6 .Cấu trúc của đề tài
2.2 Phương pháp lợi dụng
2.2.6 Kỹ năng lợi dụng
Nội dung trình bày ở trên đã thể hiện sự tương ứng về phụ âm đầu (âm Hán Việt)- thanh mẫu (âm Hán ngữ), vần (âm Hán Việt)- vận mẫu (âm Hán ngữ), thanh điệu( âm Hán Việt và âm Hán ngữ). Những bảng số liệu trên giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy tỉ lệ tương ứng từ đó có cơ sở suy luận và tăng thêm khả năng liên tưởng đến các âm Hán ngữ tương ứng, nhờ đó tăng cường khả năng khẩu ngữ. Dưới đây là các phương pháp
lợi dụng trên kinh nghiệm của người viết.
2.2.6.1 Suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa
Một từ được tạo nên bởi ba yếu tố : ngữ âm, nghĩa, ngữ pháp, từ vựng tiếng Hán hiện đại có sự tương đồng với từ Hán việt về mặt ý nghĩa và có sự tương ứng về mặt
ngữ âm. Do đó cơ sở đầu tiên để suy đoán một từ Hán ngữ hiện đại từ một từ Hán Việt chính là sự tương đồng về ý nghĩa, sau đó dựa vào sự tương ứng về mặt ngữ âm (đã được trình bày ở phần trên) để suy ra âm Hán ngữ tương ứng sau đó lại dựa trên đặc
điểm ngữ pháp của tiếng Hán hiện đại để phối hợp các âm đó lại thành một từ ( đối với
từ song âm tiết).
Do đó có thể nói phương pháp suy đoán trên chỉ được áp dụng đối với những từ Hán Việt đã biết nghĩa.
Bảng 2.130: Sơ đồ suy đoán từ vựng Hán ngữ từ một từ Hán Việt đã biết nghĩa
Đối với những người học tiếng Hán nếu như có vốn từ Hán Việt phong phú thì chỉ
cần học kỹ phần hệ thống phiên âm của tiếng Hán hiện đại, nắm vững quy luật tương
ứng giữa âm Hán Việt và âm Hán ngữ, quy tắc phối âm của tiếng Hán, quy tắc phối âm
của từ Hán Việt thì có thể nhanh chóng và dễ dàng học và nhớ từ vựng.
Ví dụ: muốn nói đến một người thường đi lung tung khi ngủ, thì Hán Việt gọi là
“mộng du”. Chúng ta có thể dựa vào nhưng quy tắc nêu ở phần trên để suy đoán từ Hán ngữ tương ứng.
Đối với âm “mộng”:
Thanh mẫu Hán ngữ tương ứng với phụ âm “m” là:m, p, w, b. Trong đó
thanh mẫu “m” chiếm 90% lượng tương ứng.
Vận mẫu Hán ngữ tương ứng với vần “ông” là: ong (73.2%), eng (14.6%),
ang(4.9%), 3 vần iang, ou, an mỗi vần chỉ có một âm đọc tương ứng là hou, gan, jiang và có chiếm 2.4 % lượng tương ứng.
Từ Hán Việt
Ngữ pháp Âm đọc Ý nghĩa
Âm đọc Ý nghĩa Ngữ pháp
Thanh điệu tương ứng với thanh nặng là: thanh 4 ( chiếm 76% lượng
tương ứng). Dựa theo quy tắc phối âm của âm Hán ngữ thì thanh mẫu khơng
phối hợp với vần “ong”. Do đó có thể suy ra âm Hán ngữ tương ứng với
“mộng” là“mèng”. Đối với âm “du”
Thanh mẫu Hán ngữ tương ứng với “d” là:y(52%), ü(16%), m(8%), sh(4%),
j(4%).
Vận mẫu Hán ngữ tương ứng với vần “u” là : ü( 27.8%), u (32%), ou(20%), iu(13%), ao (1%),uo( 1%), uei (1%), iou (4%).
Thanh điệu tương ứng với thanh ngang là: Thanh mẫu tương ứng với thanh
1, thanh 2 trong Hán ngữ.
Trong đó ü khơng kết hợp với ü, u, ou, iu, ao, uo, uei, iou. Vì vậy ở trường hợp này chỉ thanh mẫu y là có thể tương ứng với “d” mà thôi.
Mặt khác, thanh mẫu“y” chỉ có thể kết hợp vận mẫu “ou”, “ao” nhưng mẫu ao lại chiếm tỉ lệ quá thấp (1%), nên có thể suy ra trong trường hợp này vận mẫu tương ứng với vần u là ou.
Dựa vào bảng thanh điệu tương ứng có thể thấy đa số những âm Hán ngữ được tạo thành bởi thanh mẫu “y” đều thường là thanh thứ 2.
Từ đó có thể suy ra âm Hán ngữ tương ứng với “du” nên là“yóu”. Và từ Hán ngữ tương ứng với âm “mộng du” là từ có âm đọc là“mèng yóu”.
Thoạt tiên phương pháp suy đốn này có vẻ như rất phức tạp, nhưng thực ra rất
đơn giản và dễ nhớ, chỉ cần lợi dụng nhiều, đối chiếu nhiều thì sẽ thành thạo. Lúc đó
việc liên tưởng đến từ vựng Hán ngữ tương ứng sẽ trở thành một loại phản xạ, khiến
2.2.6.2 Nâng cao khả năng nhớ từ mới
Bảng 2.131: Sơ đồ lợi dụng âm Hán Việt để nhớ từ vựng Hán ngữ
Học thuộc từ mới là việc khiến khơng ít người phải đau đầu, bởi vì từ mới của
ngoại ngữ rất xa lạ với người học, những từ đó đều là lần đầu tiên tiếp xúc, khơng có
ấn tượng gì đối với mọi người, do vậy học từ mới chính là áp lực rất lớn đối với những
người học ngoại ngữ.
Tiếng Hán và tiếng Việt có rất nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là trên phương
diện từ Hán Việt. Mỗi lần học được một từ vựng tiếng Hán đều tìm từ Hán Việt tương
ứng, đối chiếu với bảng số liệu thống kê mà người viết đã thống kê ở phần trước phối
hợp với phần phụ lục thì sẽ nhận thấy có sự tương ứng về mặt ngữ âm giữa hai ngôn
ngữ và sự tương ứng này là có quy luật và nguyên tắc. Nhờ đó sẽ khiến người học thấy quen thuộc, thú vị từ đó dễ học thuộc hơn.[7]
2.2.6.3 Phối âm-tạo từ
Trong tiếng Hán cổ đại chủ yếu là các từ đơn âm tiết, trong quá trình phát triển
của tiếng Hán, tiếng Hán hiện đại đã xuất hiện xu hướng song âm tiết. Kết quả là từ
Từ vựng tiếng Hán
hiện đại
Từ điển Hán-Việt, quy tắc phối âm Hán Việt
Sự tương ứng về giữa âm Hán Việt và âm Hán ngữ ( vận mẫu,
thanh mẫu, thanh điệu)
Nhớ từ mới
Âm Hán Việt tương ứng
một từ đơn âm tiết đã hình thành rất nhiều ý nghĩa, những từ song âm tiết có mối quan hệ với chúng về mặt hình chữ.
Nắm được điểm này, sử dụng phương pháp suy đoán sẽ giúp cho người học dễ
dàng tích lũy và nắm vững được nhiều từ mới hơn, nói cách khác là lợi dụng vào điểm này để chuyển tính quan hệ giữa hàng loạt từ Hán Việt với nhau vào việc học từ vựng tiếng Hán hiện đại.[10]
Ví dụ: sau khi học từ : “ 自由” (zìu-tự do), ta hiểu nghĩa của hai từ “自” (zì-tự) và “ 由”(u-do), đồng thời dựa vào sự tương ứng của âm Hán Việt và âm Hán ngữ (vần-vận mẫu, phụ âm đầu- thanh mẫu, thanh điệu), quy luật phối âm tiếng Hán để suy
đoán, lại dựa vào những từ Hán Việt vốn có trong tiếng Việt có thể giúp người học
tiếng Hán nắm vững được hàng loạt từ vựng Hán ngữ và hiểu được ý nghĩa của chúng. Tự (zì) : Tự lập zì lì Tự sát zì shà Tự kỉ zì jǐ Tự ái zì ài Tự tơn zìsūn Do (u): Lý do lǐyóu Nguyên do yuán yóu
Từ những âm Hán Việt trên chúng ta có thể suy ra hàng loạt âm Hán ngữ tương
Tiểu kết 3
Thoạt tiên ta thấy phương pháp suy đoán này phải đối chiếu rất nhiều số liệu, nhớ rất nhiều quy tắc, như thế còn mất nhiều thời gian hơn là việc mở từ điển để tra cứu.
Nhưng một khi đã hình thành một loại thói quen, lợi dụng thành thục thì đem lại rất nhiều lợi thế cho việc dùng tiếng Hán để giao tiếp. Khi ấy từ vựng tiếng Hán hiện đại sẽ trở nên gần gũi, người học sẽ thêm tự tin từ đó ngữ điệu nói chuyện sẽ tự nhiên hơn.
Mặt khác chúng ta không thể luôn mang theo từ điển, cho dù có mang theo từ điển cũng không thể luôn tay để tra từ, nhất là khi giao tiếp. Lúc này việc thông qua âm Hán Việt để liên tưởng đến âm tiếng Hán tương ứng, từ đó biểu đạt suy nghĩ của mình thực sự là một giải pháp cứu cánh.
Chương III: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC LỢI DỤNG ÂM HÁN VIỆT KHI HỌC TỪ VỰNG TIẾNG HÁN HIỆN
ĐẠI VÀ PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC