giai cấp thống trị để xác lập quyền lực của chính giai cấpmình đối với toàn xã hội, vì lợi ích của giai cấp cách mạng và của nhân dân lao độngnói chung

Quyền lực chính trị của giai cấp hay tập đoàn là thống nhất trong mối quan

hệ với các giai cấp, các tập đoàn khác nhưng trong bản thân giai cấp hay tập đoàn

đó thì nó lại có thể là không thống nhất Vì trong bản thân nó, mối quan hệ giữa cácnhóm là không như nhau thậm chí có thể mâu thuẫn và đối kháng nhau Quyền lựcchính trị của giai cấp thống trị được tổ chức thành nhà nước do vậy xét về bản chấtquyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị

Quyền lực nhà nước khác với các quyền lực chính trị ngoài nhà nước là ởchỗ nó có khả năng sử dụng các công cụ, các phương tiện thuộc về nhà nước đểbuộc các giai cấp, các tầng lớp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị,trong đó bạo lực có tổ chức là phương tiện cơ bản Là bộ phận quan trọng nhất củaquyền lực chính trị, cho nên khi chính quyền nhà nước được chuyển từ tay giai cấpnày sang tay giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn tới thay đổi căn bản tính chất của quyềnlực chính trị, phương thức cầm quyền và chế độ chính trị

Mọi quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọiquyền lực chính trị đều là quyền lực nhà nước So với quyền lực nhà nước thì quyềnlực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thứcthể hiện có nhiều cấp độ hơn về cơ cấu của chủ thể hiện thực hóa yêu cầu quyềnlực Quyền lực nhà nước bao giờ cũng chỉ là công cụ chuyên chính của một giaicấp, bảo đảm sự thống trị về chính trị của giai cấp cầm quyền đối với các giai cấp

và tầng lớp khác trong xã hội

Quyền lực nhà nước bảo vệ và duy trì sự thống trị về kinh tế của giai cấpcầm quyền, bảo đảm xác lập hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền, xác lập vị trí chi

Trang 29

phối của quan điểm chính trị thuộc giai cấp cầm quyền trong văn hoá, nếp sống vàtất cả mọi lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, chống lại mọi lực lượng thù địch

từ bên trong, bên ngoài để giữ vững quyền lực chính trị trong tay giai cấp cầmquyền Quyền lực chính trị được thể hiện ra ở quyền lực của nhà nước và nó luônluôn là mục tiêu quan trọng mà các giai cấp, các nhóm xã hội hướng tới nhằm giành

và giữ lấy

Sở dĩ như vậy là vì cái quan trọng nhất trong chính trị chính là thiết chếchính quyền nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, là việc quy định cáchình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước Nhà nước là công cụ giảiquyết các quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội Do vậy giai cấp,nhóm xã hội nào nắm giữ được nhà nước thì sẽ nắm giữ được công cụ giải quyếtmối quan hệ đó theo hướng có lợi cho giai cấp, nhóm mình C.Mác, Ph.Ăngghen đãtừng khẳng định: “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp nàydùng để trấn áp một giai cấp khác” [14, tr.290-291] Như vậy, nhà nước chính là bộmáy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với các giai cấp khác, là cơquan quyền lực của giai cấp thống trị đó đối với toàn xã hội

Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp, do vậy, không bao giờ

có nhà nước đứng trên các giai cấp hay nhà nước chung cho mọi giai cấp Giai cấpnào nắm giữ nhà nước thì giai cấp đó sẽ trở thành giai cấp thống trị và như vậy giaicấp đó có thể trấn áp các giai cấp khác và bảo vệ cho lợi ích của mình Tất cả nhữnghoạt động như chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục, nghệ thuật do nhà nước tiếnhành về cơ bản đều xuất phát từ mục đích phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị

Do vậy xét về bản chất nhà nước không phải là lực lượng điều hòa sự xung đột giaicấp hay phục vụ cho tất cả các giai cấp mà nó là công cụ duy trì và bảo vệ lợi íchcủa một giai cấp - giai cấp thống trị

Cùng với quyền lực chính trị thì hệ tư tưởng chính trị cũng là một yếu tốđóng vai trò quan trọng cấu thành nên chính trị Trong xã hội có giai cấp thì hệ tưtưởng chính trị thể hiện mục đích, cùng những biện pháp, phương hướng hoạt độngchính trị của một giai cấp nhất định Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống trong đó baogồm những quan niệm và quan điểm phản ánh lợi ích căn bản của một giai cấp nhấtđịnh Quan điểm chính trị của các giai cấp luôn luôn được quy định bởi địa vị kinh

Trang 30

tế, địa vị xã hội của bản thân các giai cấp đó Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị vềkinh tế thì giai cấp đó cùng với hệ tư tưởng của mình sẽ thống trị trong đời sốngchính trị của xã hội.

