1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014

46 880 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Do các đặc điểm giải phẫucủa vùng hố rãnh thường là những nơi dễ mắc đọng thức ăn kết hợp với ýthức vệ sinh răng miệng của trẻ ở lứa tuổi tiểu học còn kém nên dễ tạo điềukiện thuận lợi c

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, bệnh sâu răng vẫn còn rất phổ biến ở các nước trên thế giới kể

cả các nước đã phát triển Bệnh sâu răng đang dần trở thành một vấn đề đượcquan tâm sâu sắc của thế giới Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức nghiêncứu thống kê ở một số nước trong khoảng thời gian từ năm 1994 - 2008, tỷ lệ trẻđến tuổi 12 mắc bệnh sâu răng vẫn còn cao Theo WHO, bệnh sâu răng đượcghi nhận là căn bệnh phổ biến trên thế giới nhất là khu vực Châu Á và Mỹ Latin,Bệnh sâu răng thật sự là mối lo của các bậc phụ huynh bởi theo thống kê củaWHO có đến 60-90% trẻ ở độ tuổi 6-18 tuổi bị sâu răng [51]

Cũng theo như các kết quả nghiên cứu, độ tuổi từ 6-11 tuổi (lứa tuổi học sinhtiểu học) đa phần sâu răng sữa Đối với các trường hợp này, nếu không đượcđiều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khótránh khỏi Như vậy sâu răng ở trẻ em và đặc biệt là sâu răng ngay từ lứa tuổitiểu học là một vấn đề đáng quan tâm Có rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đãđược triển khai để mô tả thực trạng bệnh sâu răng Tuy nhiên các nghiên cứu

đó chưa tập trung mô tả các yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng để từ đó cónhững biện pháp can thiệp làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng trong nhóm học sinhtiểu học cũng như tuổi học đường nói chung Vì vậy cần có những nghiên cứusâu hơn về các vấn đề có liên quan đến bệnh răng miệng nói chung và bệnhsâu răng nói riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu nói trên

Sâu răng thường bắt nguồn từ hố rãnh răng Do các đặc điểm giải phẫucủa vùng hố rãnh thường là những nơi dễ mắc đọng thức ăn kết hợp với ýthức vệ sinh răng miệng của trẻ ở lứa tuổi tiểu học còn kém nên dễ tạo điềukiện thuận lợi cho sâu răng phát triển Thực tế theo các nguồn tài liệu trong vàngoài nước thì hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng sâu răng trẻ

em lứa tuổi 6 -10 tuổi Mặc dù vậy các nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu

Trang 2

và cụ thể như các nghiên cứu về sâu hố rãnh răng ở lứa tuổi này là chưanhiều, chính vì vậy chúng tôi muốn thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này,qua đó giải quyết về các vấn đề phổ biến các kiến thức thực hành đúng và đủ

về vệ sinh răng miệng và giúp có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng sâurăng hố rãnh mặt nhai ở trẻ 6-10 tuổi Từ đó các cơ quan có chức năng có thểđưa ra các biện pháp can thiệp, giáo dục kiến thức nha khoa thường thức hợp

lý nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện ý thức vệ sinh răng miệng đúng cáchcho các em

Hà Nội là một trong những địa phương mà sự xã hội hóa ngành rănghàm mặt ngày càng phát triển Đời sống xã hội được nâng cao kéo theo nhucầu về chăm sóc răng miệng đặc biệt là chăm sóc răng miệng lứa tuổi họcđường cũng được nâng cao Trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ là mộttrong những địa chỉ đã bước đầu triển khai chương trình nha học đường.Được sự ủng hộ của ban lãnh đạo nhà trường cũng như nguyện vọng của đôngđảo phụ huynh mong muốn có các công trình nghiên cứu đánh giá thực trạngbệnh răng miệng cho con em mình Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành:

“Khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ thành phố Hà Nội năm 2014” với các mục

tiêu nghiên cứu sau:

1. Xác định tỷ lệ sâu hố rãnh răng ở nhóm học sinh tuổi từ 6-10 tại

trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ thành phố Hà Nội - 2014

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu hố rãnh ở nhóm học

sinh trên.

