Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Đối với quốc gia, thất nghiệp thiếu việc làm là một sự lãng phí tàinguyên sinh lực Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm làmphát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp và nóng bỏng, gây ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống và sự phát triển con người Do đó, việc giải quyết việc làm vàtạo mở việc làm trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nướchiện nay là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi thành phần trong xã hội nhằm đưa đấtnước đi lên theo kịp sự phát triển chung của khu vực và của thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tậptại Phòng Nội vụ Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng, cùng với sự hướng
dẫn của GS Mai Quốc Chánh, em đã lựa chọn đề tài: “Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây” để nghiên
cứu cho bài báo cáo thực tập cuối khoá của mình Đồng thời cũng mongmuốn được đóng góp những kiến thức mà bản thân đã được học tập trongtrường ĐH Kinh tế Quốc dân làm cho công tác tạo mở việc làm của huyệnđược thực hiện ngày càng tốt hơn
Chuyên đề thực tập này được chia làm ba phần:
Phần I: Những lý luận chung về vấn đề việc làm
Phần II: Thực trạng về việc làm và công tác tạo mở việc làm của huyện Đan Phượng trong những năm vừa qua.
Phần III: Kiến nghị và đề xuất.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú cán bộ ở phòngNội vụ - Lao động và Xã hội huyện Đan Phượng đã nhiệt tình giúp đỡ vàhướng dẫn em trong suốt thới gian thực tập và nghiên cứu Trong quá trìnhviết bài, không tránh khỏi những sai sót vì vậy rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực
Trang 3PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
I, Lao động và nguồn lao động:
1, Lao động:
Lao động theo triết học Mac-Lênin: là quá trình diễn ra giữa con ngườivới tự nhiên, trong đó con người bằng hoạt động của chính mình làm trunggian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên
Ngày nay khái niệm lao đã được mở rộng hơn, đó là là hoạt động cómục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên, xã hội nhằm manglại của cải vật chất cho bản thân và xã hội Lao động là nguồn gốc và là độnglực phát triển xã hội, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phươngpháp tổ chức lao động ngày càng tiến bộ
Đặt trong bối cảnh Việt Nam trong giai đoạn Công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì laođộng được đánh giá ở nhiều khía cạnh mới, cụ thể là
Thứ nhất, lao động được coi là phương thức tồn tại của con ngườinhưng coi trọng lợi ích của con người Bởi vì lao động biểu hiện bản chất củacon người còn lợi ích của người lao động là vấn đề nhạy cảm nhất, là nhân tốthấm sâu, phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệgiữa cá nhân với xã hội
Thứ hai, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với phương thứcsản xuất kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì lao động được xem xét trên khíacạnh năng suất, chất lượng và hiệu quả
Thứ ba, là bất cứ một hình thức lao động nào của cá nhân nếu đem lạilợi ích cho cá nhân, cộng đồng và xã hội thì được coi là lao động có ích
Trang 42, Nguồn nhân lực và nguồn lao động:
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theoquy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực đượcbiểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng
* Về số lượng: là tổng số người trong độ tuổi lao động và thời gian làmviệc có thể huy động được của họ (Từ đủ 15-55 đối với nữ, từ đủ 15-60 đốivới nam) Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước là khác nhautuy thuộc và điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từnggiai đoạn Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật Lao động, dân số trong độtuổi lao động là những người đủ từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15đến 55 tuổi đối với nữ
* Về chất lượng: Là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,sức khoẻ và phẩm chất của người lao động
Nguồn lao động (hay lực lượng lao động) là một bộ phận dân số trong
độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và nhữngngười không có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm Như vậy,theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhânlực nhưng không phải là nguồn lao động Đó là những người lao động không
có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm; những người đang đi học;những người làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tình trạng khác(người nghỉ hưu trước tuổi quy định)…
Ở Việt Nam, khái niệm mở rộng dùng trong thống kê lao động việc làmthì lực lượng lao động bao gồm cả những người ở ngoài độ tuổi lao động thực
tế đang làm việc trong các ngành kinh tế
3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội:
Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu, năng động và quyết định sự phát
Trang 5được đặt vào một quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi năng lực sángtạo, trình độ chuyên môn cao, ý thức trách nhiệm lớn cả trong lao động cơbắp, lao động kỹ thuật và lao động quản lý Có như vậy, lực lượng vật chấtmới được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế xãhội ngày càng phát triển.
Lợi ích của nguồn lao động là động lực to lớn trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội.Vì lợi ích mà con người hoạt động, nó bao gồm lợi ích vậtchất và lợi ích tinh thần, trong đó lợi ích đóng vai trò quan trọng Người laođộng dù làm ở đâu, dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích củamình, như vậy lợi ích là nhu cầu trở thành động cơ của hành động Thoả mãnlợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩynền kinh tế xã hội phát triển
Nguồn lao động với tư cách lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của
sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn lao động với tư cách là một bộ phận củadân số đồng thời là động lực tiêu dùng mạnh mẽ, luôn đóng vai trò quyết định
là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại
Nhận thức đúng đắn về vấn đề lao động không chỉ giúp ta thấy rõ hơn ýnghĩa và tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xemxét việc sử dụng lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phươnghướng và giải pháp sử dụng, phát huy vai trò của nguồn lao động trong giaiđoạn mới
Trang 6II, Việc làm và thất nghiệp:
1, Việc làm:
a, Khái niệm việc làm:
Theo bộ luật lao động Việt Nam: Việc làm là mọi hoạt động lao độngtạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm Như vậy việc làm là:
+ Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.+ Những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân hoặc thu nhập chogia đình mình nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện vật chocông việc đó
Theo như quan niệm này thì không chỉ những người dang làm việctrong các ngành của nền kinh tế quốc dân, mà nhiều người khác cũngđược coi là có việc làm nếu họ giám tiếp tạo ra thu nhập miễn là không
Trang 7của việc làm đầy đủ Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh
tế xã hội cao Việc làm hợp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng vànguyện vọng của người lao động Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mứcthu nhập cao cho người lao động
2.3, Thiếu việc làm:
Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không dụng hết thời gianquy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến cho họ có nhu cầulàm thêm
Tình trạng thiếu việc làm còn được gọi là bán thất nghiệp Người laođộng ở trong tình trạng này thường là lao động nông thôn, theo mùa vụ, laođộng ở khu vực thành thị không chính thức (khu vực phi kết cấu) lao động ởkhu vực sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động ở khu vực nhànước dôi dư
Tỉ lệ người thiếu việc làm là phần trăm những người thiếu việc so vớidân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) Tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng là phần trăm của tổng số ngày công có nhu cầu làm việc ( bao gồm sốngày công thực tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm ) của dân sốhoạt động kinh tế
2.4, Thất nghiệp:
a, Khái niệm thất nghiệp:
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tạikhi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thểtìm được việc làm ở mức tiền lương đang thịnh hành”
Trang 8b, Phân loại thất nghiệp:
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại đểhiểu rõ về nó, Thất nghiệp có thể đựoc chia thành các loại sau:
* Theo lý do thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền côngnào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì một số lý do cá nhânnhư di chuyển, sinh con…Thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệptạm thời
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là thất nghiệp mà ở mức tiền công nào
đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suythoái (cung lớn hơn cầu lao động)
- Thất nghiệp trá hình (hay còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động)
là hiện tượng khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng họ sẵnsàng làm việc Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của ngành đóthấp và nó gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động
* Phân loại thất nghiệp theo nguồn gốc:
Tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thựctrạng thất nghiệp để từ đó tìm ra hướng giải quyết Theo cách này thất nghiệp
có bốn loại:
- Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyểnkhông ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữacác giai đoạn khác nhau của cuộc sống Thậm chí khi có đủ việc làm vẫn luôn
có sự chyển động, như: một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, dichuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác, phụ nữ có thể quay lại lưc lượng laođộng sau khi sinh con…Người thất nghiệp thuộc loại này thường xếp vào
“thất nghiệp tự nguyện”
Trang 9đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai không đápứng sẽ bị sa thải hính vì vậy, loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệpcông nghệ Khi sự chuyển biến này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp sẽ trởlên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn Nếu tiền lương rất linhhoạt thì sự mất cân đối trong thị trường lao động sẽ mất đi, khi đó tiền lươngtrong khu vực có nguồn cung lao động hạ xuống và cầu lao động tăng lên.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầuchung về lao động giảm xuống (suy giảm tổng cầu) Loại này còn được gọi làthất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với chu kỳ suythoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện củ loại thấtnghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngànhnghề
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Nó xảy ra khi tiền lươngkhông được ấn định bởi các yếu tố của thị trường và cao hơn mức lương cânbằng thực tế của thị trường lao động Vì tiền lương không chỉ quan hệ đếnmức sống tối thiểu, cho nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc công đoàn) cóquy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, sự không linh hoạt của tiền lương(ngược lại với sự năng động của thị trường) dẫn đến một bộ phận người laođộng mất việc làm hoặc khó kiếm được việc làm
Tóm lại: Thất nghiệp tam thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong bộphận riêng biệt của thi trường lao động (có thể diễn ra ngay cả khi thị trườnglao động không cân bằng) Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đixuống, toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng Còn thất nghiệp do yếu
tố ngoài thị trường lại do yếu tố xã hội, chính trị tác động Sự phân biệt đógiúp nhà phân tích có thể dự kiến tình hình chung của thị trường lao động
c, Nhóm chỉ tiêu về thất nghiệp:
* Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động đủ 15-60tuổi (đối với nam) và 15-55 tuổi (đối với nữ):
Trang 10+ Trong tuần điều tra không có việc làm
+ Đang có nhu cầu tìm việc làm
+ Có đăng ký việc làm theo quy định
* Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trên sốngười trong độ tuổi lao động thuộc lực lượng lao động
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thấtnghiệp của một quốc gia Cũng vì thế, còn có nhiều khái niệm khác nhau vềnội dung và phương pháp tính toán Dưới đây là một số phương pháp tínhtoán phổ biến:
Tỷ lệ Số người thất nghiệp
thất nghiệp = - X 100
Số người trong độ tuổi lao động
Thuộc lực lượng lao động
* Số người thất nghiệp dài hạn và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn
Người thất nghiệp dài hạn gồm những người có thời gian thất nghiệpliên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ tuần lễtham khảo trở về trước
Phân tổ: Chia theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ văn hoá, trình độchuyên môn kỹ thuật
Tỷ lệ thất nghiệp dài hạn là số phần trăm người thất nghiệp dài hạntrong lực lượng lao động thuộc độ tuổi lao động
Trang 11Phương pháp tính:
Số người thất nghiệp dài hạn
Tỷ lệ thất nghiệp = - X 100 dài hạn (%) Số người trong độ tuổi lao động
thuộc lực lượng lao động
* Tỷ lệ người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm
Tỷ lệ những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm là số phầntrăm giữa những người thất nghiệp đã được giải quyết việc làm trên tổng sốngười thất nghiệp
Phương pháp tính
Số người thất nghiệp
Tỷ lệ người được giải quyết việc làm trong kỳ báo cáo
Thất nghiệp được = - X 100 giải quyết việc làm Tổng số người thất nghiệp trong kỳ báo cáo
d, Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà tại đó thị trường laođộng đạt mức cân bằng Tại mức đó tiền lương và giá cả hợp lý bởi các thịtrường đều đạt cân bằng dài hạn Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng sốthất nghiệp tự nguyện và số người chưa có những điều kiện phù hợp để thamgia và thị trường lao động Nói cách khác, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệtác động lên xuống của tổng cung và tổng cầu đối với giá cả và tiền lương tại
vị trí cân bằng, ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát do giá cả và tiền lương
là ổn định, không có xu hướng biểu thị lạm phát tăng lên hay giảm đi
Trang 123, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:
3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo:
Đây là yếu tố thuộc về cung lao động, chất lượng lao động và cơ cấuđào tạo đóng vai trò quyết định đối với tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việclàm của một quốc gia cao hay thấp Số lượng lao động càng lớn thì áp lực giảiquyết việc làm càng lớn Ngược lại, nếu một quốc gia giảm dần được tốc độtăng dân số quy mô lực lượng lao động sẽ biến đổi với tốc độ chậm dần, sốlao động dư thừa trong nền kinh tế sẽ ít đi, khi đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảmxuống
Chất lượng lao động và cơ cấu đào tạo quyết định khả năng đáp ứngnhu cầu của nền kinh tế mà cụ thể là các đơn vị kinh tế sử dụng lao động, dovậy cần phải xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý với chất lượng cao
3.2, Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động
Nền kinh tế tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc cho ngườilao động Nhân tố này phụ thuộc vào việc tăng cường huy động và sử dụngcác nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài (như FDI, ODA…) và sựphát triển của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế Việc tăngchi tiêu của Chính phủ cũng góp phần làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và thiếuviệc làm trong xã hội
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấulao động của ngành sẽ làm hoặc làm giảm nhu cầu việc làm Do vậy cần phảinghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời với việc đưa racác biện pháp giải quyết các vấn đề về lao động việc làm
Trang 133.3, Sự ổn định kinh tế chính trị:
Sự ổn định về kinh tế chính trị là điều kiện thuận lợi cho sự phát triểnkinh tế, tạo mở việc làm Khi nền kinh tế có sự biến động cũng có những tácđộng đến việc làm theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
4.4 Sự di chuyển lao động:
Các dòng di chuyển lao động bao gồm sự di chuyển lao động từ vùngnày sang vùng khác, từ ngành này sang ngành khác, giữa các thành phần kinh
tế và từ nước này sang nước khác
Có nhiều lý do khác nhau để xuất hiện tượng này (như tìm việc làm cóthu nhập cao hơn, định cư…) người lao động di chuyển từ nông thôn ra thànhthị, từ vùng đồng bằng đông dân lên vùng trung du, miền núi; từ vùng kémphát triển này sang một vùng khác phát triển hơn Nhìn chung sự di chuyểnlao động giữa các vùng sẽ làm giảm sức ép về việc làm của một số vùngnhưng lai có thể gây ra tình trạng quá tải về số lượng lao động ở các vùngkhác Tuy nhiên nó cũng có tác dụng tích cực nâng cao thu nhập, giải quyếttình trạng thiếu việc làm của người dân nông thôn và các vùng nghèo, việc di
cư đến các vùng thưa dân như miền núi, trung du sẽ góp phần giảm bớt tìnhtrạng dư thừa lao động tại các vùng đồng bằng
Sự di chuyển lao động giữa các ngành kinh tế hoặc từ khu vực Nhànước sang khu vực ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài sẽ tạo điều kiện phân bố hợp lý lực lượng lao động trong từng ngành,từng khu vực, nhờ đó giảm bớt được số lượng lao đông dôi dư
Sự di chuyển của lao động ra khỏi lãnh thổ Quốc gia dưới dạng xuấtkhẩu lao động hoặc xuất cảnh cũng góp phần điều chỉnh và làm giảm bớt sức
ép về việc làm trong nước Đây là biện pháp mà các quốc gia đang phát triểntrong đó có Việt Nam đã và dang thực hiện
Trang 143.5, Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội:
Là các chủ trương, biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm phát triển kinh tế xãhội Yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với vấn đề lao động việclàm Do vậy, khi ban hành các cơ chế chính sách mới, Nhà nước cần nghiêncứu, phân tích đánh giá ảnh hưởng của chúng đến vấn đề lao động việc làm,
từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm duy trì và đảm bảo mối quan hệ hàihoà giữa phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu giải quyết việc làm của đấtnước
3.6, Hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ việc làm:
Hỗ trợ cộng đồng bao gồm sự tham gia giải quyết việc làm của cá đoànthể quần chúng, sự tương trợ lẫn nhau về thông tin, vốn, kỹ thuật để tạo mở
và giải quyết việc làm trong xã hội
Dich vụ việc làm là hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với người lao động
Nó thường được thực hiện qua các trung tâm việc làm Nhờ các hoạt độngnày, người sử dụng lao động cũng được cung cấp dịch vụ cần thiết theo hợpđồng
Đây là các nhân tố tác động tích cực và đóng vai trò quan trọng trongcông tác giải quyết việc làm của quốc gia
3.7, Trợ giúp Quốc tế và giải quyết việc làm:
Các quốc gia nhất là các nước đang phát triển thường nhận được cáckhoản trợ cấp quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề laođộng việc làm Một số nước phát triển còn cung cấp các khoản hỗ trợ songphương đối với lao động nước ngoài từng sinh sống và làm việc tại các quốcgia đó nhưng hết hạn hợp đồng hoặc phải trở về do có lý do về kinh tế haychính trị, sự trợ giúp này là rất cần thiết trong công tác giải quyết việc làm ởViệt Nam
Trang 15III, Ý nghĩa của vấn đề việc làm đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
họ sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng sức mua của toàn xã hội Tăng tích luỹ sẽgiúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng cung, tăng tiêudùng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên kích thích sự phát triển củasản xuất, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế
Nước ta luôn tồn tại tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm nghiêmtrọng, đại bộ phận dân cư có mức sống thấp, nhiều người lao đông cần có việclàm hoặc việc làm có hiệu quả hơn Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế, góp phầnđẩy nhanh tốc độ tăbg trưởng và nâng cao thu nhập quốc dân
Trang 162, Về mặt xã hội:
Giải quyết việc làm là một vấn đề mang tính xã hội Mỗi con người khitrưởng thành đều có nhu cầu và mong muốn làm việc, đó là nhu cầu chínhđáng và cũng là quyền lợi của người lao động Chính vì vậy, giải quyết việclàm đầy đủ cho người alo động có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả
xã hội Khi Chính phủ có chính sách tạo việc làm thoả đáng, điều đó sẽ đemlại công bằng cho xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả lao động từ đó màmọi người lao động đều có thu nhập, không phải lo ăn bám, hạn chế được sựphân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt
Ngược lại, nếu không giải quyết tốt việc làm cho người lao động, hiệntượng thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên Điều này luôn gắn liền với sựgia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, ma tuý…làm rối loạn trật tự
an ninh xã hội, tha hoá nhân phẩm người lao động Thất nghiệp ở mức caocòn gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, làm mất niềm tin của nhândân đối với Nhà nước
Giải quyết việc làm trên phạm vi rộng còn bao gồm cả các vấn đề liênquan đến phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Trêngiác độ này, công tác giải quyết việc làm góp phần nâng cao chất lượngnguồn lao động nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường, đồng thời xâydựng nguồn lực lâu dài cho đất nước
Giải quyết việc làm gắn liền với quá trình phân công lao động theongành và theo lãnh thổ Nếu không có các biện pháp tạo mở việc làm hợp lýcho khu vực nông thôn, nhiều người lao động ở khu vực này sẽ ra thành thị đểtìm việc làm, gây sức ép cho khu vực thành thị trên tất cả các mặt như: nhà ở,điện nước, y tế, phúc lợi xã hội…
Trang 17IV, Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm:
Sự ra đời và phát triển của Nhà nước gắn liền với sự hình thành vàhoàn thiện các chức năng của mình Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội làmột chức năng bao trùm mà Nhà nước thường xuyên phải thực hiện Khi vấn
đề thất nghiệp và thiếu việc làm nảy sinh, Nhà nước phải đứng ra giảiquyết nhằm ngăn chặn và giảm bớt các hậu quả về kinh tế - xã hội mà nó cóthể gây ra, đồng thời hướng những tác động đó vào phát triển đất nước Chính
vì đó, khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm càng cao thì vai trò của Nhà nướctrong lĩnh vực giải quyết và tạo việc làm sẽ càng lớn
Nhà nước có thể đưa ra nhiều chính sách và biên pháp khác nhau đểgiải quyết việc làm Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải phóng sức laođộng, khuyến khích toàn dân tham gia vào phát triển sản xuất, tự tạo việc làm,khuyến khích các đơn vị kinh tế thu hút thêm nhiều lao động Nhà nước sửdụng công cụ tài chính, phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, các đoàn thể
xã hội để thực hiện các chính sách, biện pháp đưa ra như cho các đối tượngvay vốn với lãi suất thấp (hoặc ưu đãi), phát triển các dịch vụ việc làm và dạynghề, tạo chỗ làm mới trong các ngành, các địa phương, các thành phần kinhtế…Kết quả giải quyết việc làm ở các quốc gia sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức
độ quan tâm của Nhàn nước cũng như các chính sách và biện pháp mà Nhànước đã thực thi
Việc làm có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng cuộc sống của ngườilao động và gia đình họ Vì vậy, giải quyết việc làm không những là nhiệm vụcuả Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người lao động và toàn xã hội.Trong đó các tổ chức kinh tế xã hội, các đoàn thể quần chúng đóng vai tròtích cực trong việc hướng dẫn giúp đỡ người lao động trang bị kiến thức nghềnghiệp, tìm việc làm và tạo việc làm cho họ Sự tham gia của các tổ chức,đoàn thể này sẽ góp phần quan trọng cùng với Nhà nước giải quyết có hiệuquả những vấn đề lao động, việc làm đang được đặt ra
Trang 18Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Nền kinh tếnước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng Xã hội chủ nghĩa, do đó, Nhà nước và các đoàn thể xã hội cần pháthuy mạnh mẽ vai trò của mình trong lĩnh vực giải quyết việc làm, một trongnhững vấn đề kinh tế xã hội cấp bách hiện nay.
V, Sự cần thiết khách quan của tạo việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đan Phượng:
Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản
lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của đất nước bao gồm cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học, kỹ thuật côngnghệ và tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực
Việc tạo việc làm nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyênsẵn có trên địa bàn huyện, đồng thời, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp vàcác tệ nạn xã hội hiên đang có xu hướng gia tăng do hiện tượng thất nghiệpgây ra
Trong khoảng 8-10 năm trở lại đây, huyện Đan Phượng đang chuyển mìnhmạnh mẽ cùng hoà nhịp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đấtnước Cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của huyện đang ngày càng được hiệnđổi mới theo hướng hiện đại hoá, trong khi đó trình độ nguồn nhân lực của huyệnlại chưa theo kịp được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội
Để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trên địa bànhuyện, có một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp được chuyển thành khucông nghiệp, kéo theo nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực này lâm vào tìnhtrạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm
Từ các nguyên nhân trên cho thấy công tác giải quyết việc làm và tạo việclàm cho người lao động huyện Đan Phượng là một yêu cầu cần thiết khách quan
Trang 19PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO MỞ VIỆC LÀM CỦA
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA.
I, Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đan
Phượng:
1, Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của huyện:
Huyện Đan Phượng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây, phía Tây của Thủ đô
Hà Nội Cách trung tâm tỉnh khoảng 20 km, là huyện đồng bằng có diện tích tựnhiên khoảng 76.82 km2; diện tích đất canh tác là 3.600 ha Giáp với các huyệnPhúc Thọ, Quốc Oai của tỉnh ở phía Tây, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nội vàhuyện Hoài Đức ở phía Đông Với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô như vậy đãtạo cho huyện nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt làtrong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay
2, Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong những
năm tới:
Trong những năm vừa qua (từ năm 2002-2007) các cấp uỷ Đảng, chính quyềntrong huyện Đan Phượng đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo những bước tiến quan trọng, những khâuđột phá mang tính quyết định, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấungành nghề, cơ cấu lao động; thu ngân sách khá và tăng dần hàng năm; giảmmạnh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhất là hệthống đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng, an ninhquốc phòng được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày mộtnâng cao Cụ thể như sau:
- Tổng sản phẩm GDP năm 2007 ước thực hiện 645 tỷ đồng bằng 116.85%
so với năm 2006
Trang 20- Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1312 tỷ đồng bằng 112,33% năm 2006.
Cơ cấu ngành: nông nghiệp thuỷ sản chiếm 21,4%; công nghiệp xây dựng chiếm39,6% và dịch vụ chiếm 39%
- Giá trị sản xuất bình quân 1 hecta canh tác đạt 52 triệu đồng bình quân thunhập đầu người năm 2007 là 7 triệu 610 nghìn đồng trên một người bằng 126,35%
so với năm 2006
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 138 tỷ 115 triệu đồngtăng 149,2% so với năm 2006
Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 khu công nghiệp vừa và nhỏ thu hút hơn
160 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đang trong quá trình hoạt động và đầu
tư cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động
Bên cạnh đó hệ thống điện đường trường trạm của huyện đang được đầu tưxây dựng tạo cở sở vật chất tốt nhất phục vụ cho phát triển kinh tế
Hiện nay huyện Đan Phượng đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
để phát triển kinh tế: hệ thống đường xá được mở rộng và hiện đại hoá, nhiều khucông nghiệp mới được thành lập ở các xã Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thuhẹp do bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các công trình kinh tế xãhội Bộ mặt của huyện hiện nay đang chuyển biến mạnh mẽ từng ngày theo hướnghiện đại hoá nhằm khai thác tốt hơn các nguồn tiềm năng của huyện: Đất đai,nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư…Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế còn chậm so với lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí của huyện ven
đô, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là vấn đề nan giải ở địa phương
II, Thực trạng lao động huyện Đan Phượng:
1, Về số lượng:
Theo tổng điều tra dân số ngày 01/07/2007 toàn huyện Đan Phượng có141.993 người với 31.966 hộ dân phân bố ở 15 xã và thị trấn.Là một huyện đồng
Trang 21Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1.36%, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên, tỷ lệtăng dân số cơ học chỉ chiếm một con số rất nhỏ không đáng kể, so với trungbình của cả nước là 1.3 % (năm 2007) là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng trựctiếp đến việc gia tăng nguồn nhân lực trong những năm tới, đồng thời làm giatăng sức ép về giải quyết việc làm cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Tính đến ngày 1/7/2007 dân số của huyện Đan Phượng là 141.993 người,trong đó số người trong độ tuổi lao động là 77.085 người chiếm 56,7% so với tổng
số dân của huyện trong đó lao động nữ là 41048 người chiếm tỷ lệ 53.25% so vớitổng số lao động Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vào khoảng 2.115người Lực lượng lao động phân bổ trong các lĩnh vực gồm 63.485 người, trongđó:
+ Lao động nông nghiệp, thuỷ sản: 48.950 chiếm 77,1%
+ Lao động công nghiệp – xây dựng: 5.850 chiếm 9.2%
+ Lao động dịch vụ - thương mại: 5.855 chiếm 9,2%
+ Lao động hành chính sự nghiệp: 2.830 chiếm 4,5%
+ Lao động tại các xã không có việc làm: 4.500
+ Số đến tuổi lao động nhưng đang học ở các trường: 6500
Sơ đồ thể hiện cơ cấu lao động theo ngành nghề
Như vậy, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm một
tỷ lệ lớn nguyên nhân là do Đan Phượng là một huyện thuần nông với sản xuất
Trang 22đổi cơ cấu nên vẫn còn một số lượng lớn lao động vẫn còn hoạt động trong lĩnhvực này Nó cũng đặt ra thách thức lớn về tạo việc làm và giải quyết việc làm cho
số lượng lao động này khi huyện thu hẹp dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Theo cuộc tổng điều tra dân số và lao động việc làm do phòng Thống kê kếthợp với phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội thực hiện và tổng kết kết quả vàotháng 7/2007 thì toàn huyện có khoảng 46.254 người trong độ tuổi lao động có độtuổi từ 18-35 tuổi (chiếm 60%), còn lại có độ tuổi từ 35 – 60 tuổi chiếm khoảng40% Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện rất trẻ, năng động và có tiềmnăng đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện là vô cùng to lớn.Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của huyện, vì chỉ có lực lượng laođộng trẻ mới có điều kiện về tri thức và sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoáchuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thíchứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quan tâm đúng mứccủa gia đình và các cơ quan quản lý Nhà nước
Bảng 1: Tốc độ tăng nguồn nhân lực của Đan Phượng giai đoạn từ năm 2002-2007
Nguồn nhân lực(Người) 50.982 54.367 58.589 65.848 72.105 77.085
Tốc độ tăng NNL (%) 1.18 1.07 1.08 1.12 1.1 1.07
(Nguồn:PhòngThống kê huyện Đan Phượng)
Như vậy trong sáu năm qua nguồn nhân lực của huyện liên tục tăng và tăngvới tốc độ khá ổn định trung bình khoảng 1.1%/ 1năm
Với quy mô nhân lực như hiện tại, cùng với tốc độ tăng của nguồn nhân lựccho thấy Đan Phượng là một huyện có quy mô nguồn nhân lực tương đối lớn Do
Trang 232, Về chất lượng:
* Trình độ văn hóa:
Trong những năm gần đây, do mức sống của người dân trong huyện đượcnâng cao nên sức khoẻ của nguồn nhân lực trong huyện cũng được cải thiện đáng
kể Năm 2007,theo báo cáo cuối năm của huyện uỷ huyên Đan Phượng tỷ lệ trẻ em
bi suy dinh dưỡng là 15 % giảm 3% so với năm 2006, công tác tiêm chủng mởrộng được thực hiện tốt Tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai có nền tảng thể lựctốt, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại
Nói chung Đan Phượng là huyện có mặt bằng trình độ văn hoá cao, tỷ lệ phổcập giáo dục của đạt 96% (năm 2007) Lao động có trình độ cấp II, cấp III có xuhướng tăng lên cả về quy mô và tốc độ, năm 2000 tỷ lệ này là khoảng 70% con sốnày đã được tăng lên 84% năm 2007 (Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2007 củaphòng Giáo dục huyện) Có được kết quả này là do Đảng uỷ và các cấp chínhquyền và toàn xã hội đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục vàđào tạo, đẩy mạnh phổ cập giáo dục các cấp, đặc biệt Đan Phượng là một trongnhững huyện đi đầu của tỉnh trong tỉnh về hoàn thành cong tác phổ cập giáo giụctiểu học của tỉnh Điều này góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng laođộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới và nâng cao trình độchuyên môn cho người lao động
* Trình độ chuyên môn:
Hiện nay, hầu hết lao động của huyện làm việc trong các cơ quan, đơn vịhành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các làng nghề, các doanh nghiệpvừa và nhỏ đã được đào tạo nghề dài hạn – làng nghề thuộc cấp độ II, hoặc đượcđào tạo nghề ngắn hạn – bán lành nghề thuộc cấp độ I, đến tháng 7-2007 số đượcđào tạo nghề chiếm tỷ lệ 39.23% tổng số lao động; trong đó:
- Trình độ đại học là 10.96%
Trang 24- Trung cấp chiếm 25.76%
- Công nhân kỹ thuật, sơ cấp, chứng chỉ nghề chiếm 44.55%
Sơ đồ thể hiện cơ cấu trình độ chuyên môn của
lao động huyện Đan Phượng
Nói chung chất lượng lao động của huyện như vậy là khá cao so với mặtbằng chung của cả nước, có thể tham gia lao động và đáp ứng được yêu cầu củangười chủ sử dụng lao động Đây là lợi thế rất lớn cho Đan Phượng có thể pháttriền các ngành kinh tế một cách đa dạng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bềnvững, đồng thời tạo đà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếptheo.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nông dân đã qua đào tạo thì lại thấp chỉ đạt 12.24%, bởivậy công tác đào tạo cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất hiện nay đang đượchuyện đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu
Tính đến tháng 12 năm 2007, trên huyện Đan Phượng, sau khi thực hiệncác dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thìnhu cầu lao động chuyển đổi nghề khi nhà nước thu hồi đất là: 29.4477 người (chủyếu là các nghề may, dệt 3.311 người, dịch vụ 3.988 người, cơ khí 1.937 người,điện công nghiệp, dân dụng 1523 người…) nhu cầu đào tạo nghề hàng năm là
Trang 25một bộ phận lao động của huyện đã và đang có công việc tại các khu công nghiệp,các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Hà Nội, vì vậy họ có điều kiện được tiếpxúc với môi trường làm việc theo kiểu công nghiệp có áp lực cao, kỷ luật chặt chẽ.Tuy nhiên, giống như đặc điểm chung của lao động Việt Nam, vẫn còn một sốlượng lao động không nhỏ của huyện vẫn còn tình trạng ý thức kỷ luật kém, thíchlàm thì làm không thích làm thì bỏ việc, không tích cực trang bị cho mình nhữngkiến thức chung nhất về pháp luật lao động, nên đã gây ấn tượng không tốt cho cácnhà đầu tư nước ngoài khi họ tiến hành thực hiện các dự án của mình trên địa bàncủa huyện.
*Một số đặc điểm khác:
Về thu nhập bình quân hàng tháng: Thu nhập bình quân mà một lao độngkiếm được vào khoảng 600.000-900.000 đồng/người Mức thu nhập này vẫn cònthấp chưa đảm bảo được mức sống cho người lao động, đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay giá cả của các mặt hàng tiêu dùng đang tăng nhanh do ảnh hưởng của sựbiến động giá dầu trên thế giới
Lao động của huyện hoạt động chủ yếu là ở trong các làng nghề (nghề mộc,sản xuất gạch, thêu ren, sản xuất hương trầm…), buôn bán, một bộ phận khác làmviệc trong các công ty trong các khu công nghiệp ( như công ty may, công ty dượcphẩm ) Nhưng số này chiếm một tỷ lệ nhỏ vì hiện nay các khu công nghiệp đangtrong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa có nhiều doanh nghiệp đi vàohoạt động Mặt khác, là huyện cửa ngõ thành phố Hà Nội nên có một số lượng lớnlao động của huyện hàng ngày đổ về Thành phố để làm việc và buôn bán
Năm 2000 tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế không cóviệc làm thường xuyên là 13% tương ứng với 6470 lao động, năm 2005 giảmxuống còn 7.5% tương ứng với 4197 lao động, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiệnnay 2.48% Tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn từ 64,5% năm 2000 tănglên 83.6% năm 2005; thời gian nông nhàn giảm đi rõ rệt