Chúng ta có thể thấy rằng chính trị là một lĩnh vực cơ bản của đời sống xãhội, nó là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các nhóm xã hội mà trước hết làcác giai cấp cũng như giữa các dân tộc và các nhà nước với nhau Chính trị là sự tácđộng, chi phối cũng như sự thống trị của một giai cấp đối với toàn bộ xã hội cùngvới việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước V.I.Lênin đã từng khẳng định:

“Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đicho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động củanhà nước” [42, tr.404] Chính trị là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượngtầng trong đó nhà nước giữ vai trò trung tâm và chủ yếu

1.2.2 Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Kinh tế và chính trị đều là những lĩnh vực cơ bản và quan trọng của đời sống

xã hội loài người, chúng không tách rời nhau mà luôn tồn tại trong mối liên hệ hữu

cơ và mật thiết với nhau Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự chuyển biến trạng thái xãhội từ xã hội này sang xã hội khác là do quan hệ giữa kinh tế và chính trị quy định.Chính vì vậy từ trước đến nay, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn được coi

là mối quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội có sự phân chia giai cấp

Mối quan hệ này không chỉ bao trùm, chi phối các quan hệ khác trong đờisống xã hội mà còn quy định sự vận động, biến đổi của bản thân các xã hội đó Xuấtphát từ những lí do trên mà mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn thu hút được

sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà tư tưởng cũng như các học giả trong lịch sử

1.2.2.1 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan niệm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học trước Mác

Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau của các học giả,các nhà tư tưởng cũng như của các trường phái về mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị Trước triết học Mác, các nhà nghiên cứu cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn

đề này nhưng họ lại chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chínhtrị Phần lớn trong số họ đi tìm nguyên nhân của các sự biến đổi trong lịch sử ở lĩnh

Trang 31

vực tinh thần của đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, tôngiáo, đạo đức chứ không đi tìm chúng ở trong kinh tế Với họ, động cơ tư tưởng làcái trực tiếp thúc đẩy mọi hoạt động của con người.

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị được quan tâm và đề cập đến đầu tiênkhông phải bởi những nhà triết học mà bởi những nhà chính trị thời cổ đại Nhờ ý thứcđược tầm quan trọng của mối quan hệ này nên những nhà chính trị lúc bấy giờ khôngchỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tìm hiểu mà còn vận dụng nó một cách hiệu quả vàothực tiễn cai trị Một trong những nhà chính trị đầu tiên bàn đến mối quan hệ giữa kinh

tế và chính trị đó chính là Sôlôn

Sôlôn (638 - 558 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc phá sản và ông đãtừng giữ chức thống chế của Aten Trong thời gian cầm quyền của mình ông đã thựchiện một cuộc cải cách được đánh giá là có tính chất cách mạng vào thời điểm lúcbấy giờ Các chính sách được ông đưa ra trong cuộc cải cách này như: xóa nợ, giảiphóng những nô lệ bị gán nợ, quy định mức ruộng đất tối đa mà mỗi cá nhân có thểchiếm hữu đã làm cho cơ cấu chính trị của Aten lúc bấy giờ có những thay đổi theohướng dân chủ

Những cơ quan quyền lực công cộng được ông tổ chức theo nguyên tắc đạibiểu của nhiều đẳng cấp trong đó bao gồm cả đẳng cấp thấp là đẳng cấp tá điền.Sôlôn chính là người đã mở đầu cho cuộc cách mạng trong chính trị bằng việc giảiquyết những nhiệm vụ kinh tế mà trong đó trước tiên là vấn đề sở hữu Đây có thểđược xem là một trong những nhân tố đầu tiên góp phần hình thành nên quan điểmcoi kinh tế là nền tảng và là nguồn gốc cho chính trị về sau này Không chỉ có Sôlôn mà ở Hy Lạp - La Mã thời cổ đại còn có rất nhiều nhà triết học quan tâm và đềcập đến vấn đề này trong đó tiêu biểu có Đêmôcrit, Platôn

