MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU4CHƯƠNG 1TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH61.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu kết cấu hệ thống phanh.61.1.1. Công dụng hệ thống phanh61.1.2. Phân loại61.1.3. Yêu cầu kết cấu71.2. Cấu tạo chung hệ thống phanh khí nén.81.2.1.Cơ cấu phanh tang trống điều khiển bằng cam.81.2.2. Hệ thống dẫn động điều khiển phanh.91.3. Giới thiệu về xe tham khảo.121.3.1. Thông số kỹ thuật.121.3.2. Hệ thống phanh khí nén trên xe.131.4. Hệ Thống chống bó cứng phanh _ ABS.231.4.1. Tổng quan về ABS231.4.2. Cơ sở lý thuyết hệ thống ABS.271.4.3. Hệ thống phanh ABS dẫn động khí nén.35CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH CẦU TRƯỚC …………………………………………………………………… ….......462.1. Xác định momen phanh cần thiết trên cơ cấu phanh sau.462.2. Thiết kế, tính toán cơ cấu phanh dạng tang trống.482.2.1 Xác định góc δ và bán kính ρ của lực tổng hợp tác dụng lên má phanh cơ cấu phanh cầu trước.482.2.2. Xác định các lực tác dụng lên má phanh theo họa đồ lực phanh.522.2.3. Kiểm tra hiện tượng tự xiết.542.2.4. Xác định chiều rộng má phanh.562.2.5. Kiểm nghiệm má phanh.562.2.6. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh.582.3. Tính bền một số chi tiết trong hệ thống.592.3.1. Tính bền trống phanh.592.3.2. Tính bền chốt phanh.61CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DẪN ĐỘNG PHANH CHÍNH.623.1. Thiết kế tính toán bầu phanh trước.623.2. Tính toán lượng khí nén633.2.1.Các thông số kỹ thuật của máy nén khí643.2.2. Năng suất của máy nén khí (lưu lượng)643.2.3 Tính toán lượng tiêu hao nhiên liệu sau mỗi lần phanh.653.2.4. Tính bền đường ống dẫn động phanh663.3 .Tính toán van điều khiển.673.3.1. Sơ đồ tính toán.673.3.2. Tính toán buồng trên683.3.3 Tính toán buồng dưới69CHƯƠNG 4TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THỬ CẢM BIẾN TỐC ĐỘ GÓC BÁNH XE714.1. Giới thiệu cảm biến đo tốc độ góc.714.1.1. Nguyên lý đo vận tốc góc.714.1.2. Các loại cảm biến đo tốc độ góc.714.1.3. Lựa chọn cảm biến đo đạc trên xe thí nghiệm.744.2. Thiết kế, tính toán vành răng cảm biến tốc độ góc bánh xe.844.2.1. Cơ sở thiết kế vành răng cảm biến844.2.2. Tính, lựa chọn các thông số kỹ thuật của vành răng.854.3. Lựa chọn phương án gá đặt cảm biến trên xe thí nghiệm.884.3.5. Lựa chọn phương án thiết kế và bố trí vành răng.924.4. Kết quả thí nghiệm bộ cảm biến đo tốc độ góc bánh xe.93CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THỬ BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ _ ECU ABS……………..985.1. Cơ sở thiết kế ECU.985.1.1. Tín hiệu điều khiển ABS.985.1.2. Quá trình điều khiển ABS.1015.2. Cách thức điều khiển ECU theo giá trị ngưỡng.1035.3. Thiết kế bộ điều khiển điện tử ECU – ABS.1075.3.1. Thiết kế các module bên trong ECU.1075.3.2.Chế tạo mạch điều khiển1115.4.Thử nghiệm ECUABS113CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH1176.1. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu chi tiết.1176.2.Thứ tự các nguyên công118CHƯƠNG 7 NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS1237.1. Quy trình thử nghiệm hệ thống chống hãm cứng bánh xe.1237.2. Các thông số cần đo đạc khi kiểm định.1267.3. Phương pháp chẩn đoán hệ thống ABS.129KẾT LUẬN130TÀI LIỆU THAM KHẢO133 Thiết kế, tính toán, hệ thống phanh ABS, khí nén cầu trước, trang bị ABS cho xe tải
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH 6
1.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu kết cấu hệ thống phanh 6
1.1.1 Công dụng hệ thống phanh 6
1.1.2 Phân loại 6
1.1.3 Yêu cầu kết cấu 7
1.2 Cấu tạo chung hệ thống phanh khí nén 8
1.2.1.Cơ cấu phanh tang trống điều khiển bằng cam 8
1.2.2 Hệ thống dẫn động điều khiển phanh 9
1.3 Giới thiệu về xe tham khảo 12
1.3.1 Thông số kỹ thuật 12
1.3.2 Hệ thống phanh khí nén trên xe 13
1.4 Hệ Thống chống bó cứng phanh _ ABS 23
1.4.1 Tổng quan về ABS 23
1.4.2 Cơ sở lý thuyết hệ thống ABS 27
1.4.3 Hệ thống phanh ABS dẫn động khí nén 35
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH CẦU TRƯỚC ……… … 46
2.1 Xác định momen phanh cần thiết trên cơ cấu phanh sau 46
2.2 Thiết kế, tính toán cơ cấu phanh dạng tang trống 48
2.2.1 Xác định góc δ và bán kính ρ của lực tổng hợp tác dụng lên má phanh cơ cấu phanh cầu trước 48
2.2.2 Xác định các lực tác dụng lên má phanh theo họa đồ lực phanh 52
2.2.3 Kiểm tra hiện tượng tự xiết 54
2.2.4 Xác định chiều rộng má phanh 56
2.2.5 Kiểm nghiệm má phanh 56
Trang 22.2.6 Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh 58
2.3 Tính bền một số chi tiết trong hệ thống 59
2.3.1 Tính bền trống phanh 59
2.3.2 Tính bền chốt phanh 61
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN DẪN ĐỘNG PHANH CHÍNH 62
3.1 Thiết kế tính toán bầu phanh trước 62
3.2 Tính toán lượng khí nén 63
3.2.1.Các thông số kỹ thuật của máy nén khí 64
3.2.2 Năng suất của máy nén khí (lưu lượng) 64
3.2.3 Tính toán lượng tiêu hao nhiên liệu sau mỗi lần phanh 65
3.2.4 Tính bền đường ống dẫn động phanh 66
3.3 Tính toán van điều khiển 67
3.3.1 Sơ đồ tính toán 67
3.3.2 Tính toán buồng trên 68
3.3.3 Tính toán buồng dưới 69
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THỬ CẢM BIẾN TỐC ĐỘ GÓC BÁNH XE 71
4.1 Giới thiệu cảm biến đo tốc độ góc 71
4.1.1 Nguyên lý đo vận tốc góc 71
4.1.2 Các loại cảm biến đo tốc độ góc 71
4.1.3 Lựa chọn cảm biến đo đạc trên xe thí nghiệm 74
4.2 Thiết kế, tính toán vành răng cảm biến tốc độ góc bánh xe 84
4.2.1 Cơ sở thiết kế vành răng cảm biến 84
4.2.2 Tính, lựa chọn các thông số kỹ thuật của vành răng 85
4.3 Lựa chọn phương án gá đặt cảm biến trên xe thí nghiệm 88
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 2
Trang 34.3.5 Lựa chọn phương án thiết kế và bố trí vành răng 92
4.4 Kết quả thí nghiệm bộ cảm biến đo tốc độ góc bánh xe 93
CHƯƠNG 5 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THỬ BỘ ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ _ ECU ABS……… 98
5.1 Cơ sở thiết kế ECU 98
5.1.1 Tín hiệu điều khiển ABS 98
5.1.2 Quá trình điều khiển ABS 101
5.2 Cách thức điều khiển ECU theo giá trị ngưỡng 103
5.3 Thiết kế bộ điều khiển điện tử ECU – ABS 107
5.3.1 Thiết kế các module bên trong ECU 107
5.3.2 Chế tạo mạch điều khiển 111
5.4 Thử nghiệm ECU-ABS 113
CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH 117
6.1 Phân tích tính công nghệ trong kết cấu chi tiết 117
6.2.Thứ tự các nguyên công 118
CHƯƠNG 7 NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 123
7.1 Quy trình thử nghiệm hệ thống chống hãm cứng bánh xe 123
7.2 Các thông số cần đo đạc khi kiểm định 126
7.3 Phương pháp chẩn đoán hệ thống ABS 129
KẾT LUẬN 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO 133
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Nền công nghiệp ô tô trong nước đang nỗ lực tìm chỗ đứng của mình, khi
phải cạnh tranh với nhiều nhà sản xuất nước ngoài Chính sách của nhà
nước là chú trọng phát triển vào phân khúc xe tải tải trọng nhỏ để gia tăng
sức tiêu thụ trong nước
Hệ thống phanh giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn chuyển
động của ô tô Để đạt các chỉ tiêu hiệu quả, ổn định hướng chuyển động
của xe khi phanh, tăng độ tin cậy làm việc, hệ thống phanh trên ô tô ngày
càng được hoàn thiện về bố trí, kết cấu, lắp đặt và vận hành Sự phát triển
của khoa học, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển tự động ngày
càng ứng dụng phổ biến trong công nghiệp ô tô nói chung, hệ thống phanh
nói riêng
Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh ABS _ Anti-lock Brake
System_ ra đời với mục đích nâng cao hiệu quả phanh cho ô tô trong mọi
trường hợp chuyển động, như chống bó cứng bánh xe khi phanh, đảm bảo
tính ổn định hướng chuyển động của ô tô khi phanh Các hệ thống ABS
trên xe đang ngày được phát triển và kết hợp cùng với các hệ thống hỗ trợ
khác như EBD, BAS, TRC, ASR, ESP
Hệ thống ABS là hệ thống không thể thiếu trên ô tô ở nhiều quốc gia Tuy
nhiên tại Việt Nam, đây vẫn là thiết bị chưa bắt buộc phải trang bị trên các
dòng xe tải có trọng tải nhỏ Hầu hết các cơ sở sản xuất lắp ráp ô tô trong
nước chưa nghiên cứu để làm chủ công nghệ ABS và phát triển thương mại
sản phẩm xe tải lắp ráp hệ thống ABS Các liên doanh ô tô cũng không
nghiên cứu sản phẩm này tại Việt Nam mà chỉ lắp ráp từ phụ kiện nhập
ngoại
Nhằm nâng cao tính năng an toàn, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ô
tô tải sản xuất lắp ráp trong nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 4
Trang 5“Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm hệ thống ABS cho hệ thống phanh
khí nén trên ô tô tải sản xuất, lắp ráp trong nước” đã được thực hiện tại
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS Hồ Hữu Hải, đề tài tốt nghiệp của nhóm chúng em thực hiện một
phần trong đề tài cấp Nhà Nước đó, với nội dung “Thiết kế, tính toán hệ
thống phanh ABS khí nén cầu trước trang bị ABS cho xe tải”.
Sau 15 tuần nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo
của PGS.TS Hồ Hữu Hải, và tập thể các thầy trong bộ môn ô tô đã tạo điều
kiện, cùng sự hợp tác nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công nhân trực thuộc
công ty ôtô MêKông, nhóm chúng em đã hoàn thành được đồ án của mình
Nhóm sinh viên
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH
1.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu kết cấu hệ thống phanh.
Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau:
Hệ thống phanh chính (phanh chân), dùng để giảm tốc độ khi xe
đang chuyển động
Hệ thống phanh dừng (phanh tay), dùng đỗ xe khi người lái rời khỏi
buồng lái và dùng làm phanh dự phòng
Hệ thống chậm dần (phanh bổ trợ) (phanh bằng động cơ, thuỷ lực
hoặc điện từ), dùng để tiêu hao bớt một phần động năng của ô tô khi
cần tiến hành phanh lâu dài (phanh trên dốc dài)
1.1.2.2 Theo kết cấu của cơ cấu phanh
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại
sau:
Hệ thống phanh với cơ cấu phanh dải
Hệ thống phanh với cơ cấu phanh tang trống
Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa
1.1.2.3 Theo dẫn động phanh
Theo dẫn động hệ thống phanh được chia ra:
Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
Hệ thống phanh dẫn động liên hợp: khí nén - thuỷ lực, …
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 6
Trang 7 Hệ thống phanh có cường hoá (có trợ lực).
1.1.2.4 Theo mức độ hoàn thiện hệ thống phanh
Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng điều
khiển ô tô khi phanh Ta có các loại sau:
Hệ thống phanh có bộ điều hòa lực phanh, dùng để điều chỉnh
momen phanh ở cơ cấu phanh, làm thay đổi momen phanh trên cầu
trước và cầu sau
Hệ thống phanh có bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống ABS)
Ngoài ra còn có một số hệ thống kết hợp với ABS (ASR, ESP,…) để
tăng khả năng cơ động và khả năng ổn định của xe khi phanh
1.1.3 Yêu cầu kết cấu
Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo
quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp
nguy hiểm
Đảm bảo sự ổn định chuyển động của xe và phanh êm dịu trong mọi
trường hợp
Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi: lực tác dụng lên bàn đạp hay cần
điều khiển không lớn, phù hợp khả năng điều khiển liên tục của
người lái
Dẫn động phanh có độ nhạy cao, đảm bảo mối tương quan giữa lực
bàn đạp với sự phanh của ô tô trong quá trình thực hiện phanh
Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo
quan hệ để đảm sử dụng hết trọng lượng bám của khi phanh ở các
cường độ khác nhau
Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt, duy trì ổn định hệ số ma sát trong cơ
cấu phanh trong mọi điều kiện sử dụng
Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe
Trang 8 Có khả năng giữ ôtô đứng yên trong thời gian dài, kể cả trên đường
dốc
Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống trong khi thực hiện phanh trong
mọi trường hợp sử dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển có
hư hỏng
1.2 Cấu tạo chung hệ thống phanh khí nén
1.2.1.Cơ cấu phanh tang trống điều khiển bằng cam
Cơ cấu phanh tang trống được dùng khá phổ biến trên ô tô Trong cơ cấu
dạng tang trống sử dụng các guốc phanh cố định và được phanh với mặt trụ
trong của tang trống quay cùng bánh xe Như vậy quá trình phanh được
thực hiện nhờ ma sát giữa bề mặt tang trống và các má phanh
Cơ cấu phanh tang trống được phân loại theo phương pháp bố trí và điều
khiển các guốc phanh thành các dạng khác nhau Trong trường hợp sử
dụng cơ cấu phanh trên hệ thống phanh thuần túy khí nén, ta thường sử
dụng cơ cấu phanh điều khiển bằng cam
Cơ cấu phanh điều khiển bằng cam.
6 5
10
15 14 13
A A
Hình 1.1 : Cấu tạo cơ cấu phanh dạng cam
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 8
Trang 91- Chốt guốc phanh; 2- Mâm phanh; 3- Tấm chắn; 4- Êcu; 5- Tấm đệm
chốt guốc phanh; 6- Khoá hãm; 7- Guốc phanh; 8- Lò xo hồi vị; 9- Tấm
ma sát; 10- Trục con lăn; 11- Cam ép; 12- Con lăn; 13- Đòn điều chỉnh;
14- Trục cam phanh;
Đặc điểm
Cơ cấu phanh này chỉ dùng cho xe có tải trọng lớn và dùng cho hệ thống
phanh dẫn động bằng khí nén
Cơ cấu phanh được bố trí kiểu đối xứng qua trục, có xi lanh khí nén điều
khiển cam xoay 11 ép guốc phanh 7 vào trống phanh Phần quay của cơ cấu
phanh là tang trống Phần cố định bao gồm mâm phanh 2 được cố định trên
dầm cầu
Nguyên lý làm việc :
Cụm cơ cấu phanh lắp trên mâm phanh 2, nối cứng với bích cầu, các tấm
ma sát 9 có cấu tạo hình lưỡi liềm tương ứng với đặc tính mài mòn của
chúng và được lắp trên hai guốc phanh 7 Trên các guốc phanh có tán tấm
ma sát (má phanh) Các guốc phanh này tựa tự do lên các bánh lệch tâm lắp
trên mâm phanh 2, trục của các guốc phanh cùng với các mặt tựa lệch tâm
cho phép định tâm đúng các guốc phanh so với trống phanh khi lắp ráp các
cơ cấu Cam quay được chế tạo liền trục, với biên dạng Cycloit (hoặc
Acsimet) Khi phanh cam ép 11 sẽ chuyển động đẩy các guốc phanh ra làm
cho nó áp sát vào bề mặt trống phanh để thực hiện quá trìng phanh, giữa
cam ép 11 và guốc 7 có lắp con lăn 12 nhằm giảm ma sát và tăng hiệu quả
phanh, bốn lò xo hồi vị 8 trả guốc phanh về vị trí nhả phanh
Sự tác động của cam lên các guốc phanh với các chuyển vị như nhau, má
phanh bị mòn gần như đều nhau, do vậy các má phanh trên cả hai guốc
phanh của cơ cấu có kích thước gần như bằng nhau
1.2.2 Hệ thống dẫn động điều khiển phanh
Hệ thống dẫn động có tác dụng truyền và khuếch đại lực điều khiển từ bàn
Trang 10đạp phanh đến cơ cấu phanh Hệ thống dẫn động phải đảm bảo được các
yêu cầu sau:
Độ nhạy cần thiết của hệ thống;
Hiệu quả điều khiển trong việc truyền năng lượng từ cơ cấu điều
khiển đến cơ cấu phanh của ôtô;
Độ tin cậy của hệ thống kể cả khi có hư hỏng bất thường
Trong dẫn động phanh thủy lực sử dụng truyền động thủy tĩnh nối liền từ
cơ cấu điều khiển tới xylanh bánh xe Hệ thống dẫn động phanh thủy lực có
các ưu điểm sau :
Thời gian chậm tác dụng ngắn
Tạo được lực ép trên cơ cấu phanh đồng đều và đồng thời, làm tăng
tính ổn định của ô tô khi phanh
Kết cấu đơn giản
Có khả năng ứng dụng đa dạng trên nhiều loại ô tô khác nhau, khi đó
chỉ cần thay đổi cơ cấu phanh
Nhược điểm của hệ thống dẫn động thủy lực:
Tỷ số truyền không lớn nên không thể tăng lực điều khiển lên cơ cấu
phanh, khi yêu cầu lực tác dụng phanh lớn cần phải hành trình bàn
đạp lớn hoặc dùng trợ lực
Hiệu suất truyền giảm khi nhiệt độ thay đổi
Trong hệ thống dẫn động có điều khiển bằng thủy lực trên ô tô con và ô tô
tải nhỏ, lực điều khiển của người lái tác dụng vào bàn đạp nhanh, tỉ lệ
thuận với lực điều khiển tại các cơ cấu phanh Dẫn động điều khiển phanh
của ô tô tải lớn và ôtô bus đòi hỏi năng lượng điều khiển lớn do vậy không
nên dùng hệ dẫn động thủy lực do cần có lực điều khiển lớn, gây mệt mỏi
cho người lái Trong dẫn động phanh bằng khí nén lực điều khiển trên bàn
đạp phanh nhỏ, áp suất trên đường ống không cao và cho phép dẫn động
dài tới các cơ cấu phanh cần thiết Hơn nữa hệ thống phanh khí nén còn dễ
dàng bố trí điều khiển tự động
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 10
Trang 11Nhược điểm của hệ thống phanh dẫn động khí nén là số lượng các chi tiết
nhiều, kích thước lớn và có giá thành cao, độ nhạy của hệ thống kém, nghĩa
là thời gian hệ thống phanh bắt đầu làm việc kể từ khi người lái bắt đầu tác
dụng lực là khá lớn do không khí bị nén khi chịu lực
Sơ đồ cấu tạo chung của dẫn động phanh khí nén cơ bản (hình 2)
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo dẫn động phanh khí nén
a) Nguồn cung cấp
1 Máy nén khi 4 Cụm van chia, bảo vệ
2 Bộ điều chỉnh áp suất 5 Bình chứa khí nén mạch I
3 Bình làm khô 6 Bình chứa khí nén mạch II
b) Cụm điều khiển: 7 Van phân phối hai dòng
c) Cơ cấu chấp hành: 8.Bầu phanh và cơ cấu phanh trước
9 Bầu phanh và cơ cấu phanh sau d) Các đường ống dẫn khí
+) Phần cung cấp khí nén có chức năng chính là hút không khí từ ngoài khí
quyển, nén không khí tới áp suất cần thiết (0,7 - 0.9 Mpa) hay (7 - 9
Trang 12kg/cm2), đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng cho hệ thống phanh khí nén làm
việc Áp suất làm việc lớn nhất của máy nén khí là 11 kg/cm2 Nếu áp suất
vượt quá giới hạn này thì van điều áp sẽ ngắt máy nén khí không cho làm
việc nữa Độ bền và độ tin cậy của dẫn động phanh khí nén phụ thuộc vào
chất lượng khí nén Do vậy khí nén phải đảm bảo khô, sạch, có áp suất ở
mức an toàn khi làm việc
1.3 Giới thiệu về xe tham khảo
Khoảng sáng gầm xe (mm)
240
Chiều dài vết bánh xe trước (mm)
1720
Chiều dài vết bánh xe sau (mm)
Trang 13Tải trọng (Kg) 2980Tổng trọng lượng G
(Kg)
7685
Phân bố lên trục 1 (Kg) 2685Phân bố lên trục 2 (Kg) 5000Khối lượng cho
phép lớn nhất trên trục (kG)
Trục 1 4000
Trục 2 8000Tốc độ tối đa (Km/h) 95
Trang 14 Nguyên lý làm việc của hệ thống.
