1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

62 272 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 689,5 KB

Nội dung

LUẬN VĂN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Bài báo cáo được đánh giá cao tại trường ĐH Lao động Xã hội. Được xây dựng trên số liệu thực tế tại Cty TNHH May Vĩnh Phú,

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

KHOA: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

SVTH: PHẠM DUY TÂN

Lớp: ĐH08NL MSHS-SV: 08401090 NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

Đề tài : Hoàn thiện công tác

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;

Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo TTTN là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả báo cáo TTTN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

"MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MAY VĨNH PHÚ"

1.1 Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực

1.1.3 Chức năng và vai trò của quản trị nguồn nhân lực

1.1.3.1 Chức năng:

1.1.3.2 Vai trò:

1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.1 Khái niệm đào tạo và phát triển

1.2.2 Mục tiêu, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.

1.2.2.1 Mục tiêu:

1.2.2.2 Vai trò:

1.2.3 Nguyên tắc của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.2.4.1 Nhân tố thuộc môi trường bên trong.

1.2.4.2 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài.

1.3 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển

1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

1.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Trang 4

1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.3.6 Đánh giá hiệu quả đào tạo

1.4 Hình thức đào tạo

1.4.1 Đào tạo trong công viêc.

1.4.2 Đào tạo ngoài công việc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MAY VĨNH PHÚ

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH May Vĩnh Phú:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty

2.1.3.2 Cơ cấu nhân sự.

2.1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực

2.1.4.1 Về số lượng

2.1.4.2 Về chất lượng

2.1.5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.1.5.1 Mạng lưới kinh doanh.

2.1.5.2 Mặt hàng kinh doanh và xuất nhập khẩu.

2.1.5.3 Sơ đồ quá trình sản xuất

2.1.5.4 Đặc điểm về quy mô hoạt động.

2.1.6 Đặc điểm về cơ sở vật chất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua.

Trang 5

2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo phát triển

2.2.2 Xác định mục tiêu của chương trình đào tạo phát triển

2.2.3 Thực trạng xác định đối tượng đào tạo

2.2.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

2.2.5 Thực trạng chi và đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.2.6 Thực hiện chương trình đào tạo và phát triển

2.2.7 Xây dựng chương trình đánh giá đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty TNHH May Vĩnh Phú:

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MAY VĨNH PHÚ

3.1 Phương hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2012 - 2014

3.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian 2012 – 2014

3.1.2 Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty năm 2012 - 2014.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác xác định nhu cầu đào tạo và phát triển 3.2.2 Thực hiện tốt công tác phân tích nhu cầu đào tạo

3.2.3 Thực hiện đánh giá quá trình thực hiện công việc có hiệu quả

3.2.4 Xác định mục tiêu đào tào cụ thể, rõ ràng

3.2.5 Lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp, công bằng và khách quan hơn

3.2.6 Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, chương trình đào tạo

3.2.7 Lựa chọn giáo viên đào tạo, đối tác đào tạo phù hợp

3.2.8 Huy động và tăng cường chi phí cho công tác đào tạo và phát triển

3.2.9 Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả đào tạo

Trang 6

- Đối với công ty

- Đối với người lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: PHẠM DUY TÂN

Trang 7

PHẦN MỞ BÀI

5 Lý do chọn đề tài:

Từ nhiều thập kỷ qua, các tổ chức kinh tế đã nhận thức được rằng : trong các yếu tố để phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp, của nền kinh tế thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất Bởi lẽ con người vừa là người sáng tạo ra, vừa là người sử dụng phương tiện, phương pháp công nghệ để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho bản thân họ Tuy nhiên, nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà

là ở chất lượng Vì vậy, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Một chiến lược đào tạo, phát triển hợp lý sẽ phát huy được nội lực cao nhất, phát huy được khả năng làm việc, khả năng sáng tạo của người lao động, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh

Hiện nay đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa, với những cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng Mặt khác chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay được đánh giá là còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của xã hội Chính vì vậy nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh Đó cũng chính là lý do vì sao mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty TNHH May Vĩnh Phú Qua tìm hiểu thực trạng nguồn nhân lực của Công ty trong những năm gần đây, em nhận thấy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn luôn giữ một vai trò quan trọng và trở thành công tác thường xuyên được quan tâm đúng mức Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, môi trường kinh doanh thay đổi…thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế Do vậy làm thế nào để hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, nâng cao

Trang 8

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi? Đây chính

là lý do em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực tại Công ty TNHH May Vĩnh Phú ”.

6 Mục tiêu nghiên cứu:

Về mặt lý luận: Đề tài góp phần đưa ra những ý kiến, quan điểm chung nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần tổng hợp và tạo ra một hệ thống các biện pháp

có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty TNHH May Vĩnh Phú

7 Phạm vi nghiên cứu:

Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo và phát triển tại Công ty TNHH May Vĩnh Phú, hiệu quả của công tác và những yếu tố làm ảnh hưởng dẫn đến những tồn tại

8 Phương pháp ngiên cứu:

Áp dụng hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê, phương pháp bảng hỏi, khảo sát nhằm đánh giá hiệu quả công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác này của Công ty TNHH May Vĩnh Phú

Tìm hiểu tổng hợp kiến thức đã học tại trường, qua sách báo, mạng Internet và nhờ

sự chỉ dẫn của GVHD, cùng Phòng Tổ chức Nhân sự của Công ty

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC :

1.1 Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức.

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là nguồn lực của cá nhân con người bao gồm cả thể lực, trí lực Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là gồm tất cả những người lao động hiện đang làm việc cho tổ chức Đối với mỗi doanh nghiệp thì nguồn lực mà doanh nghiệp có được đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến thành bại và ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển của công ty, tổ chức

1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực.

Quản trị nguồn nhân lực là: Tổng thể các hoạt động nhằm thu hút hình thành,

xây dựng, sử dụng và duy trì phát triển một lực lượng lao động có hiệu quả đáp ứng yêu cầu hoạt động của tổ chức, đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu

và thoả mãn người lao động tốt nhất

1.1.3 Mục đích và vai trò của quản trị nguồn nhân lực.

+ Thứ hai là tối ưu hoá nguồn lực: Là công tác sắp đặt của những người có trách nhiệm, những kỹ thuật cụ thể và những công cụ để nắm được những thông

số khác nhau trong chính sách nhân sự như: Việc làm, tiền lương, đào tạo và quan hệ xã hội

Trang 10

- Con người, bằng sáng tạo, lao động miệt mài của mình, lao động trí óc, lao động chân tay đã phát minh ra những dụng cụ từ ban đầu là thô sơ cho đến phát triển công nghệ cao, khoa học kỹ thuật cao như ngày nay đã phục vụ được nhu cầu bản thân và phát triển xã hội.

Vì vậy để một tổ chức, một doanh nghiệp có hoạt động tốt, tồn tại và phát triển như mong muốn hay không thì đều phụ thuộc vào nguồn nhân lực từ con người chủ thể của mọi hoạt động

- Xuất phát từ vai trò của yếu tố con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đó người lao động là yếu tố cấu tạo lên tổ chức Bởi vậy mà nguồn nhân lực là một nguồn vốn quý giá

1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.1 Khái niệm đào tạo và phát triển

Đào tạo nguồn nhân lực là công tác bao gồm rất nhiều hoạt động như: định hướng nghề, dạy nghề… hướng vào việc giúp người lao động hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm qua đó giúp cho người lao động nâng cao kiến thức, làm việc đạt kết quả cao

hơn và có mức thù lao tốt hơn.Theo giáo trình quản trị nhân lực: Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính

là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc cho mình,

là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn 1 Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng

suất cao và kéo theo hiệu quả kinh doanh tốt khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo, trình độ đáp ứng nhu cầu công việc Điều đó phụ thuộc vào cách thức và phương pháp đào tạo mà những người quản lý sử dụng để đem lại hiệu quả cao

Nếu trong tổ chức chỉ có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực thì mới có nguồn nhân lực hiện tại mà chưa nguồn lực trong tương lai để có thế đáp ứng với những thay đổi của doanh nghiệp Vì doanh nghiệp luôn luôn vận động, thay đổi để có thể phù hợp

với xu thế của thời đại Do đó chúng ta nên hiểu khái niệm: Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong khoảng thời

1 PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - ThS Nguyễn Vân Điềm-Giáo trình Quản trị nhân lực-NXB Lao động- xã trang 161

Trang 11

hội-gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.2

Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động do doanh nghiệp tổ chức, cung cấp cho người lao động góp phần khai thác, nâng cao và phát triển những tiềm năng trình độ,

kỹ năng…để phù hợp với những đổi mới của doanh nghiệp về cơ cấu cũng như tình hình sản xuất kinh doanh… Hoạt động này có thể được diễn ra thường xuyên hàng tháng, hàng quý, hàng năm… nhằm tạo dựng cho người lao động những kiến thức, những kỹ năng đáp ứng những thay đổi trong tương lai Muốn phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả thì cần có công tác giáo dục Mà giáo dục là hoạt động nhằm định hướng nghề và chuẩn bị hành trang (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…) cho người lao động làm một nghề nghiệp nào đó hoặc làm một công việc mới, chuyển sang nghề mới

Hoạt động đào tạo cần được thực hiện ngay do quá trình thực hiện ngắn để đáp ứng cho hiện tại công việc còn quá trình phát triển diễn ra sau do quá trình này cần thời gian dài

Như vậy, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hiểu tổng thể khái niệm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng cho người lao động của tổ chức Đây là một trong những nhân tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh trên thị trường và nền kinh tế của tổ chức Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có hoạt động này để không những duy trì doanh nghiệp

mà góp phần phát triển doanh nghiệp vững mạnh hơn

1.2.2 Mục tiêu, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.

1.2.2.1 Mục tiêu:

- Giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có

- Giúp doanh nghiệp có thể chủ động đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển dài hạn trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp

- Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn vè nghề nghiệp của mình

- Nâng cao khả năng thích ứng của nhân viên với các công việc trong tương lai

- Nâng cao khả năng thích ứng của tổ chứcvới sự thay đổi của môi trường

2 PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - ThS Nguyễn Vân Điềm-Giáo trình Quản trị nhân lực-NXB Lao động- xã trang 161

Trang 12

hội Chuẩn bị đội ngũ các bộ quản lý, chuyên môn kế cận Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.

- Thoả mãn nhu cầu phát triển của nhân viên

mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, phải biết thêm nghề thứ hai, thứ ba…Vì vậy, nhân viên phải được đào tạo ở diẹn rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất

+ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng, nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng làm tăng nhu cầu đào tạo

+ Trong quá trình lao động, nhân viên sẽ tích luỹ được các thói quen và kinh nghiệm làm việc nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít Chỉ có thể thực hiện đào tạo mới có thể nhanh chóng cung cấp một số lượng công nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất

- Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nói riêng:

+ Đối với doanh nghiệp:

Đào tạo được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược của tổ chức Chất lượng nguồn nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp cho doanh nghiệp

Trang 13

thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành công sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Cải tiến về năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc

- Giảm bớt được sự giám sát, vì khi người lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết họ có thể tự giám sát được

- Tạo thái độ tán thành và hợp tác trong lao động

- Đạt được yêu cầu trong công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực

- Giảm bớt được tai nạn lao động

- Sự ổn định và năng động của tổ chức tăng lên, chúng đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn đào tạo dự trữ để thay thế

+ Đối với người lao động:

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho

tổ chức mà nó còn giúp chop người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới,

áp dụng thành công các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật Nhờ có đào tạo và phát triển mà người lao động tránh được sự đào tạo trong quá trình phát triển của tổ chức,

xã hội Và nó còn góp phần làm thoả mãn nhu cầu phát triển cho người lao động.+ Đối với nền kinh tế xã hội:

Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô cùng

to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Đào tạo là cơ sở thế mạnh,

là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như Anh, Pháp, Nhật…Sự phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cũng chính là yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển

1.2.3 Nguyên tắc của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Nguyên tắc đào tạo và phát triển nhân lực gồm các nguyên tắc: con người hoàn toàn có năng lực để phát triển, mỗi người đều có giá trị riêng, lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được với nhau, phát triển nguồn nhân lực

và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinh lợi đáng kể

Một là, con người hoàn toàn có năng lực để phát triển Do đó, mọi người trong một

tổ chức đều có khả năng phát triển và sẽ cố gắng thường xuyên phát triển như sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Hai là, mỗi người đều có giá trị riêng Vì vậy, mỗi người là một con người cụ thể,

khác với những người khác và đều có khả năng đóng góp những sáng kiến

Trang 14

Ba là, lợi ích của người lao động và lợi ích của tổ chức có thể kết hợp được với

nhau vì vậy phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm:

Động viên, khuyến khích mọi thành viên cố gắng tăng cường sự đóng góp của họ cho tổ chức

Thu hút và sử dụng tốt những người có đủ năng lực và trình độ

Đạt được những giá trị lớn nhất, thông qua những sản phẩm của người lao động làm ra để bù lại những chi phí bỏ ra cho đào tạo và phát triển họ

Mặt khác, những mong đợi của người lao động qua đào tạo và phát triển là:

• Ổn định để phát triển

• Có những cơ hội thăng tiến

• Có những vị trí làm việc thuận lợi để đóng góp, cống hiến được nhiều nhất

• Được cung cấp những thông tin về đào tạo có liên quan đến họ

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo người lao động là một sự đầu tư sinh

lợi đáng kể, vì đó là những phương tiện để đạt được sự phát triển tổ chức có hiệu quả nhất

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp hiện nay chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau dù nhiều hay ít, theo chiều hướng thuận lợi hay khó khăn vì thế khi doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì phải xét đến mức độ tác động của các yếu tố đó Chẳng hạn như:

 Chất lượng giáo dục và đào tạo

 Thị trường lao động

 Môi trường sản xuất kinh doanh

 Quan điểm, chính sách phát triển của doanh nghiệp

 Mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp

 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

 Nguồn lực của tổ chức

 Yếu tố văn hóa tổ chức trong doanh nghiệp

1.3 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công việc đầu tiên

và quan trọng nhất đối với công tác đào tạo Vì thế muốn xây dựng kế hoạch đào tạo được chính xác, hợp lý cần căn cứ vào các yếu tố như:

Trang 15

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển

Các doanh nghiệp nhà nước thường không tổ chức đánh giá nhu cầu một cách chính thức, bài bản mà chỉ làm theo cách tương đối sơ sài Họ thường chỉ trao đổi không chính thức với các cán bộ quản lý là chủ yếu, cộng với quan sát của giám đốc

và cán bộ phụ trách đào tạo

Các doanh nghiệp nhà nước thường bỏ qua các bước cần thiết trong đánh giá nhu cầu đào tạo như: phân tích công ty, phân tích công việc và phân tích cá nhân Do mỗi giai đoạn, mỗi khâu trong việc đánh giá nhu cầu đào tạo bị bỏ sót hoặc cắt ngắn lại mà các doanh nghiệp thường không đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết Thường thì mỗi doanh nghiệp cũng biết những nét nhu cầu chính cho các nhóm công việc tiêu biểu trong doanh nghiệp, mà không có được một danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người hoặc từng người cụ thể Điều này làm cho công tác đào tạo có thể đi lệch hướng, không thực sự sát đúng với nhu cầu thực của các doanh nghiệp

1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Mỗi một tổ chức đều coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vì nó cung cấp một khối lượng kiến thức, kĩ năng, định hướng nghề nghiệp cho người lao động…qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực mà họ hiện đang có, đáp ứng được sự thay đổi của trang thiết bị máy móc, công nghệ cũng như những yêu cầu của công việc Đào tạo và phát triển NNL còn nâng cao khả năng thích ứng của người lao động đối với công viêc Bên cạnh đó, một mục tiêu khác cũng khá quan trọng là nó góp phần đáp ứng được nhu cầu được học tập, tìm hiểu được đào tạo để có những kiến thức, kỹ năng mà người lao động mong muốn

Các doanh nghiệp luôn luôn vận động, thay đổi và có những chiến lược phát triển

để nhằm hoàn thiện hơn quá trình hoạt động kinh doanh của mình Mà chiến lược phát triển về máy móc thiết bị mà đặc biệt là công nghệ không thể thiếu Tuy nhiên,

dù máy móc, thiết bị hay công nghệ có tiên tiến, có hiện đại đến đâu mà thiếu đi sự vận hành của con người thì tất cả cũng đều trở nên vô nghĩa Vì vậy, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến chất lượng của đội ngũ lao động mà công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với cầu lao động của doanh nghiệp về số lượng cũng như chất lượng là một biện pháp

Như vậy, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và

có mục tiêu vô cùng to lớn đối với các doanh nghiệp

Trang 16

1.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Để xác định được bộ phận nào cũng như đối tượng nào cần đào tạo cần dựa vào công tác đánh giá thực hiện công việc, phân tích công việc và công tác kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đào tạo hàng năm để xác định nên đào tạo đối tượng nào thuộc bộ phận gì và hình thức đào tạo là gì: đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo kỹ năng gì?

Số lượng và cơ cấu học viên dựa vào tình hình của kế hoạch đào tạo và thực trạng trình độ người lao động để quyết định nên đào tạo với số lượng bao nhiêu và cơ cấu

ra sao

1.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo.

Cần phải nói là ở Việt nam, việc nghiên cứu và giảng dạy về đặc điểm của quá trình học của con người nói chung và của người lớn nói riêng còn chưa phổ biến, nhất là đối với sinh viên quản trị Chính vì vậy mà ít có công ty nào chú ý tới đặc điểm này một cách kỹ lưỡng khi thiết kế chương trình đào tạo Đa số các chương trình đào tạo là theo kiểu truyền thống, ít quan tâm tới đặc điểm của quá trình học.Nội dung đào tạo của đa số các đơn vị cung cấp đào tạo thường mang nặng tính lý thuyết, thậm chí kể cả các chương trình đào tạo các kỹ năng mang tính kỹ thuật Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về định nghĩa, tầm quan trọng

và các yêu cầu, nguyên tắc, mà ít thời gian dành cho việc giải thích làm gì, làm như thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, v.v Rất nhiều chương trình đào tạo chỉ chuẩn bị nội dung giảng giải là chính, ít chuẩn bị phần thực hành, phần kích thích suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên

1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Dự tính chi phí đào tạo nguồn nhân lực dựa kế hoạch đào tạo và nguồn tài chính cho đào tạo hàng năm của đơn vị

Chi phí đào tạo được tính theo các yếu tố như tiền lương của giáo viên dạy nghề, tiền lương của giáo viên hướng dẫn tay nghề, học bổng của học sinh chi phí quản lý

và các loại chi phí khác 3

3 PGS.TS Mai Quốc Chánh-TS Trần Xuân Cầu- Giáo trình Kinh tế lao động- NXB Lao động- xã hội- trang 39

Trang 17

Biểu số 1.2: Chi phí đào tạo

Hình

thức

đào tạo

Giá thành đào tạo một lao động

Phân tích chi tiếtTiền lương

Chi phí khác

GV lý thuyết

GV thực hành

CN hướng tay nghề

Học sinh

1.3.6 Đánh giá hiệu quả đào tạo

Có 4 mức đánh giá hiệu quả của đào tạo:

• Đánh giá phản ứng của học viên trong khóa học, xem nhận xét của học viên

về nội dung, phương pháp và công tác tổ chức lớp học, với giả định là nếu học viên thích thú với lớp học thì thường học học được nhiều hơn;

• Đánh giá mức độ học tập của học viên, được tổ chức ngay trước và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau;

• Đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học vài ba tháng;

• Đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của công ty, tổ chức;

• Việc đánh giá mức độ học tập của học viên như phần trên cũng đã nêu, thường là khá hình thức Khi việc đánh giá đào tạo không được tổ chức bài bản, chính thức, thì việc rút ra bài học kinh nghiệm cũng sẽ bị hạn chế Theo cách đó khó

có thể đúc rút được bài học kinh nghiệm đầy đủ và toàn diện cho những lần kế tiếp Ngoài ra, cần phải xem công tác đào tạo như một đầu tư, và cần phải đánh giá xem hiệu quả đầu tư như thế nào, để có phương án đầu tư tiếp cho có lợi hơn

1.4 Hình thức đào tạo

1.4.1 Đào tạo trong công viêc.

Đào tạo trong công việc là cách đào tạo ngay tại nơi làm việc mà học viên chính là các nhân viên đang đảm nhiệm nhiều vị trí tại Doanh nghiệp Học viên được đào tạo qua chính công việc cụ thể được giao, vẫn bảo đảm hiệu năng công việc cho tổ chức

và được trả lương trong thời gian đào tạo

Trang 18

Học viên trong quá trình làm việc sẽ được hướng dẫn cụ thể quy trình và cách thức thực hiện qua việc làm mẫu và yêu cầu thực hành Đồng thời, cấp quản lý trực tiếp

có thể theo sát từng học viên để có những lời khuyên ngay khi có vấn đề phát sinh

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc;

- Đào tạo theo kiểu học nghề;

- Đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ bảo;

- Luân chuyển và chuyển hóa công việc;

1.4.2 Đào tạo ngoài công việc.

Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách rời khỏi sự thực hiện công việc thực tế để làm việc bao gồm:

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp:

- Cử đi học tại các trường chính quy:

- Các bài giảng, các hội nghị hay các hội thảo:

- Đào tạo theo kiêu chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính:

- Đào tạo theo phương thức từ xa:

- Đào tại theo kiểu phòng thí nghiệm:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MAY VĨNH PHÚ

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH May Vĩnh Phú:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty TNHH May Vĩnh Phú được thành lập tháng 10 năm 1999, và chính thức được cấp phép:

“GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN”

Trang 19

SỐ : 072806

- đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 10 năm 1999

- đăng ký lần thứ ngày 03 tháng 04 năm 2006

Tên công ty : CÔNG TY TNHH MAY VĨNH PHÚ

Tên giao dịch: VINH PHU GARMENTCO.LTD

Địa chỉ trụ sở chính: 84/7 - KP.III - Đường số.8 – P.Tân Thới Nhất – Q.12 – TP.HCM

Ngành nghề kinh doanh: May công nghiệp

Bổ sung: Mua bán quần áo, vải sợi, nguyên phụ liệu nghành May

(Doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.)

sở chính đối với tổ chức

Giá trị vốn góp (triệu VNĐ)

Phần vốn góp

1 Nguyễn Thị

Hiếu

1828/5 Ấp 5 – P An Đông Phú – Q.12 – TP.HCM

5.510 VNĐ 91.8%

2 Vũ Tuấn Anh

106/9D – Điện Biên Phủ - P.17 – Q.Bình Thạnh – TP.HCM

490 VNĐ 8.17%

Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Họ và tên: Nguyễn Thị Hiếu (Nữ) Chức danh: Giám đốcSinh ngày: 12/02/1958 Dân tộc: Kinh Quốc Tịch: Việt Nam

Số CMND (Hộ chiếu): 0202710631 Cấp ngày: 29/11/2004Nơi cấp: Công an TP Hồ Chí Minh

Hộ khẩu thường trú: 1828/5C – Vường Lài – P.An Đông Phú – Q.12 – TP.HCMChỗ ở hiện tại: 1828/5C – Vường Lài – P.An Đông Phú – Q.12 – TP.HCM

Trang 20

Với việc thực hiện các chính sách thu hút và giữ chân “nhân tài”, nhờ đó mà công

ty có các nhà thiêt kế chuyên nghiệp và có đội ngũ hơn 400 công nhân lành nghề Đặc biệt là bộ máy quản lý linh hoạt đã giúp công ty nắm nhanh chóng các nhu cầu của thị trường, nhờ đó tạo ra được các sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Với các thế mạnh của công ty Vĩnh Phú đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong Ngành

Năm 2005, công ty TNHH May Vĩnh Phú bắt đầu tham gia thị trường nội địa với dòng sản phẩm thời trang dành cho phái nữ mang thương hiệu EVERICH FASHION Với tiêu chí: Lịch sự - trẻ trung – sang trọng và quý phái Dòng sản phẩm mang thương hiệu EVERICH FASHION được kết tạo trên nền chất liệu vải: Chifon, Cotton thu, Satin, Linen… và nhiều chủng loại vải có hoạ tiết hoa văn mới lại nhập khẩu, phù hợp với khí hậu miền nhiệt đới nước ta

Với sự đa dạng về kiểu dáng, phong cách thiết kế hiện đại, được cập nhật thường xuyên theo xu hướng quốc tế, kết hợp với tính đan tộc và hiện đại, phù hợp với tính cách người Á Đông mà không mất đi vẻ đệp vốn có của người phụ nữ Dòng sản phẩm EVERICH FASHION hướng đến những kiểu trang phục phù hợp công sở, dạo phố,… hay các kiểu trang phục dành cho các buổi giao lưu họp mặc bạn bè, dự tiệc, liên hoan, lễ hội…

Từ các bộ sưu tập như: “Thời trang và Cuộc sống”, “Năng mùa thu”, “Blach & White”, “Sao của Biển”, “Khúc dao mùa – giáng sinh White chistmas”, “Nắng xanh”…đã được giới thiệu ra công chúng trên các sàn diển thời trang tại các khách sạn OMI, AMARA, CONTINENTAL và TTTM GÀI SÒN OULET MALL đã phát sóng trên các kênh truyền hình VTTC, BTVC, VLTC

Các bạn trẻ có thể chọn cho mình trang phục đầm chấm bi, caro hay các sắc màu khác thể hiện cá tính, năng động, trẻ trung khi đi dạo phố, du lịch, picnic hay thể hiện sự sang trọng trong các lễ hội, dạ tiệc, lên hoan, cưới hỏi,…Với đầm dây, đầm

Trang 21

ống phù hợp với xu hướng thời trang quốc tế tạo cho bạn sự mềm mại, duyên dáng giúp bạn tự tin trong giao tiếp Các bạn trẻ làm việc văn phòng, công sở tự tin hơn trong bộ trang phục váy bó với áo vest thể hiện tác phong lịch sự và khác vọng vươn lên.

Quý bà, quý cô có thể chọn cho mình những bộ trang phục thích hợp với công việc hàng ngày thể hiện sự thoải mái và phong cách lịch sự, tự tin khi giao tiếp, hay nhưng trang phục lộng lẫy phù hợp với các buổi họp mặt, liên hoan hay gặp gỡ bạn

bè Với màu sắc đa dạng, kiêu dáng phong phú với các quý bà, quý cô có thể lựa chọn cho mình những màu sắc ưa thích và kiểu dáng phù hợp để tạo cho mình một phong cách riêng trẻ trung và sang trọng

Mỗi bộ sưu tập của EVERICH đều mang đến cho bạn những cảm giác mới lại với cảm xúc thiên nhiên, con người và các sự kiện đang hòa quyện vào nhau Bạn có thể yên tâm lựa chọn cho mình những bộ trang phục thể hiện tính cách của bạn hoặc trang phục hợp với hoàn cảnh cụ thể làm cho bạn tự tin hơn trong mắt những người xung quang

Sản phẩm EVERICH FASHION hiện có mặt tại nhiều của hàng, trung tâm mua sắm của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trên cả nước

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty

2.1.2.1 Chức năng.

- hợp đồng gia công: khách hàng cung cấp vải chính và nguyên phụ liệu

- hợp đồng mua bán: sản xuất theo mẫu của khách hàng đưa ra hoặc do công ty thiết kế

- nắm bắt , được tình hình hoạt động và dự đoán những thay đổi trong và ngoài công ty nhằm định ra phương hướng hoạt động có hiệu quả nhất

- hoạt động theo ngành nghề đã đăng ký và được cấp phép như trên

- Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã không ngừng tìm kiếm khách hàng mới trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, cũng như mở rộng khai thác các sản phẩm mới, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khác hàng

- Công ty đã tung ra thị trường nội địa thông qua mạng lưới các siêu thị và các trung tâm thương mại, cửa hàng tại các tỉnh thành phố trên cả nước

2.1.2.2 nhiệm vụ.

- tìm kiếm, khai thác và mở rộng thị trường, ngồn khách hàng mới

Trang 22

- giới thiệu các sản phẩm may thời trang của công ty với người tiêu dùng.

- Kinh doanh các mặc hàng may công nghiệp để xuất khẩu, kinh doanh mua bán quần áo thời trang, vải sợi nghuyên phụ liệu ngành may

- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh có hiệu quả

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thân cho người lao động, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật và chuyên môn, nghiệp

vụ cho cán bộ công nhân viên

- Nghiên cứu chấp hành các chính sách pháp luật kinh tế của Nhà nước

- Chủ động xây dựng phương hướng và thực hiện công việc kinh doanh xuất nhập khẩu các mặc hàng may mặc theo giấy phép kinh doanh đã đăng ký

- Tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ kế toán thống

kê do nhà nước quy định

- Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn lao động

- Thực hiện nghĩa vụ Nộp thuế đúng thời hạn, đúng quy định pháp luật của Nhà nước

2.1.2.3 Quyền hạn.

- Tuyển dụng và cho thôi việc, chủ động và trả lương cho nhân viên trong khả

năng cho phép của công ty

- Được phép liên doanh, lien kết với các đơn vị trong và ngoài nước theo khuôn khổ của pháp luật

- Công ty có quyền chủ động về tài chính, tín dụng ngân hàng

- Chủ động sây dựng các dự án kinh doanh, tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước

2.1.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức

22

Giám Đốc Cty

Trợ lý Giám ĐốcPhó Giám Đốc

Trưởng P

Chuẩn bị sản xuất

Trưởng KCS X2Kho

NV KCS 6

NV KCS 6

Trang 23

Chức năng và nhiệm vụ của từng chức vụ.

 Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của công ty Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện đường lối, phương hướng kinh doanh của công ty Là người có quyền kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 24

 Phó giám đốc sản xuất:

- chịu chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty

- Theo dõi kế hoạch sản xuất và phân bổ các đơn hàng cho các khu vực sản xuất

- Lập kế hoạch quản lý nhân sự ổn định

- Tham mưu với giám đốc về cải tiến trong sản xuất

- Họp giao ban hàng ngày để xử lí những vấn đề mà trưởng xưởng chưa khắc phục được

 Kế toán trưởng:

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty về mặt tài chính

- Theo dõi phân bổ tài chính tháng, quý, năm

- Theo dõi hồ sơ báo cáo các cấp quản lý

 Trưởng Phó Phòng ban

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty

- Quản lý điều hành mọi hoạt động của phòng

- Nghiên cứu xây dựng phương pháp cải tiến

- Xử lí các vấn đề phát sinh có liên quan

 Trưởng phân xưởng khu vực:

- Chịu trách nhiệm trực tiếp của Phòng Thiết kế và ban giám đốc về hoạt động sản xuất của Phân xưởng và hoàn thành kết hoạch được giao

- Lập kế hoạch và cân đối Xưởng may

- Đảm bảo số lượng nhân sự ổn định

- Tham mưu cho phòng Kỹ thuật về các thao tác chuẩn của từng mã hàng

 Nhân viên văn phòng:

- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng

- Làm công việc chuyên môn

- Lên lịch làm việc của ngày, tuần và tháng

- Báo cáo công việc cho trưởng phòng

 Nhân viên QC Khu vực:

- Chịu sự chỉ đạo của Phó giám đóc sản xuất

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa

- Tham mưu kỹ thuật, cải tiến trong sản xuất

- Báo cáo công việc hàng ngày

 Nhân viên QC hoàn thành

Trang 25

- Chịu sự chỉ đạo của phó giám đốc sản xuất.

- Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất hàng

- Kiểm tra các gấp xếp hàng hóa, đóng thùng

 Tổ trưởng:

- Chịu trách nhiệm trước trưởng phân xưởng khu vực và phòng kế hoạch về hoạt động sản xuất

- Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và hoàn thành kế hoạc sản xuất

- Tuân thủ sự điều động của trưởng phân xưởng khu vực

- Trực tiếp quản lý, sắp xếp, lập sơ đồ chuyền

- Có trác nhiệm báo cáo cho trưởng xưởng về số lượng, chất lượng trong sản xuất

 Nhân viên Cơ điện:

- Tuân thủ sự điều động của trưởng phân xưởng khu vực

- Chịu trách nhiệm về việc lắp ráp, sửa chửa máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất

- Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của máy móc và kịp thời sửa chửa khi máy

có sự cố

- Báo cáo kịp thời những máy móc hư hỏng nặng tránh ách tắt sản xuất

 Nhân viên rập, Sơ đồ kỹ thuât:

- Nhân viên rập làm rập phục cho sản xuất, dùng cho những công đoạn cần thiết phải chạy bằng rập

- Nhân viên đi sơ đồ các loại trang phục quần, áo… theo quy định của khách hàng

- Nhân viên kỹ thuật triển khai kỹ thật cho khu vực chuyền sản xuất như: thông

số, cách may, đường chỉ…

 Nhân viên Kho, Thống kê:

- Nhân viên kho phát nguyên phụ liệu cho chuyền sản xuất

- Nhân viên thống kê số lượng hàng thành phẩm đã được ủi, thống kê hàng số lượng hàng xuất nhập

 Công nhân KCS - Cắt – Ép keo – May – Ủi – Kiểm vải:

- Công nhân KCS kiểm tra kỹ thuật, chất lượng hàng may của chuyền

- Công nhân cắt có trách nhiệm cắt hàng theo kế hoạch đơn hàng

Trang 26

- Công nhân ép keo có trách nhiệm ép keo vào vải theo yêu cầu của từng đơn hàng.

- Công nhân may có nhiệm vụ may những công đoạn mà tổ trưởng giao cho

- Công nhân ủi có trách nhiệm ủi chi tiết và ủi thành phẩm

- Công nhân kiểm vải có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các loại vải nhập về

 Công nhân phụ việc: cắt, may, bốc xếp, tạp vụ:

- Công nhân phụ cắt làm dấu vào bán thành phẩm đã cắt, buộc lại theo nhóm và phát cho chuyền sản xuất

- Công nhân phụ may cắt chỉ, gọt, lấy dấu

- Công nhân bốc xếp có nhiệm vụ bốc xếp tất cả hàng hóa nhập xuất của công ty

- Công nhân tạp vụ có nhiệm vụ quét dọn, lau chùi, vệ sinh các khu vực được giao

2.1.3.2 Cơ cấu nhân sự.

Hiện tại, tổng số công nhân của công ty hơn 400 người Trong đó, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 65%, số nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng chiếm 23% và 12% cò lại là nhân viên bảo vệ, kho…

(Nguồn Phòng tổ chức nhân sự)

Với đội ngũ công nhân viên hiện nay của công ty có khả năng hoàn thành tốt công việc của công ty Đội ngũ công nhân viên trong công ty đều có nghiệp vụ , năng động và sáng tạo, có đủ sức chịu đựng và khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường công việc

Cơ cấu theo trình độ:

CƠ CẤU THEO TRÌNH ĐỘ

Trang 27

Biểu đồ 1.1 :Cơ cấu trình độ nhân viên

(Nguồn phòng Tổ chức hành chính cty TNHH May Vĩnh Phú – 2011)

Nhận xét: Theo hình vẽ ta thấy trình độ Đại học, Cao đẳng cũng chỉ chiếm số ít mà chủ yếu là lao động phổ thông, do đó việc quản lý điều hành công ty chỉ là tạm ổn

Theo cơ cấu giới tính:

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu giới tính nhân viên:

( Nguồn phòng tổ chức – nhân sự)Nhận xét: Đa số lao động là nữ giới chiếm 58 %, Nam giới chiếm 42% Cơ cấu lao động mất cân đối giới tính nhưng phù hợp với ngành đang kinh doanh vì đây là công

CƠ CẤU THEO ĐỘ TUỔI

42%

58%

: NAM : NU

CƠ CẤU THEO GIỚI

TÍNH

Trang 28

Biểu đồ 1.3: cơ cấu độ tuổi nhân viên

( Nguồn phòng tổ chức – nhân sự)Nhận xét : Qua số liệu thống kê cho thấy lực lượng lao động của công ty chủ yếu

là lao động trẻ nên rất năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết trong công việc từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm

Người đứng đầu các phòng ban đều trên 35 tuổi có kinh nghiệm trong công việc và

có thời gian gắn bó lâu dài với công ty

2.1.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực

Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty được xây dựng và cải tiến liên tục phù hợp với yêu cầu phát triển và chiến lược sản xuất kinh doanh đã được hoạch định Với việc cải tiến bộ máy điều hành theo các chuẩn mực chung, Công ty TNHH May Vĩnh Phú đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của định hướng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất hàng May mặc với bề dày kinh nghiệm chỉ đạo và hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, có tầm nhìn và tư duy quản trị mới Thêm vào đó với chính sách đãi ngộ tốt, chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, song song với thu hút và phát triển thêm đội ngũ nhân lực nòng cốt hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh

Đội ngũ cán bộ tổ chức các hoạt động chuyên trách về sản xuất trực tiếp bao gồm các cán bộ có chuyên môn giỏi về lĩnh vực đó là các kĩ thuật may, thiết kế, điện cơ, cán bộ kĩ sư chuyên ngành và cán bộ quản lí kinh tế như kế toán, quản lí vật tư, am hiểu nghiệp vụ

Trang 29

Đội ngũ nhân viên làm việc tại văn phòng có nghiệp vụ chuyên môn quản lí của từng bộ phận phòng ban, nghiệp vụ được đào tạo khá bài bản, có nhiều kinh nghiệm, làm việc có hiệu quả.