Đêmôcrit (460 - 370 TCN) là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhấtthời kì cổ đại ở Hy Lạp - La Mã Ông cho rằng không thể tách chính trị ra khỏi tựnhiên (hay nói cách khác là không thể tách chính trị ra khỏi đời sống vật chất) Sở dĩnhư vậy vì theo ông chính trị và quản lý là kết quả của những nỗ lực của chính bảnthân con người Tuy nhiên hạn chế của Đêmôcrit là ở chỗ ông chỉ nhìn thấy mối quan

hệ đó ở bề ngoài chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nó để có thể thấy đượcnguồn gốc tự nhiên đó

Trang 32

Do vậy, ông chưa đưa ra được quan niệm đầy đủ và chính xác về mối quan

hệ giữa kinh tế và chính trị Đối lập với chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là chủnghĩa duy tâm với đại biểu lớn nhất chính là Platôn Platôn (427 - 347 TCN) đạidiện cho chủ nghĩa duy tâm khách quan và là người đầu tiên đã xây dựng được hoànchỉnh hệ thống của nó, đối lập lại với thế giới quan duy vật

Chính vì lẽ đó, quan niệm của ông về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũngmang đậm tư tưởng duy tâm khách quan Trong các tác phẩm của mình Platôn đã đềxuất việc xây dựng một mô hình nhà nước lí tưởng và theo ông một trong những điềuđầu tiên cần phải làm để có thể xây dựng thành công nhà nước đó chính là phải xóa bỏđược sở hữu tư nhân và phải thiết lập được sở hữu cộng đồng Bởi vì theo ông nguồngốc của tội ác xã hội và phi nghĩa nằm trong sở hữu tư nhân và cũng chính sở hữu tưnhân đã hủy hoại tính chỉnh thể và thống nhất của nhà nước, làm cho con người chốngđối lại nhau

Theo ông trong nhà nước lý tưởng đó có sự phân công sâu, rộng và hài hòagiữa các ngành nghề trong xã hội Nhà nước đó phải được xây dựng và phát triển trênnền tảng của sản xuất vật chất Như vậy Platôn đã bước đầu phát hiện ra giữa cơ sởkinh tế và nhà nước có mối liên hệ với nhau tuy nhiên do bị hạn chế bởi lập trườngduy tâm khách quan nên ông đã chưa thấy được sự tác động biện chứng giữa chúng

Theo ông, trí tuệ và sự thông thái mới chính là những yếu tố cơ bản và quantrọng nhất trong nhà nước lý tưởng chứ không phải là cơ sở kinh tế Ở đây, có thểthấy Platôn đã nhận thức được mối liên hệ giữa nhà nước với chế độ tư hữu, với cơ

sở kinh tế tuy nhiên trong tư tưởng của ông thì nhà nước lý tưởng vẫn chỉ được xâydựng dựa trên những chất liệu duy tâm khách quan, trên những quan niệm về linhhồn mà thôi

Cũng giống như các nhà tư tưởng và triết học Hy Lạp - La Mã thì ở TrungQuốc thời cổ đại, kinh tế cùng chính trị và sự liên hệ giữa chúng cũng đã từng đượclưu tâm và nhắc đến Một trong những nhà triết học Trung Quốc đầu tiên bàn về vấn

đề này đó chính là Mạnh Tử Mạnh Tử (372 - 289 TCN) là một trong những người đã

kế thừa xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử thuộc trường phái Nho gia Với ông, nếumuốn thi hành chính trị theo “vương đạo và được lòng dân” thì một đấng quân vươngtrước hết phải chăm lo cuộc sống cho dân, “phải để cho nhân dân có tài sản riêng thì

Trang 33

họ mới có thể yên tâm làm ăn (có hằng sản thì mới có hằng tâm)” [67, tr.35].

