TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
)«»Íll<c4
NGUYEN THI ANH TUYET
MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO CHAT LUQNG NGUÒN NHÂN LỰC
TRONG THỜI KỶ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
HÀ NỘI, 2013
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
)«»Íll<c4
NGUYEN THI ANH TUYET
MOT SO GIAI PHAP NHAM NANG CAO CHAT LUQNG NGUÒN NHÂN LỰC
TRONG THỜI KỶ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Người hướng dẫn khoa học ThS CHU THỊ DIỆP
HA NOI, 2013
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em
trong những năm học vừa qua để em có kết quả học tập như ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thư viện trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Chu Thị Diệp - Người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian qua
để em có thể hoàn thành khóa luận
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự động viên và giúp đỡ nhiệt
tình của gia đình, bạn bẻ trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp
Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình thực
hiện để tài này em vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự tham gia
đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè đề đề tài này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 16 thang 05 nam 2013 Sinh viên thực hiện
Tuyết
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Chu Thị Diệp Em xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em
Nêu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Tuyết
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT
1 CNH, HĐH :Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 GD- ĐT: Giáo dục và đào tạo
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ NGUÒN NHÂN LỰC
VÀ VAI TRÒ CỦA NGUÒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 7
1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực .2-2- 5: ©s2+s2++++zx+zxecxeez 7
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
In ố 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TÍNH NINH BÌNH 32 2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Ninh Bình hiện nay - 32 2.2 Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Bình
IS: 1 56
KET LUAN ooo cccccceccccccecsccsessessecsessessessesassasssessssessnssessssessesiessesseesesseeees 74
Trang 7MỚ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế
quốc tế Đặc biệt khi đất nước ta đang trong thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH,
muốn phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực tự
nhiên, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến nguồn lực con người vì
khi chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng và đổi mới về chất mới thực sự tác động làm thay đối nền kinh tế Bởi vậy, việc phát triển con người,
phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ
thống phát triển các nguồn lực, chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tô
chắc chắn nhất cho sự phôn vinh thịnh vượng của mọi quốc gia, đầu tư cho con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều nước đã tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, hay nói cách khác là thông qua việc phát triển của KHCN gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ốn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội
ngũ lao động kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao” [14, tr.65]
Ninh Bình là tỉnh ở cực nam của đồng bằng Bắc Bộ, diện tích nhỏ
Trang 8quan trọng Chính vì nhận thức được vai trò quan trọng đó, tôi lựa chọn đề
tài “ Một số giải pháp nhằm nang cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp đại học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan
Trong những năm gần đây, vấn đề nguồn nhân lực đã có một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Một số công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách như: * GS TS Pham Minh Hac (1996), “Van dé con người trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trên cơ sở đề cập đến vấn đề con người, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đât nước
* TS Bui Thi Ngoc Lan (2002), “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn
sách đã nêu lên vai trò, tầm quan trọng của nguồn lực trí tuệ trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội đất nước Thực trạng của phát huy, xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực này trong công cuộc đối mới nước ta
* TS Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Sử dụng hiệu quá nguồn lực con
người ở Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội Tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận và thực tiễn việc phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực
trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam và
kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước như: Mỹ, Nhật Bản,
Trang 9* GS, TSKH Nguyễn Minh Đường, PGS, TS Phan Văn Kha (2005),
* Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn câu hóa và hội nhập quốc tế”, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và chỉ ra thực trạng của lực lượng lao động cũng như đào tạo nhân lực
có trình độ Từ đó đề ra các giải pháp phát triển nhân lực này, đáp ứng yêu
cầu của CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế
* TS Pham Công Nhất (2007), “ Phá/ huy nhân tổ con người trong
phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội Trên cơ sở khẳng định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH, tác giả đã nêu thực trạng của nguồn nhân lực nước ta và những định hướng chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở nước ta hiện nay
* Trần Văn Tùng (2005), “Đảo tạo, bội dưỡng và sử dụng nguôn nhân lực tài năng - kinh nghiệm của thế giới”, Nxb Thế Giới, Hà Nội Cuốn sách trình bày kinh nghiệm trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học — công nghệ, sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số nước Châu Âu, Chau A Đồng thời đề cập việc đối mới các chính sách đào tạo, bồi đưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng hiện có ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu đăng trên bài bảo khoa học:
* Nguyễn Bình (số 3/2008), “7o nguôn nhân lực chất lượng cao”,
Báo Nhân dân Bài viết đã nêu thực trạng nguồn nhân lực ở một số nước
Trang 10* TS Trần Văn Đạt (2008), “Vài cảm nghĩ đầu xuân về phát triển nguôn nhân lực cho hội nhập toàn cầu”, Báo khoa học phố thông Tác gia khẳng định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia và nêu lên nhu câu nguôn nhân lực có chât lượng ở nước ta hiện nay
* Đặng Đăng Kiên (1/2005), “Xây đựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ cản bộ công chức ở tỉnh Bình Dương”, Tạp chí khoa học
xã hội Bài viết đề cập thực trạng nguồn nhân lực cán bộ, công chức tỉnh
Bình Dương hiện nay và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực này
Các luận văn, luận án:
* Vũ Thị Phương Mai (2004), “Phá triển nguôn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng
Ninh hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học chuyên ngành CNXHKH, Hà
Nội Tác giả phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp CNH, HĐH và đưa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực này ở Quảng Ninh trong thời gian tới
* Lê Quang Hùng (2006), “Nguôn nhân lực chất lượng cao cho phát
triển kinh tế - xã hội ở thành phó Da Nẵng”, luận văn thạc sĩ kinh tế chính
trị, Hà nội Tác giả đề cập quan niệm, các tiêu chí xác định, vai trò của
nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế xã hội và các nhân
tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao Đồng thời chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, tìm những giải pháp nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng
Trang 113 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận * Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình hiện nay, từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực cho thoi ky CNH, HDH ở Ninh Bình * Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhát, làm rõ các khái niệm nguôn nhân lực, vị trí và vai trò của
nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
Thứ hai, làm rõ thực trạng nguồn nhân lực và việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở Ninh Bình
Thứ ba, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu:
Khóa luận lấy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH làm đối tượng nghiên cứu
* Phạm vì nghiên cứu:
Khóa luận tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH,
HĐH ở tỉnh Ninh Bình, thời gian khảo sát (2000 - 2011)
Trang 12Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm của Đảng và nhà nước ta về nguồn nhân lực
* Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể: lịch sử và logic, quy nạp và diễn giải, phân tích và tông hợp, điều tra xã hội học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu các môn khoa học Mác- Lênin trong các trường cao đẳng, đại học
Khóa luận có thé làm tài liệu để tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình va
các cơ quan chuyên môn liên quan hoạch định đường lối chính sách phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn 2012 - 2020
7 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, khóa
Trang 13CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LY LUAN VE NGUON NHÂN LỰC VÀ VAI TRO CUA NGUON NHAN LUC TRONG THOI KY
CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA O VIET NAM
1.1 Lý luận chung về nguồn nhân lực
1.1.1 Những quan niệm cơ bán của chú nghĩa Mác — Lênin về con người
* Con người là một thực thể thong nhất giữa mặt sinh học với mặt xã
hội
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khăng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội
Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả
bản tính sinh học, tính loài của nó Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự ton tai của con người Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của tự
nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu đài của môi trường
tự nhiên
Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất qui định bản chất con người Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó Trong
lịch sử đã có những quan niện khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là “một động vật có
Trang 14đều phiến điện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã
hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc bản chất xã hội ấy Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn
đề con người một cách toàn diện, cụ thé, trong toàn bộ tình hiện thực của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất “Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ
cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của minh — đó là một bước tiễn do tổ chức cơ thể của con người qui định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã dán tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [23, tr.29]
Thông qua hoạt động sán xuất vật chất; con người đã làm thay đối,
cải biến giới tự nhiên: “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” [24, tr 137]
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tỉnh xã hội
của con người Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất
ra của cải vật chất va tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và
phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống qui luật khác
nhau, nhưng thống nhất với nhau Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợ cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di
Trang 15học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí Hệ
thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thê thống nhất hoàn
chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội
Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở đề hình thành hệ thống các nhu cầu
sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và
hưởng thụ các giá trị tinh thần
Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan
hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu
xã hội trong mỗi con người là thống nhất mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự
nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con
người với loài vật Nhu cầu sinh học phải được “nhân hóa” để mang giá trị
văn minh con người và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi
tiền đề của nhu cầu sinh học Hai mặt trên thống nhất với nhau, hòa quyện
vào nhau để tạo thành con người tự nhiên — xã hội
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ
với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người
Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đề mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mỗi quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người
Trang 16biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những
quan hệ xã hội” [23, tr I]
Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly moi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người
tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tổn tại và phát triển cả thể lực
và tư duy trí tuệ Chỉ trong tồn bộ các mơi quan hệ xã hội đó (như quan hệ
giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội ) con người mới được bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của
mình
Luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận
mặt tự nhiên trong đời sống con người Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu
cầu sinh vật ở con người cũng mang tính xã hội Quan niệm bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại
Trang 17và lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người càng làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” [23,
tr.476]
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đây sự vận động phát triển của lịch sử xã hội Thế giới loài vật dựa vào những điều
kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực
tiễn của mình để làm phong phú thêm giới tự nhiên, tái tạo lại tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của
mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thé sang tao ra lịch sử của chính bản thân con người Hoạt động lao động sản xuất vừa là
điều kiện tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời
sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt qui luật của lịch sử xã hội, con
người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đây xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu đo con người đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng không tổn tại quy luật xã hội,
và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài nBƯỜI
Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi
giai đoạn phát triển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người, trong
mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng
Trang 18tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nói
rằng, mỗi sự vận động và tiễn lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng (mặc
dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đôi của bản chất con người
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh
đó chính là tồn bộ mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự
giác, có ý nghĩa định hướng giáo đục Thông qua đó, con người tiếp nhận
hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều
phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các qui luật
nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất Đó là biện chứng của
mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của
lịch sử xã hội lòa người
1.1.2 Tự tưởng Hồ Chí Minh về con người
* Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể
Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về
tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó Con người luôn có xu hướng
vươn lên cái Chân — Thiện - Mỹ, mặc dù “có thế này, thế khác”
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng bảo ); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp
nhau lại nơi bàn tay; may mươi triệu người Việt Nam, có người thế này, thế
khác, nhưng đều cùng là nòi giống Lạc Hồng: đa dạng trong hoàn cảnh
Trang 19Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dớ, tốt và xấu, hiền và giữ, bao gồm cả tính người
— mặt xã hội và tính bản năng — mặt sinh học của con người Theo Hồ Chí Minh, con người có tốt, có xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã
man đều có tình” [28, tr 60]
* Con người cụ thể, lịch sử
Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng
139 6
trong một số trường hợp: “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai” trong một bối cảnh cụ thể và tư duy chung Còn phần lớn, Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội,
quan hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão,
nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nông đân, trí thức ), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế
(bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản) Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan
* Bán chất con người mang tính xã hội
Dé sinh tồn, con người phải lao động sản xuất Trong quá trình lao
động, sản xuất con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau xác lập các mối
quan hệ giữa người với người
Con người là sản phẩm của xã hội Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ rộng đến hẹp, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em; họ hàng: bầu bạn; đồng bào; loài người
Từ quan điểm trên Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm mình về vai trò của con người:
Trang 20Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Vì
vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến /o, từ gan dén xa,
đều thế cả” [26, tr.241] Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong” Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hi sinh
đến việc dân nhường cơm, sẻ áo, che chở, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nắng bộ đội và cán bộ cách mạng
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách gián đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” [26, tr 295] Đặc biệt là lòng sốt sang, hăng hái của dân đề thực hiện con đường cách mạng Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chang những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi
Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng “lòng yêu
nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không
ai thắng nổi” [27, tr 281]
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tổ con người
Trang 21là của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với thân phận
những người cùng khổ và nô lệ lầm than Nhưng không phải là sự cảm
thông kiểu tôn giáo; ngược lại, Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở khả năng tự giải phóng chính bản thân con người Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu
tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Người xác định
con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng gia đoạn cách mạng Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc Sau khi chính quyền đã về tay nhân
dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì” Vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngay: Làm
cho dân có ăn Làm cho đan có mặc Làm cho dân có cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành Đến 7 chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”
Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đề vì lợi ích chính đáng của con
người Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi
ích của bộ phận, giai cấp và tầng lớp cá nhân Với hoạt đông thực tiễn thì
việc gì lợi cho dân, đù nhỏ mấy - ta phải hết sức làm Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy - ta phải hết sức tránh
Trang 22Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”,
“có dân thì có tất cả”
Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và chính phủ Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có
nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ Dân
như nước, bộ đội như cá Lực lượng bao nhiêu là ở nhân dân hết Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc
và xây dựng CNXH chỉ có thể thực hiện với sự giác ngộ đầy đủ và lao
động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân
Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi
cả nước, toàn thê đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông
dân Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH
Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những
con người được giác ngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam Chính trị, văn hóa tinh thần là động
lực cơ bản trong động lực cơ bản trong động lực con người
Con người là động lực chỉ có thẻ thực hiện được khi hoạt động có tổ
chức, có lãnh đạo Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Giữa mục tiêu và động lực con người có mối quan hệ biện chứng với
nhau Càng chăm lo con người tốt bao nhiêu, thì sẽ tạo thành động lực tốt
bấy nhiêu Ngược lại, tăng cường sức mạnh con người, thì nhanh chóng đạt
Trang 23những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống Việt Nam, hai là hình thành những phẩm chất như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã
hội chủ nghĩa, có trí tuệ, bản lĩnh, tác phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng
Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào
tạo, rèn luyện con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát
triển Theo Hồ Chí Minh, nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn
diện, cả Đức, Trí, Thể Mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách
mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức, tài thống nhất
với nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển Đặt nền
tảng cho quan niệm học tập suốt đời của mỗi người, Người cho rằng: “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”
Van dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng ta ra đời đến nay, trong
cương lĩnh của Đảng đã khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội tốt đẹp, vì sự phát triển của con người: Xã hội,
xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao đựa vào lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện Các dân tộc trong cộng đồng Việt nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Trang 24có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao đọng
giỏi; sống có văn hóa; có tỉnh thần quốc tế chân chính Trong dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trên quan điểm phát triển, Đảng
ta đã khẳng định “Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người,
coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [16, tr.25] Trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X Đảng ta luôn coi trọng chiến lược xây dựng con người mới và sự phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp đây mạnh CNH, HĐH đất nước có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc sử đụng các nguồn nhân lực khác như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,
thành tựu khoa học và công nghệ
Nhận thức đúng đắn về con người trong triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những định hướng, chiến lược phát triển con người
của Đảng ta là căn cứ quan trọng để xây dựng nội dung phương pháp tiếp
cận về nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước trong giai đoạn hiện nay
1.1.3 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực
* Nguồn nhân lực ‹ „
Nói tới nguôn nhân lực hay nguôn lực con người, vôn người là khả năng, tiềm năng mà con người đươc huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương Khái niệm nguồn nhân lực đã được nhiều quốc gia, nhiều học giả nghiên cứu và đua ra nhiều quan niệm khác nhau
Dưới góc độ kinh tế, ngân hàng thế giới (WB) coi nguồn nhân lực là
Trang 25Cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực trên được lý giải trong lý luận về phát triển kinh tế, trong đó nhân tố con người — nguồn nhân lực là
lực lượng sản xuất xã hội, là phương tiện để sản xuất ra cảu cải vật chất Vì
vậy nguồn nhân lực là lượng lao động đáp ứng được nhu cầu sự phát triển của nền kinh tế là nhân tố quan trọng, được coi là vốn người Với khái niệm này, nguồn lực con người được coi là một trong những các loại “vốn” khác như: tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, tiền là đầu vào và đầu ra của sản xuất
Nhận thức đầy đủ hơn về nguồn lực con người thông qua khái niệm phát triển con người là Human Development (HD) thì con người và nguồn lực con người được hiểu là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá chỉ số HDI- (Human Development Index) là đánh giá về sự phát triển của một xã hội qua đánh giá các chỉ số về chất lượng cuộc sống con người: Thu thập, năng lực sinh thể ( tuổi thọ) năng lực tinh thần ( giáo dục, y tế ) Thực tế nhiều quốc gia phát triển, nhưng con người bị lãng quên, không
được quan tâm, thất nghiệp, nghèo đói, thất học, nhân quyền bị vi phạm,
không được chăm sóc sức khỏe chiếm tý lệ cao như vậy trình độ phát triển của xã hội không chỉ đánh giá bằng thu nhập quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiện nghi vật chất; mà chỉ số phát triển xã hội chính là phát triển con người Quan điểm coi con người có vị trí trung tâm của sự phát
triển kinh tế - xã hội là yêu cầu trong hoạch định các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội Như vậy con người là trung tâm của sự phát triển “ Đầu vào” nhân tố quyết định là “ vốn con người”, tiềm năng con người, nguồn
lực con người, còn “ Đầu ra” mục tiêu là chất lượng cuộc sống, là các chỉ
số về phát triển con người
Đối với nước ta, các nhà khoa học đã nhiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm về nguồn nhân lực; Bộ Lao động Thương binh xã hội xác định: “
Trang 26một quốc gia, suy rộng ra có thể được xác định trên một địa phương, một
ngành hay một vùng Đây là nguồn lực quan trọng nhất dé phát triển kinh tế
- xã hội” [7, tr.13] Với khái niệm này nguồn nhân lực được xác định thong
qua số lượng, chất lượng dân số của một quốc gia, một địa phương có thế tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội, đây là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực dé phát triển kinh tế - xã hội
Tìm hiểu khái niệm trong cuốn “ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn — kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc” của các nhà
khoa học Việt Nam đã viết: Nguồn nhan luc cho CNH, HDH ở nông thôn
là vấn đề ngày càng nghiêm trọng không chỉ ở khía cạnh số lượng ( sức ép về mật độ lao động trên ruộng đất) mà còn ở khía cạnh chất lượng ( trình độ nghề nghiệp và năng lực tiếp cận các công cụ mới của người lao động
[19, tr.73]
Đồng thời các tác giả khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nguồn
lực con người Ngoài chất lượng là trình độ nghề nghiệp thì vấn đề quan
trọng là truyền thống văn hóa, phẩm chất đạo đức, tinh thần yêu nước, đoàn
kết đều thuộc vào nội hàm của khái niệm nguồn nhân lực Trong chiến
lược CNH, HĐH đất nước, nguồn lực kinh tế có giá trị lớn nhất của Việt
Nam là tài nguyên con người, con người Việt Nam với bản sắc văn hóa độc đáo, với truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có phẩm chất
cần cù, chịu khó, thông minh, khéo léo, sang tạo, gắn bó với Đảng, với đất nước là những tố chất quan trọng tạo nên sức mạnh của nguồn lực con
người Việt Nam [5, tr.199-200]
Dac biét, tir thap nién 90 (thé kỷ XX), con người nhận thức một cách
sâu sắc những tác động ngược về mặt văn hóa của tăng trưởng kinh tế: Văn hóa giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng bền vững, hài
Trang 27(khóa VII ) đã viết “ Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu
văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện
Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh
tế”,
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa về nguồn nhân lực khác nhau: Nguồn
nhân lực (Human Resources) là tổng thể các tiềm năng (lao động) con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương đã được chuẩn
bị ở mức độ nào đó có khá năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước hoặc của một vùng, một địa phương cụ thể Với cách
tiếp cận theo nghĩa rộng này nguồn nhân lực ở dạng tiềm năng là “tổng
lực” con người được huy động vào quá trình phát triển
Nguồn lực con người (Human Resources) là đội ngũ những người
đang và sẽ được bố sung vào lực lượng lao động xã hội với toàn bộ tình trạng sinh thể, vốn văn hóa, trình độ chuyên môn mà họ tích lũy được
Theo khái niệm này, nguồn lực con người là kết quả của quá trình đầu tư
của xã hội với mục đích là tạo ra động lực phát triển xã hội trong giai đoạn
tiếp theo
Như vậy có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực —
nguồn lực con người, nhưng tựu trung lại nguồn nhân lực của một quốc gia,
một vùng, một địa phương được xác định bao gồm số lượng, chất lượng
con người như tình cảm, lý tưởng, ý trí giữa chúng có mối quan hệ qua
lại, bố sung và tác động lẫn nhau, tạo ra sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực
Trong các yếu tố cầu thành nguồn nhân lực, thì trí tuệ được xem là
Trang 28- Về cầu trúc nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của một quốc gia, một địa phương là tổng thể những tiềm năng của con người, đáp ứng yêu cầu lao động cho nền kinh tế xã hội Hiểu như vậy, nguồn nhân lực sẽ bao gồm số lượng và chất lượng con người, lao động đang và sẽ tham gia vào quá trình sản xuất xã hội
Số lượng nguồn nhân lực: là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Con người
trong mọi hình thái xã hội cũng là lực lượng lao động, vì vậy từ những
người lao động chân tay, các nhà quản lý, đến các nhà khoa học Từ lực
lượng đang lao động đến thế hệ chuẩn bị tham gia vào lực lượng lao động
đều thuộc vào nguồn nhân lực của một quốc gia, một địa phương Vì vậy
nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các chỉ số về dân số, số lao động, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu lao động, tốc độ tăng dân SỐ
Chất lượng nguồn nhân lực: là tổng hợp những chỉ số về trạng thái,
thể lực, trí lực, kỹ năng, đạo đức, lối sống và tỉnh thần của nguồn nhân
lực Trong đó trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng dé đánh giá, phân loại chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá trên các mặt về sức khỏe trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp và văn hóa ở
một địa phương Những tiêu chí này được thể hiện qua các chỉ số về thu nhập bình quân đầu người, tý lệ hộ nghẻo, trẻ em suy dinh đưỡng; về y tế