Ngoài ra còn đội ngũ công nhân chuyên ngành sản xuất là những người có tay nghề cao, được đào tạo từ các trường hay các trung tâm may mặc, có kinh nghiệm làm việc lâu, họ luôn phấn đấu, gắn bó cùng công ty sản xuất kinh doanh có hiệu quả…

2.1.5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

2.1.5.1 Mạng lưới kinh doanh.

- Hiện nay với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo Để đáp ứng nhu cầu đó Công Ty đã mở rộng và đưa ra thị trường những dòng sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất

- Trong những năm qua các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại được mở rộng tại các thành phố lớn cũng như các tỉnh trong cả nước Hiện tại công ty TNHH May Vĩnh Phú có trên 50 cửa hàng thời trang lớn nhỏ, chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có 20 cửa hàng,

2.1.5.2 Mặt hàng kinh doanh và xuất nhập khẩu.

- Mặt hàng kinh doanh: quần áo thời trang, đầm, váy … các loại

- Xuất khẩu : Các loại áo có kết cườm mang tính chất quý phái, sang trọng …

- Nhập khẩu: Các loại nguyên phụ liệu, vải, máy móc thiết bị

2.1.5.3 Sơ đồ quá trình sản xuất

29

Nhà

cung cấp

Cty Vĩnh Phú

Thành phẩm

Cửa hàng Siêu thị

Xuất khẩu

TTTM

Tiêu thụ trong nước

Trang 30

2.1.5.4 Đặc điểm về quy mô hoạt động.

Lĩnh vực kinh doanh: May công nghiệp, hàng thời trang, mua bán quần áo, vải sợi, nguyên phụ liệu nghành may…

Đặc điểm hoạt động của công ty: Chủ yếu sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng may mặc qua thị trường Mỹ, Anh, một số nước Châu Âu và thị trường trong nước

Các hệ thống bán lẻ của công ty ở phía Nam:

- Thương Xá Tax – IMEX FASHION tại Quận 1.

- TTTM EDEN MALL tại Quận 1.

- Siêu thị Sài Gòn: 34 – Đ.3/2 – Q.10.

- CTIMART Cộng Hòa – Q Tân Bình.

- Cửa hàng số 233 – Đ.CMT8 – P.7 – Q.Tân Bình.

- TTTM Sài Gòn OUTLET – Dĩ An – Bình Dương.

- CTIMART Bình Dương – 215A – Đường Yersin – Thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.

- Siêu thị MIMAK Bình Dương – Số 1 – Trần Hưng Đạo – Thị Xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.

- Hệ thống siêu thị CO.OP MART tại TP.Hồ Chí Minh và các Tỉnh khác.

- Hệ thống siêu thị VINATEX tại TP.Hồ Chí Minh và các Tỉnh khác.

Trang 31

- Hệ thống siêu thị LOTTE Việt Nam – Q.7

- Trung tâm thương mại NOWZONE – Q.7

- Siêu thị thời trang STAR MART – Gò Vấp.

2.1.6 Đặc điểm về cơ sở vật chất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua.

2.1.6.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã đặt cho Công ty đứng trước một thử thách mới là nếu không đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất thì Công ty sẽ bị tụt hậu do năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo Chính vì vậy trong những năm qua, Công ty TNHH May Vĩnh Phú đã tiến hành đầu tư mua sắm hàng loạt máy móc thiết bị nghành may tiên tiến hiện đại như máy may điện tử 1 kim, máy điện tử 2 kim, máy vắt xổ 5 chỉ, 6 chỉ… Đồng thời hệ thống máy móc thiết

bị văn phòng cũng được đầu tư trang bị đầy đủ như hệ thống thiết bị liên lạc, FAX, điện thoại, hệ thống máy Vi tính , máy Foto vv đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điều hành sản xuất nhanh, kịp thời, đạt hiệu quả

Hiện công ty có trên 50 loại máy móc thiết bị khác nhau phục vụ cho sản xuất hàng hóa đặc biệt có trên 430 máy may công nghiệp 1 kim, trên 70 máy vắt xổ 6 chỉ,

… công ty không ngừng bổ sung trang thiết bị mới phục vụ cho sản xuất và phục vụ cho các phòng ban trong công ty

2.1.6.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 08/10/2014, 08:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4. Hình thức đào tạo - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.4. Hình thức đào tạo (Trang 17)
2.1.5.3. Sơ đồ quá trình sản xuất - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
2.1.5.3. Sơ đồ quá trình sản xuất (Trang 29)
Bảng mục tiêu đào tạo cho các đối tượng trong công ty - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Bảng m ục tiêu đào tạo cho các đối tượng trong công ty (Trang 35)
Bảng biểu 2.2: Nhu cầu đào tạo - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Bảng bi ểu 2.2: Nhu cầu đào tạo (Trang 35)
Bảng biểu 2.3: Mục tiêu đào tạo - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Bảng bi ểu 2.3: Mục tiêu đào tạo (Trang 36)
Bảng biểu 2.4: Số lượng người và  Chi phí đào tạo - CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Bảng bi ểu 2.4: Số lượng người và Chi phí đào tạo (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w