Khí nén được cung cấp bởi máy nén khí 1, đi qua van điều áp 2, qua bộ lọc
tách nước 3, qua van an toàn kép 4, tới các bình chứa khí 5 và 6 Van an
toàn kép 4 đảm bảo cho hai bình chứa khí hoạt động độc lập với nhau tạo
thành hai nguồn cung cấp khí độc lập cho hai dòng dẫn động phanh
Dẫn động phanh trục trước bắt đầu từ bình khí 5 qua khoang dưới của tổng
van 8, đi tới các bầu phanh của trục trước 9, 10
Dẫn động phanh cầu sau bắt đầu từ bình khí 6, qua khoang trên của tổng
van 8, đi tới van gia tốc 12, tới các bầu phanh của cụm cầu sau 14, 15
Dòng khí nhả phanh dừng bắt đầu từ bình khí 5, 6 qua van điều khiển 11,
qua van xả nhanh 13, đi tới các bầu tích năng dạng lò co của cụm cầu sau
14, 15 ép các lò xo thực hiện nhả phanh
Khi thực hiện phanh dừng, xoay tay van 11, khí nén đang ép các lò xo tích
năng lập tức bị xả hết, các lò xo bung ra làm xoay trục cam ép các guốc
phanh bánh xe sau, thực hiện nhả phanh tay
Van điều áp 2 đồng thời là van an toàn có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất làm
việc trong hệ thống bằng cách dừng hoặc khởi động máy nén khí khi áp
suất trong hệ thống vượt quá giới hạn hoặc quá thấp
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 14
Trang 15Van an toàn 3 ngả giữ cho xe hoạt động bình thường khi xe mất đi một
dòng hơi
1.3.2.2 Các bộ phận của hệ thống phanh
1 Van phân phối
Hình 1.4 Van phân phối dẫn động hai dòng
1 Pittông lớn khoang dưới; 2,11 Van điều khiển; 3 Ty đẩy; 4.Phần tử đàn
hồi; 5 Pittông khoang trên; 6,10.Van xả; 7,9 Van nạp ; 12 Pittông nhỏ.
Hình 1.4: Van phân phối dẫn động hai dòng
Van phân phối có tác dụng mở và đóng hoặc mở các van để cấp hoặc
ngừng cấp khí nén để mở hoặc đóng các van Khoang trên có cửa vào là D
được nối với bình chứa khí, cửa ra là C được nối tới các bầu phanh tại các
bánh xe Tương tự như vậy, khoang dưới có cửa vào là E và cửa ra là A
Ngoài ra còn có một cửa thông với khí trời F chung cho cả hai khoang Mỗi
khoang có một van điều khiển: Van 2 ở khoang trên có nhiệm vụ đóng mở
các van nạp 7 và van xả 6, còn van 11 của khoang dưới điều khiển các van
nạp 9 và van xả 10
Trang 16Nguyên lý hoạt động của van như sau:
- Ở trạng thái không phanh như thể hiện trên hình vẽ, các bầu phanh
tại các bánh xe được nối thông với khí trời do các van xả 6 và 10 mở
- Khi phanh, lực Q truyền từ bàn đạp tới tác dụng lên pittông 5 thông
qua phần tử đàn hồi 4 làm pittông dịch chuyển đi xuống Đầu tiên,
van xả 6 đóng lại không cho cửa C thông với khí trời nữa, sau đó khi
pittông tiếp tục đi dich chuyển đi xuống thì van nạp 7 mở ra và khí
nén chờ sẵn ở cửa D đi qua van nạp, qua khoang dưới 5 tới cửa C rồi
từ đó tới các bầu phanh bánh xe để thực hiện quá trình phanh Đồng
thời, khí nén từ khoang trên đi qua lỗ nhỏ B xuống khoang trên
pittông 1 đẩy pittông con 12 đi xuống Nhờ đó van xả 10 đóng lại,
rồi van nạp 9 mở ra cho khí nén đi từ cửa E sang cửa A để đi tới các
bầu phanh tại các bánh xe
- Như vậy, trong trường hợp phanh bình thường như mô tả trên đây,
khoang trên được điều khiển trực tiếp bằng dẫn động cơ khí, còn
khoang dưới được điều khiển bằng khí nén lấy từ khoang trên Nếu
khoang trên bị mất khí, không hoạt động nữa thì khi phanh, ty đẩy 3
đi xuống tác động lên con đội 8 và đẩy pittông nhỏ 12 của khoang
dưới đi xuống thực hiện quá trình phanh trên một cầu còn lại
- Trong trường hợp lái xe đạp phanh đột ngột thì khoang dưới cũng
được điều khiển bằng ty đẩy 3 vì khí nén không kịp cấp qua lỗ B để
điều khiển pittông lớn 1
- Tính chép hình của tổng van được thể hiện như sau Ứng với một lực
tác động Q nào đó, sau khi van nạp 7 của khoang trên mở, khí nén đi
vào bên dưới pittông 5 và sau đó đi qua cửa C tới các bầu phanh tại
các bánh xe Áp suất khí trong khoang dưới pittông 5 tăng dần lên
cho tới khi áp lực của khí nén cùng với lực lò xo thằng được lực điều
khiển Q, nén phần tử đàn hồi 4 lại và đẩy pittông đi lên cho tới khi
van nạp đóng lại Lúc này cả van nạp và van xả đều đóng, ấp suất khí
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 16
Trang 17nén dẫn tới các bầu phanh không tăng nữa và pittông 5 ở trạng thái
cân bằng Quá trình tương tự như vậy cũng xảy ra đối với khoang
dưới Như vậy, ứng với một lực Q nhất định (tương ứng với một lực
trên bàn đạp) áp suất trong dẫn động phanh chỉ có một giá trị tương
ứng Nhờ vậy mà người lái có thể điều khiển được cường độ phanh
theo ý muốn
2 Bầu phanh trước
Bầu phanh xe có cấu trúc như xi lanh lực tác động một chiều Vỏ của bầu
phanh được bắt cố định trên vỏ cầu, đòn đẩy tựa chặt trên pittong đẩy và
dịch
chuyển để điều khiển cam quay
Bầu phanh được chia làm 2 loại chính:
- Bầu phanh đơn: là loại tác dụng một chiều
- Bầu phanh kép: có tác dụng hai chiều (bầu phanh tích năng)
Cấu tạo của bầu phanh đơn dạng màng gồm: hai nữa vỏ của bầu phanh
được bắt cố định trên cầu xe Màng cao su bố trí giữa hai nữa vỏ, chia bầu
phanh thành 2 khoang Khoang bên trái có cửa dẫn khí nén từ van phân
phối xuống, khoang bên phải có lỗ thông với khí quyển R Lò xo hồi vị có
tác dụng đẩy màng cao su về vị trí ban đầu khi không phanh Màng cao su
được đỡ bởi tấm đỡ, gắn liền với thanh đẩy dẫn động cam quay, đóng mở
cơ cấu phanh Chiều dài của thanh đẩy được điều chỉnh nhờ đai ốc 9, nhằm
tạo nên vị trí thích hợp với cam quay
Nguyên lý làm việc của bầu phanh đơn dạng màng:
- Khi không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, màng cao su về vị
trí tận cùng bên trái Khi phanh, khí nén có áp suất cao được dẫn tới
khoang bên trái của bầu phanh, đẩy màng cao su và đòn đẩy dịch
chuyển về bên phải, thực hiện sự xoay cam trong cơ cấu phanh Khi
nhả phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, đẩy màng cao su, kéo đòn
Trang 18đẩy về vị trí ban đầu Khí nén ở khoang bên trái theo đường ống
thoát ra ngoài không khí, kết thúc quá trình phanh
Hình 1.5 : Bầu phanh trước (bầu phanh đơn).
3 Bầu phanh sau
Nguyên lý làm việc của bầu phanh:
- Ban đầu khi chưa phanh: Khoang P thông với khí quyển, khoang B
ban đầu khi chưa phanh được cấp khí nén ép lò xo 14 đẩy cần đẩy
sang bên trái, không tác dụng vào màng cao su số 6
- Khi phanh chân: Khí nén được cấp vào khoang A thực hiện đẩy
màng sang bên phải qua đó đẩy đòn đẩy sang phải thực hiện phanh,
khi nhả phanh khí nén rút khỏi cửa A, dưới tác dụng của lò xo hồi vị
9 sẽ đẩy cơ cấu về vị trí cân bằng ban đầu
- Khi phanh tay (phanh đỗ): Thực hiện ngắt khí nén ở cửa B ra, qua đó
do sự chênh lệch về áp suất, lò xo tích năng 14 được đẩy sang bên
phải ép thằng vào màng đẩy sang phải thực hiện phanh cứng (phanh
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 18
Trang 19rất lâu), muốn nhả phanh ra thì điều chỉnh mở ốc số 1 ra để đưa hệ
thống trở về vị trí cân bằng và cấp khí nén vào B
Hinh 1.6: Kết cấu loại bầu phanh tích năng (bầu phanh kép)
1 Ốc điều chỉnh 2 Ống đẩy 3 Vỏ bầu phanh 4 Ống dẫn khí 5 Vỏ
trong 6 Màng cao su 7 Đòn đẩy 8 Thân bầu phanh 9 Lò xo hồi
vị 10 Tấm đỡ 11 Bạc đẩy 12 Vòng tỳ 13 Piston tích năng 14.
Lò xo tích năng
A Điều khiển phanh chân P- Thông với khí quyển
B Điều khiển nhả phanh S- Khoang thông với A
Q- Khoang thông với B T- Khoang tích năng.
4 Van xả nhanh
Trang 20Hình 1.7: Van xả nhanh
Sau khi nhả bàn đạp phanh, khí từ các bầu phanh không hồi về bình chứa
mà được xả nhanh ra ngoài thông qua van xả khí đặt gần bầu phanh Thông
thường, hay bố trí ở cầu trước Với cầu sau, van xả nhanh thường được tích
hợp vào van gia tốc
Dòng khí từ van phân phối đi vào cổng “service port”, tác động mở van
nạp và đóng van xả khí, cung cấp khí vào 2 bầu phanh thông qua 2 cổng
“delivery port” Khi nhả bàn đạp phanh, yêu cầu khí trong bầu phanh phải
được xả nhanh và triệt để Do van phân phối ở xa nên lượng khí trong bầu
phanh không được xả ở van phân phối, mà được xả ngay gần bầu phanh
qua van xả nhanh
Dòng khí từ bầu phanh đẩy màng đàn hồi, mở van xả (do khí nén ở cổng
“service port” không còn, gây ra sự chênh lệch áp suất), khí nén được xả ra
không khí qua cổng “delivery port”.
5 Van gia tốc (Relay valve)
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 20
Trang 21Hình 1.8 : Van gia tốc (Relay valve)
Hệ thống phanh khí nén có nhược điểm là độ chậm tác dụng lớn, đặc biệt là
ở trên cơ cấu phanh nằm xa van phanh chân (bầu phanh sau) Do khoảng
cách từ bầu phanh sau tới van phân phối là tương đối dài (đặc biệt trên xe
tải lớn), nên độ chậm tác dụng thường lớn hơn Vì vậy, ta bố trí một van
gia tốc ở giữa van phanh chân và bầu phanh, gần bình chứa khí nén
Trên van gia tốc có một đường khí từ bình khí tới, và một đường khí từ van
phân phối xuống Dòng khí từ van phân phối đóng vai trò là dòng khí điều
khiển để mở van khí, nối thông dòng khí từ bình tới 2 bầu phanh phía sau,
sẽ hạn chế được độ chậm tác dụng của hệ thống Tổng cộng trên van có 4
cổng dẫn khí Vì dòng khí từ van phanh chân chỉ có tác dụng điều khiển
đóng mở van khí, nên van gia tốc đóng vai trò tương tự như một rơle (relay
valve)
6 Van bảo vệ kép (van chia dòng, bảo vệ 2 dòng khí nén)
Trang 22Hình 1.9: Van chia dòng và bảo vệ 2 dòng khí nén (van an toàn kép)
Công dụng của van chia dòng cấp khí cho 4 nhánh và tạo nên các dòng khí
độc lập Khi một hay một số dòng khí bị mất áp suất, các dòng khí còn lại
vẫn làm việc bình thường Do vậy, van có chức năng bảo vệ khả năng độc
lập giữa các dòng cung cấp khí nén
Cấu tạo của van như hình vẽ trên
Nguyên lý hoạt động của van:
- Dòng khí từ máy nén khí tới cổng I, qua các lỗ của van một chiều,
đẩy pittong tỳ, mở van nạp, cung cấp khí nén tới các khoang II, và III
đi tới các bình chứa khí nén, cung cấp khí nén tới các cầu trước và
sau Dòng khí nén cho phanh tay được cung cấp từ cả 2 bình khí, như
sơ đồ trên
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 22
Trang 231.4 Hệ Thống chống bó cứng phanh _ ABS.
1.4.1 Tổng quan về ABS
1.4.1.1 Lịch sử phát triển
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking Systems) nằm
trong hệ thống an toàn chủ động của ô tô hiện đại Hệ thống sẽ điều khiển
chống bó cứng các bánh xe trong quá trình phanh, giúp tăng độ ổn định của
xe, rút ngắn quãng đường phanh, tăng khả năng điều khiển quay vòng ô tô
trong trường hợp cần thiết phải tránh chướng ngại vật
Lịch sử phát triển của hệ thống phanh và phanh ABS qua các thời kì sau:
Năm 1924: Khai sinh hệ thống phanh thủy lực và đến năm 1931 thì
tăng tính an toàn phanh với dẫn động hai dòng;
Năm 1951: Ứng dụng dạng phanh đĩa
Năm 1952 đến 1963 là thời kỳ ứng dụng trợ lực thủy lực và chân
không
Năm 1978: Hệ thống phanh ABS bắt đầu có ứng dụng thương mại
trên ô tô ABS tác động vào hệ thống dẫn động thủy lực nhằm giữ,
giảm hoặc tăng áp suất phanh dẫn đến các xi lanh phanh bánh xe để
chống trượt lết trong quá trình phanh
Năm 1989: Hệ thống phanh ABS được kết hợp với hệ thống chống
trượt quay TSC Hệ thống này điều khiển bằng cách điều chỉnh giá
trị của mô men phanh và mô men được truyền từ động cơ đến các
bánh xe Hệ thống này còn có khả năng điều khiển lượng nhiên liệu
cấp cho động cơ nhằm hạn chế trượt quay bánh xe do thừa mô men
Tuy nhiên tại thời điểm đó, số kênh điều khiển hệ thống còn ít, chỉ
điều khiển một kênh, hoặc hai kênh cho toàn bộ các cầu hoặc một
cầu xe và sử dụng van điều hòa lực phanh bằng cơ khí để phân phối
áp suất phanh đến các bánh
Trang 24 Năm 1994: Hệ thống phanh ABS được kết hợp với hệ thống cân
bằng điện tử EBD Hệ thống điện tử dần thay thế các hệ thống cơ
khí, hệ thống phanh ABS trong hệ thống đã bắt đầu điều khiển nhiều
kênh, điều khiển từng bánh xe độc lập
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật điều
khiển điện tử và tự động hóa, các hệ thống điều khiển trên ô tô ngày càng
được phát triển hoàn thiện hơn, nâng cao tính tiện nghi và an toàn sử dụng
của ô tô
Nhằm nâng cao tốc độ chuyển động và tính an toàn chủ động của ô tô, hệ
thống phanh là một trong những mục tiêu được đầu tư và phát triển nhiều
Trên cơ sở một hệ thống ABS, hệ thống phanh có thể kết hợp với một số hệ
thống khác, và đến nay, một hệ thống phanh hiện đại đã có rất nhiều chức
năng ưu việt Ngoài tác dụng cơ bản là giảm tốc độ hay dừng xe, hệ thống
phanh còn can thiệp cả trong quá trình khởi động và tăng tốc của ô tô,
khống chế các hiện tượng quay vòng thiếu, quay vòng thừa, làm tăng tính
ổn định của xe khi đi vào đường vòng
Một số sự kết hợp của ABS với các hệ thống khác:
ABS kết hợp với hệ thống phân phối lực phanh bằng điện tử
(Electronic Brake-force Distribution – EBD) và hệ thống trợ lực
phanh khẩn cấp (Brake Assist System – BAS)
ABS kết hợp với hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control
(TRC) hay Acceleration Slip Regulator (ASR)
ABS kết hợp với hệ thống điều khiển ổn định ô tô (Electronic
Stability Program – ESP)
Những năm sau đó là quá trình hoàn thiện, tối ưu hóa hiệu quả làm việc của
hệ thống phanh Hệ thống ABS hoạt động tối ưu, đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng phanh của ô tô phải đạt được các yêu cầu sau:
ABS phải đáp ứng được các yêu cầu về an toàn liên quan đến động
lực học phanh và chuyển động của ôtô
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 24
Trang 25 Hệ thống phải làm việc ổn định và có khả năng thích ứng cao, điều
khiển tốt trong suốt dải tốc độ của xe và ở bất kỳ loại đường nào
(thay đổi từ đường bê tông khô có độ bám tốt đến đường đóng băng
có độ bám kém);
Hệ thống phải khai thác tối đa khả năng phanh của các bánh xe trên
đường nhằm tăng tính ổn định điều khiển và giảm quãng đường
phanh Điều này không phụ thuộc vào việc phanh đột ngột hay
phanh từ từ của người lái xe
Khi phanh xe trên đường có các hệ số bám khác nhau (ví dụ hai bánh
xe bên phải chạy trên đường có dính dầu nhớt và hai bánh bên trái
chạy trên đường nhựa khô) thì mô men xoay xe quanh trục đứng đi
qua trọng tâm của xe luôn luôn xảy ra, lúc này hệ thống ABS cần hỗ
trợ làm mô men quay đó tăng chậm để người lái xe có đủ thời gian
điều chỉnh thông qua hệ thống lái
Phải duy trì độ ổn định và khả năng lái khi phanh gấp trong lúc đang
quay vòng
Hệ thống phải có chế độ tự kiểm tra, chẩn đoán và an toàn Một
mạch kiểm soát phải liên tục kiểm tra sự hoạt động của hệ thống một
cách đầy đủ Nếu phát hiện một lỗi nào đó có thể làm hư hỏng việc
ứng xử của ABS thì hệ thống sẽ thông báo cho lái xe biết thông qua
đèn báo và khi đó hệ thống phanh sẽ làm việc như một hệ thống
phanh bình thường
1.4.1.2 Phân loại hệ thống ABS
Phân loại theo kiểu điều khiển
Ta có sơ đồ phân loại dẫn động điều khiển trên ABS
Trang 26Hình 1.11: Sơ đồ phân loại dẫn động điều khiển
a Điều khiển 4 kênh độc lập (kiểu (1), (2))
Các dòng có thể điều khiển 4 kênh độc lập theo kiều cầu trước/ cầu sau
hoặc điều khiển chéo (X)
Hệ thống kiểu này được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì nó hạn chế được
sự phụ thuộc về lực phanh giữa các bánh xe Nhờ đó mà sự ổn định của xe
khi chuyển động được tăng lên
b Điều khiển 3 kênh ( kiểu (3))
Với kiểu này, 2 bánh cầu trước được điều khiển độc lập còn 2 bánh cầu sau
vẫn sử dụng điều khiển chung
c Điều khiển 2 kênh ( kiểu (4),(5),(6))
Kiểu điều khiển này, chỉ có 2 kênh điều khiển ra 4 bánh xe, do đó có sự
phụ thuộc về lực phanh giữa các bánh xe Với ưu điểm là chi phí rẻ hơn
nhưng không đảm bảo tốt ổn định cho xe chuyển động bằng các kiểu trên
nên kiểu này ít được áp dụng trên xe ngày nay
Ngoài ra trong hệ thống thủy lực còn có cách phân loại theo cơ cấu chấp
hành gồm: van 2 vị trí, và van 3 vị trí
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 26
Kênh điều khiển Cảm biên vận tốc Cảm biến vận tốc (thay thế)
4 kênh- 4 cảm biến 3 kênh -
3 cảm biến
4 kênh- 4 cảm biến
3 cảm biến 2 cảm biến 2 cảm biến
(6) đk chéo (5) trước sau
(4) trước -sau (3) trước -sau
(2) đk chéo (1) trước-sau
Trang 27MP
Gb Mjb
v
Zb
Mf P
Pp
1.4.2 Cơ sở lý thuyết hệ thống ABS
1.4.2.1 Lực và mô men tác dụng lên bánh xe khi phanh
Hình 1.12: Sơ đồ lực và mô men tác dụng lên bánh xe khi phanh
Khi phanh, ở bánh xe xuất hiện các lực và mô men sau:
P – lực đẩy từ khung xe truyền đến;
Gb – tải trọng tác dụng lên bánh xe;
Zb – Phản lực pháp tuyến của mặt đường tác dụng lên bánh xe;
Mp – Mô men phanh;
Mf – Mô men cản lăn;
Mjb – Mô men quán tính
Cơ cấu phanh sinh ra mô men phanh Mp nhằm hãm bánh xe lại, khi đó
bánh xe chuyển động với gia tốc chậm dần Do bánh xe chuyển động có gia
tốc nên bánh xe chịu thêm mô men quán tính Mjb tác dụng cùng chiều với
chiều quay của bánh xe Ngoài ra bánh xe còn chịu tác dụng của mô men
cản lăn Mf ngược chiều chuyển động Tuy nhiên mô men cản lăn nhỏ hơn
nhiều lần so với mô men phanh, do đó trong quá trình phanh có thể bỏ qua
Trang 28mô men cản lăn này Lúc đó có thể coi còn duy nhất thành phần mô men
phanh Mp có tác dụng hãm bánh xe, mô men phanh này tạo ra lực phanh Pp
có phương tiếp tuyến, ngược với chiều của lực Pξ, có tác dụng giảm tốc độ
chuyển động của ô tô Lực phanh được xác định theo công thức:
b
p p
r
M
P
1.4.2.2 Hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh
Mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra, mặt đường là nơi tiếp nhận thông
qua độ bám giữa bánh xe và mặt đường Lực phanh lớn nhất bị giới hạn bởi
khả năng bám giữa bánh xe và mặt đường, được đặc trưng bởi hệ số bám
thông qua mối quan hệ sau: P pmax P Z b.
Trong đó: P Pmax – Lực phanh cực đại mà bánh xe có thể tiếp nhận được;
P – Lực bám giữa bánh xe và mặt đường
Do đó khi phanh gấp hoặc khi phanh trên các loại đường có hệ số bám
thấp,
như đường trơn ướt, đường tuyết … làm cho Pp P; điều này khiến bánh
xe nhanh chóng bị trượt lết trên đường
Hình 1.13 giải thích hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh:
Trong đó: v là vận tốc dài thực của bánh xe (cũng là vận tốc thực của
xe);
v 0 là vận tốc lí thuyết của bánh xe.
Các vận tốc đó được xác định theo công thức:
Trang 29P r1
Hình 1.13: Trạng thái lăn của bánh xe khi có trượt lết
Với: k – Vận tốc góc của bánh xe [rad/s];
r b – Bán kính tính toán [m];
r l – Bán kính lăn của bánh xe [m].
Khi vận tốc thực tế của bánh xe lớn hơn vận tốc lý thuyết sẽ dẫn đến hiện
tượng trượt của bánh xe khi phanh với một vận tốc trượt v:
0
v v
Để kể đến ảnh hưởng của sự trượt khi phanh, người ta đưa ra khái niệm độ
trượt khi phanh:
v v v
Trang 301.4.2.3 Đặc tính trượt khi phanh
Sự bám của bánh xe với mặt đường được đặc trưng bới hệ số bám bánh xe
với mặt đường gồm hệ số bám theo phương dọc φx, hệ số bám theo
phương ngang φy Lực phanh cực đại Fxmax của bánh xe tỷ lệ thuận với hệ số
bám φ và trọng lượng của xe G
F P F
Trong đó Pφ - lực bám của bánh xe với mặt đường; Fz- phản lực thẳng từ
mặt đường lên bánh xe Hệ số bám φ phụ thuộc loại, tình trạng mặt đường;
kết cấu, vật liệu, độ cứng, áp suất lốp xe; tải trọng lên bánh xe, tốc độ của
xe; điều kiện, nhiệt độ làm việc
Mặt khác khi phanh do tải trọng, phản lực từ mặt đường, mô men tác dụng
lên bánh xe thường xuyên thay đổi làm cho lốp xe bị biến dạng, làm xuất
hiện hiện tượng trượt cục bộ tại vùng tiếp xúc của bánh xe với mặt đường
Để đánh giá mức độ trượt sử dụng khái niệm độ trượ λ, được xác định :
trong đó: v - vận tốc chuyển động của xe; ω- vận tốc góc bánh xe; rb - bán
kính làm việc của bánh xe Độ trượt của bánh xe gồm: độ trượt dọc λx, độ
trượt ngang λy
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 30
Trang 31Hình 1.14: Đặc tính trượt thể hiện sự thay đổi hệ số bám dọc x , hệ số
bám ngang y theo độ trượt tương đối (a) và đặc tính trượt với các loại
đường khác nhau (b)
Hình 1.15: Mối quan hệ giữa hệ số
bám dọc và độ trượt tương đối với các loại lốp
2-Lốp bố chéo chạy trên đường nhựa ướt; 3- Lốp bố tròn chạy trên đường tuyết; 4- Lốp bố tròn chạy trên đường băng
Mối quan hệ hệ số bám của các loại đường, lốp xe và độ trượt được trình
bày trong hình 1.14 và hình 1.15
Trong đồ thị hình 1.14a hệ số bám dọc φx, hệ số bám ngang φy thay
đổi theo độ trượt tương đối λ Khi bánh xe làm việc trong vùng a
(vùng ổn định): độ trượt λ tăng thì hệ số bám dọc φx tăng lên nhanh
Trang 32chóng, đạt giá trị cực đại trong khoảng λ = 15 30% và hệ số bám
ngang φy có giá trị cao Nếu bánh xe làm việc trong vùng b (vùng
không ổn định): khi độ trượt tiếp tục tăng thì hệ số bám dọc φx giảm
từ 50 60%, còn hệ số bám ngang φy giảm nhanh hơn, thậm trí nếu λ
= 100% (bánh xe trượt hoàn toàn) thì hệ số bám ngang φy giảm gần
về “0”
Trong đồ thị hình 1.14b: hầu hết các loại đường hệ số bám dọc φx đạt
giá trị cực đại, hệ số bám ngang φy đạt giá trị khá cao khi độ trượt
tương đối λ nằm trong vùng giá trị độ trượt tối ưu.Vì vậy, khi nghiên
cứu thiết kế hệ thống phanh và điều khiển quá trình phanh ôtô người
ta chọn giá trị độ trượt tối ưu λ = 15 30% là ngưỡng điều khiển gọi
là “Điều khiển theo giá trị độ trượt định trước” Trong thực tế các
bánh xe trên cùng 1cầu hay trên cùng một vết cũng làm việc trên mặt
đường có hệ số bám φ khác nhau đòi hỏi hệ thống phanh phải có khả
năng tự điều khiển sao cho bánh xe làm việc trong vùng độ trượt tối
ưu
Trong hình 1.15: mỗi một loại lốp (kích thước, kết cấu, áp xuất hơi
lốp) có đặc tính (biến dạng - độ cứng) khác nhau thì quan hệ giữa φx
và λ0 khác nhau vì vậy khi nghiên cứu, tính toán quá trình phanh của
xe phải xem xét quan hệ động lựchọc của xe, bánh xe với đặc tínhcủa từng loại lốp xe Đồng thờitrong quá trình sử dụng không tuỳtiện thay đổi kiểu, loại lốp xe donhà thiết kế qui định cho mỗi loạixe
Hình 1.16: Mối quan hệ φ x ; φ y với λ ứng với góc lệch bên φ i
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 32
Trang 33Khi xe ô tô chuyển động trên đường nghiêng, đường vòng tại bề mặt tiếp
xúc của bánh xe với mặt đường luôn xuất hiện phản lực của đường bánh xe
(phản lực thẳng đứng Fz, phản lực bên Fy) Do bánh xe đàn hồi nên mặt
phẳng đối xứng của bánh xe dịch chuyển đi một đoạn, khi đó đường tâm
vết tiếp xúc với phương vận tốc bánh xe tạo thành góc lệch αi gọi là góc
lệch bên Mối quan hệ góc lệch bên αi, φx và φy với λ trong hình 1.17 Ta
nhận thấy khi αi tăng thì λ tăng, tính ổn định của xe giảm vì vậy trong
trường hợp này phải ưu tiên điều khiển ổn định của xe
1.4.2.4 Nguyên tắc điều khiển của ABS
Mục tiêu hệ thống phanh ABS là điều khiển áp suất dẫn động phanh sao
cho bánh xe trong quá trình phanh có độ trượt (λ) thay đổi trong phạm vi
hẹp quanh giá trị trượt tối ưu (λ0) để tận dụng tối đa khả năng bám, tại
điểm đó lực phanh (Pp) đạt giá trị cực đại, đồng thời tính ổn định và tính
dẫn hướng của xe là tốt nhất
Trong đó: Pp - lực phanh bánh xe; Ppmax - lực phanh cực đại
φmax - hệ số bám cực đại;
Pφmax - lực bám cực đại
Zk - phản lực thẳng đứng mặt đường lên bánh xe
Quá trình điều khiển áp suất phanh trong cơ cấu phanh; sự biến đổi gia tốc
chậm dần bánh xe ( ˙ω ), mômen phanh (Mb), hệ số bám (φx; φy) và độ
trượt (λ) của bánh xe khi phanh trong hình 1.17 Quá trình điều khiển như
sau:
Khi tác động lên bàn đạp phanh thì áp suất dẫn động trong hệ thống
tăng lên, làm cho mômen phanh (Mp) tại các bánh xe tăng làm tăng
gia tốc chậm dần của bánh xe đồng thời độ trượt của nó tăng theo
Khi tăng đến điểm mà tại đó hệ số bám dọc đạt giá trị cực đại (φxmax),
độ trượt đạt độ trượt tối ưu (λ0) trên đường cong φx = f(λ) thì gia tốc
Trang 34Hình 1.17 Sự thay đổi của mô men
có ABS
a) Sự thay đổi mô men phanh (Mb) b) Áp suất dẫn động phanh (p) ;c) Gia tốc bánh xe ( ˙ω )
chậm dần của bánh xe tăng đột
ngột Điều này báo hiệu bánh xe
có xu hướng bị bó cứng Giai
đoạn này của quá trình phanh
ABS ứng với các đường cong 0-1
trên hình a, b, c hình 1.17 Giai
đoạn này gọi là pha I – pha tăng
áp
Bộ điều khiển (ECU) của hệ thống ghi
lại gia tốc tại điểm 1 đạt giá trị giới hạn
(đoạn C1 trên hình c) và ra lệnh cho bộ
chấp hành (van điêu khiển áp suất) phải
giảm áp suất dẫn động phanh Sự giảm
áp suất trong dẫn động phanh chưa
giảm ngay do độ trễ của hệ thống Quá
trình xảy ra từ điểm 1 đến điểm 2 được
gọi pha II (pha giảm áp trong hệ thống
phanh) Gia tốc của bánh xe lúc này lúc
này giảm dần và tại điểm 2 gia tốc tiến
dần đến 0 Giá trị gia tốc này tương ứng
với đoạn C1 trên hình c
Sau khi đạt giá trị này, ECU ra tín hiệu điều khiển cho bộ chấp hành ổn
định áp suất dẫn động trong hệ thống
Lúc này bánh xe tăng tốc, vận tốc bánh
xe tiến gần vận tốc của xe làm cho độ
trượt λ giảm, hệ số bám dọc φx tăng
lên (đoạn 2-3) Giai đoạn này gọi là pha
III (pha giữ áp) Trong thời gian này Mb
được duy trì ổn định nên gia tốc cực đại
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 34
Trang 35của bánh xe trong chuyển động tương đối sẽ phát sinh tương ứng với thời
điểm φmax
Gia tốc cực đại trên được chọn làm giá trị điều khiển (gia tốc ngưỡng) ứng
với đoạn C3 trên hình c, ECU ghi lại giá trị gia tốc này và ra tín hiệu điều
khiển van điện từ bộ chấp hành tăng áp suất dẫn động phanh
Như vậy, sau điểm 3 lại bắt đầu pha I của chu kỳ làm việc tiếp theo của hệ
thống ABS Từ lập luận trên ta thấy rằng hệ thống phanh ABS điều khiển
Mb thay đổi theo chu kỳ khép kín 1- 2- 3 - 1(hình a), lúc đó bánh xe làm
việc ở vùng có φx và φy có giá trị cao Đây là cơ sở xác định giá trị gia tốc
bánh xe tại điểm (1) và điểm (3) là ngưỡng điều khiển của ECU khi phanh,
giá trị để ECU điều khiển thời điểm đóng mở các van điện từ cơ cấu chấp
Trang 361 cảm biến; 2 Nguồn khí nén ; 3 Bầu phanh; 4 van phanh 2 dòng; 5 Mô
đun điều khiển ABS
Trên cầu trước, sử dụng hai mô đun ABS 5 điều khiển độc lập cho từng
bánh xe với cảm biến 1 đo vận tốc riêng biệt của từng bánh xe cầu trước
Khi phanh, tải trọng thẳng đứng của cầu trước tăng cao nên các bánh xe
được phanh ở trạng thái tối ưu của khả năng bám, động năng được hấp thụ
có thể đạt tới 70% động năng cần phanh của xe Bằng cấu trúc hệ thống
điều khiển độc lập cải biên (IRM) cho phép giảm thấp độ chênh lực phanh
trong hai kênh độc lập, hạn chế sự cần thiết phải điều chỉnh hướng chuyển
động của người lái khi phanh.(điều này là hết sức cần thiết vì khi phanh tải
trọng thẳng đứng của cầu trước tăng cao)
Trên các cầu sau bố trí 2 cảm biến và 1 kênh điều chỉnh, làm việc dựa trên
nguyên tắc SL Trên cầu sau, tải trọng thẳng đứng giảm khi phanh, sự cân
bằng lực phanh là hết sức cần thiết, nhằm tránh bị rê ngang thân xe Các
cầu sau trên ô tô con thường không phải là cầu dẫn hướng, do vậy người lái
khó có khả năng điều chỉnh hướng chuyển động khi phanh Việc bố trí hai
cảm biến tốc độ và 1 kênh điều khiển ABS trên hai bánh sau khó có thể
thực hiện khả năng cân bằng lực phanh trên cầu sau, xe không ổn định
hướng tốt khi đi trên đường có hệ số bám khác nhau, hay khi quay vòng
Sơ đồ được ứng dụng trên các ô tô buýt hai tầng có tải trọng lớn, các loại ô
tô tải chuyên dụng chở hàng đặc chủng đòi hỏi tính ổn định cao
Với cách bố trí 4S/3K, trong một số tài liệu được gọi là “hệ thống ABS tiêu
chuẩn”
2 Phương án 2: 4S/4K
Sơ đồ phương án 4 cảm biến và 4 kênh điều khiển được trình bày ở hình
1.19 Mỗi bánh xe có cảm biến và mô đun ABS điều chỉnh độc lập
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 36
Trang 37Hình 1.19: Sơ đồ hệ thống phanh khí nén ABS loại 4S/4K.
Hệ thống sử dụng điều khiển độc lập cải biên IRM cho mỗi cầu xe Với cấu
trúc này lực phanh trên tất cả các bánh xe được phát huy tối đa, đáp ứng tốt
nhất khả năng tiêu hao động năng ô tô khi phanh Mặt khác khi xuất hiện
sự sai lệch lực phanh trên các bánh xe của cùng một cầu, bên bánh xe có hệ
số bám cao sẽ được chậm tăng áp suất phanh, đảm bảo hạn chế tối đa sự
chênh lực phanh, đồng thời giảm gia tốc góc quay thân xe, giúp cho người
lái có khả năng điều chỉnh vành lái, tránh rơi vào tình trạng khó điều khiển
Tuy vậy, hệ thống rất phức tạp, nhiều đường dẫn, giá thành của sản phẩm
cao, chỉ được sử dụng trên các loại xe yêu cầu cao về ổn định và chất lượng
phanh
Trang 38Trên ô tô buýt sử dụng sơ đồ 4S/4K: các bánh xe bố trí theo quy luật điều
khiển IRM Xe buýt hiện đại thường xuyên hoạt động trên đường xa lộ với
vận tốc vận tải lớn nhất trên 100km/h sử dụng sơ đồ điều khiển 4S/4K này,
kèm theo các thiết bị tiện nghi cao cấp, giúp cho việc vận tải hành khách
nhanh chóng và an toàn
Ngày nay các hệ thống ABS khí nén khá đa dạng, và đang trong giai đoạn
hoàn thiện, đặc biệt là các nguyên tắc điều khiển đang thực nghiệm theo
hướng tối ưu với các tiêu chí yêu cầu của quá trình phanh
1.4.3.2 Sơ đồ hệ thống phanh ABS thí nghiệm trên xe LIFAN N2
Hình 1.20: Sơ đồ bố trí hệ thống phanh ABS trên xe thí nghiệm
1.4.3.3 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của các phần tử hệ thống ABS khí nén
Trang 39Hình 1.21: Cảm biến đo tốc độ góc
Trang 40TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CÓ ABS 40