Muốn cho dân có hằng sản thì nhà vua khi phân chia đất đai cho dân cày cấyphải làm cho họ vừa có thể phụng dưỡng được cha mẹ lại vừa có thể nuôi được vợcon Những năm được mùa thì no ấm còn năm mất mùa thì không bị chết đói Cóthể nói, so với những nhà triết học cùng thời, Mạnh Tử là người có tư tưởng tiến bộkhi ông thừa nhận chế độ hằng sản của nền sản xuất nhỏ Ngoài Mạnh Tử ra thìTuân Tử (315 - 230 TCN) cũng là người từng đề cập, quan tâm đến các lĩnh vực củađời sống xã hội trong đó có chính trị và kinh tế

Một trong những nguyên nhân gây nên sự rối loạn trật tự về chính trị theoông, do sản vật tự nhiên và của cải làm ra thì ít mà nhu cầu của con người thì lại vôcùng, do vậy dẫn tới việc “tranh” và từ đó tạo nên “loạn” trong xã hội “Đục đa nhivật quả, quả tất tranh” Để có thể duy trì được trật tự chính trị một cách ổn định,tránh được “tranh” “loạn” thì Tuân Tử cho rằng phải có những chính sách thúc đẩy,tăng cường sản xuất, tạo ra nhiều của cải, lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ bản đồngthời phải biết thực hành tiết kiệm và có sự phân rõ ngành nghề trong xã hội Bêncạnh đó theo ông, phải hạn chế nhu cầu, dục vọng của con người bằng cách lấy lễ,nghĩa làm cơ sở, làm nguyên tắc để phân chia thứ bậc và duy trì trật tự xã hội

Tuân Tử đã nhận thức được có mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, thấy đượcvai trò của người lao động và từ đó ông đã đi đến nhận định rằng để giải quyết nhữngnhiệm vụ chính trị thì không thể không sử dụng đến các biện pháp kinh tế; nhưng bêncạnh đó, ông lại duy tâm khi cho rằng để duy trì trật tự xã hội thì phải có sự phân chiađẳng cấp trên dưới sang hèn

Một trong những người đề cập đến vấn đề này ở thời kỳ cận đại là Môngtexkiơ.Môngtexkiơ là một nhà triết học lớn của triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Ôngđược coi là một trong những người đầu tiên nhận thức được vai trò quan trọng của

sự phát triển kinh tế và sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực khác của đời sống xãhội loài người trong đó bao gồm cả chính trị Môngtexkiơ cho rằng những hiệntượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất với nhau và đều tuân theo các quy luậtnhất định

Chính vì lẽ đó, ông cho rằng quy luật của xã hội nằm ngay trong chính bản

Trang 34

thân xã hội chứ không phải áp đặt từ bên ngoài và các quy luật đó gắn bó chặt chẽvới các phương thức kiếm sống của các dân tộc khác nhau Ông chia các quy luậtchi phối sự phát triển của lịch sử xã hội loài người thành hai dạng trong đó dạng thứnhất là các quy luật tự nhiên mang bản chất sinh vật của con người như kiếm sống,tìm thức ăn và thứ hai là các quy luật xã hội.

Xuất phát từ quan điểm đó ông cho rằng “nhà nước phải có nghĩa vụ bảođảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo - những thứ cólợi cho sức khỏe” [51, tr.439] Môngtexkiơ cũng nhấn mạnh rằng khi tự do chính trịđược thiết lập thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, công nghiệp vàbuôn bán Trong những chừng mực nhất định Môngtexkiơ đã thấy rằng giữa kinh tế

và chính trị có sự liên hệ, ảnh hưởng tới nhau nhưng với sự hạn chế về lập trườngcũng như về phương pháp đồng thời do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nên dù đãnhận thức được như vậy nhưng ông vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân thực sự chiphối các quy luật xã hội cũng như các hiện tượng lịch sử

Xuất phát từ lập trường và phương pháp chưa đúng đắn đó nên ông đã chorằng các phương thức kiếm sống của các dân tộc có nguồn gốc từ môi trường địa lý.Đây chính là một trong những hạn chế của ông khi nghiên cứu về các lĩnh vực củađời sống con người Bên cạnh Môngtexkiơ thì Rútxô (1712 - 1778) cũng là một trongnhững nhà triết học lớn của triết học khai sáng Pháp Theo Rútxô, mâu thuẫn giữa kẻ

áp bức và người bị áp bức trong lĩnh vực chính trị là do mâu thuẫn giữa giàu vànghèo trong lĩnh vực kinh tế quy định

Không chỉ như vậy Rútxô còn nhận thức được rằng nhà nước và pháp luậtchính là những sản phẩm của chế độ tư hữu do đó sự phát triển kinh tế cùng với cáchình thái sở hữu chính là nguồn gốc đẻ ra mọi thứ bất công trong xã hội nhưng đâycũng chính là cơ sở để xóa bỏ sự bất công đó Theo ông ở trạng thái tự nhiên của xãhội thì chưa có sự phân biệt đẳng cấp, chưa có sự khác biệt lớn về kinh tế hay cácmặt khác trong đời sống giữa con người Đây là thời kì con người sống bình đẳng

Trang 35

đàn áp nhân dân còn “khế ước xã hội” là phương tiện hợp pháp hoá sở hữu tư nhân

và bất bình đẳng trong xã hội Để có thể xóa bỏ sự bất công và có được sự bìnhđẳng ở những mức độ nhất định thì nhà nước phải có những chính sách và luật phápnhằm hạn chế tư hữu thông qua đó hạn chế nguồn gốc bất công trong xã hội là sựphân hóa giàu nghèo và sự bất công về tài sản

Tuy nhiên cũng như những nhà triết học đứng trên lập trường tiểu tư sản khácthì khi giải thích về những vấn đề, những hiện tượng lịch sử ông vẫn không thoát khỏicái bóng của chủ nghĩa duy tâm Dù cho rằng nhà nước và pháp luật là sản phẩm củachế độ tư hữu nhưng ông lại thừa nhận đạo đức và pháp luật là những yếu tố đóng vaitrò quyết định đối với sự phát triển của xã hội

Như vậy, những nhà triết học trước Mác mặc dù đã đi vào nghiên cứu, tìmhiểu nhưng họ lại chưa nhìn thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hai lĩnh vựckinh tế và chính trị Do hạn chế bởi lập trường giai cấp cũng như sự kém phát triểncủa khoa học lúc bấy giờ cho nên hầu như tất cả những nhà chính trị cũng nhưnhững nhà tư tưởng trước Mác đều không dựa vào kinh tế mà đi tìm nguyên nhâncủa các hiện tượng lịch sử xã hội ở trong lĩnh vực tinh thần, tư tưởng

Phần lớn họ đã đứng trên lập trường duy tâm để lý giải những vấn đề củalịch sử xã hội trong đó bao gồm cả chính trị Sở dĩ có sai lầm đó là do thế giới quancũng như phương pháp nghiên cứu của họ chưa thực sự đúng đắn và khoa học Mặc

dù vậy những tư tưởng đó vẫn đặt nên những nền móng đầu tiên để sau này quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ra đời

1.2.2.2 Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Khi xuất hiện, quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị đã trở thành quan điểm khoa học và đúng đắn nhất, khắc phục được nhữnghạn chế của các nhà tư tưởng đi trước Với lập trường duy vật và phương pháp khoahọc C.Mác và Ph.Ăngghen đã dựa trên tiền đề xuất phát là “những cá nhân hiệnthực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điềukiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra”[4, tr.267] để chỉ ra rằng “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ralịch sử”

Trang 36

Nhưng muốn sống thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo

và một vài thức khác nữa” [7, tr.40] Và để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản đó thì conngười phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất và cũng đồng thời là thực hiện hành

vi lịch sử đầu tiên của mình Thông qua hoạt động lao động sản xuất con người khôngchỉ sản xuất ra của cải vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình mà từ đó còn tạonên một đời sống xã hội phức tạp với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như chínhtrị, kinh tế, văn hoá

Theo C.Mác, toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tếcủa xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượngtầng pháp lý và chính trị Như vậy, nền tảng của đời sống xã hội là những quan hệđược hình thành từ chính hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất baogồm quan hệ giữa con người và tự nhiên, quan hệ giữa con người và con người Vớithế giới quan và phương pháp khoa học thì chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằnggiữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau Kinh tế và chính trịđều là những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội nên tất yếu giữa chúng tồn tại mốiquan hệ mật thiết, làm tiền đề và có sự tác động qua lại lẫn nhau Trong mối quan

hệ biện chứng đó thì kinh tế giữ vai trò quyết định đối với chính trị và ngược lạichính trị có tính độc lập tương đối đồng thời có sự tác động trở lại đối với kinh tế

Kinh tế là cái có trước; nó xuất hiện, tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tạicủa loài người Chính trị là cái có sau, ra đời khi có sự phân chia giai cấp trong xãhội và sự xuất hiện của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Trong xã hội có sự phânchia giai cấp thì giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp

đó sẽ trở thành giai cấp thống trị Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế là yếu tốquyết định đối với chính trị và vai trò quyết định đó được thể hiện ra ở những đặcđiểm sau: chính trị được hình thành trên cơ sở của kinh tế, sự biến đổi về kinh tếquy định sự biến đổi về chính trị, trình độ phát triển kinh tế quyết định trình độ pháttriển về chính trị, cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu về chính trị như thế ấy, địnhhướng phát triển kinh tế sẽ quyết định định hướng phát triển chính trị

Trước hết, kinh tế là cơ sở, là nguồn gốc hình thành nên chính trị Sở dĩ cóđiều này là do chính trị là một lĩnh vực xã hội gắn liền với sự ra đời và tồn tại củagiai cấp, nhà nước cũng như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các chính đảng mà

Trang 37

tất cả những yếu tố này lại đều bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế Thực tiễn lịch sửcho thấy rằng trong hình thái kinh tế - xã hội công xã nguyên thủy khi kinh tế cònlạc hậu và kém phát triển thì chưa từng tồn tại giai cấp, nhà nước và do đó chưa hềtồn tại chính trị.

Trong xã hội đó với nền kinh tế dựa trên công cụ lao động thô sơ, hoạt độngsản xuất còn mang tính thủ công thì con người chưa tạo ra được những sản phẩm dưthừa mà mới chỉ sản xuất đủ để tồn tại và duy trì nòi giống Những sản phẩm mà họsản xuất ra được chia đều cho tất cả mọi người do nền sản xuất của xã hội nguyênthủy được dựa trên chế độ công hữu Chính những đặc điểm này đã khiến cho chế

độ tư hữu chưa xuất hiện và do đó chưa xuất hiện giai cấp cũng như nhà nước

Về sau, khi nhu cầu của con người ngày càng tăng thì buộc họ phải tăng năngsuất lao động dựa trên việc chế tạo ra những công cụ lao động mới Những công cụlao động này đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo

ra nhiều sản phẩm dư thừa Trong xã hội bắt đầu xuất hiện một số người chiếm đoạt

số sản phẩm dư thừa đó làm của riêng và sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện Chế độ

tư hữu dần dần hình thành thay thế cho chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã tồn tạitrước đó trong xã hội nguyên thủy, trên cơ sở đó các giai cấp hình thành trong xã hội

Từ sự phân tích trên, ta thấy rằng: sự ra đời, tồn tại cũng như sự diệt vongcủa các giai cấp trong các hình thái kinh tế - xã hội luôn luôn gắn liền với sự pháttriển của sản xuất trong xã hội đó Giai cấp chính là sản phẩm của những hệ thốngsản xuất xã hội nhất định trong lịch sử Nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện giaicấp là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, còn nguyên nhân sâu xa đó là do sự pháttriển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định nào đó - trình độ đòi hỏiphải thiết lập một quan hệ sản xuất mà trong đó có quan hệ sở hữu tư nhân về tưliệu sản xuất

Điều này cũng có nghĩa giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính chấtlịch sử, nó luôn luôn vận động, biến đổi dưới sự tác động của kinh tế Chính trị xuấthiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp nên sự biến đổi của chính trị cũng phải đặtdưới sự tác động của kinh tế Chính C.Mác cũng đã từng khẳng định: “Sự tồn tạicủa các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sảnxuất” [15, tr.662] và Ph.Ăngghen cũng đã từng viết: “Trong mỗi chế độ xuất hiện

Trang 38

trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia

xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đều được quy định bởi tình hình người ta sảnxuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó đượctrao đổi như thế nào” [12, tr.371]

Vì kinh tế quy định sự tồn tại và phát triển của các giai cấp cho nên nó cũngchính là cơ sở của những đối kháng giai cấp trong xã hội Trong xã hội có sự phânchia giai cấp thì giữa các giai cấp luôn luôn có sự mâu thuẫn, đối lập về những lợiích căn bản mà tiêu biểu là sự mâu thuẫn, đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp

bị trị Giai cấp thống trị dùng mọi phương tiện và biện pháp để có thể chiếm đoạt laođộng của các giai cấp khác đồng thời vơ vét, chiếm hữu của cải xã hội về cho giai cấpmình Còn các giai cấp, tầng lớp bị trị khác thì vừa bị bóc lột về lao động vừa bị áp bức

về chính trị và tinh thần Sự mâu thuẫn về lợi ích đã dẫn tới đối kháng giai cấp và khimâu thuẫn lên tới đỉnh điểm thì giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị sẽ diễn ra đấutranh giai cấp

Về thực chất các quan hệ giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp là sự phản ánhcác quan hệ về kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế Sự mâu thuẫn, đốikháng về lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp chính là nguyênnhân làm nảy sinh đấu tranh giai cấp Có thể nói những xung đột, đấu tranh giữa cácgiai cấp chính là những cuộc xung đột, đấu tranh vì lợi ích, vì kinh tế, nhằm làmthỏa mãn chúng

Bên cạnh việc là nguyên nhân, nguồn gốc hình thành nên giai cấp, đấu tranhgiai cấp thì kinh tế còn là nguyên nhân hình thành nên chính đảng của các giai cấpcũng như cuộc đấu tranh giữa các chính đảng đó Khi giai cấp ra đời thì tất yếu cầnđến một chính đảng để lãnh đạo giai cấp đó trong cuộc đấu tranh chống lại các giaicấp đối lập, đồng thời đưa ra những tư tưởng cũng như mục đích, phương hướnghoạt động của giai cấp mình

Vì giữa các giai cấp có sự xung đột, đối kháng do vậy chính đảng của cácgiai cấp cũng có sự xung đột và đấu tranh lẫn nhau Suy cho cùng nguyên nhân làmxuất hiện chính đảng của các giai cấp cũng như cuộc đấu tranh giữa các chính đảng

đó không gì khác ngoài kinh tế bởi vì giữa các giai cấp mâu thuẫn về lợi ích trong

đó lợi ích kinh tế là cốt yếu mới dẫn tới việc các giai cấp cần một chính đảng lãnh

Trang 39

đạo đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh đó.

Không chỉ là nguyên nhân làm xuất hiện giai cấp mà kinh tế còn là nguyênnhân cho sự ra đời của nhà nước Chế độ tư hữu cùng với sự xuất hiện của các giaicấp và sự phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện nhà nước mà đầu tiên là nhànước chiếm hữu nô lệ Sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước luôn đi liềnvới những tiền đề về kinh tế, những tiền đề này tồn tại thì nhà nước tồn tại và khinhững tiền đề này mất đi thì nhà nước cũng không còn

Kinh tế không chỉ là gốc, là cơ sở hình thành nên chính trị mà sự biến đổicủa chính trị cũng do sự biến đổi của kinh tế quy định Do đều là những bộ phậntiêu biểu, đại diện cho cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội nên mốiquan hệ giữa hai yếu tố này ra sao thì mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũngnhư vậy Nếu như kiến trúc thượng tầng bị quy định bởi cơ sở hạ tầng thì ở đâychính trị cũng là một sản phẩm của kinh tế, phụ thuộc và phản ánh những quan hệkinh tế đồng thời do quan hệ kinh tế quyết định Chính trị, chế độ chính trị là dokinh tế, chế độ kinh tế quyết định

Các quyền lực về chính trị cũng dựa trên một chức năng kinh tế - xã hội nhấtđịnh và lợi ích về vật chất chính là cái thúc đẩy những hành động về chính trị TheoPh.Ăngghen, những điều kiện kinh tế xét cho cùng quy định sự phát triển lịch sử

Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật đềudựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế Và khi cơ sở hạ tầng thay đổi, sớm hay muộnkiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo do vậy tương ứng sự biến đổi về kinh tế

sẽ tạo nên sự biến đổi về chính trị

C.Mác cho rằng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượngtầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [9, tr.15] Do vậy, chúng ta phải

“tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảolộn chính trị không phải trong đầu óc người ta, không phải ở nhận thức ngày càngtăng thêm của người ta mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất vàphương thức trao đổi, cần phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triếthọc mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng” [12, tr.371] Khi kinh tế thay đổi thìsớm hay muộn chính trị cũng sẽ phải thay đổi theo tuy nhiên sự thay đổi này khôngphải diễn ra ngay lập tức mà có thể sẽ phải trải qua một thời gian dài

Trang 40

Nói tóm lại, nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi về xã hội và thay đổi vềchính trị chính là ở sự biến đổi về kinh tế Các quan hệ, các lợi ích và những mâuthuẫn trong kinh tế được phản ánh trong các quan hệ về chính trị, các quan hệ giaicấp Đằng sau những sự biến đổi của chính trị là sự thúc đẩy của các lợi ích về vậtchất hay nói cách khác quyền lực chính trị được coi là những phương tiện nhằmthỏa mãn những lợi ích về kinh tế.

Không chỉ quy định sự ra đời, tồn tại và biến đổi của chính trị mà kinh tế cònquy định trình độ phát triển của nó Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định

về kinh tế thì sẽ có một trình độ phát triển nhất định về chính trị Kinh tế là thước

đo tính hợp lí của chính trị, khi kinh tế phát triển thì chính trị tiến bộ còn khi kinh tếkhủng hoảng thì chính trị chứa đựng nhiều bất cập và đòi hỏi phải có sự thay đổi,điều chỉnh Chính trị chỉ được coi là hợp lý, là tiến bộ khi nó hướng vào sự phát triểnkinh tế và phục vụ cho kinh tế Sự phát triển và sự phù hợp của chính trị đối với kinh tếđược thể hiện qua sự phát triển của chính kinh tế do vậy nếu chúng ta không giải quyếtđúng các quan hệ kinh tế, hài hòa được các lợi ích kinh tế và không thúc đẩy kinh tếphát triển thì chính trị cũng rất khó để phát triển

Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị cũng sẽ thích ứng như thế

ấy Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều có cơ sở kinh tế của mình và một cơ cấu vềchính trị tương ứng Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu chính trị sẽ như thế ấy Nềnkinh tế trong xã hội dựa trên nền tảng là chế độ tư hữu thì đều mang những đặc điểmnhư: tư liệu sản xuất và của cải xã hội nằm trong tay giai cấp thống trị, mối quan hệgiữa người và người là mối quan hệ giữa thống trị và bị trị và tương ứng với cơ sở hạtầng đó thì cơ cấu chính trị cũng được tổ chức và xây dựng nhằm phục vụ cho giai cấpcầm quyền trong xã hội

Trong xã hội đó nhà nước được xem như là công cụ để thực thi quyền lực vàcủng cố, duy trì địa vị của giai cấp thống trị cũng như đảng cầm quyền của giai cấp nàychống lại các giai cấp, tầng lớp khác Hệ tư tưởng bao trùm trong xã hội là hệ tư tưởngcủa giai cấp thống trị Trong xã hội đó tồn tại sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấpthống trị và các giai cấp, tầng lớp bị trị khác

Chẳng hạn, trong xã hội tư bản thì giai cấp tư sản là giai cấp thống trị về kinh

tế Giai cấp này nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay đồng thời thực hiện việc chiếm

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, (1996), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội VIII của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Giáo trình Triết học (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007), Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2007
4. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1980
5. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
6. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1984), Tuyển tập, tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
7. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
8. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1993), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
9. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1993), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
10. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1993), Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
11. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
12. C.Mác và Ph.Ăngghen,(1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
13. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
14. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1996), Toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
15. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1996), Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1998), Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
17. C.Mác và Ph.Ăngghen, (1999), Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
18. Trường Chinh, (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
19. Doãn Chính - Ngọc Thanh (đồng chủ biên), (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác, Ăngghen, Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác, Ăngghen, Lênin
Tác giả: Doãn Chính - Ngọc Thanh (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
20. Nguyễn Tiến Dũng, (2003), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w