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của bộ răng [31] [33]

1.1.1 Tổ chức học của răng [30][32][34]

Cấu tạo của răng gồm: men răng, ngà răng và tủy răng

Hình 1.1: Giải phẫu Răng

1.1.1.1 Men răng

Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc từ ngoại bì, là môcứng nhất trong cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%) Men răngdày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm và mỏng nhất ở vùng

cổ răng Hình dáng và bề dày của men được xác định từ trước khi răng mọc ra, trongđời sống, men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi nhưng có sựtrao đổi về vật lý và hóa học với môi trường trong miệng

Trang 4

1.1.1.2 Ngà răng

Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơthấp hơn men (75%), chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3)2H2O] Trong ngà răng cónhiều ống ngà, chứa đuôi bào tương của nguyên bào ngà Bề dày ngà răngthay đổi trong đời sống do hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càngdày theo hướng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy

Về tổ chức học: ngà răng được chia làm hai loại;

- Ngà tiên phát: chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quátrình hình thành răng, nó bao gồm: ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tôm

- Ngà thứ phát: được sinh ra khi răng đã hình thành gồm ngà thứ phátsinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt

1.1.1.3 Tuỷ răng

Là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tuỷ gồm tuỷ chân và tủy thân Tuỷrăng trong buồng tủy gọi là tủy thân hoặc tủy buồng, tuỷ răng trong ống tủygọi là tủy chân Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy

Tuỷ răng có nhiệm vụ duy trì sự sống của răng cụ thể là duy trỡ sự sốngcủa nguyên bào ngà, tạo ngà thứ cấp và nhận cảm giác của răng Trong tủy răng

có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và đầu tận cùng của thần kinh

Trang 5

Xương ổ răng và xêmăng là thành phần tổ chức cứng của tổ chức quanhrăng Thành phần này không bị tổn thương trong bệnh viêm lợi, bị tổn thươngtrong bệnh viêm quanh răng.

1.1.2.2 Xê măng

Là mô đặc biệt, hình thành cùng với sự hình thành chân răng, phủ mặtngoài ngà chân răng Xê măng được bồi đắp thêm ở phía chóp chủ yếu để bùtrừ sự mòn mặt nhai, được coi là hiện tượng mọc răng suốt đời

1.1.2.3 Dây chằng nha chu

Dây chằng nha chu nằm ở khe giữa xương ổ răng và xêmăng, bìnhthường khe này rộng 0,15 - 0,25mm Dây chằng nha chu có nhiệm vụ giữ chorăng gắn vào xương ổ răng và đồng thời có chức năng làm vật đệm, làm chomỗi răng có sự xê dịch nhẹ độc lập với nhau trong khi ăn nhai, giúp lưu thôngmáu, truyền cảm giác áp lực và truyền lực để tránh tác dụng có hại của lựcnhai đối với răng và nha chu

1.1.2.4 Lợi

Bao gồm lợi tự do và lợi bám dính

- Lợi tự do: gồm có bờ lợi tự do (đường viền lợi) và nhú lợi (núm lợi).Bình thường lợi tự do hình lượn sóng ôm sát xung quanh một phần thân răng

và cổ răng Đường viền lợi ở mặt ngoài và mặt trong của răng, nhú lợi ở phần

kẽ giữa hai răng đứng cạnh nhau Mặt trong của đường viền lợi và núm lợicùng với phía ngoài của thân răng có khe hở gọi là khe lợi Khe này sâu 0,5 -1mm Khi răng mới mọc có thể có chiều sâu 0,8 - 2mm Đáy khe lợi ở ngang

cổ răng

- Lợi bám dính: Vùng lợi dính hơi gồ lên, nối tiếp từ phần lợi tự do đếnphần niêm mạc di động

Trang 6

1.1.3 Bộ răng

Bộ răng sữa là bộ răng bắt đầu mọc lúc trẻ 6 tháng tuổi và mọc đầy đủlúc 24-36 tháng tuổi Bộ răng sữa gồm có 20 chiếc, 10 chiếc ở mỗi hàm

Hình 1.2: Lát cắt ngang răng người

Bộ răng sữa mọc đầy đủ vào khoảng hai tuổi rưỡi.Các răng sữa sẽ đượcthay thế bởi các răng vĩnh viễn Bộ răng sữa không có răng cối nhỏ và không

có răng nào giống răng cối nhỏ vĩnh viễn Vào khoảng 6 tuổi, bắt đầu xuấthiện sự mọc răng vĩnh viễn thay thế dần cho bộ răng sữa, qua trình nàythường kết thúc vào khoảng 12 tuổi Bộ răng vĩnh viễn gồm 28 đến 32 chiếc(4 răng số 8 có thể không có) là hàm răng thay thế cho bộ răng sữa, nó có một

số đặc điểm khác biệt với bộ răng sữa cần lưu ý

Về hình thể bên ngoài:

- Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn tương ứng cùng nhóm

- Thân răng so với chiền dài toàn bộ của răng ngắn hơn răng vĩnh viễn

Trang 7

- Các răng cửa sữa có mặt ngoài và mặt trong lồi hơn nhiều ở 1/3 cổ tạothành các gờ cổ.

- Mặt ngoài và mặt trong của các răng cối sữa phẳng và hội tụ nhiều từvùng gờ cổ về phía nhai, vì thế bản nhai của chúng hẹp

- Chân răng sữa dài và mỏng hơn…

- Thân răng có màu trắng sữa đục hơn răng vĩnh viễn

Về hình thể trong:

- Thân răng rộng hơn mọi hướng so với vùng cổ

- Men răng khá mỏng và độ dày giữa các vùng thân răng ít có sự khác biệt

- Lớp ngà giữa men răng và buồng tủy khá mỏng

- Các sừng tủy nhô cao và buồng tủy rộng

- Các chân răng sữa dài hẹp, dang rộng đáng kể và thuôn dài về phía chóp.Ngoài ra khi mới mọc men răng chưa hoàn toàn được ngấm vôi đầy đủ,các rãnh mặt nhai của răng vĩnh viễn thường sâu tạo ra những vùng đọng thức

ăn Đó là những yếu tố thuận lợi cho sâu răng dễ hình thành ở trẻ em Cấutrúc bên trong với đặc điểm men mỏng, sừng tuỷ nhô cao…là những yếu tốthuận lợi làm cho bệnh sâu răng nhanh chóng chuyển sang bệnh lý tuỷ răng.Cấu trúc bên ngoài với nhiều vị trí lồi lõm cùng với sự phát triển của xươnghàm làm các răng sữa thưa dần tạo điều kiện thuận lợi cho lắng đọng và mắcdắt thức ăn làm tăng cơ hội hình thành bệnh sâu răng và viêm lợi

1.2 Bệnh Sâu răng

1.2.1 Đặc điểm sâu răng ở trẻ em

Việc chưa hoàn thiện cấu trúc đã tác động không nhỏ tới sự phát triểnbệnh sâu răng và làm tăng các biến chứng của nó

Trang 8

Các răng vĩnh viễn thường phải sau 2 năm mới ngấm vôi xong hoàntoàn Vì thế, tổn thương sâu răng ở trẻ thường tiến triển nhanh so với ngườitrưởng thành Chân răng chưa hình thành và vùng cuống chưa được đóng kíntạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ranhững biến chứng: viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,… khiến chotrẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập.

1.2.2 Bệnh sinh học sâu răng

Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vikhuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus.Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũngđóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như:

- Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển: Sự gây ra sâurăng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vikhuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, khôngchải răng trước khi đi ngủ Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếukhông chải răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làmmôi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển

- Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu củarăng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng Hàm răng không bị sứt mẻ,không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mứckhoỏng hoỏ răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gâysâu răng Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng làrất lớn

- Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

vi khuẩn phát triển và gây sâu răng

- Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH…

Trang 9

Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chấtđường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răngbằng sơ đồ Key:

Sơ đồ Key, sự phối hợp 3 yếu tố gây sâu răng

Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩnStreptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng quan tâm nhiềuđến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng

Sau năm 1975, đã tìm được nguyên nhân của bệnh sâu răng Nguyênnhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ WHITE như sau:

Sơ đồ WHITE (1975)

Trang 10

Với mô hình này, người ta quan tâm đến một số yếu tố sau:

- Răng: ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi, fluoride, dinh dưỡng…

- Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans

- Chất nền: ảnh hưởng bời yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khảnăng trung hòa của nước bọt

Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răngnhư: hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tỏi khoỏng và có tácdụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion

F-, Ca ++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về

cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người

đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộngđồng

Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủykhoáng và tái khoáng Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoángthì sẽ gây sâu răng

Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:

Sâu răng = Hủy khoáng> Tái khoáng

Mảng bám vi khuẩn;

Chế độ ăn nhiều đường;

Nước bọt thiếu hay acid;

Acid dạ dày tràn lên miệng;

pH < 5,5

Nước bọt

Khả năng kháng acid của men răng

Fluor có ở bề mặt men răng

Trám bít hố rãnh

pH > 5,5

Các yếu tố bảo vệ:

Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:

Trang 11

Cơ chế gây sâu răng 1.2.3 Tình hình sâu răng ở trẻ em

1.2.3.1 Trên thế giới

Tại hội nghị Alma Ata (1978), WHO đã công bố có hơn 90% dân sốthế giới mắc bệnh sâu răng và đã phát động chương trình hành động vì sứckhỏe răng miệng cho con người đến năm 2000 Đồng thời có chương trìnhgiúp đỡ cho tất cả các nước trên thế giới triển khai chương trình này Qua haithập kỷ, chương trình này đã phát huy được hiệu quả to lớn ở nhiều quốc giatrong đó có Việt Nam

Ở các nước đang phát triển: ở thời điểm những năm của thập kỷ 60,tình hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Chỉ sốSMT tuổi 12 ở thời kỳ này nói chung từ 1,3-3,0; thậm chí một số nước dưới1,0 như Thái Lan, Uganda, Zaire Tới thập kỷ 1970 và 1980 thì chỉ số này lạităng lên ở mức 3,0-5,0 và một số nước còn cao hơn như Chile 6,3; FrenchPolynesia 10,7 [9] Nhìn chung, tình trạng sâu răng của các nước đang pháttriển có xu hướng tăng

Trước thập niên 60 của thế kỷ XX, sâu răng ở các nước phát triển rấtcao Song từ thập kỷ 70- 80 của thế kỷ XX nhờ áp dụng những biện pháp phòngchống sâu răng, tình hình sâu răng đã giảm xuống cho đến nay SMT ở trẻ 12 tuổi(thập kỷ 70 thế kỷ XX trở về trước được công bố như sau: [45], [51]

Bảng 1.1 Chỉ số SMT một số nước trên thế giới

Trang 12

Trong khi đó ở các nước đang phát triển ở thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở

về trước sâu răng rất thấp Sau thập kỷ 60 của thế kỷ XX sâu răng có khuynhhướng tăng lên

Bảng 1.2 SMT ở trẻ 12 tuổi ở một số nước đang phát triển [44]:

Sâu răng là một bệnh rất phổ biến ở các nước trên thế giới Bệnh mắc

từ rất sớm và ở mọi lứa tuổi; ở trẻ em ngay sau khi răng mọc cũng như ởngười già Tổ chức cứng của răng bị phá huỷ tạo thành lỗ sâu trên răng, có

Trang 13

sâu răng sữa và sâu răng vĩnh viễn.Điều tra sức khỏe răng miệng trên toànquốc năm 2000 của Trần Văn Trường, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em 6 tuổi là83,7%, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi là 56,6% [5].

Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001, tỷ lệ mắc bệnhrăng miệng trong cộng đồng là 90%, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh cao,đặc biệt cao nhất ở lứa tuổi 6 tuổi 83,7% [3], trong đó phổ biến là các bệnh vềsâu răng và viêm quanh răng

Điều tra về tình hình sức khỏe răng miệng toàn quốc mới nhất của ViệnRăng Hàm Mặt cho thấy tình trạng sâu răng sữa trẻ em VN ở mức độ nghiêmtrọng cả về tỉ lệ mắc và mức độ ở từng người Có gần 85% trẻ ở lứa tuổi từ 6-

8 bị sâu răng sữa Vừa qua, tại hội thảo về chăm sóc răng miệng do Bệnh việnRăng Hàm Mặt TPHCM tổ chức, thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Đức Minh cho biếthiện nay, tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nước ta khá cao, khảo sát đã chia tìnhtrạng sâu răng theo từng độ tuổi Cụ thể là lứa tuổi từ 6 - 8 có hơn 25% trẻ bịsâu răng, nhóm tuổi từ 9 - 11 có đến gần 55% trẻ bị sâu răng và mức độ sâurăng cũng nhiều hơn so với nhóm trẻ 6 - 8 tuổi Tình trạng sâu răng tăng dầntheo lứa tuổi, cả về số người mắc lẫn mức độ nặng Phân bổ theo vùng địa lýthì vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ cao nhất: 93,7% Đối vớingười lớn, tỉ lệ có bệnh quanh răng rất cao, từ 93,3% đến 98,3%

Điều tra cũng ghi nhận có hơn 60% trẻ em và trên 50% người lớnkhông bao giờ được khám răng miệng, tất cả trẻ em bị sâu răng sữa tìm đếnphòng khám đều đã ở tình trạng nặng: đau nhức, viêm mủ và lây lan sangrăng bên cạnh Đó là do khi trẻ bị sâu răng sữa, đa số cha mẹ không đưa trẻ đikhám vì tưởng rằng bệnh lý này sẽ không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn saunày Trên thực tế, sâu răng sữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới sâurăng vĩnh viễn, răng mọc lệch, răng không chắc khỏe

1.2.3.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng

Trang 14

- Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống.

- Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc, vệ sinh răng miệng

- Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ, của cha mẹ trẻ.Các tác giả thường mô tả các yếu tố nguy cơ, không phân tích sâu vềcác mối liên quan giữa chúng và bệnh sâu răng ở trẻ em [43]

Nhóm yếu tố nguy cơ về tập quán ăn uống:

Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các tập quán ăn uốngliên quan đến bệnh sâu răng ở trẻ em như tần suất sử dụng các đồ ăn thứcuống có nhiều đường, ăn thêm bữa phụ buổi tối, đồ ăn thức uống nóng lạnh,

đồ ăn cứng, tiền sử bú bình, khẩu phần ăn:

- Al Ghanin đã phân tích đa biến về các mối liên quan giữa chế độ ăn cónhiều sữa hộp, tần suất sử dụng đồ ăn uống ngọt, trẻ có tiền sử bú bình vớicác bệnh sâu răng và sâu - mất - trám răng, kết luận rằng những yếu tố nàyliên quan chặt chẽ với các bệnh sâu răng [20] Một nghiên cứu tại thành phốKerela, Ấn Độ năm 2005 do David và CS thực hiện cho biết trẻ ăn nhiều đồngọt có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao gấp 1,4 lần những trẻ ăn ít đồ ngọt, sựkhác biệt này mang ý nghĩa thống kê [22] Okeigbemen nghiên cứu ở Nigerianăm 2004 cho thấy tỷ lệ học sinh có ăn phụ buổi tối là rất cao 87,5% nhưng tỷ

lệ sâu răng ở đây lại thấp Điều này có thể là do những trẻ này sử dụng bànchải răng cao (95,8%) [23]

- Petersen và CS nghiên cứu ở Thái Lan (2001) công bố tỷ lệ sử dụng đồuống ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường (34%), chè đường (26%), nướcngọt (24%) liên quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70-96,3% tùy độ tuổi và chỉ sốDMFT là 8,1 răng/học sinh Đồng thời tác giả cũng nêu lên tập quán sử dụng

đồ ngọt nhiều ở những người theo đạo Hồi và đặc biệt là ở nữ học sinh [24]

Nhóm yếu tố nguy cơ về chăm sóc vệ sinh răng miệng:

Trang 15

Một số tác giả nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu về các yếu tốchăm sóc răng miệng như hiểu biết về chăm sóc răng, khám định kỳ răng, thóiquen chải răng, tuổi sử dụng bàn chải, thuốc, vật liệu chải răng:

- Rao và CS cho biết tại Ấn Độ có đến 59,2-62% học sinh có chải răng ítnhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7-13,6% sử dụng thuốc đánh răng; 3,1% dùngtay làm sạch răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [48]

- Okeigbemen và CS thông báo 81,4% học sinh chưa bao giờ được khámrăng tại các cơ sở y tế, 95,8% có sử dụng bàn chải răng [46]

- Petersen và CS cũng thông báo tỷ lệ học sinh chải răng 1 lần/ngày là88% [36]

- David và CS cho rằng trẻ không sử dụng bàn chải răng thì có nguy cơsâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác [44]

Nhóm yếu tố nguy cơ về các đặc trưng cá nhân của trẻ em, của cha

mẹ học sinh:

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy nam học sinh mắc bệnhsâu răng cao hơn nữ, tuy nhiên cũng có một số tác giả lại không có sự khácbiệt về sâu răng giữa nam và nữ [49] Có nghiên cứu nhấn mạnh đến sự khácbiệt hay không khác biệt giữa nam và nữ còn phụ thuộc vào một số yếu tốkhác như lứa tuổi, địa dư, loại trường công/tư và hành vi chăm sóc sức khỏerăng miệng

- Rao và CS cho rằng học sinh nội thành có tỷ lệ sâu răng cao hơn ởngoại thành (22,8% so với 15%), học sinh dân tộc ít người có chất lượng răngtốt hơn học sinh không phải là dân tộc ít người [46]

- Okeigbemen và CS cho biết học sinh thành thị có chỉ số SMT cao hơnhọc sinh nông thôn (0,72 so với 0,53) và học sinh ở trường tư thục có chỉ sốSMT cao hơn học sinh ở trường công lập (0,75 so với 0,55) nhưng chỉ số

Trang 16

SMT ở nữ lại cao hơn học sinh nam (0,7 so với 0,59) [46].

- David và CS thông báo trẻ sống ở thành phố có nguy cơ sâu răng caohơn 1,5 lần trẻ ở nông thôn, trẻ em nghèo cũng có nguy cơ sâu răng 1,7 lần sovới trẻ em ở các gia đình giầu [44]

- Ciuffolo và CS cho rằng tỷ lệ sâu răng ở nam học sinh cao hơn ở nữhọc sinh [44]

Trang 17

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Học sinh từ 6 – 10 tuổi đang học tại trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ thành phố Hà Nội

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu và được sự đồng ý của phụ huynh học sinh.

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Nhỏ hơn 6 tuổi và lớn hơn 10 tuổi.

- Các trường hợp sâu răng không phải ở hố rãnh răng.

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Tháng 11/2013 – 7/2014

- Địa điểm tại trường tiểu học Xuân La – Tây Hồ thành phố Hà Nội

- Viện đào tạo Răng Hàm Mặt đại học Y Hà Nội

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu: Là nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm xác định tỷ

lệ sâu hố rãnh răng ở học sinh lứa tuổi 6 – 10 tại trường tiểu học Xuân La,

quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Trang 18

2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu

2.5 Phương pháp thu thập thông tin

Công cụ thu thập số liệu:

Số liệu được thu thập thông qua phiếu khám răng miệng cho học sinh, cókết hợp giữa phỏng vấn và khám lâm sàng với nội dung theo phiếu khám insẵn Phiếu khám răng miệng gồm 2 phần: phỏng vấn và khám lâm sàng

Trang 19

Phỏng vấn bao gồm các nội dung:(Phụ lục phiếu khám răng miệng)

- Thông tin chung

- Thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh

- Các yếu tố liên quan khác

Khám lâm sàng:

- Dụng cụ:

+ Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, thám châm, gắp

+ Dụng cụ để khử khuẩn: Cồn, bụng, dung dịch khử trùng dụng cụ…+ Đèn pin, giấy lau…Phiếu khám răng miệng học sinh

- Biện pháp vô khuẩn:

+ Trang phục bảo vệ: Áo Bluse, mũ, khẩu trang, găng khám vụ khuẩn.+ Từng loại dụng cụ được tiệt trùng và bảo quản trong hộp kim loại.+ Khử khuẩn dụng cụ đó sử dụng: Ngâm dụng cụ vào dung dịchHydroperoxyde 6% trong 30 phút

Trang 20

+ Tiêu chuẩn xác định sâu răng: Răng được xác định là bị sâu khi pháthiện một trong các tổn thương sau:

o Có sang thương ở hố, rãnh hay ở mặt láng, có đáy mềm haythành mềm

o Một răng đã được hàn hoặc đã được trám bít hố rãnh nhưng cósâu mới

o Trên các mặt tiếp giáp phải chắc chắn thám châm đã lọt vào lỗ sâu

o Khi cần nghi ngờ thì không ghi sâu răng

- Chẩn đoán phân biệt sâu răng với:

+ Răng sữa cần chẩn phân biệt sâu răng với sún răng: thường gặp ở cácrăng cửa và răng nanh hàm trên Sún thường gặp ở 2 cạnh bên răng cửa vàkèm theo đổi màu răng

+ Ở răng vĩnh viễn cần phân biệt với: thiểu sản, lõm hình chêm, vếttiền sâu răng, men răng đổi màu do nhiễm fluor, mòn mặt nhai …

- Thiểu sản: thường là những vệt mất men dài tạo thành dải,ngấn bậcthang và thường đi kèm với nhiễm tetracylin

- Lõm hình chêm: vết lõm thường gặp ở vùng cổ răng, nhẵnbóng vàkhông lắng cặn thức ăn

- Vết tiền sâu răng: là những đốm trắng nhỏ trên mặt men nhưng chưatạo lỗ

- Men răng đổi màu do nhiễm fluor: thường gặp ở một nhóm răng, tạothành những dải đổi màu, bề mặt men lồi lõm

- Mòn mặt nhai: thường gặp ở răng hàm, bề mặt nhẵn bóng, đáy cứngkhông lắng đọng thức ăn

- Các bước tiến hành:

+ Chào hỏi, làm quen với học sinh tạo không khí cởi mở, gần gũi.+ Lắng nghe học sinh nói

Trang 21

+ Tư vấn cho học sinh về tác hại và cách phòng bệnh răng miệng.+ Khám dưới ánh sáng tự nhiên: Quan sát kết hợp dụng cụ để phát hiệnsâu răng, viêm lợi.

2.6 Các chỉ số dùng trong điều tra dịch tễ học bệnh răng miệng

Để đánh giá tình hình sức khoẻ răng miệng, trong điều tra dịch tễ học

sử dụng nhiều chỉ số khác nhau nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi sửdụng một số chỉ số sau:

- Chỉ số smt: chỉ số sâu mất trám răng sữa

- Chỉ số SMT: chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn

2.6.1 Chỉ số sâu - mất - trám răng vĩnh viễn (SMT)

Chỉ số này gồm 3 thành phần:

- S : gồm tất cả các răng bị sâu chưa được điều trị ở thân và chân răng

- M : răng mất do sâu

- T : răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát

- Chỉ số SMT của cá thể là tổng số răng vĩnh viễn bị sâu, bị mất và đượctrám trên mỗi người được khám

- Chỉ số SMT của quần thể là tổng số răng vĩnh viễn (sâu + mất + trám)của quần thể trên số người được khám

- SR : Chỉ số răng sâu không được điều trị trong cộng đồng

- MR + TR: Chỉ số răng sâu được điều trị trong cộng đồng

Trang 22

- Khám theo mẫu phiếu điều tra của Bộ y tế dùng cho dự án “Mô hìnhbệnh tật trẻ em học đường Việt Nam”, ghi đầy đủ các mục cần điều tra Mã sốtrong phiếu khám được quy ước theo WHO

Bảng 2.1 Quy ước của WHO về ghi mã số SMT

2.6.2 Chỉ số smt

- Ý nghĩa như SMT nhưng dùng cho răng sữa

Bảng 2.2 Quy ước của WHO về ghi mã số smt

Trang 23

- Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn

- Tỷ lệ sâu răng sữa

- Số lần chải răng trong ngày

- Thời điểm chải răng

- Thời gian chải răng

- Kỹ thuật chải răng

- Số lần đi khám răng miệng trong năm

- Tình trạng mọc răng

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25.Trịnh Đình Hải (2004), Giáo trình dự phòng bệnh quanh răng, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dự phòng bệnh quanh răng
Tác giả: Trịnh Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
26.Trịnh Đình Hải (2004), Giáo trình phòng bệnh sâu răng bằng fluor, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình phòng bệnh sâu răng bằng fluor
Tác giả: Trịnh Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
27.Trịnh Đình Hải (2004), Giáo trình sâu răng và dự phòng sâu răng, Nhà xuất bản Y học, tr. 1-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sâu răng và dự phòng sâu răng
Tác giả: Trịnh Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
28.Mai Đình Hưng (2005), "Bệnh sâu răng", Bài giảng Răng Hàm Mặt, Nhà xuất bản Y học, tr. 8-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh sâu răng
Tác giả: Mai Đình Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
30.Nguyễn Văn Cát (1977), Răng hàm mặt, tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 90-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Răng hàm mặt
Tác giả: Nguyễn Văn Cát
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1977
31.Đào Thị Dung (2007), ”Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa - Hà Nội”
Tác giả: Đào Thị Dung
Năm: 2007
32.Hoàng Tử Hùng (2002), Giải phẫu răng, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ chí Minh, tr. 9-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu răng
Tác giả: Hoàng Tử Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ chí Minh
Năm: 2002
33.Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng (2003), Giải phẫu răng sữa; Bệnh sâu răng, Nha khoa trẻ em, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 23-24; 164 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu răng sữa; Bệnh sâu răng, Nha khoa trẻ em
Tác giả: Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2003
34.Võ Thế Quang (1987), Giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh
Tác giả: Võ Thế Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1987
35.Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2001), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam (1999-2000), Nhà xuất bản Y học, tr.33-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam (1999-2000)
Tác giả: Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
37.Nguyễn Văn Tín (2004), Đánh giá thực trạng sâu răng ở học sinh có và không dùng nước súc miệng có fluor ở Hà Nội, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng sâu răng ở học sinh có và không dùng nước súc miệng có fluor ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Tín
Năm: 2004
38.Nguyễn Thị Thu (1994), Tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh phổ thông cơ sở ở Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng sức khỏe răng miệng của học sinh phổ thông cơ sở ở Hải Phòng
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Năm: 1994
39.Viện Răng Hàm Mặt (2009), Tổng kết công tác nha học đường toàn quốc năm 2009, tháng 11, tr. 6-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác nha học đường toàn quốc năm 2009
Tác giả: Viện Răng Hàm Mặt
Năm: 2009
40. Đào Ngọc Phong, Tôn Thất Bách và CS (2006). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng. NXB y học, trang 57 – 59, trang 102-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng
Tác giả: Đào Ngọc Phong, Tôn Thất Bách và CS
Nhà XB: NXB y học
Năm: 2006
41.Addo-Yobo C,William SA, Curzon ME(1991).Dental caries exprience in Ghana among 12 years-old urban and rural schoolchildren. Caries Res;25(4):311-314 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dental caries exprience in Ghana among 12 years-old urban and rural schoolchildren
Tác giả: Addo-Yobo C,William SA, Curzon ME
Năm: 1991
42.Al Ghanim NA, Adenubi JO, Wyne AA, Khan NB(1998).Caries prediction model in pre- school children in Riyadh, Saudi Arabia.Int J Paediatr Dent;8(2):115-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Caries prediction model in pre- school children in Riyadh, Saudi Arabia
Tác giả: Al Ghanim NA, Adenubi JO, Wyne AA, Khan NB
Năm: 1998
44.Ciuffolo F, Manzoli L, D Attilio M, Tecco S, Muratore F, Festa F,Romano F(2005).Prevalence and distribution by gender of occlusal characteristics in a sample of Italian secondary school students: a cross- sectional study. Eur J Orthod; 601-606 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence and distribution by gender of occlusal characteristics in a sample of Italian secondary school students: a cross-sectional study
Tác giả: Ciuffolo F, Manzoli L, D Attilio M, Tecco S, Muratore F, Festa F,Romano F
Năm: 2005
47.Okeigbemen SA (2004).The prevalence of dental caries among 12 to15- year- old school children in Nigeria: report of a local survey andcampaign. Oral Health Prev Dent; 2(1):27-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The prevalence of dental caries among 12 to15- year- old school children in Nigeria: report of a local survey andcampaign. Oral Health Prev Dent
Tác giả: Okeigbemen SA
Năm: 2004
48.Petersen PE, Hoerup N, Poomviset N, Prommajan J, Watanapa A (2001).Oral health status and oral health behaviour of urban and ruralschoolchildren in southern Thailand. Int Dent J;51(2):95-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oral health status and oral health behaviour of urban and ruralschoolchildren in southern Thailand
Tác giả: Petersen PE, Hoerup N, Poomviset N, Prommajan J, Watanapa A
Năm: 2001
49.Rao SP,Bharambe MS(1993).Dental caries and periodontal diseasesamong urban, rural and tribal school children. Indian Pediatr;30(6):759-764 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ).Dental caries and periodontal diseasesamong urban, rural and tribal school children. Indian Pediatr
Tác giả: Rao SP,Bharambe MS
Năm: 1993

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giải phẫu Răng 1.1.1.1. Men răng - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Hình 1.1 Giải phẫu Răng 1.1.1.1. Men răng (Trang 3)
Hình 1.2: Lát cắt ngang răng người - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Hình 1.2 Lát cắt ngang răng người (Trang 6)
Sơ đồ WHITE (1975) - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
1975 (Trang 9)
Bảng 1.3. SMT tuổi 12 ở một số nước khu vực Đông Nam Á, Thái Bình - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 1.3. SMT tuổi 12 ở một số nước khu vực Đông Nam Á, Thái Bình (Trang 12)
Bảng 1.2. SMT ở trẻ 12 tuổi ở một số nước đang phát triển [44]: - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 1.2. SMT ở trẻ 12 tuổi ở một số nước đang phát triển [44]: (Trang 12)
Bảng 2.1. Quy ước của WHO về ghi mã số SMT - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 2.1. Quy ước của WHO về ghi mã số SMT (Trang 22)
Bảng 2.2. Quy ước của WHO về ghi mã số smt - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 2.2. Quy ước của WHO về ghi mã số smt (Trang 22)
Bảng 3.1.Phân bố của học sinh theo tuổi - giới - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.1. Phân bố của học sinh theo tuổi - giới (Trang 26)
Bảng 3.4. Tình trạng sâu răng sữa và chỉ số smt theo giới - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.4. Tình trạng sâu răng sữa và chỉ số smt theo giới (Trang 27)
Bảng 3.5. Tình trạng sâu răng sữa và chỉ số smt theo tuổi - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.5. Tình trạng sâu răng sữa và chỉ số smt theo tuổi (Trang 27)
Bảng 3.6.  Sâu răng vĩnh viễn theo giới - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.6. Sâu răng vĩnh viễn theo giới (Trang 28)
Bảng 3.7. Sâu răng vĩnh viễn theo tuổi – giới - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.7. Sâu răng vĩnh viễn theo tuổi – giới (Trang 28)
Bảng 3.10. Phân tích mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sâu răngsữa - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.10. Phân tích mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sâu răngsữa (Trang 29)
Bảng 3.9. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT theo tuổi - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.9. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT theo tuổi (Trang 29)
Bảng 3.8. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT theo giới - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.8. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT theo giới (Trang 29)
Bảng 3.11. Phân tích mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sâu răng vĩnh viễn - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.11. Phân tích mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sâu răng vĩnh viễn (Trang 30)
Bảng 3.12. Mô hình Logistic đa biến về mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ - khảo sát thực trạng sâu hố rãnh trên răng ở trẻ 6-10 tuổi tại trường tiểu học xuân la quận tây hồ thành phố hà nội năm 2014
Bảng 3.12. Mô hình Logistic đa biến về mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w