chăm sóc sức khỏe; chất lượng giáo dục, đào tạo nghề, về bảo hiểm y tẾ,
đời sống văn hóa, môi trường và thực hiện qui chế dân chủ cơ sở Trong đó giáo dục, đào tạo nghề có ý nghĩa quan trọng về chất lượng nguồn nhân
lực
+ Thể lực: Là trạng thái về sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu lao động, học tập và nghiên cứu Đối với con người thì sức khỏe là vốn quí
Trang 29quả cao trong hoạt động thực tiễn Trí tuệ là tài sản quí giá nhất trong mọi
tài sản, nhưng chính sức khỏe là một tiền để cần thiết dé làm ra tài sản đó + Trí lực: Là năng lực về trí tuệ, tinh thần được thể hiện qua sự sang
tạo, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề, kinh
nghiệm sống và hoạt động Đây là yếu tố quyết định phần lớn chất lượng, hiệu quả công việc Trong thời đại kinh tế tri thức, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì trí tuệ là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn
nhân lực
+ Đạo đức và văn hóa: Khi nhìn nhận, đánh giá về gia tri con người thể hiện ở nhân cách, thì đạo đức con người được coi là cái “ gốc”, là cơ sở
hình thành, phát triển thế giới quan và nhân sinh quan để vươn tới các
chuẩn mực đạo đức, chân — thiện — mỹ Nếu nhân cách con người được cầu
trúc gồm năng lực và đạo đức, thì nguồn nhân lực bao hàm trong đó giá trị và chất lượng đạo đức của người lao động, suy rộng ra là bao gồm cả toàn bộ đời sống văn hóa, tinh thần của con người
Ngoài ra, khi nói đến nguồn nhân lực một quốc gia, một địa phương
không thể bỏ qua yếu tố truyền thống văn hóa Thực tế ở Việt Nam phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Yêu nước, đoàn
kết, cần cù, sang tạo lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng mà nhân dân ta lần lượt đánh bại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn rất nhiều trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới
của Đảng Nhận thức được giá trị to lớn của văn hóa trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay, Đảng ta luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế - xã hội Trong các văn kiện của Đảng đã khẳng định:
Trang 30người, còn chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Tóm lại: Nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, nó không chỉ bao
gồm số lượng, chất lượng người lao động, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mà các yếu tô cấu thành nguồn nhân lực có quan hệ biện chứng với nhau Muốn phát triển xã hội, phải cần có nguồn
nhân lực khỏe mạnh về thể lực, phát triển cao về trí tuệ, trong sang, nhân ái
về đạo đức và tỉnh thần Tất cả những yếu tố này hòa quyện trong nguồn lực con người thúc đây xã hội phát triển
* Quan niệm về chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực và làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Chính
vì vậy, trọng Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn
mạnh: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đây
mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đám cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.°*[14, tr130]
Chất lượng nguồn nhân lực: “là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái, thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức,
lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội của nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn,
kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá phân loại chất
lượng nguồn nhân lực”[3I, tr71]
Trang 31của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân
lực là tổng hợp những nét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người
Nói tới chất lượng nguồn nhân lực là nói tới nguồn lực con người,
nguồn lao động, không chỉ được biểu thị về số lượng mà còn biểu thị về
chất lượng, nó được thể hiện ở trình độ học vấn tay nghề, kỹ năng nghiệp
vụ của người lao động, thê hiện người lao động đã được đào tạo, thé hiện ở
sức khỏe của người lao động Người lao động phải có sức khỏe tốt mới hoàn thành tốt công việc của mình được; không những thế người lao động
còn phải có đạo đức, lối sống được thể hiện ra ở thái độ lao động, trách
nhiệm trong công việc mình làm
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nhắn mạnh: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”[1ó, tr41]
Trong quá trình lao động sản xuất, nguồn lực lao động chất lượng
cao đã đem lại hiệu quả sản xuất tốt, đem lại năng suất chất lượng thành
phẩm cao Thành quả lao động đó là sự kết tỉnh của sức lực và trình độ tay nghề của người lao động, mặt khác nó còn là sự kết tinh của lòng ham mê hăng say lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động Tiến sỹ khoa
học Lương Việt Hải đã khẳng định: “Trong thời đại cách mạng khoa học-
kỹ thuật và công nghệ, thể lực là một điều kiện tất yếu và tối cần thiết, là
điều kiện cần của mọi quá trình lao động, nhưng nó không còn là điều kiện
Trang 32khỏe của người lao động Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực được kết
hợp bởi 3 yếu tố: Thể lực, trí lực và đạo đức lối sống
Thể lực: Là trạng thái sức khỏe của con người biêu hiện ở sự phát triển
sinh học, không có bệnh tật, có sức khỏe lao động trong hình thái lao động
ngành nghề nào đó, có sức khỏe dé học tập làm việc lâu dài thể lực yếu sẽ
hạn chế rất lớn đến sự phát triển trí lực của cá nhân và cộng đồng xã hội nói
chung
Trí lực: Là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ, là
học vấn chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề Nó quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trò quyết định trong phát triển nguồn lực con người, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão
Lối sống đạo đức: Là sự phản ánh những chuẩn mực đạo đức xã hội Những giá trị từ chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởng đạo đức của xã hội vươn tới, nhất là trong hoạt động, trong lối sống, nếp sống hàng ngày Lỗi sống đạo đức con người là sự thể hiện tính cách, tâm lý, sự giác ngộ, các giá trị văn hóa được kết tỉnh trong người lao động Đạo đức gắn liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách chất lượng của người lao động, từ phương diện cá nhân đến phương diện xã hội và
biểu hiện ra ở ý thức lao động, thái độ lao động
Ngoài thể lực, trí lực, đạo đức lối sống, cái làm nên chất lượng nguồn nhân lực là kinh nghiệm sống, nhu cầu, thói quen vận dụng tri thức tổng hợp và kinh nghiệm của mình vào các hoạt động sáng tạo, tạo ra các
Trang 33trước hoàn cảnh dựa trên sức mạnh của học vấn, kinh nghiệm, sự rộng mở
các quan hệ xã hội, sự tiếp thu tỉnh tế các ảnh hưởng văn hóa truyền thống từ gia đình tới xã hội Nó kết hợp với sức khỏe (thể lực) và dẫn dắt con
người đi vào trường học thực tiễn của sáng tạo và phát triển Nói cách khác, chất lượng nguồn nhân lực là một tập hợp các chỉ 86 phat trién con nguoi,
là chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thể huy động vào sự
sáng tạo tiếp theo các giá trị văn hóa của toàn xã hội, vì lợi ích của cá nhân và toàn xã hội
Ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực con người đã được phát huy trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo nên nhiều thành tựu quan trọng,
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyền sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ CNH, HĐH
Mặc dù nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhưng nhìn chung nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, tỷ trọng công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn thấp, kỹ thuật lạc hậu, đặc biệt nguồn nhân lực với tư cách là động lực của CNH, HĐH chưa đáp ứng được yêu cầu của
thời kỳ CNH, HĐH Số người được đào tạo và số người có tay nghề bậc cao còn thấp, số người có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên còn ít Đó là
một khó khăn lớn cho việc tiếp thu khoa học hiện đại, tiên tiến Mặt khác
sức khỏe của nhân dân còn nhiều mặt yếu kém
Trang 34Đây là một trong những con số chứng minh làm sáng tỏ chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng được nâng lên, song vẫn chưa
phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH
Vì vậy, cần phải phát triển nguồn nhân lực hơn nữa, phải tạo ra
nguôn nhân lực với chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước 1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.1.Vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tễ
Trong lĩnh vực kinh tế, cần xem xét con người với tư cách là lực lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất
Trong bắt cứ xã hội nào, người lao động cũng là yếu tố quan trọng
nhất trong lực lượng sản xuất Ngày nay, khoa học — công nghệ ngày càng
phát triển, hàm lượng chất xám ngày càng cao, thì vai trò của người lao
động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuat V I Lénin da chỉ ra: “Lực lượng san xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là
người lao động” [22, tr 430]
Con người khi được làm chủ những như liệu sản xuất, được đào
tạo một cách chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng đất đai, biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn, động viên khuyến khích người lao
động làm việc có hiệu quả, quản lý chặt chẽ nguyên liệu vật tư, do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn Ngày nay vai trò của người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng, do vậy, các quốc gia thường quan tâm tới đào tạo, bồi đưỡng đội ngũ cán bộ này
Trang 35xuất, từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất
kinh đoanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp
1.2.2 Vai trò của nguôn lực con người trong lĩnh vực chính trị
Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã được giả phóng khỏi áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, trở
thành người làm chủ đất nước, nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về xây dựng nhà nước chính quyền vô sản, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng, nước ta phải đi đến dân chủ thật sự, “Chúng ta phải ra sức thực
hiện những cải cách xã hội dé nang cao doi sống nhân dân, thực hiện dân
chủ thật sự” [28, tr 323]
Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị, khi mà người dân có tri thức, có năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa
chọn những người có đức có tài vào các cơ quan nhà nhà nước sẽ góp phần
xây dựng nhà nước vững mạnh
Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, hiểu biết thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân và thực sự tôn trọng quyền
làm chủ của nhân dân sẽ được dân mên, dân tin, dân ủng hộ
Cán bộ tích cực tuyên truyền đường lối của đảng, phô biến pháp
luật của nhà nước đến nhân đân, làm cho nhân đân hiểu và tin; người dân chủ động tích cực thực hiện đường lối đó, có ý thức tôn trọng pháp luật,
thực hiện những nghĩa vụ công dân, hiểu rõ quyền lợi của mình, kiên quyết đầu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ làm tăng sức mạnh
Trang 36Nói về vai trò của quần chúng tham gia công việc của Nhà nước,
Hồ Chí Minh đã viết: khi người dân “ biết hưởng quyên dân chủ, biết
dụng quyền dân chủ cho mình, dám nói, dám làm” [29, tr 223] “thì việc gì
khó khăn may họ cũng làm được, hy sinh may họ cũng không sợ” [26, tr
2461
Có thể khẳng định, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong
việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân; trong quá trình đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù
1.2.3 Vai trò của nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa
Dưới CNXH nhân dân lao động trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội Hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình do nhà nước quản lý nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho
quần chúng nhân dân lao động
Mặt khác, quần chúng nhân đân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phâm nghệ thuật
Một khi, con người có tri thức, có hiểu biết về các hình thức nghệ
thuật, sẽ tham gia sáng tạo ra những tác phâm nghệ thuật có giá trị cao như: những bộ phim hay, những điệu múa đẹp, những tác phẩm văn học có nội dung phong phú, v v Những công trình văn hóa, nghệ thuật như vậy đễ đi vào lòng người, có tác dụng giáo dục đạo đức, góp phần hình thành nhân
cách cho mỗi con người trong xã hội
Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn
Trang 37mỗi con người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này, thì những
giá trị văn hóa tĩnh thần, giá trị văn hóa vật chất của xã hội được bảo tồn,
lưu giữ, được nâng cao
Trong điều kiện giao lưu quốc tế ngày cảng mở rộng, mỗi con người chúng ta có điều kiện tiếp cận với nền văn hóa nhiều nước trên thế giới Trình độ tri thức của mỗi người về văn hóa sẽ là tiền để cho họ tiếp
nhận những giá trị tốt đẹp của dân tộc khác, loại bỏ những yếu tố không
phù hợp làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mình, làm phong phú đời sống tỉnh thần cá nhân
Con người có tri thức khoa học, có năng lực nghiên cứu tạo ra
những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng trong sự phát triển
khoa học của đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đảo tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức, tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước, cho sự phát triển của xã hội
Như vậy, con người không chỉ là chủ thể hoạt động sản xuất vật chất, mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tỉnh thần của xã hội Bằng
hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình, và làm đẹp cho tự
nhiên; đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình Do vậy, sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng sẽ tạo ra
sức mạnh to lớn pháy huy nguồn lực con người để nhận thức, cải tạo tự
nhiên và xã hội Ngược lại, sự thiếu thống nhất, sự phối hợp không đồng bộ
Trang 38CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SÓ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG NGUÒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH
BÌNH
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Ninh Bình hiện nay
Nguồn lực con người hiện nay là vấn đề lớn và bức xúc, đã và đang
thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Song cho đến nay, việc phân tích và đánh giá thật đầy đủ, chính xác, khách quan và toàn diện vấn
đề nay còn là điều nan giải Ở đây, xin chỉ trình bày những nét cơ bản xung
quanh thực trạng nguồn nhân lực ở Ninh Bình hiện nay
Nguồn lực con người luôn vận động, biến đổi cả về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu Vì thế, việc xem xét, đánh giá nguồn lực con người có
tính lịch sử, tương ứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng
giai đoạn nhất định
Như đã trình bày ở Chương I, khái niệm “nguồn nhân lực” có phạm vi bao quát rộng, song tựu trung lại, nó phản ánh qua những phương diện cơ bán: số lượng, cơ cấu và chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực
2.1.1 Những thành tựu và nguyên nhân của thành tựu trong việc nâng cao chất lượng nguôn nhân lực tỉnh Ninh Bình
* Những thành tựu nguôn nhân lực tỉnh Ninh Bình
- Về số lượng: Số lượng nguồn lực con người được phản ánh qua quy mô dân số, lực lượng lao động và tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ
nhất định Theo kết quả điều tra của cục thống kê Ninh Bình, dân số Ninh
Trang 39số và lực lượng lao động khá cao và liên tục, nên nguồn bé sung vào đội
ngũ lao động là rất lớn ( năm 2005: 22542 người, năm 2008: 42.879 người, năm 2009: 51.977 người, năm 2010: 57.682 người), hàng năm trung bình
có hơn 14.000 người bước vào độ tuổi lao động
Qua (phụ luc 1) ta thấy, dân số Ninh Bình đang giảm dần từ năm 2000 là:793.227 người, đến 2010 còn 786.310 người, nhưng xét qua các năm thì cũng có lúc tăng năm 2005 là: 790.092 người, đến năm 2006 là: 792.082 người Cho thấy, tốc độ gia tăng dân số mỗi ngày càng lớn
Qua (phụ lục 2) cho thấy, tý lệ tăng dân số tự nhiên của Ninh Bình mỗi năm ngày càng giám Năm 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong tỉnh là
11,71%0 đến năm 2010 xuống còn 10.80%0 Nhưng nhìn chung Ninh Bình
là một tỉnh nhỏ, nhưng quy mô dân số lớn và số người trong độ tuổi lao
động chiếm phần đông, đặc biệt là lao động trẻ
Qua (phụ lục 3) ta thấy số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 67,73% dân số, lao động trong độ tuổi chiếm 59,74% (trong đó, số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế chiếm 95,84%) Dân số hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên (lực lượng lao động) chiếm 53,31% với hơn 430.577 người Như vậy Ninh Bình có lực lượng lao động tương đối lớn và chủ yếu ở khu vực nông nghiệp nông thôn Chính vì dân số lớn nên nguồn nhân lực
sẽ nhiều Đây là thuận lợi của quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Ninh Bình xét từ
góc độ cung ứng số lượng lao động, đồng thời cũng là khó khăn nếu nền sản xuất xã hội không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động
Trang 40- Chất lượng nguồn nhân lực + Về thể lực
Tầm vóc và thể lực của người Ninh Bình đang được cải thiện về
chiều cao, cân nặng, ty lệ suy dinh đưỡng và tuổi thọ Đặc biệt tý lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ngày càng giảm dần (năm 2005: 22%, năm
2010: 19%)
Qua (phụ lục 4) cho thấy, chiều cao trung bình của thanh niên Ninh
Bình đã tăng từ 1,5óm năm 1994 lên 1,58 m năm 2000 Tuổi thọ trung bình
của người Ninh Bình tăng từ 65 tuổi lên 68,5 tuổi
Tình hình sức khỏe phụ thuộc nhiều yếu tố, trước hết là mức sống
Theo kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2005 — 2010, mục
tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 — 2015, thì GDP bình quân đầu người của
người Ninh Bình là 5.52 triệu đồng năm 2005, 11.31 triệu đồng năm 2008,
13.37 triệu đồng năm 2009, 16.43 triệu đồng năm 2010 Nhìn chung mức sống của dân cư Ninh Bình trong những năm qua được tăng lên đáng kẻ
Đánh giá mức sống của dân cư không những nhìn góc độ thu nhập mà còn nhìn nhận từ góc độ chỉ tiêu cho đời sống, cơ cấu chỉ tiêu đời sống
các tầng lớp dân cư Ninh Bình có xu hướng tiến bộ, bởi chỉ ăn uống và chỉ
tiêu cho may mặc, đi lại, đời sống văn hóa đều tăng so với các năm trước Theo niên gián thống kê 2010 tỉnh Ninh Bình, thì chi cho hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng ngày càng đuợc nâng lên (năm 2008: 51,4 tỷ đồng, năm 2009: 81,3 tỷ đồng, năm 2010: 112,3 tỷ đồng)