ban quản lý dự án 1 - bộ giao thông vận tải

40 1.1K 0
ban quản lý dự án 1 - bộ giao thông vận tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG1 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty:1 1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng2 1.2.1 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng2 1.2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty:3 1.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty5 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:6 1.4.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.6 1.4.1.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.6 1.4.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.6 2.2. Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty:8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠICÔNG TY TNHH LAM SƠN SAO VÀNG9 2.1 :KẾ TOÁN TIỀN MẶT9 2.1.1 :Chứng từ sử dụng9 2.1.2 :Tài khoản sử dụng9 2.1.3 :Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt9 2.1.4. Sơ đồ hạch toán10 2.1.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán11 2.1.5.1. Trích nghiệp vụ kinh tế phát sinh:11 2.1.5.2. Sổ kế toán sử dụng12 2.2 .TIỀN GỬI NGÂN HÀNG15 2.2.1. Chứng từ sử dụng.15 2.2.2:Tài khoản sử dụng15 2.2.3: Sơ đồ hạch toán15 2.2.4. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán16 2.2.5:Tóm tắt quy trình kế toán TGNH20 2.3 Kế toán nợ phải thu20 2.3.1 Phải thu khách hàng20 2.3.1.1Chứng từ sử dụng20 2.3.2:Tài khoản sử dụng20 2.3.3:Sơ đồ hạch toán21 2.3.4.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán21 2.3.4.1:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.21 2.3.4.2:Sổ kế toán:22 2.3.5:Tóm tắt quy tình kế toán25 2.4.: KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠM ỨNG25 2.4.1:Chứng từ sử dụng25 2.4.2:Tài khoản sử dụng25 2.4.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán25 2.4.3.1:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:25 2.4.3.2:Sổ kế toán26 2.4.4:Tóm tắt quy trình kế toán30 2.5:KẾ TOÁN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN30 2.5.1:Chứng từ sử dụng30 2.5.2:Tài khoản sử dụng30 2.5.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán sử dụng31 2.5.3.1:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.31 2.5.3.2:Sổ kế toán sử dụng32 2.5.4:Tóm tắt quy trình kế toán37 2.6: KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO37 2.6.1. Chứng từ sử dụng.37 2.6.2: Tài khoản sử dụng37 2.6.4: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán38 2.6.4.1: Tài khoản 152: Nguyên, nhiên vật liệu38 2.6.3.2:Tài khoản 153: Công - dụng cụ43 2.6.3.3:Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang45 2.6.4:Tóm tắt quy trình kế toán53 2.7: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH53 2.7.1:Chứng từ sử dụng53 2.7.2:Tài khoản sử dụng53 2.7.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán53 2.7.4: Tóm tắt quy trình kế toán56 2.8: VAY NGẮN HẠN56 2.8.1:Chứng từ sử dụng56 2.8.2:Tài khoản sử dụng56 2.8.3. Sơ đồ hạch toán57 2.8.3: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán58 2.8.4:Tóm tắt quy trình kế toán60 2.9:KẾ TOÁN THUẾ GTGT60 2.9.1: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ60 2.9.1.1:Chứng từ sử dụng60 2.9.1.2:Tài khoản sử dụng60 2.9.1.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán.60 2.9.1.4:Tóm tắt quy trình kế toán63 2.9.2:Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước63 2.9.2.1 Chứng từ kế toán63 2.9.2.2. Tài khoản sử dụng.63 2.9.2.3. Các nghiệp vụ phát sinh và ghi sổ kế toán.63 2.9.2.4:Tóm tắt quy trình kế toán65 2.10:KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG65 2.10.1:Chứng từ sử dụng65 2.10.2:Tài khoản sử dụng65 2.10.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán65 2.10.4:Tóm tắt quy trình kế toán68 2.11:KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC.68 2.11.1:Chứng từ sử dụng68 2.11.2. Tài khoản sử dụng68 2.11.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán68 2.11.4:Tóm tắt quy trình kế toán71 2.12: KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ71 2.12.1:Chứng từ sử dụng71 2.12.2. Tài khoản sử dụng.71 2.12.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán72 2.12.4:Tóm tắt quy trình kế toán75 2.13: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH75 2.13.1:Chứng từ sử dụng75 2.13.2:Tài khoản sử dụng75 2.13.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán75 2.13.4:Tóm tắt quy trình kế toán78 2.14:KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN78 2.14.1:Chứng từ sử dụng78 2.14.2:Tài khoản sử dụng78 2.14.3: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán78 2.14.4:Tóm tắt quy trình kế toán81 2.15: KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH81 2.15.1:Chứng từ sử dụng81 2.15.2:Tài khoản sử dụng81 2.15.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán81 2.15.4:Tóm tắt quy trình kế toán84 2.16:KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG84 2.16.1:Chứng từ sử dụng84 2.16.2:Tài khoản sử dụng.84 2.16.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán.85 2.16.4:Tóm tắt quy trình kế toán88 2.17: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP88 2.17.1:Chứng từ sử dụng.88 2.17.2:Tài khoản sử dụng88 2.17.3:Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sổ kế toán89 2.18:KẾ TOÁN CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP92 2.18.1:Chứng từ sử dụng.92 2.18.2:Tài khoản sử dụng.92 2.19. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp102 2.20. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:106 2.21 KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC109 2.21.1 Chứng từ kế toán và sổ sách sử dụng109 2.21.2 Sổ sách sử dụng109 2.21.3 Tài khoản sử dụng109 2.22 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP109 2.22.1 Chứng từ sử dụng109 2.23.2 Sổ sách sử dụng110 2.23.3 Tài khoản sử dụng110 2.24 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH111 2.24.1 Chứng từ sử dụng111 2.24.2 Sổ sách sử dụng111 2.24.3 Tài khoản sử dụng111 2.24.4. Sơ đồ hạch toán113 2.24.5 Quy trình xác định kết quả kinh doanh114 2.25. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH114 2.25.1 Bảng cân đối kế toán115 2.25.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh115 2.25.3 Thuyết minh báo cáo tài chính116 2.26 LẬP BÁO CÁO THUẾ GTGT116 2.26.1 Bảng kê hàng hóa- dịch vụ mua vào116 2.26.2 Bảng kê hàng hóa –dịch vụ bán ra116 2.26.3 Tờ khai thuế GTGT116 2.27 LẬP BÁO CÁO THUẾ TNDN117 2.27.1 Tờ khai tạm nộp thuế TNDN117 2.27.2 Tờ khai quyết toán thuế TNDN.117 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG118 3.1. Đánh giá chung công tác kế toán tại công ty.118 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng120

Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư LỜI MỞ ĐẦU Thực tập cuối khóa là hình thức các sinh viên được cử, giới thiệu đến các cơ quan, xí nghiệp, công sở…. trong một thời gian nhất định để làm việc, tìm hiểu thực tế những công việc liên quan đến kiến thức được cung cấp trong quá trình học tập. Thực tập cuối khoá là một giai đọan không thể thiếu được trong quá trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Qua quá trình thực tập, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về những kiến thức được trang bị trong quá trình đạo tạo. Đồng thời, đây là quá trình giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với hoạt động chuyên ngành về mặt thực tiễn và có điều kiện vận dụng lý thuyết vào thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiện bổ ích cho bản thân, thiện thêm về mặt kiến thức chuyên ngành. Từ đó rút ngắn và tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách giữa lý thuyết được đào tạo và hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy mà giai đoạn thực tập là cần thiết và quan trọng mang tính chất cầu nối giúp cho sinh viên có sự thích ứng khi chính thức bước vào môi trường công việc trong thực tiễn xuất phát từ vai trò to lớn của giai đoạn thực tập cuối khoá. Từ ngày 02/1/2007 đến 28/04/2007, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân tổ chức cho sinh viên hệ chính quy khoá 45 đi thực tập tại các cơ quan, xí nghiệp trong địa bàn Hà Nội và các địa phương khác với mục đích cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn công việc, gắn lý thuyết với thực tiễn. Địa điểm thực tập. Xuất phát từ chuyên ngành đào tạo, đựơc sự giới thiệu của nhà trường và sự đồng ý của Ban Quản lý dự án 1 - Bộ Giao Thông Vận Tải, em đã đến phòng kế hoạch của Ban để thực tập. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 1 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI I.Quá trình hình thành và phát triển của ban quản lý dự án 1 (PMU1) Ban quản lý dự án 1 được thành lập ngày 21/8/1993 theo quyết định số 1669/TCCB- LĐ của Bộ Giao thông vận tải với tên gọi ban đầu là Ban Quản lý Dụ án Quốc lộ 1. Chức năng nhiệm vụ đựơc giao ban đầu là thay mặt Bộ GTVT thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 có vốn đầu tư của nước ngoài và làm chủ đầu tư trong việc lập các dự án xây dựng cải tạo các đường khác để gọi vốn đầu tư nước ngoài, tham mưu cho bộ trong việc đề xuất, xây dựng các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, cấp phát, quản lý vốn… đối với các công trình đường bộ có vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 1999, để đáp ứng tình hình nhiệm vụ công việc mới, Ban Quản lý Dự án Quốc lộ 1 được đổi tên thành Ban Quản lý Dự án 1. Từ khi thành lập tới nay, PMU1 đã được Bộ GTVT giao quản lý 6 dự án lớn vay vốn của Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đề khôi phục cải tạo lại toàn tuyến quốc lộ 1 từ biên giới Việt Trung tới Năm Căn. Ngoài 6 dự án lớn nêu trên, Ban cũng được giao quản lý 2 dự án có vốn nước ngoài khác là dự án khôi phục, đóng mới các phà khu vực đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn I và giai đoạn II do chính phủ Đan Mạch viện trợ không hoàn lại. Từ cuối năm 2001, khi công tác khôi phục cải tạo quốc lộ 1 đi vào giai đoạn kết thúc, số các dự án vay vốn nước ngoài giảm dần, Bộ đã giao cho PMU1 quản lý thêm một số dự án sử dụng vốn đầu tư trong nước. Đó là các dự án: Mở rộng quốc lộ 1 đoạn TP Hồ Chí Minh- Trung Lương, Mở rộng quốc lộ 1 đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, Mở rộng quốc lộ 1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, Tiểu dự án 4 của dự án cải tạo quốc lộ 6 đoạn Sơn La- Tuần Giáo, Xây dựng tuyến phía tây Nghệ An, cải tạo nâng cấp quốc lộ 70, dự án đầu tư các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ tránh ngập lụt khi có thủy điện Sơn La. Bên cạnh đó, PMU1 cũng đang tích cực chuẩn bị và triển khai các dự án vay vốn nước ngoài: dự án GTVT khu vực miền Trung do ADB tài trợ ( dự án ADB5), dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu vực đồng bằng sông Cửu Long do WB tài trợ (dự án WB5), dự án phát triển đồng Bằng Sông Hồng ( cùng với Ban Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư quản lý dự án đường thủy). Gần đây nhất, PMU1 đã được bộ GTVT tiếp tục giao chuẩn bị dự án cải tạo quốc lộ 27 để vận động tài trợ ODA. II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 1. Cơ cấu tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý các dự án, lực lượng cán bộ của Ban Quản lý dự án 1 đã phát triển từ 5 người từ khi mới thành lập lên tới 168 người tại thời điểm hiện tại, trong đó bao gồm 64 kỹ sư chuyên ngành xây dựng cầu đường, 67 kỹ sư các ngành liên quan khác. Cơ cấu tổ chức hiện tại của PMU1 bao gồm 1 Tổng Giám Đốc, 5 Phó Tổng Giám Đốc với 8 phòng ban và 2 phân ban. Có 1 trụ sở chính tại Hà Nội và 2 phân ban đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Biên chế và nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc PMU1 như sau: - Trụ sở chính tại Hà Nội: bao gồm 8 phòng (văn phòng, kế hoạch, tài chính kế toán, quản lý dự án 1, quản lý dự án 2, quản lý dự án 3, quản lý dự án 4, quản lý dự án 5). Các phòng có chức năng riêng nhưng có trách nhiệm phối hợp và kiểm tra chéo lẫn nhau. - Phân ban miền Nam (đóng tại TP Hồ Chí Minh ): có nhiệm vụ theo dõi trực tiếp công tác xây dựng và giải phóng mặt bằng các dự án khu vực miền nam. - Phân ban miền Trung (đóng tại Đà Nẵng): có nhiệm vụ theo dõi công tác xây dựng và giải phóng mặt bằng các dự án khu vực từ Vinh tới Quảng Ngãi. 2. Chức năng nhiệm vụ của Ban, cơ quan lãnh đạo, các phòng ban quản lý dự án 1. 2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban. - Thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 1 có vốn đầu tư của nước ngoài đã được phê duyệt theo các quy định thông lệ quốc tế và phù hợp với các thể chế luật lệ của Việt Nam, bao gồm các khâu: + Tổ chức lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng kể cả lập hồ sơ đấu thầu và chọn thầu. + ký kết hợp đồng giao thầu. + Tổ chức giám sát việc thi công công trình. + Tổ chức nghiệm thu thanh toán, tổng nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư + Tổng quyết toán dự án. - Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư trong công tác lập các dự án chuẩn bị đầu tư nâng cấp quốc lộ 1 và các quốc lộ khác để gọi vốn đầu tư của nước ngoài. - Tham mưu cho bộ trong việc đề xuất, xây dựng các cơ chế quản lý kinh tế, kĩ thuật, cấp phát, quản lý vốn… đối với các công trình đường bộ có vốn đầu tư của nước ngoài cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các luật lệ trong nước. - Theo định kỳ, lập báo cáo lên bộ về tiến trình thực hiện các dự án và đánh giá tổng kết dự án khi kết thúc công trình. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Ban. 2.2.1 Tổng giám đốc Dương Danh Dũng. - Thực hiện chức năng điều hành, quản lý hoạt động của công ty. - Tổng Giám Đốc có thẩm quyền quản lý, ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực hoạt động của Ban trong phạm vi quyền lực cho phép. 2.2.2 Phó tổng giám đốc Lê Quý Sơn - Phó TGĐ thường trực thay mặt TGĐ đi vắng - Phụ trách công tác nội chính bao gồm lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động, công tác thi đua khen thưởng,kỷ luật, thanh tra chung ( trừ thanh tra xây dựng cơ bản), kiểm tra nội bộ trong ban, trật tự an ninh, an toàn xã hội và quan hệ với địa phương nơi đóng trụ sở, chỉ đạo các đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, hội cầu đường… 2.2.3 Phó tổng giám đốc Trần Văn Bạch -Chịu trách nhịêm quản lý và giải quyết các dự án thuộc khu vực miền Bắc và miền Trung. -TRưởng Ban phụ trách công tác phòng chống bão lũ khu vực phía Bắc và miền Trung. 2.2.4 Phó tổng giám đốc Nguyễn Hoằng - Công tác kế hoạch, kế hoạch tổng thể, kế hoạch vốn… - Công tác tài chính kể cả tài chính Ban - Theo dõi chung các dự án để báo cáo cấp có thẩm quỳên. Đặc biệt trong giai đoạn lập dự án và công tác điều chỉnh dự án kịp thời. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư - Phụ trách công tác quyết toán vốn đầu tư ( PTGĐ Nguyễn Hoằng chỉ theo dõi chung. Các đồng chí PTGĐ được phân công phụ trách dự án nào thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm với dự án ấy) - Phụ trách công tác chuẩn bị dự án, công tác đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu tư vấn tất cả các dự án bằng nguồn vốn nước ngoài và trong nước. - phụ trách công tác thanh tra xây dựng cơ bản (PTGĐ Nguyễn Hoằng chỉ theo dõi chung. Các đồng chí PTGĐ được phân công phụ trách dự án nào thì phải trực tiếp chịu trách nhiệm với dự án ấy) - Công tác chuẩn bị, thương thảo hợp đồng 2.2.5 Phó tổng giám đốc Lương Quang Thanh - Phụ trách dự án xây dựng tuyến phía Tây Nghệ An - Phụ trách dự án 217 Giai đoạn thực hiện - Các công tác khác Tổng Giám đốc giao trực tiếp. 2.2.6 Phó tổng giám đốc Hoàng Đình Phúc - PTGĐ kiêm Giám đốc phân ban miền Nam - Phụ trách khu vực phía Nam ( với vai trò thay mặt TGĐ) quản lý và giám sát hoạt động của các dự án. - Phụ trách công tác chống bão lụt khu vực phía Nam và Tây Nguyên - Có nhiệm vụ tìm kiếm công việc cho ban ở trong và ngoài ngành liên khu vực từ Bình Thuận trở vào phía Nam và khu vực Tây Nguyên. - Thay mặt Tổng giám đốc giải quyết các công việc đối ngoại liên quan đến Ban ở phía Nam. • Nguyên tắc chung: - sự phân công trên chỉ là tương đối, khi cần TGĐ sẽ bổ sung, điều chuyển hoặc giao trực tiếp - khi giải quyết công việc các phó TGĐ được dùng quyền hạn của TGĐ để quyết định và chịu trách nhiệm trước TGĐ và các cơ quan công quyền. Được đình chỉ công tác của các nhân viên đến lãnh đạo các phòng, phân ban khiu xét thấy họ vi phạm các quy định, quy chế của Ban và báo cáo với TGĐ trước 48 giờ. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư - Các phó TGĐ không giải quyết công việc đã giao cho phó TGĐ khác, trừ trường hợp do công việc chung 2 người phải phối hợp bàn bạc, hoặc nhờ nhau giải quyết hay khi có ý kiến trực tiếp của TGĐ. - Khi chỉ đạo xây dựng các dự án, các gói thầu phải soát xét kỹ về trình tự thủ tục xây dựng có bản, điều kiện hợp đồng, hồ sơ thiết kế, nguồn vốn, thủ tục giải ngân, tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, điều kiện môi trường, an toàn… Xử lý rạch ròi trách nhiệm và sự phối hợp giữa các phong dự án với phòng nghiệp vụ và phân ban. - Trong phạm vi đựơc phân công, các đồng chí phó TGĐ phải chủ động giải quyết và chịu trách nhiệm. Trường hợp các công việc khó khăn, phức tạp, thuộc về chủ trương và quyết sách lớn phải báo cáo TGĐ để cùng bàn bạc giải quýêt. 2.3Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong Ban quản lý dự án 1. 2.3.1 Văn phòng chịu trách nhiệm về công tác chính sau: - Công tác tổ chức, lao động, tiền lương + Quản lý cán bộ ( hồ sơ theo dõi, nhận xét) + Tuyển chọn, đào tạo cán bộ + Giải quyết chế độ, chính sách với người lao động ( chế độ lương, phụ cấp, hưu trí…) + Tổ chức, biên chế của Ban + Công tác bảo mật. - Công tác quản trị hành chính + Công tác quản trị: quản lý tài sản của Ban, công tác bảo vệ, an ninh trật tự, văn thư đóng dấu, lưu dữ tài liệu… + Công tác mua sắm : mua sắm tài sản, văn phòng phẩm cho Ban, các hợp đồng điện nước sinh hoạt, điện thoại… + Dự trù và cung cấp văn phòng phẩm hàng tháng + Lễ tân phục vụ hội nghị, hội họp + Làm thủ tục visa, quản lý đoàn ra, vào Việt Nam + Điều hành xe ô tô phục vụ các đoàn công tác. + Tổ chức in ấn tài liệu, hồ sơ. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư + Đảm bảo an toàn công sở tại Hà Nội trong và ngoài giờ làm việc -Thường trực công tác thanh tra nội bộ vủa Ban, phối hợp với các phòng tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo quy định. -Thường trực công tác nghĩa vụ quân sự - Có trách nhiêm quan hệ với địa phương nơi đóng trụ sở của Ban và các phân ban. - Thu thập báo cáo định kỳ của các phòng ban, phân ban: Tổng hợp báo cáo gửi lãnh đạo Ban và các cấp. 2.3.2 Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chính sau: - Quản lý và tham mưu cho lãnh đạo Ban về công tác quản lý tài chính, công tác kế toán của ban. - Thực hiện các thủ tục thanh toán, cấp phát vốn cho các đơn vị có liên quan( Nhà thầu, tư vân, Ban giải phóng mặt bằng…) theo chỉ đạo, phê duyệt của lãnh đạo Ban, đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính,kế toán (như sự phù hợp của hóa đơn, chứng từ, lưu trữ các chứng từ gốc…) - Triển khai giải quyết thanh toán các nguồn vốn của dự án sau khi có thông báo vốn về các cơ quan cấp phát ( kho bạc Nhà Nước trung ương, quỹ hỗ trợ phát triển…) - Cân đối nguồn vốn để lập kế hoạch chi tiêu hang năm cho Ban, quản lý hạch toán và tham mưu cho lãnh đạo Ban về tình hình thực hiện các khoản chi phí cho hoạt động của Ban. - Chủ trì thực hiện công tác quyết toán các dự án , lập báo cáo quyết toán, các báo cáo tài chính. - Chủ trì làm việc với các đơn vị kiểm toán( kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà Nước), Các đoàn kiểm tra tài chính - Theo dõi, quản lý toàn bộ các hợp đồng Kiểm toán, các hợp đồng bảo hiểm cồng trình. Chuẩn bị nội dung hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, rà soát xác nhận giá trị thanh toán định kỳ, thanh toán cuối cùng, thanh lý các hợp đồng khi kết thúc. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư - Quản lý về tài chính các tài sản của Ban, các tài sản thu hồi từ dự án, các tài sản đầu tư từ sự án cho đơn vị khác . - Theo dõi công tác thuế đối với các Nhà thầu, tư vấn và thực hiện nghiệp vụ thuế của Ban, công tác đấu thầu bảo hiểm. 2.3.3 Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm về các công việc chính sau: -Chuẩn bị cho toàn bộ các dự án trong nước từ khâu tìm kiếm dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả rhi, quyết định đầu tư, điều chỉnh dự án, giám định đầu tư thường xuyên và đột xuất, thường trực thanh tra xây dựng cơ bản. - Chịu trách nhiệm công tác đấu thầu (gồm các dự án vốn trong nước và các dự án vốn nước ngoài ODA) từ khâu lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu…công bố kết quả trúng thầu ( trong công tác đấu thầu phải lưu ý đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa hồ sơ mời thầu, phương pháp đánh giá thầu và kết quả đấu thầu trình duyệt ). Bước trình duyệt hồ sơ mời thầu phải có sự tham gia phối hợp của phòng Quản lý dự án ( Trù công tác đấu thầu đã giao cho phòng khác thực hiện). - Sau khi được bộ giao dự án mới và đơn vị Tư vấn thiết kế đã được chỉ định, phòng kế hoạch có nhiệm vụ tham mưu và soạn thảo để lãnh đạo Ban ký hợp đồng khảo sát thiết kế với đơn vị tư vấn. Bàn giao nội dung hợp đồng KSTK cho phòng quản lý dự án để tiến hành giám sát theo quy định ở mục b khoản 1 điều 11 của nghị định 209/2004/ NĐ-CP. Phối hợp với phòng quản lý dự án và chủ trì thực hiện công tác nhiệm vụ thu báo cáo kết quả khảo sát theo khoản 2 điều 8 hoặc xem xét bổ sung nhiệm vụ khảo sát theo khoản 2 điều 9 của nghị định nêu trên. -Chịu trách nhiệm về các thủ tục và tính pháp lý cuả các hợp đồng xây lắp, tư vấn, thiết bị bao gồm: chuẩn bị hợp đồng, thương thảo hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng. Thông qua hợp đồng để quản lý các dự án một cách chặt chẽ, đúng pháp luật. - Phối hợp với phòng quản lý dự án chuẩn bị cho các dự án nước ngoài (ODA). - Quản lý các hợp đồng kinh tế với các nhà thầu, tư vấn, các đơn vị cung cấp thiết bị ở các khâu: theo dõi thực hiện hợp đồng ( về trình tự, thủ tục, rà soát xác nhận giá trị thanh toán định kỳ chủ yếu là đơn giá, thanh toán cuối cùng cho nhà thầu, thanh lý các hợp đồng khi kết thúc( ngoại trừ các hợp đồng thuộc trách nhiệm Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 8 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư quản lý của các phòng khác và phân ban). Thay đổi, bổ sung, sửa đổi hợp đồng trong trường hợp cần thiết. - Kiểm tra các dự toán chi phí trong quá trình thực hiện dự án trước khi trình lãnh đạo Ban phê duyệt ( ngoại trừ dự toán chi phí của các hợp đồng thuộc trách nhiệm quản lý của các phòng khác và phân ban). - Đảm bảo nguồn vốn cho các dự án do Ban quản lý hàng năm từ khâu lập, trình duyệt kế hoạch năm, tham mưu điều hòa, điều chuyển kế hoạch… cho tới khi có thông báo vốn về cơ quan cấp phát. - Thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, tin học công tác quản lý dự án. - Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. 2.3.4Các phòng quản lý dự án chịu trách nhiệm về công tác chính sau: - Chuẩn bị các dự án nước ngoài (ODA) từ khâu tìm kiếm dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi. -Phối hợp với phòng kế hoạch trong công tác đấu thầu. - Chịu trách nhiệm giám sát công tác lập dự án khả thi khảo sát và thiết kế dự toán. Trường hợp phòng quản lý dự án không đủ điều kiện năng lực thì báo cáo lãnh đạo Ban để thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng -Phối hợp với phòng kế hoạch để thực hiện công tác nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát hoặc bổ sung nhiệm vụ khảo sát theo khoản 1 điều 9 của nghị định 209/2004 NĐ-CP. - Chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, giá thành, môi trường, an toàn và các quy định khác trong hợp đồng cụ thể: + Tổ chức xem xét trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các đề cương khảo sát thiết kế, xử lý các vấn đề phát sinh, phát triển về kỹ thuật và khối lượng. + Tiến hành kiểm tra giám sát quá trình xây dựng, chủ trì nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu về khối lượng, kỹ thuật, xen xét đánh giá về đơn giá, giá thành xây lắp. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Bé môn Kinh tế Đầu tư + Trực tiếp quản lý các Chủ nhiệm dự án và Đại diện hợp đồng, chỉ đạo và đôn đốc tư vấn giám sát và nhà thầu để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. - Chịu trách nhiệm tòan bộ công tác giải phòng mặt bằng, các hợp đồng trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án, tham mưu đề xuất biện pháp xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 2.3.5 Các phân ban chịu trách nhiệm các công tác sau: - Đại diện về mặt hành chính của Ban tại hiện trường, đại diện cho Ban giao dịch,làm việc với chính quyền địa phương và các Ban, Ngành liên quan để xử lý các vấn đề giải phóng mặt bằng phát sinh tại hiện trường. -Trực tiếp phối hợp với UBND, Hội đồng đền bù các Tỉnh để triển khai, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án do phân ban thực hiện. Phối hợp với các phòng quản lý dự án (đối với các dự án do phòng quản lý dự án thực hiện) để đôn đốc, kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng do UBND các Tỉnh thực hiện. -Chỉ đạo các hoạt động tại hiện trường, phối hợp với các phòng để thực hiện nhiệm vụ chung của Ban. - Bình luận xử lý các khối lượng phát sinh, bổ sung của các hợp đồng (nếu có). Đối với các dự án được lãnh đạo Ban giao cho phân ban trực tiếp quản lý thì thực hiện các nhiệm vụ như phòng quản lý dự án. - Thực hiện nhiệm vụ của Tổng giám đốc giao khi cần. Phạm Thị Tâm Đầu tư 45A 10 [...]... ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1- BỘ GIAO THÔNG VÂN TẢI I Định hướng phát triển của Ban giai đoạn 200 6- 2 010 Để tiếp tục hoành thành nhiệm vụ mà bộ giao thông vận tải giao cho, Ban quản lý dự án 1 đã đưa ra định hướng thực hiện cho Ban giai đoạn 200 6- 2 010 Nôi dung của định hướng gồm: - Hoàn thành những dự án đang thực hiện gồm: + Các dự án sử dụng vốn ODA: Dự án WB 3- khôi phục cải tạo quốc lộ 1 đoạn Cần... thuộc khối quản lý dự án Mô hình tổ chức này theo đánh giá của Ban QLDA1 trong thời gian vừa qua là chặt chẽ tránh được cửa quyền quan liêu tham nhũng B Những tồn tại của Ban quản lý dự án 1 - Bộ giao thông vận tải - Tính độc lập của các dự án thuộc quyền quản lý của ban quản lý các dự án giao thông còn quá cao Giữa các ban dự án không có sự gắn kết vì thế không có sự rằng buộc các dự án , dẫn đến... các hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư sẽ công bố nhà thầu trúng thầu và tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu II Đánh giá chung về hoạt động của ban quản lý dự án 1- Bộ giao thông vận tải A Những kết quả đạt được 1. Công tác thực hiện dự án của Ban Từ khi thành lập tới nay, ban quản lý dự án 1 đã được Bộ GTVT giao quản lý 19 dự án lớn, nhỏ, bao gồm 11 dự án sử dụng nguồn vốn ODA và 8 dự án được thực... hoạch thực hiện dự án Thứ Tám, kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án Hình thức quản lý thực hiện dự án tuân thủ theo nghị định 52 /19 99/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 19 99 về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Bên cạnh đó, việc quản lý dự án cũng tuân thủ các hướng dẫn của Ngân hàng thế giới 2 Công tác quản lý dự án của Ban Quy trình quản lý dự án của Ban Phạm Thị Tâm 18 Đầu tư 45A... Hà - Quảng Ngãi; dự án giao thông vận tải khu vực miền trung + Dự án sử dụng vốn trong nước: Dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận; dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo ( km 321km406); dự án xây dựng Tây Nghệ An - Triển khai dự án mới và những dự án đang trình duyệt gồm: +Dự án sử dụng vốn ODA: dự án phát triển cơ sở hạ tầng khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long + Dự án. .. QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1 I Những lĩnh vực hoạt động của ban quản lý dự án 1 1 Công tác lập dự án Đối với dự án trong nước phòng kế hoạch sẽ tiến hành công tác lập dự án từ khâu tìm kiếm các dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi Đối với dự án vốn nước ngoài (ODA) phòng quản lý dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án từ khâu tìm kiếm dự án, lập báo cáo nghiên... Tân An); Tiểu Dự án 4 Dự án nâng cấp cải tạo QL6 (Km 264 – Km 3 21) Hiện nay còn 9 dự án đang thực hiện và chuẩn bị thực hiện, trong đó có 3 dự án sử dụng vốn ODA và 6 dự án sử dụng vốn trong nước - Các dự án ODA đang thực hiện và chuẩn bị thực hiện gồm: 1 Dự án WB 3- khôi phục cải tạo quộc lộ 1 đoạn Cần Th - Năm Căn và các đoạn chống ngập lụt Đông H - Quảng Ngãi 2 Dự án giao thông vận tải khu vực miền... của các chuyên gia Bộ KHĐT) gọi nôm na là quản lý theo chiều ngang Các phòng nghiệp vụ của Ban được tổ chức theo 2 khối: - Khối cố định gồm các phòng nghiệp vụ: Tài chính kế toán, kế hoạch, văn phòng - Khối thay đổi là các phòng quản lý dự án Số lượng các phòng quản lý dự án nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô và số dự án mà Ban được giao quản lý Với bất kỳ một thủ tục quản lý dự án trong một quyết định... số các Dự án ODA thì có 8 dự án đã được hoàn thành Đó là: Dự án WB1 – khôi phục cải tạo QL1 đoạn Hà nội – Vinh và đoạn TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ; Dự án WB2 – Khôi phục cải tạo QL1 đoạn Vinh – Đông Hà và đại tu QL1 các đoạn không ngập lụt đoạn Đông Hà - Quảng Ngãi; Dự án ADB1 – khôi phục cải tạo QL1 đoạn TP.Hồ Chí Minh – Nha Trang; Dự án ADB2 – Khôi phục cải tạo QL1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn; Dự án ADB3... tính chính xác hơn Có như thế thì dự án sẽ được lập và quản lý có hiệu quả hơn rất nhiều 2 Các Giải pháp cho từng hoạt động của Ban 2 .1 Hoạt động quản lý dự án - Công tác quản lý dự án bám sát và phù hợp với công tác lập dự án Phạm Thị Tâm 33 Đầu tư 45A Báo cáo thực tập tổng hợp tư Bé môn Kinh tế Đầu Kiện toàn tổ chức ban quản lý lập dự án - Quá trình soạn thảo dự án có rất nhiều giai đoạn và nhiều . của ban quản lý dự án 1 (PMU1) Ban quản lý dự án 1 được thành lập ngày 21/ 8 /19 93 theo quyết định số 16 69/TCCB- LĐ của Bộ Giao thông vận tải với tên gọi ban đầu là Ban Quản lý Dụ án Quốc lộ 1. . chính kế toán, quản lý dự án 1, quản lý dự án 2, quản lý dự án 3, quản lý dự án 4, quản lý dự án 5). Các phòng có chức năng riêng nhưng có trách nhiệm phối hợp và kiểm tra chéo lẫn nhau. - Phân ban. hình nhiệm vụ công việc mới, Ban Quản lý Dự án Quốc lộ 1 được đổi tên thành Ban Quản lý Dự án 1. Từ khi thành lập tới nay, PMU1 đã được Bộ GTVT giao quản lý 6 dự án lớn vay vốn của Ngân Hàng

Ngày đăng: 06/10/2014, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan