1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại

115 2,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 862,03 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 现代汉语词汇的研究 -利用汉越读音学 习 LÊ THỊ THANH HƯƠNG BIÊN HÒA, THÁNG 12 NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 现代汉语词汇的研究 -利用汉越读音学习 NGUỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: LÊ THỊ THANH HƯƠNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. DƯƠNG THỊ KIM NGUYỆT BIÊN HÒA, THÁNG 12 NĂM 2010 Lời cảm ơn Đối với mọi sinh viên việc viết báo cáo nghiên cứu khoa học là một thách thức rất lớn, nó chứng minh quá trình học tập và trình độ của mỗi người trong bốn năm đại học. Hoàn thành một bài luận văn là một việc rất khó nhưng cũng là một vinh dự lớn lao và là một cơ hội để mỗi sinh viên thể hiện được năng lực của mình. Là một thanh niên ôm ấp hoài bão khẳng định nă ng lực bản thân do vậy viết một bài nghiên cứu có ý nghĩa thực sự là một nguyện vọng lớn lao của tôi. Từ khi học Đại học năm thứ nhất tôi đã xác định mình phải viết được một đề tài mang tính thực dụng, có thể hỗ trợ cho việc học tiếng Hán. Cuối cùng tôi đã chọn đề tài : “ Lợi dụng âm Hán Việt khi học từ vựng tiếng Hán hiện đại”. Nói thì dễ nhưng bắt tay vào làm thì mới gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với một người mới chỉ học tiếng Hán bốn năm như tôi. Khi xác định phương pháp nghiên cứu tôi đã gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải, nếu không có sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn- thạc sỹ Dương Thị Kim Nguyệt thì có lẽ tôi đã không thể hoàn thành được bài luận văn này. Dù vô cùng bận rộn nhưng cô đã hết lòng giúp tôi sửa sai, từ những lỗi lớn như kết cấu, cách sắp xếp ý, đến những lỗi nhỏ như mỗi câu chữ, dấu câu của bài báo cáo. Điều này đã chứng tỏ tác phong làm việc cẩn thận và sự quan tâm đến sinh viên của cô, chính nhờ vậy mà cô đã gợi mở cho tôi nhiều ý tưởng và khích lệ tôi khắc phục khó khăn để hoàn thành luận văn. Tôi xin được chuyển đến cô lời cảm ơn sâu sắc. Tôi cũng xin được cảm ơn thầy hiệu trưởng trường Đại học Lạc Hồng và trưởng khoa khoa Đông Phương đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn. Cám ơn các thầy cô của trường Đại học Lạc Hồng và các giáo viên đã tham gia giảng dạy ở trườ ng đã tận tâm chỉ bảo, đốc thúc tôi học tập và đưa ra những ý kiến quý báu giúp tôi sửa luận văn. Xin cám ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ! Kính chúc các thầy cô và các bạn vạn sự như ý! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.Lý do chọn đề tài 6 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 6 3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 7 4.Phương pháp nghiên cứu 7 5.Những đóng góp của đề tài 8 6.Cấu trúc của đề tài 8 NỘI DUNG CHÍNH 9 Chương I:KHÁI QUÁT VỀ ÂM HÁN VIỆT VÀ ÂM TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI9 1.1 Âm Hán Việt 9 1.1.1 Khái niệm về âm Hán Việt 9 1.1.2 Hệ thống phiên âm trong âm Hán Việt 11 1.2 Âm Hán ngữ hiện đại 14 1.2.1 Vài nét khái quát về tiếng Hán 14 1.2.2 Phiên âm tiếng Hán hiện đại 15 Chương II: CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 19 2.1 Cơ sở lợi dụng 19 2.1.1 Cơ sở lịch sử 19 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 21 2.2 Phương pháp lợi dụng 23 2.2.1 Quy tắc phối âm của âm Hán Việt 23 2.2.2 Quy tắc phối âm tiếng Hán hiện đại 23 2.2.3 Sự tương ứng của phụ âm đầu trong âm Hán Việt với thanh mẫu tiếng Hán 23 Tiểu kết 1 28 2.2.4 Sự tương ứng về vần (Hán Việt) với vận mẫu (tiếng Hán hiện đại)28 Tiểu kết 2 45 2.2.5 Sự tương ứng về thanh điệu 46 2.2.6 Kỹ nă ng lợi dụng 48 Tiểu kết 3 53 Chương III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC 54 3.1 Thuận lợi 54 3.2 Khó khăn 55 3.3 Phương án khắc phục 57 3.3.1 Đối với từ Hán Việt- âm Hán Việt 57 3.3.2 Đối với từ Hán ngữ 57 KẾT LUẬN 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm, chữ Hán, tiếng Hán đã được đặt vào vị trí chính thống và sử dụng có hệ thống. Cũng trong quá trình lịch sử lâu dài đó đã xảy ra quá trình tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt, dẫn đến việc tiếng Việt đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Hán, dễ thấy nhất là việc tiếng Việt đã dung nạp một số lượng lớn những từ ngữ mượn từ tiếng Hán. Các nhà Việt ngữ học thường gọi là từ ngữ gốc Hán. Trong những từ ngữ gốc Hán đó có một phần là từ Hán Việt. Mặt khác từ Hán Việt chiếm tỉ lệ rất lớn trong từ vựng tiếng Việt, theo như nhà Hán học người Pháp Henri Maspéro thì trong tiếng Việt có tới 60% từ vay mượn gố c Hán, còn học giả Hoàng Văn Hành, trong “ Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng” thì lại nhận định từ Hán Việt chiếm khoảng 60%, còn các từ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, pháp luật lại chiếm khoảng 70-80%. Còn rất nhiều học giả Việt Nam lại cho là từ Hán Việt chiếm đến 82% từ vựng tiếng Việt. [14] Do đó người Việt Nam có ưu thế nhất định về mặt từ Hán Việt, thể hiện cụ thể nhất qua các âm Hán Việt, trong khi học tiếng Hán. Nếu phát huy được ưu thế này thì chúng ta có thể học tiếng Hán, đặc biệt là tiếng Hán hiện đại nhanh hơn. Xuất phát từ suy nghĩ này nên người viết mạnh dạn nghiên cứu về cơ sở và phương pháp lợi dụng âm Hán Việt khi học tiếng Hán hiện đại nhằm tìm ra một phương pháp đúng đắ n và có hệ thống giúp người Việt Nam phát huy được ưu thế của mình khi học tiếng Hán hiện đại. 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, vấn đề từ ngữ vay mượn đã được nghiên cứu từ lâu, đặc biệt là đối với từ ngữ vay mượn từ tiếng Hán, qua các đề tài nghiên cứu về từ vay mượn tiếng Hán các nhà nghiên cứu có đề cập đến từ Hán Việt, âm Hán Việt và quá trình Việt hóa các yếu tố gốc Hán. Năm 1977, Nguyễn Tài Cẩn đã có rất nhiều kiến giải về ý nghĩa, ngữ pháp của những từ vay mượn từ tiếng Hán trong quyển “ Ngữ pháp tiếng Việt”, năm 1979, trong quyển “ Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”[2] đã nói lên quan hệ giữa từ Hán Việt và tiếng Hán cổ, trung đại, qua đó nói lên nguồ n gốc và quá trình hình thành của âm Hán Việt (cách đọc Hán Việt) một cách tương đối toàn diện, cụ thể qua quá trình hình thành hệ thống phụ âm đầu Hán- Việt hiện nay, quá trình hình thành hệ thống vần trong cách đọc Hán Việt, quá trình hình thành hệ thống thanh điệu trong âm Hán Việt. Lê Đình Khẩn trong quyển “ Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt”[5] đi sâu nghiên cứu về cách thức Việt hóa các yếu tố tiếng, từ đơn, từ ghép, ngữ c ố định, hư từ gốc Hán. Qua đó nêu bật lên mối quan hệ của từ vựng Hán cổ với từ Hán Việt. Qua các đề tài nghiên cứu trên người nghiên cứu đã có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài của mình. 3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Làm rõ cơ sở lợi dụng âm Hán Việt vào việc học từ vựng Hán ngữ hiện đại. Tìm ra phương pháp lợi dụng âm Hán Việt vào việc học Hán ngữ hiện đại một cách có hệ thống. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đi sâu vào vấn đề cơ sở lợi dụng và cách thức lợi dụng âm Hán Việt khi học tiếng Hán hiện đại. 4.Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp các tài liệu để làm rõ cơ sở lý thuyết của việc lợi dụng âm Hán Việt vào việc học Hán ngữ hiện đại。 Mặt khác, từ kinh nghiệm học tiếng Hán hiện đại của bản thân mình, người nghiên cứu đã rút ra một số “mẹo” học từ vựng tiếng Hán hiện đại có từ Hán Việt có âm đọc tương đồng. Những phương pháp nghiên cứu mà người viết đã sử dụng gồm có khảo sát, phân tích và tổng hợp. 5.Những đóng góp của đề tài Đề tài nêu rõ cơ sở lợi dụng và phương pháp lợi dụng âm Hán Việt khi học Hán ngữ hiện đại. Nên giúp mọi người tự tin hơn khi lợi dụng âm Hán Việt để học tiếng Hán hiện đại Đề tài đưa ra những phương pháp và kinh nghiệm của bản thân ng ười viết đã tích lũy được trong quá trình học tiếng Hán, từ đó có thể giúp người Việt Nam học tiếng Hán hiện đại nhanh hơn và hứng thú hơn. 6.Cấu trúc của đề tài Gồm 3 chương: Chương I::KHÁI QUÁT VỀ ÂM HÁN VIỆT VÀ ÂM TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Chương II: CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Chương III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NỘI DUNG CHÍNH Chương I:KHÁI QUÁT VỀ ÂM HÁN VIỆT VÀ ÂM TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 1.1 Âm Hán Việt 1.1.1 Khái niệm về âm Hán Việt 1.1.1.1 Từ Hán Việt Khái niệm từ: từ là do ngữ tố tạo thành, là đơn vị ngôn ngữ cao hơn ngữ tố một bậc. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể độc lập lợi dụng. “Độc lập lợi dụng” tức là có thể độc lập tạo thành câu hoặc sử dụng độc lập (đảm nhiệm vai trò thành phần cú pháp hoặc vai trò ngữ pháp.)[14] Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn từ cuối đời Đường (thế kỉ VIII – thế kỉ X) trở về sau, được người Việt đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Cách đọc đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. Ví dụ: trà, mã, trọng, khinh, vượng, cận, nam, nữ Bên cạnh đó, những từ do người Việt tạ o ra nhưng sử dụng yếu tố cấu tạo có nguồn gốc Hán thì cũng được gọi là từ Hán Việt. Chẳng hạn: y sĩ, đặc công, công an, thúc bách, đại đội, tiểu đoàn, thiếu tá, hao mòn, ca hát, hiểm nghèo, thanh vắng, ca ngợi, người bệnh, tàu thuỷ, tàu hoả, cướp đoạt Tên gọi "từ Hán Việt" còn bao gồm cả những từ vốn không phải là gốc Hán, mà do người Hán mượn một ngôn ngữ khác, rồ i người Việt vay mượn lại và đọc theo âm Hán Việt như các từ Hán Việt khác. Ví dụ, có những từ vốn xuất thân nguồn gốc Nhật Bản như: trường hợp, nghĩa vụ, phục tùng, phục vụ, điều chế, đại bản doanh, kinh tế, thủ tục, biện chứng, khái quát, mĩ thuật, cộng hoà Có những từ lại vốn xuất thân từ nguồn gốc Phạn (Sanskrit) như Phật, Niết Bàn, Di lặc, Thích ca mâu ni Có từ lại vốn thuộc nguồn gốc châu Âu như: câu lạc bộ, Anh Cát Lợi, Mạc Tư Khoa Do không có chữ viết riêng (theo truyền thuyết thì người Việt cổ có chữ viết riêng nhưng bị người Hán hủy bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn) trước khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt phải dùng chữ Hán để viết nhưng họ đọc theo âm Việt (chữ Nôm cũng dựa vào chữ Hán nhưng phức tạp hơn và chưa được chuẩn hóa nên cũng không được phổ cập). Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh [13]. 1.1.1.2 Âm Hán-Việt Khái niệm âm tiết :Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất là âm tiết (syllable). Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát âm. [14]. Âm Hán Việt là cách thức đọc tiếng Hán theo âm tiếng Hán thời nhà Đường qua đường sách vở, được những người Việt sử dụng chữ Hán đặt ra, Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt vào thời kỳ đó. Theo Henri Maspéro, Benhard Kalgren, Torosu Mineyra, âm Hán-Việt đại diện cho phương ngữ Tràng An thế kỷ IX-X, vào thời kỳ cuối Đường. Đây là giai đoạn hình thành cách đọc Hán-Việt có hệ thống. Cũng theo quan điểm này, những từ Hán được du nhập từ giai đoạn trước hay các từ Hán cổ không được đọc theo âm Hán-Việt (đời Đường) mà theo âm Hán cổ, và đã được Việt hóa tương đối. Ví dụ: 房: buồng (âm Hán cổ)/ phòng (âm Hán-Việt); 沈: chìm (âm Hán cổ)/ trầm (âm Hán-Việt) Nhưng cách đọc Đường âm đó sau khi Việt Nam giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của ngườ i Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và [...]... sánh từ Hán Việt song âm tiết và từ vựng tiếng Hán hiện đại (Nguyễn Phúc Lộc (Luận án Tiến sỹ), 2003, Đại học sư phạm Bắc Kinh)[8] thì 5274 từ Hán Việt song âm tiết đã được chia thành 3 loại: Từ Hán Việt có ý nghĩa cơ bản tương đồng với từ tiếng Hán tương ứng chiếm 62,8% số từ được điều tra Từ Hán Việt có ý nghĩa cơ bản khác biệt với từ tiếng Hán tương ứng chiếm 8,5 % số từ được điều tra Từ Hán Việt. .. nhiều thuận lợi đối với việc học tiếng Hán hiện đại Trong quá trình học tập do đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Hán và từ Hán Việt là tương cận, do đó chỉ cần đọc lên một âm Hán Việt thì người học tiếng Hán đã có thể liên tưởng đến một âm tiếng Hán tương ứng, từ đó mà dễ nhớ và mở rộng được hệ thống từ mới Nhờ đó mà việc học từ mới tiếng Hán sẽ trở nên dễ dàng thú vị hơn 2.2 Phương pháp lợi dụng 2.2.1... việc học tiếng Hán Như đã nói ở trên về mặt lý luận hệ thống âm Hán Việt có thể phiên âm cho tất cả chữ Hán, như vậy mỗi một âm tố tiếng Hán đều có một âm đọc Hán Việt tương ứng, mỗi một ngữ tố tiếng Hán cũng có một ngữ tố Hán Việt tương ứng, điều này có nghĩa là rất nhiều từ tiếng Hán có từ Hán Việt tương ứng Vả lại hệ thống âm đọc Hán Việt này cũng phát triển từ ngữ âm tiếng Hán, do vậy âm đọc tương... văn, đại học tổng hợp Hà Nội, kì 3, khi đó tần suất sử dụng từ Hán Việt trong văn bản văn học là 21,81%).[6] Thông qua những con số thống kê trên có thể thấy những từ gốc Hán chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ Việt Nam, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa từ gốc Hán, đặc biệt là từ Hán Việt với từ Hán ngữ 2.1.2.3 Vai trò của hệ thống từ Hán Việt, âm Hán Việt đối với việc học tiếng. .. Quy tắc phối âm của âm Hán Việt Theo âm đọc Hán Việt, mỗi phụ âm không thể phối hợp với tất cả các vần, do đặc điểm phát âm nên một phụ âm chỉ có thể phối hợp với một số vần nào đó Bảng 2.1 quy tắc phối âm của âm Hán Việt, biểu hiện nguyên tắc phối âm của âm Hán Việt [3] Ghi chú: “1”: tồn tại âm này Ô trống “ ”: không tồn tại âm này 2.2.2 Quy tắc phối âm tiếng Hán hiện đại Theo âm đọc tiếng Hán, mỗi thanh... tỉ lệ từ Hán Việt chiếm 46.7% Văn bản khoa học: tần suất sử dụng cao, tỉ lệ từ Hán Việt chiếm khoảng 38,6% Văn bản văn học: tần suất sử dụng thấp nhất, tỉ lệ từ Hán Việt chiếm khoảng 7.71 % Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tần suất sử dụng từ Hán Việt trong các loại văn bản chính thức ở Việt Nam trong mấy năm gần đây vẫn rất cao, chỉ giảm rõ rệt ở văn bản văn học (dựa theo “Thông cáo khoa học ,... tra Từ Hán Việt có ý nghĩa không hoàn toàn giống với từ tiếng Hán tương ứng chiếm 28,7% số từ điều tra Kết quả này cho thấy giữa từ Hán Việt và từ tiếng Hán có quan hệ mật thiết 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 2.1.2.1 Vị trí của từ Hán Việt trong từ vựng tiếng Việt Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh... hưởng của tiếng Việt, kết quả dẫn đến sự hình thành của từ hậu Hán Việt ( còn gọi là “ Hán Việt Việt hóa”) tồn tại song song với từ Hán Việt 2.1.1.2 Diễn biến nghĩa của từ trong quá trình phát triển của từ Hán Việt Đây là một hiện tượng rất đáng được quan tâm Nhìn nhận từ góc độ thay đổi nghĩa của từ, theo kết quả so sánh, phân tích quan hệ về mặt ý nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tiếng Hán từ “Nghiên... thành từ tiền Hán Việt (còn gọi là từ cổ Hán Việt ) Giai đoạn thứ hai : khoảng đầu thời Đường đến hiện nay ( khoảng thế kỷ 8 đến ngày nay) Từ Hán Việt (còn gọi là tiếng Hán Việt ) và hệ thống âm Hán Việt đã dần dần hình thành và phát triển từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 10 Từ sau thế kỷ 10 đến ngày nay, từ Hán Việt không ngừng thay đổi trên cả hai phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa, trong quá trình đó từ Hán Việt. .. II: CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 2.1 Cơ sở lợi dụng 2.1.1 Cơ sở lịch sử 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển từ vay mượn gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng Sau hàng chục thế kỷ dưới sự cai trị và đồng hóa của người Hán, người Việt vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục riêng của mình Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, thể . HIỆN ĐẠI Chương II: CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Chương III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC WX BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 现代汉语词汇的研究 -利用汉越读音学 习. dụng âm Hán Việt vào việc học Hán ngữ hiện đại Mặt khác, từ kinh nghiệm học tiếng Hán hiện đại của bản thân mình, người nghiên cứu đã rút ra một số “mẹo” học từ vựng tiếng Hán hiện đại có từ Hán

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Phan Văn Các, “Từ điển Hán Việt”, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Nhà XB: nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
[2]. Nguyễn Tài Cẩn, “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội
[3]. Trương Văn Giới, Lê Khắc Kiều Lục, “Từ điển Hán Việt, Việt Hán”, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt, Việt Hán
Nhà XB: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
[4]. Hợp tác, “Một số vấn đề của tiếng Việt hiện đại”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề của tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[5]. Lê Đình Khẩn, “Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
[6]. Khoa ngữ văn, “Thông cáo khoa học”, Đại học tổng hợp Hà Nội, kì 3, 1969 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông cáo khoa học
[7]. Nguyễn Công Lý, “Mở rộng vốn từ Hán Việt”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng vốn từ Hán Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
[8]. Nguyễn Phúc Lộc, “Nghiên cứu so sánh từ Hán Việt song âm tiết và từ vựng tiếng Hán hiện đại” (Luận án Tiến sỹ, Đại học sư phạm Bắc Kinh), 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu so sánh từ Hán Việt song âm tiết và từ vựng tiếng Hán hiện đại
[9]. Phan Kỳ Nam, “Phương pháp học tiếng Hoa hiện đại”, Nhà xuất bản Trẻ, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp học tiếng Hoa hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
[10]. Phan Ngọc, “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả”, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Niên

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm b - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.3 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm b (Trang 24)
Bảng 2.7: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm đ - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.7 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm đ (Trang 25)
Bảng 2.6: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm d - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.6 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm d (Trang 25)
Bảng 2.12: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm l - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.12 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm l (Trang 26)
Bảng 2.18: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm ph  Ví dụ: pha-bo, phàm-fan, phách-pa, phiên-shan… - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.18 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm ph Ví dụ: pha-bo, phàm-fan, phách-pa, phiên-shan… (Trang 27)
Bảng 2.24: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm v - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.24 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm v (Trang 28)
Bảng 2.25: Thanh mẫu tương ứng với phụ âm x - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.25 Thanh mẫu tương ứng với phụ âm x (Trang 28)
Bảng 2.26: Vận mẫu tương đồng với vần a - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.26 Vận mẫu tương đồng với vần a (Trang 29)
Bảng 2.31: Vận mẫu tương đồng với vần an  Ví dụ:ban-ban, bản-ben, đản-da, tán-xian…. - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.31 Vận mẫu tương đồng với vần an Ví dụ:ban-ban, bản-ben, đản-da, tán-xian… (Trang 30)
Bảng 2.37:  Vận mẫu tương đồng với vần ăc  Ví dụ: bắc-bei, lặc-le, tắc-sai…. - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.37 Vận mẫu tương đồng với vần ăc Ví dụ: bắc-bei, lặc-le, tắc-sai… (Trang 31)
Bảng 2.43: Vận mẫu tương đồng với vần âng  Ví dụ: tầng-ceng - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.43 Vận mẫu tương đồng với vần âng Ví dụ: tầng-ceng (Trang 32)
Bảng 2.49: Vận mẫu tương đồng với vần ênh  Ví dụ: bệnh-bing - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.49 Vận mẫu tương đồng với vần ênh Ví dụ: bệnh-bing (Trang 33)
Bảng 2.55:  Vận mẫu tương đồng với vần iêm  Ví dụ: khiêm-qian, chiêm-zhan,… - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.55 Vận mẫu tương đồng với vần iêm Ví dụ: khiêm-qian, chiêm-zhan,… (Trang 34)
Bảng 2.61: Vận mẫu tương đồn.g với vần in  Ví dụ: tín-xin, thìn-chen - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.61 Vận mẫu tương đồn.g với vần in Ví dụ: tín-xin, thìn-chen (Trang 35)
Bảng 2.67: Vận mẫu tương đồng với vần oan  Ví dụ: toán-suan, toàn-xuan,… - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.67 Vận mẫu tương đồng với vần oan Ví dụ: toán-suan, toàn-xuan,… (Trang 36)
Bảng 2.73: Vận mẫu tương đồng với vần oc - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.73 Vận mẫu tương đồng với vần oc (Trang 37)
Bảng 2.86: Vận mẫu tương đồng với vần ơn  Ví dụ: đơn-đan, sơn-shan - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.86 Vận mẫu tương đồng với vần ơn Ví dụ: đơn-đan, sơn-shan (Trang 39)
Bảng 2.92: Vận mẫu tương đồng với vần uan  Ví dụ: quan-guan - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.92 Vận mẫu tương đồng với vần uan Ví dụ: quan-guan (Trang 40)
Bảng 2.97: Vận mẫu tương đồng với vần uăng  Ví dụ: quăng-gong-yun - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.97 Vận mẫu tương đồng với vần uăng Ví dụ: quăng-gong-yun (Trang 41)
Bảng 2.103:Vận mẫu tương đồng với vần ut  Ví dụ: bút-bi - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.103 Vận mẫu tương đồng với vần ut Ví dụ: bút-bi (Trang 42)
Bảng 2.109:Vận mẫu tương đồng với vần uych  Ví dụ: huých-xi, khuých-qu - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.109 Vận mẫu tương đồng với vần uych Ví dụ: huých-xi, khuých-qu (Trang 43)
Bảng 2.115: Vận mẫu tương đồng với vần uôc  Ví dụ: quốc-guo, thuộc-shu - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.115 Vận mẫu tương đồng với vần uôc Ví dụ: quốc-guo, thuộc-shu (Trang 44)
Bảng 2.121: Vận mẫu tương đồng với vần ương  Ví dụ: nhưỡng-rang, hương-xiang - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.121 Vận mẫu tương đồng với vần ương Ví dụ: nhưỡng-rang, hương-xiang (Trang 45)
Bảng 2.127: Thanh điệu tương đồng với thanh hỏi - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.127 Thanh điệu tương đồng với thanh hỏi (Trang 47)
Bảng 2.130: Sơ đồ suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.130 Sơ đồ suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa (Trang 49)
Bảng 2.131: Sơ đồ lợi dụng âm Hán Việt để nhớ từ vựng Hán ngữ - Luận văn đông phương học lợi dụng âm hán việt khi học từ vựng tiếng hán hiện đại
Bảng 2.131 Sơ đồ lợi dụng âm Hán Việt để nhớ từ vựng Hán ngữ (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w