Công tác lập dự án

Một phần của tài liệu ban quản lý dự án 1 - bộ giao thông vận tải (Trang 34 - 40)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Ban

2. Các Giải pháp cho từng hoạt động của Ban

2.2 Công tác lập dự án

Mặc dù Ban đã tuân theo đầy đủ các bước của công tác lập dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khâu thực hiện dự án, tổ chức nghiệm thu đánh giá…nhưng trên thực tế tầm quan trọng của nó chưa được đề cao đúng mức. Sự quan tâm đầy đủ đến các bước trong quy trình lập các dự án thử nghiệm công nghệ, hay chuyển giao công nghệ là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng của dự án được lập. Việc thực hiện đúng trình tự, hoàn thiện nội dung lập phù hợp với thực tiễn sẽ cho phép dự án được triển khai thuận lợi, đúng hướng.

Bên cạnh công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư đã được làm rất tốt, thì cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường để đảm bảo cho dự án được hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.

Các yếu tố phải quan tâm trong công tác nghiên cứu thực tế.

- Xem xét thực trạng của đoạn đường đó có đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của dân cư.

- Vai trò của con đường đối với sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của vùng, địa phương.

- Dự báo tốc độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải của vùng đi qua đoạn đường đó.

Về cơ bản công tác này được Ban thực hiện rất kỹ, và khá đầy đủ, tuy nhiên phần xác định các nguồn và khả năng cung cấp của từng loại nguyên vật liệu đảm bảo suốt đời cho dự án chưa được cung cấp kỹ, chưa có những phân tích sâu sắc về các thuận lợi và hạn chế và các ảnh hưởng bất lợi, hướng khắc phục của các nguồn đã chọn. Một số hướng để khắc phục.

Cần phải đưa vào dự án các phương án cung cấp nguyên vật liệu cho dự án. Đối với dự án phải nhập khẩu nguyên vật liệu thì cần phải có phương án đảm bảo có nguồn thay thế và nếu có thể đưa ra được phương án sử dụng luôn sản phẩm trong nước càng tốt.

Đối với công tác phân tích tài chính:

Công tác tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng cần phải theo sát với thực tế thị trường và tình hình huy động nguồn vốn.

Các yếu tố cần được quan tâm xem xét trong công tác phân tích tài chính bao gồm:

- Phân tích độ nhạy của dự án đầu tư:

* Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư… khi các yếu tố khác có liên quan như doanh thu, chi phí… thay đổi. Từ đó cho biết dự án có đạt hiệu quả không khi những yếu tố tác động theo chiều hướng không có lợi( chi phí tăng, doanh thu giảm, …). Trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả theo hướng không có lợi ở một chừng mực nhất định mà các chỉ tiêu hiệu quả xem xét vẫn hiệu quả (NPV>0, IRR>r giới hạn ) thì chứng tỏ dự án đang xem xét là có độ an toàn. Có thể nói cách khác là, phân tích độ nhạy của dự án là xem xét hiệu quả của dự án trong điều kiện

2.3.Công tác đấu thầu

* Nâng cao kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu.

Kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết đến chất lượng cuộc đấu thầu. Kỹ năng và phương pháp lập hồ sơ mời thầu của mỗi đơn vị có sự khác nhau do trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác đấu thầu, việc phân công công tác cho các thành viên. Tại công ty nên:

+ Phân công công việc trong quá trình lập hồ sơ mời thầu thật chi tiết, chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng cho từng người, từng việc. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình công việc so với yêu cầu của tiến độ công việc trong từng ngày, từng tuần, từng đợt.

+ Làm rõ các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhất là phần hướng dẫn lập hồ sơ thầu và tiêu chuẩn đánh giá để các nhà thầu tham gia một cách công bằng và minh bạch, tránh tình trạng do hồ sợ mời thầu không rõ nên các nhà thầu làm hồ sơ dự thầu không đạt yêu cầu.

+ Làm rõ và chi tiết hồ sơ thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu để các nhà thầu dự trên đó đưa ra mức giá hợp lí và chính xác.

+ Mỗi khi cần xử lý những vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều bộ phận, nhiều thời gian thì phải dự đoán, lường trước được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và thực hiện nhiều giải pháp xử lý khác nhau.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quyết định trong sự nghiệp đổi mới, do vậy công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của ban vẫn còn mang tính lý thuyết, chưa thật sự sát với thực tiễn và yêu cầu của chuyên môn nghiệp vụ. Để đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải có sự đổi mới trong tâm lý và tư duy, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và khả năng tiếp cận các kiến thức về kinh tế, khoa học – công nghệ của cán bộ công nhân viên công ty.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phục vụ công tác làm hồ sơ mời thầu phải có tính chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được chú trọng

thường xuyên nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.

+ Đối với những cán bộ, cần phải hướng dẫn, kèm cặp để nhanh chóng tiếp cận hiểu và thực hiện tốt công việc. Bên cạnh đó tăng cường công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên chức có ý thức trách nhiện cao trong công việc để hướng tới một mục tiêu chung của công ty. Có thể mở các lớp bồi dưỡng về công tác lập hồ sơ mời thầu cho đội ngũ Ban.

+ Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn, có thể sưu tầm hoặc mượn tài liệu, hồ sơ để tiếp thu những kinh nghiệm từ các đơn vị, tổ chức khác.

+ Sau từng từng đợt đấu thầu, từng tháng nên tổ chức họp tổng kết, đánh giá kết quả của công tác đấu thầu để rút ra những kinh nghiệm, ngững bài học. Thẳng thắn phê bình những chỗ còn thiếu sót để nhanh chóng khắc phục và tiến bộ.

KẾT LUẬN

Thực tập cuối khoá là hoạt động bổ ích và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Thời gian thực tập vừa qua mang lại rất nhiều bổ ích cho sinh viên. Nó đã một phần nào giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã được đào tạo ở trường vào trong thực tiễn. Đồng thời thông qua đó cũng cho sinh viên một chút kinh nghiệm thực tế khi đi làm sau khi tốt nghiệp. Mặc dù thời gian thực tập vừa qua là rất ngắn nhưng thông qua đó sinh viên đã tìm hiểu được về cơ cấu tổ chức và một số hoạt động của công ty, thấy được họat động thực tế của ngành mình được đào tạo nó được áp dụng trong thực tiễn như thế nào, làm như thế nào để từ đó tránh khỏi bỡ ngỡ khi đi công tác thực tế. Sau thời gian thực tập vừa qua em đã thu được một số kết quả sau:

+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của công ty

+ Chức năng nhiệm các phòng ban trong công ty.

+ Một số hoạt động của công ty liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.

+ Tác phong làm việc của các nhân viên trong công ty. Đó là tác phong làm việc nghiêm túc, nhanh nhẹ, có trách nhiệm với công việc, luôn hoà đồng…..

Thực tập cuối khoá là rất quan trọng đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Nên các trường phải tổ chức cho sinh viên đi tìm hiểu thực tế hơn nữa để giúp cho sinh viên hiểu rõ về mặt thực tế của chuyên ngành mình được đào tạo góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI...2

I.Quá trình hình thành và phát triển của ban quản lý dự án 1 (PMU1)...2

II. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban...3

1. Cơ cấu tổ chức...3

2. Chức năng nhiệm vụ của Ban, cơ quan lãnh đạo, các phòng ban quản lý dự án 1...3

2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban...3

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Ban...4

2.2.1 Tổng giám đốc Dương Danh Dũng...4

2.2.2 Phó tổng giám đốc Lê Quý Sơn...4

2.2.3 Phó tổng giám đốc Trần Văn Bạch...4

2.2.4 Phó tổng giám đốc Nguyễn Hoằng...4

2.2.5 Phó tổng giám đốc Lương Quang Thanh...5

2.2.6 Phó tổng giám đốc Hoàng Đình Phúc...5

2.3Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong Ban quản lý dự án 1...6

2.3.1 Văn phòng chịu trách nhiệm về công tác chính sau:...6

2.3.2 Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chính sau: ...7

2.3.3 Phòng kế hoạch chịu trách nhiệm về các công việc chính sau:...8

2.3.4Các phòng quản lý dự án chịu trách nhiệm về công tác chính sau:....9

2.3.5 Các phân ban chịu trách nhiệm các công tác sau:...10

PHẦN II CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA...11

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1...11

I. Những lĩnh vực hoạt động của ban quản lý dự án 1...11

1. Công tác lập dự án...11

2. Công tác quản lý dự án của Ban...18

2.2 Giai đoạn chuẩn bị dự án...19

2.2.1 Quản lý công tác lập dự án...19

2.2.2 Quản lý Công tác đầu thầu...20

1.Công tác thực hiện dự án của Ban...27

2. Công tác quản lý dự án...29

3.Về tổ chức...29

B. Những tồn tại của Ban quản lý dự án 1 - Bộ giao thông vận tải...30

PHẦN III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 1- BỘ...31

GIAO THÔNG VÂN TẢI...31

I . Định hướng phát triển của Ban giai đoạn 2006- 2010...31

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Ban...31

1.Giải pháp nâng cao hoạt động của Ban...31

2. Các Giải pháp cho từng hoạt động của Ban...33

2.1 Hoạt động quản lý dự án...33

2.2 Công tác lập dự án...34

2.3.Công tác đấu thầu...36

Một phần của tài liệu ban quản lý dự án 1 - bộ giao thông vận tải (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w