ba phương pháp chính trong điều trị bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị

33 956 3
ba phương pháp chính trong điều trị bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư thực quản đứng thứ 9 trong các bệnh ác tính phổ biến trên thế giới và đứng thứ 3 trong các ung thư đường tiêu hóa, sau UT đại trực tràng và dạ dày. Tỉ lệ mắc UTTQ cao được ghi nhận ở miền bắc Trung Quốc, các nước vùng đông bắc biển Caspi, Nga và Pháp với tỉ lệ là (10-36/100000 dân). Nhật với tỉ lệ 6-14/100000 dân. Đặc biệt, tỉ lệ rất cao gặp ở Iran là 184/100000 dân. Ở Mỹ: UTTQ đứng thứ 15[1]. Tại Việt Nam, theo ghi nhận UT giai đoạn 2001-2003 tỉ lệ mắc UTTQ tại Hà nội ở nam là 8,7/100000 dân và ở nữ là 1,7/100000[8]. Bệnh xếp thứ 5 trong 10 bệnh UT phổ biến [8]. Nam giới mắc nhiều hơn nữ và tuổi thường gặp từ 50-60 tuổi. Theo nghiên cứu của Phạm Đức Huấn tỉ lệ nam/nữ 15,8 [9] . Mặc dù có những tiến bộ trong quá trình phát hiện sớm, chẩn đoán bệnh, cũng như tiến bộ trong điều trị, nhưng tiên lượng UTTQ còn rất xấu. Theo các nghiên cứu của châu Âu, tỉ lệ sống 5 năm là 5% trong giai đoạn 78-80; 9% giai đoạn 87-89 và 10% từ những năm 91-2002 [38]. Điều trị UTTQ chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và chỉ số toàn trạng của BN. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là 3 phương pháp chủ yếu điều trị UTTQ. Đối với giai đoạn sớm phẫu thuật là chính. Ở giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ và di căn xa: phối hợp hoá xạ trị đồng thời đang là xu hướng mới trong phác đồ điều trị UTTQ trên thế giới. Tỉ lệ sống thêm sau điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị. Nghiên cứu của Phạm Đức Huấn, tỉ lệ sống 5 năm sau mổ là 10,2% [9]. Hàn Thanh Bình tỉ lệ sống 2 năm sau xạ trị đơn thuần là 9,33% [2]. Theo báo cáo của Stahl và cs tỉ lệ sống 3 năm sau điều trị phối hợp hoá xạ đồng thời cho BN ở giai đoạn III là 32% [38]. Vì vậy, phối hợp hoá xạ trị đồng thời có hiệu quả cao trong điều trị UTTQ giai đoạn tiến triển tại chỗ và di căn. Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ trình bày về ba phương pháp chính trong điều trị bệnh ung thư thực quản đó là phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. 2 PHẦN I: ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc chung. Về mặt giải phẫu: thực quản kéo dài suốt từ hạ họng cho đến tâm vị, chạy qua cổ (thực quản cổ) qua lồng ngực trong trung thất (thực quản ngực) và 1 đoạn ngắn trong ổ bụng dưới cơ hành. Hình 1: Giải phẫu thực quản và các nhóm hạch bạch huyết Mô bệnh học: UT gồm hai loại tế bào, chủ yếu là UT tế bào biểu mô vẩy (chủ yếu gặp ở UT thực quản cổ ngực) và một phần khác là UT biểu mô tuyến (gặp chủ yếu ở UT thực quản 1/3 dưới). Ở 1/3 dưới không hiếm gặp UT dạ dày vùng tâm phình vị lan lên. Mỗi vị trí, mỗi loại tế bào có thuận lợi có khó khăn khác nhau cho các biện pháp điều trị: tia xạ, hóa chất và phẫu thuật. Đặc biệt UT thực quản thường gặp ở người cao tuổi có nhiều bệnh mãn tính kèm theo (tim mạch, hô hấp, đái tháo đường ) nhất là bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn cơ thể suy kiệt, nên lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là rất quan trọng. 3 2. Nhóm bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật: Chỉ định: - Tổn thương tại chỗ không lan ra tổ chức xung quanh và chưa di căn xa (T1- T2 N0- 1, T3 N0, Mo) - Có khả năng cắt bỏ được (dưới 70 tuổi, không có bệnh khác kèm theo như suy hô hấp, xơ gan, nhồi máu cơ tim dưới 6 tháng, mất hơn 15 % trọng lượng cơ thể) * Phẫu thuật điều trị UT thực quản: 2.1. Phẫu thuật Lewis- Santy. Chỉ định: - Bệnh nhân dưới 70 tuổi - Không có bệnh nhân tim mạch kèm theo - Chức năng hô hấp >75% - Giai đoạn I,II; vị trí UT thực quản ngực 1/3 giữa, 1/3 dưới. - Kỹ thuật: + Thì ngực - Mở ngực phải theo đường liên sườn 5-6 từ sát khớp ức sườn phía trước đến đường lách sau phía sau - Phổi phải được làm xẹp bằng ống nội khí quản 2 nòng (ống Carlen). - Phẫu tích thực quản ra khỏi trung thất cùng tổ chức hạch xung quanh. Diện cắt phía trên cách rìa u sấp sỉ 4-5cm (cần thiết phải cắt thắt thân tính mạch đơn) + Thì bụng: - Mở bụng đường trắng giữa trên rốn. Thăm dò kiểm tra di căn gan, hạch cạnh dạ dày và ngay cả dạ dày. Vét hạch thân tạng, giải phóng dạ dày bảo tồn cung mạch bờ cong lớn và động mạch vị mạc nối phải. Có thể bảo tồn hoặc cắt động mạch môn vị cùng với thì vét hạch thân tạng. 4 - UT 1/3 dưới dạ dày có thể cắt bỏ thực quản tâm vị, vùi mỏm cắt 1 lớp (cực trên đã cắt). Đưa dạ dày qua lỗ cơ hoành lên trung thất và khoang mang phổi phải; nối thực quản với dạ dày (nên mở dạ dày ở bờ cong lớn vùng phình vị) 2 lớp. Diện cắt thực quản phía trên được khâu viền cố định lớp cơ và niêm mạc bằng đường khâu vắt với chỉ Vicryn 3-0. Đặt thông dạ dày qua miệng nối để hút dạ dày liên tục trong 7 ngày. Dẫn lưu kín trung thất qua màng phổi phải trong 7 ngày. - Miệng nối có thể làm bằng máy nối cơ học EEA cỡ 25 hoặc 28. - Trường hợp dạ dày cũng bị di căn hoặc đã mổ cắt hoặc đã mổ cắt dạ dày do loét trước đây không dùng được có thể lấy qua hỗng tràng thay thế kiểu Roux-en-Y nối với thực quản nếu UT ở 1/3 dưới thực quản. - Trường hợp UT 1/3 giữa trên, sau khi cắt thắt thân tĩnh mạch đơn, miệng nối ở đỉnh phổi F thì nên tạo hình thực quản băng ống dạ dày (giảm sự chèn ép dạ dày vào phổi phải khi căng hơi gây suy hô hấp sau mổ). 2.2. Phẫu thuật Akiyama. - Chỉ định cũng như chỉ định phẫu thuật Lewis-Santy nhưng cho cả UT thực quản ngực 1/3 trên. - Kỹ thuật như Lewis-Santy nhưng phải mổ thêm đường cổ trái. Cắt toàn bộ thực quản ngực cùng khối u. Thực quản cổ cũng được chuẩn bị như khi cắt trong lồng ngực. - Thì bụng: Nên tạo hình thực quản bằng ống dạ dày và miệng nối thực quản ống dạ dày được làm ở đường mổ cổ trái. - Ưu điểm của phẫu thuật Akiyama: tỷ lệ dò miệng nối tuy cao hơn phẫu thuật Lewis-Santy nhưng phần lớn trị liệu sau chăm sóc tại chỗ 2-3 tuần. (thông thường phải mổ lại) còn nếu bị dò miệng trong phẫu thuật Lewis- Santy tuy thấp hơn (2-3% so với 15-20%) nhưng thường rất nặng dẫn đến tử vong (40-50% dò dẫn đến tử vong). 5 2.3. Phẫu thuật cắt thực quản không mở ngực ( phẫu thuật Orringer): Là phẫu thuật được gắn với tên tác giả Orringer (Mỹ). Đến nay Orringer vẫn cho rằng phẫu thuật này có thể chỉ định cho mọi vị trí UT thực quản ngực. Tuy nhiên, tốt nhất là UT thực quản 1/3 dưới với giai đoạn I,II,III trừ T4. Thì bụng: mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn. Cắt dây chằng tam giác trái và vành trái, bộc lộ lỗ cơ hoành và thực quản bụng. Mở lỗ cơ hoành ra phía trước có thể được 7-8cm. Mở phúc mạc trước thực quản bụng, phẫu thuật quanh thực quản bụng ra khỏi tổ chức xung quanh. Luồn 1 dây Nélaton quanh thực quản bụng để kéo căng thực quản ra trước và xuống dưới. Dùng 1 ngón tay trỏ bàn tay phải bám sát thành thực quản, tách thực quản khỏi màng tim từ dưới lên trên, tách màng phổi 2 bên cũng từ dưới lên trên. Kéo căng thực quản ra trước cũng bằng ngón tay trỏ bàn tay phải phẫu tích thực quản ra khỏi cột sống bên phải và động mạch chủ ngực phía sau. Khi vượt quá tầm ngón tay dùng 1 tampon nhỏ vén tiếp màng phổi ở 2 bên, động mạch chủ ở phía sau 2 dây thần kinh được cắt ở dưới ngã 3 carina. Hình 2: Thì bụng - Thì cổ: Giống như trong phẫu thuật Akiyama ngón tay phải bàn tay phải luôn bám sát thành thực quản (nếu đúng là phân tích theo thành thực quản thì máu chảy không đáng kể). Ở phía dưới (đường mở bụng) và phía trên (đường mổ cổ trái) thực quản luôn được kéo căng bởi các sonde nelaton 6 phẫu thuật viên dùng cả phải và trái (từ trên cổ xuống, từ dưới bụng lên) vén sát các sợi sơ treo thực quản và 2 ngón tay gặp nhau. Thực quản cổ được cắt rời. Thực quản kèm khối UT được kéo xuống và lấy qua đường bụng. Cắt bỏ thực quản cùng tâm vị. Tạo hình thực quản bằng ống dạ dày như trong phẫu thuật Lewis-Santy. Hình 3: Kết hợp thì cổ - ngực Nhờ không phải mở ngực nên phẫu thuật Orringer ít ảnh hưởng đến hô hấp hơn 2 phẫu thuật trên. Tuy nhiên, tỉ lệ rách màng phổi gây tràn khí màng phổi sau mổ phải được phát hiện sớm để chọc hút hoặc dẫn lưu. Vì không phải mở ngực nên chỉ định của phẫu thuật này cũng rộng hơn nhưng nếu u đã xâm lấn ra các cơ quan xung quanh mà không đánh giá được trước mổ như: động mạch chủ, động mạch phổi, khí phế quản, thì rất nguy hiểm. Vì vậy, phải đánh giá được mức độ T trước mổ thật tốt. 7 Hình 4: Phẫu thuật Orringer 2.4. Các phương pháp phẫu thuật khác: Phẫu thuật nội soi không mở ngực làm phẫu thuật Akiyama: thì mở được làm bằng nối soi. Phẫu thuật Akiyama chỉ mổ mở thì mổ cổ làm miệng nối và mổ bụng tối thiểu để tạo hình thực quản bằng ống dạ dày. Phẫu thuật nội soi cắt niêm mạc thực quản qua nội soi ống mềm có 2 kênh thao tác. Nói chung các phẫu thuật này chưa được phổ biến vì số lượng còn ít. + Cắt thực quản toàn bộ bảo tồn hầu thanh quản với miệng nối ở miệng thực quản hoặc ở hầu, chỉ định ung thư thực quản cổ gần miệng thực quản. + Vấn đề thay thế thực quản: Dùng dạ dày thay thế thực quản được ưa chuộng hơn đại tràng vì máu nuôi dạ dày dồi dào. Trong khi sử dụng đại tràng thường phức tạp, nguy cơ bục miệng nối cao. 8 Hình 5: Phẫu thuật nội soi 2.5. Về vấn đề vét hạch trong UT thực quản. - Kết qủa phẫu thuật đơn thuần có vét hạch trong phẫu thuật Lewis- Santy, Akiyama hay không vét hạch trong phẫu thuật Orringer theo nhiều báo cáo không khác biệt nhau rõ rệt trên phương diện thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh. Trung bình tỷ lệ này chỉ 19-20% vì thế muốn cải thiện kết quả phải chăng nên phối hợp với xạ trị và hóa chất. - Theo một nghiên cứu quốc gia của Nhật trên gần 4000 bệnh nhân được phẫu thuật và so sánh việc nạo vét hạch 2 vùng (bụng, ngực) với 3 vùng (cổ, ngực, bụng) cho kết luận thành công trong việc nạo vét hạch rộng là 8 % sống thêm 5 năm. Quan điểm nạo vét hạch không đựơc thực hiện ở các nước phương Tây . 2.6. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật: 9 - Xạ trị sau mổ: Theo nghiên cứu Zenone và cộng sự [55],tiến hành một thử nghiệm xạ trị sau mổ cho 148 bệnh nhân ung thư biểu mô vẩy thực quản ngực sau phẫu thuật có tác dụng làm giảm tỉ lệ tái phát vùng, nâng cao tỉ lệ sống 5 năm sau mổ của nhóm BN được cắt triệt căn và không có di căn hạch. - Hoá trị sau mổ: Mục đích là lấy đi những tổn thương vi di căn và dự phòng tái phát tại chỗ cũng như di căn xa. - Chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên nào cho cải thiện sống thêm ở những bệnh nhân điều trị hóa chất bổ trợ sau phẫu thuật. - Thử nghiệm lâm sàng mới đây của Nhật bản trên 200 bệnh nhân ở tất cả các giai đoạn được điều trị 3 đợt Cisplatin - Vindesin hậu phẫu cho tỷ lệ sống thêm sau 5 năm chỉ 48,1% không cải thiện gì so với nhóm phẫu thuật đơn thuần 44,9 %. Nghiên cứu đa trung tâm của Pháp đã không chỉ ra được sự khác biệt về thời gian sống thêm trung bình 14 tháng trên 120 bệnh nhân được cắt đoạn thực quản triệu chứng ở hai nhóm có hoá trị 5 FU- Cisplatin hậu phẫu và không [47]. 3. Nhóm bệnh điều trị không bằng phẫu thuật 3.1. Chỉ định - Những trường hợp có thể mổ được nhưng chống chỉ định phẫu thuật vì lý do thể trạng, ung thư thực quản cổ đã cân nhắc di chứng sau mổ, các bệnh nhân từ chối mổ. - Khối u tiến triển, di căn: Giai đoạn III.IV 3.2. Phương pháp + Xạ-hoá trị đồng thời trước mổ (Cisplatin - 5 FU), sau đó phẫu thuật cắt thực quản cho những trường hợp có thể phẫu thuật được + Xạ hoá trị đồng thời hoặc xạ trị đơn thuần: cho những trường hợp không mổ được. - Xạ trị là phương pháp sử dụng các loại bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư trong khu vực chiếu xạ. Xạ trị nhằm hai mục đích: 10 hạn chế sự phát triển của khối u và ức chế sự hoạt động của các tế bào lan tràn rải rác xung quanh khối u. + Sinh học phóng xạ và sinh học khối u: Các cơ chế tổn thương do bức xạ: + Tác dụng của bức xạ lên tế bào: - Tác dụng trực tiếp: Bức xạ sẽ tác động ngay lên đến các chuỗi DNA của tế bào, làm cho chuổi này bị tổn thương : gẫy đoạn, đảo đoạn, đứt đoạn từ đó tế bào bị đột biến và dễ bị chết. Tác dụng trực tiếp của tia xạ lên sự huỷ diệt tế bào chỉ vào khoảng 20%. - Tác dụng gián tiếp: Bức xạ gây ra hiện tượng ion hoá tạo ra các gốc tự do (trong đó chủ yếu là các gốc tự do của phân tử nước: H + và OH - ), các gốc tự do này sẽ tác dụng trực tiếp vào các phân tử DNA, làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, phá huỷ tế bào, sự phân chia tế bào sẽ chậm đi hoặc dừng lại. + Tác dụng của bức xạ đối với các mô (tổ chức): - Tổ chức ung thư là một tập hợp gồm nhiều tế bào, sự teo nhỏ tổ chức ung thư sau chiếu xạ là kết quả của quá trình chết tế bào, quá trình này xảy ra nhanh chứng tỏ tổ chức ung thư đó nhạy cảm với bức xạ. - Có một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm của tế bào và tổ chức đối với bức xạ: * Các tế bào u là không đồng nhất và các tế bào riêng biệt trong cùng một khối u biểu thị các mức độ nhạy cảm khác nhau đối với bức xạ. Ôxy ở tế bào có ảnh hưởng lớn đến sự nhạy cảm với bức xạ của tế bào; việc cung cấp ôxy tốt sẽ làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với bức xạ. Tổ chức nào càng được tưới máu tốt thì càng nhạy cảm với bức xạ. Một số hóa chất giúp tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với bức xạ như Cisplatin, 5 fluorouracil…giúp tăng hiệu quả xạ trị lên 10 - 20%. * Mức độ biệt hoá của tế bào ung thư cũng có vai trò to lớn quyết định sự đáp ứng của tổ chức ung thư với xạ trị, các tế bào càng kém biệt hoá thì càng nhạy [...]... * Ch nh - UT biu mụ vy( ung th thc qun v ung th vựng u c), UT tinh hon, UT bung trng - Thuc thng c phi hp vi thuc chng ung th khỏc * Cỏch dựng - Dựng n hoỏ cht: Liu cho ngi ln v tr em l 50-100 mg/m 2 din tớch c th, c 3-6 tun mt ln trong ngy, hoc chia ra 2-5 ngy - Trc khi dựng thuc phi truyn 1-2 lớt dung dch glucose 5% trong 8-12 gi Sau khi dựng thuc vn phi truyn dch li niu trong vũng 24 gi 29 - Dựng... 6 Mt s nghiờn cu trong nc v ngoi nc v hoỏ x tr ng thi trong iu tr ung th thc qun: 6.1 Mt s nghiờn cu v phu thut v x tr trong ung th thc qun: - Theo Phm c Hun (2002) sng thờm mi giai on sau 1, 2, 5 nm l 77%, 34,3% v 10,2 % [9] - Theo nghiờn cu ca Hn Thanh Bỡnh t l sng 2 nm sau x tr n thun l 9,33% [2] 6.2 Mt s nghiờn cu hoỏ x tr ng thỡ trong iu tr UTTQ trờn th gii: - Sischy v cng s trong th nghim ECOG... hi 5.6 Cỏc thuc hoỏ cht s dng iu tr trong nghiờn cu: 5.6.1 Cisplatin * Dc ng hc - Sau khi tiờm tnh mch, thuc phõn b nhanh vo cỏc mụ nhiu nht l thn, gan, bung trng, t cung - Phn ln thuc gn vi protein huyt thanh - Thi gian bỏn hu trong trong huyt tng theo 2 pha: pha 1 cú T1/2= 2549 phỳt, pha 2 cú T1/2 = 58-73 gi - Thi tr ch yu qua thn * C ch tỏc dng - L thuc chng ung th do kỡm t bo - Tớnh cht hoỏ sinh... Mỏy Coban 19 - S dng ngun Co 60 phỏt bc x gamma cú nng lng bc x 1,17 Megavon (Mev), chu k bỏn hu T1/2 = 5,27 nm - Mỏy x tr Coban Thộratron 780 C Hỡnh 7: X tr bng mỏy Cobalt * Mỏy gia tc thng - Phỏt chựm electron v chựm photon vi mc nng lng 5- 25 MeV Mỏy gia tc cú rt nhiu u im so vi mỏy Coban - Mc nng lng cao, phự hp cho iu tr nhng khi u sõu trong c th - Nng lng n nh, khụng phi thay ngun nh mỏy Coban... Cisplatin pha trong 250-500ml dung dch Natriclorua 0,9% Trc v sau truyn Cisplatin BN c truyn dung dch Manitol 20% Sau ú BN c tiờm TM 8mg Osetron, ri truyn tip 2 ng Panagin pha trong 250-500 ml DD Glucose 5%, sau ú truyn 1000ml Glucose 5% truyn TM tc 60 git/phỳt Ngy 2 n ngy 5: mi ngy trc khi truyn 5FU bnh nhõn c tiờm TM 4mg Dexamethason v 8mg Osetron sau ú truyn TM 5FU pha trong 1500ml dung dch Glucose... toàn, loét, thủng, dò Chảy máu thực quản xếp vào nhóm này * Một số biến chứng khác: Viêm phế quản, viêm phổi, nôn và buồn nôn, khàn tiếng sau tia, mệt mỏi tăng 4.4.2 Bin chng mun thc qun (X hoỏ thc qun): Độ 0: Không có gì Độ 1: Xơ hoá nhẹ Khó nuốt nhẹ thức ăn rắn Không đau khi nuốt Độ 2: Không có khả năng ăn thức ăn rắn bình thờng, chỉ ăn thức ăn mềm Có thể phải nong thực quản Độ 3: Xơ hoá nặng , chỉ... khỏc trong cỏc thit lp ny Trong mt nghiờn cu pha II gn õy ó bỏo cỏo, húa cht ng mch liu cao cisplatin v x tr ng thi (RADPLAT) c s dng iu tr 67 bnh nhõn ung th tiờu hoỏ tr ờn giai on IV RADPLAT liờn quan n vic a cisplatin trc tip vo khi u bng ng ng mch gim thiu nhng tỏc ng ca thuc n h thng hoc bng cỏch s dng truyn tnh mch thiosulfat natri ng thi, mt thuc trung hũa cisplatin Vic s dng cỏc tỏc nhõn trung... DNA, trong ú cú th gii thớch hiu qu ca chỳng trong kt hp vi x tr Song, cỏc cht c ch EGFR cng cú th c ch sa cha ADN trong cỏc mụ bỡnh thng, gõy tng c tớnh cp tớnh v to ra phúng x sinh ung th Kt hp húa tr vi cỏc thuc c ch tyrosine kinase cú ý ngha khoa hc l c hai u cú tỏc dng ti SCC v cú c ch hot ng khỏc nhau Bng chng nghiờn cu pha III la chn hng u cisplatin v cetuximab, cho thy ci thin sng thờm ton b trong. .. >1cm hoc cú hoi t trung tõm hch + Th tớch bia lõm sng (Clinical Target Volume - CTV): l GTV v nhng vựng bao quanh khi u m t bo ung th cú th lan ti CTV= GTV+ 1cm + Th tớch bia lp k hoch (Planning Target Volume - PTV): l khỏi nim hỡnh hc v c xỏc nh ỏnh giỏ chựm tia phự hp Trong ú cn tớnh n hiu qu cao nht ca tt c nhng thay i hỡnh hc cú th xy ra, m bo rng liu lng c ch nh c phõn b ti u bờn trong th tớch bia... theo k hoch vi IMRT cú th dn n b sút cỏc tn thng hoc quỏ liu vi mụ lnh xung quanh Do ú ti u húa IMRT bng da trờn hng dn hỡnh nh chớnh xỏc Trong cỏc khi u m chuyn ng sinh lý xung quanh bờn l xung quanh cỏc th tớch lõm sng - CTV cú th khỏ ln Gim biờn ny cho phộp gim liu ti cỏc c quan cú nguy c Phng phỏp ny a ra mt phm vi ci tin mt trong cỏc t l iu tr bng cỏch thay i liu, liu lng mi phõn liu v liu o lng . sẽ trình bày về ba phương pháp chính trong điều trị bệnh ung thư thực quản đó là phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. 2 PHẦN I: ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc chung. Về mặt giải phẫu: thực quản kéo dài suốt. Nguồn phóng xạ được sử dụng trong điều trị thư ng là Iridium 192 (Ir192). Xạ trị đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư, đặc biệt xạ trị áp sát là một phương thức điều trị không thể. [38]. Điều trị UTTQ chủ yếu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và chỉ số toàn trạng của BN. Phẫu thuật, xạ trị, hoá trị là 3 phương pháp chủ yếu điều trị UTTQ. Đối với giai đoạn sớm phẫu thuật là chính.

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Những bước phát triển về kĩ thuật xạ trị:

  • 4.4. Các biến chứng do xạ trị và cách khắc phục

  • 5. Những bước phát triển về hóa trị liệu:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan