MO DAU 1 Lido chon dé tai
“Giáo dục và đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu hoàn thành tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực con người cho công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước” đó là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho ngành Giáo dục và đào tạo Cùng với đối mới giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước thế giới quan khoa học, lịng u nước có ý chí vươn lên vì tương lai bản thân và vì tiền đồ đất nước
Thực hiện chủ trương trên, ngành Giáo dục và đào tạo đã triển khai đối mới toàn diện, đồng bộ giáo dục và dào tạo trong đó có đổi mới nội dung dạy học các cấp và trọng tâm là đổi mới phương pháp đạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Nội dung đổi mới theo hướng tỉnh
giản hơn, chọn lọc hơn cập nhật hơn Phương pháp dạy học hướng vào người học rèn luyện và phát triển khả năng làm việc đọc lập tự chủ sáng tạo của học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông Do đó người giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp sao cho vừa cung cấp cho học sinh tri thức mà còn dạy cho học con đường tìm ra tri thức và biết
vận dụng các kiến thức vào thực tế cuộc sống tùy theo năng lực của mình
Đại lượng là một trong những mạch kiến thức quan trọng trong mơn Tốn ở Tiểu học, là chiếc cầu nối giữa các kiến thức trên sách vở và trong thực tế cuộc sống Cùng với các mạch kiến thức khác, yếu tố đại lượng góp phần rèn luyện trí tuệ, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần thiết của cuộc sống Một trong những đại lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân đó là đại lượng thời gian Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan và công bằng cho mọi người Nó sẽ
trở nên có giá trị hoặc vô giá trị đối với những cá nhân biết sử dụng quỹ thời
Trang 2Tuy nhiên do đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh đầu
cấp Tiểu học nên các kiến thức về đại lượng thời gian hầu như là trừu tượng và khó đối với các em, Các em khơng nhìn thấy thời gian mà chỉ có thể cảm
nhận được thời gian thông qua những hoạt động diễn ra trong đời sống hàng
ngày, trong môi trường xung quanh Hơn nữa đối với học sinh nhỏ tuổi thường hay bị chỉ phối bởi tâm trạng chủ quan, khi vui vẻ các em cảm thấy thời gian trôi nhanh, khi phải đợi chờ các em thấy thời gian kéo đài, khi học phép đo thời gian các em còn gặp các số đo không viết theo hệ ghi số thập phân
Thực tế trong dạy học cho thấy kết quả dạy học đại lượng thời gian cho học sinh các lớp I, 2, 3 chưa cao Nguyên nhân là do trình độ của giáo viên
hạn chế, do thói quen tâm lí ngại khó ngại đổi mới, nhiều giáo viên chỉ chú
trọng đến mục tiêu cung cấp kiến thức mà không chú trọng cho học sinh con đường tìm ra tri thức Vì vậy dẫn đến tình trạng cách dạy mang tính áp đặt,
học sinh tiếp thu một cách thụ động, chỉ biết lắng nghe ghi chép ghi nhớ và làm theo Như vậy khó có thể đạt được mục tiêu rèn luyện kĩ năng, thái độ làm việc độc lập, sáng tạo cho học sinh
Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn giáo dục nâng cao chất lượng dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và dạy học đại lượng thời gian ở
các lớp Tiểu học nói riêng, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh về đại lượng thời gian ở
lớp 1,2, 3 ”
2 Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung phương pháp dạy học đại lượng thời gian ở các lớp l,
2, 3 từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đại lượng thời gian ở lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
Trang 33 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học tốn nói chung và dạy học đại lượng thời gian ở lớp I, 2, 3 nói riêng theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Ngiên cứu nội dung chương trình SGK toán lớp 1, 2, 3 noi chung va nội dung, phương pháp dạy học đại lượng thời gian ở lớp I, 2, 3 nói riêng
- Tìm hiểu thực trạng về day hoc đại lượng thời gian ở lớp I, 2, 3
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đại lượng thời
gian ở lớp l1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh - Thử nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kiểm chứng các lập luận trong dé tai
- Soạn giáo ản minh họa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiêm cứu là: Dạy học đại lượng thời gian ở lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu: Lớp 1, 2, 3 Trường Tiểu học Đống Đa — Thành phố
Vĩnh Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc
5 Giá thuyết khoa học
- Nếu đề xuất được một số biện pháp thích hợp thì có thể nâng cao chất lượng
Trang 46 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến
phương pháp dạy học ở Tiêu học; nghiên cứu SGK và các tài liệu khác
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng dạy học ở trường Tiểu học Đống
Đa - thành phố Vĩnh Yên-Tinh Vĩnh Phúc
- Phương pháp thống kê Toán học: Thu thập, xử lí, đánh giá số liệu - Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7 Đóng góp của luận văn
- Làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lí luận của việc dạy học đại lượng thời gian ở lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đại lượng thời
gian ở lớp 1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh - Thiết kế một số giáo án minh họa
8 Cấu trúc của luận văn
- Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương:
- Chương l: Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Chương II: Một số biện pháp dạy học đại lượng thời gian ở lớp 1, 2, 3 theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
Trang 5NOI DUNG
CHUONG I
CO SO Li LUAN VA THUC TIEN
I Cơ sở lí luận
1 Cơ sở tâm lí học
Tâm lí học hiện đại cho rằng, muốn giáo dục trẻ thì phải hiểu trẻ và ngược lại, muốn hiểu trẻ thì phải giáo dục trẻ Đó là mối quan hệ biện chứng
giữa quá trình giáo dục trẻ và quá trình nghiên cứu sự phát triển tâm lí trẻ em Như vậy, đề lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học thích hợp, giúp trẻ nắm chắc kiến thức, kĩ năng toán học, phát triển năng lực tư đuy cũng như
phâm chất trí tuệ khác thì cần thiết phải nắm được trình độ phát triển cũng
như quy luật phát triển của học sinh lứa tuổi Tiêu học
1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh lứa tuổi lớp 1, 2, 3
- Về tri giác: học sinh lớp 1, 2, 3 thường tri giác trên tổng thể, các em chưa biết phân tích sâu sắc từng đặc điểm của đối tượng, tri giác còn gắn với
hoạt động thực tiễn Vì vậy, trong đạy học cần phải thực hiện triệt để nguyên
tắc “học đi đôi với hành” thường xuyên tăng cường liên hệ thực tế xung quanh cho các em
- Về chú ý: chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở học sinh lớp 1, 2, 3
Khối lượng chú ý còn ít Khả năng phân phối chú ý còn kém, chưa bền khả
năng tập trung chưa cao Sự chú ý của học sinh còn bị phân tán đễ bị lôi cuốn vào các trực quan hình ảnh Chú ý học sinh thường hướng ra bên ngoài, vào hành động, chưa có khả năng hướng vào bên trong tư duy
- Về ghi nhớ: học sinh thường phát triển cả hai loại ghi nhớ, ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định Ở lớp 1, 2, 3 ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế, các em thuộc bài một cách máy móc Vì vậy, trong dạy học
Trang 6nhiệm vụ của người giáo viên là giúp học sinh hạn chế ghi nhớ không chủ định, mà cố gang hình thành cho hoc sinh ghi nhớ có ý nghĩa, học có mục đích, biết tạo ra các điểm tựa và dựa vào các điểm tựa để øh1 nhớ
- VỀ tưởng tượng: tưởng tượng của học sinh lớp 1, 2, 3 còn tản mạn ít có tổ chức Hình ảnh của tượng tượng còn đơn giản, hay thay đơi chưa bền vững
Trí tượng tượng còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh nghiệm sống,
mẫu vật đã biết Đặc điểm tâm lí này cán trở các em tiếp thu các kiến thức
toán học trừu tượng, đặc biệt là biểu tượng đại lượng Vì vậy trong dạy học,
người giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm lí này của học sinh để có những
biện pháp khắc phục
- Về tr duy: Trẻ em trước tuôi đi học khả năng phán đoán, chứng minh suy luận của các em còn thấp, hay suy luận tương tự máy móc, suy luận quy
nạp, suy luận diễn địch gặp nhiều khó khăn
Lứa tuổi Tiểu học là giai đoạn mới của phát triển tư duy — giai đoạn tư duy cụ thể Trong một chừng mực nào đó hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tống thể, nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát Các em bước đầu có khả năng phân tích, tơng hợp , trừu tượng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận phán đoán
Tư duy của học sinh lớp I, 2, 3 trong giai đoạn “tư duy cụ thể” chưa
hoàn chỉnh, vì vậy việc nhận thức các kiến thức toán họa trừu tượng khái quát
là vấn đề khó đối với các em Trong đạy học cần nắm vững sự phát triển có quy luật của tư duy học sinh, đánh giá đúng khả năng hiện có và khả năng
Trang 71.2 Hoạt động học tập
1.2.1 Hoạt động là gì?
Hoạt động là một khái niệm của tâm lí học hiện đại Theo A.N Lêônchiep (Một số cơng trình tâm lí học (2003) Phạm Minh Hạc biên dịch và giới thiệu, NXG GD Hà Nội) một hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nhất định Hai hoạt động khác nhau được phân biệt bởi hai đối tượng
khác nhau
Hoạt động gắn liền với động cơ và mục đích Khơng thể có một hoạt
động khơng có động cơ Một hoạt động thường gồm nhiều hoạt động thành phần với mục đích riêng Thực hiện xong các hoạt động thành phần thì mục
đích chung của hoạt động cũng được thực hiện
Quá trình chủ thể chiếm lĩnh từng mục đích gọi là hành động Chủ thể chỉ có thê đạt được mục đích bằng những phương tiện (điều kiện) xác định
mỗi phương tiện quy định cách thức hành động gọi là thao tác
Giáo dục thực chất là cách tổ chức hoạt động liên tục của người học mà đối với trẻ em ở trường Tiểu học, đó là hoạt động học tập Dạy cho học sinh môn toán là dạy các hoạt động toán học mà cơ bản là giải toán Như vậy hoạt động toán học vừa là mục đích, vừa là nhiệm vụ dạy học toán trong nhà trường Giáo viên nên biết rõ một đối tượng lúc nào là mục đích cần đạt, lúc nào là phương tiện đề đạt mục đích khác
1.2.2 Hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học là một trong những hoạt động của con người, vì thế nó
cũng tuân theo cấu trúc tống quát của một hoạt động nói chung Học sinh tiến hành hoạt động học nhằm lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, được thực hiện dưới dạng những tri thức kĩ năng
Theo V.A.K Rutexki, cấu trúc của họat động học tập bao gồm những
Trang 8+Giai doan định hướng tìm tòi, nhận thức rõ ràng về các nhiệm vụ cụ thé can
giải quyết
+ Giai đoạn lập kế hoạch thực hiện, chọn lựa biện pháp hành động hợp lí
nhất
+ Giai đoạn thực hiện
+ Giai đoạn kiểm tra kết quả, sửa chữa sai làm và đánh giá
Mối quan hệ với hoạt động dạy: trình tự các bước trong hoạt động học
hoàn toàn thống nhất với trình tự các bước trong hoạt động đạy Nếu giáo
viên vạch ra nhiệm vụ cho học sinh thực hiện chúng thì học sinh sẽ nhận ra nhiệm vụ đó và thực hiện các hành động học tập, nều giáo viên kiểm tra các hành động của học sinh và điều chỉnh hành động dạy của mình thì dưới ảnh
hưởng của giáo viên thì học sinh cũng điều chỉnh hành động của mình Sự thống nhất của các quá trình dạy và học được thê hiện ở sự tương ứng các giai đoạn của thầy và trò Chỉ khi nào có sự thống nhất này mới tạo nên một hiện tượng hoàn chỉnh mà ta gọi là quá trình dạy học
Tất cả các điều kiện trên cho phép nói rằng Chỉ có sự tác động chặt chẽ giữa các tác động, điều kiện bên ngoài của các giáo viên tạo môi trường học
tập (hình thức tổ chức dạy học, phương thức hành động, phương tiện vật chất,
thái độ tình cảm của thầy) với sức căng thắng trí tuệ bên trong của học sinh
nhằm thích nghi với mơi trường đó mới có thể tạo nên với việc học tập có kết
quả
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh Tiểu học Quá trình học tập của học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi học sinh thực sự tham
gia vào hoạt động học tập, là chủ thể của hoạt động học Dạy học ở trường
Trang 91.2.3 Tinh tich cuc hoạt động của học sinh
Theo từ điển Tiếng Việt, tích cực là một trạng thái tỉnh thần có tác
dụng kháng định và thúc đầy sự phát triển
Theo L.F.Khalamôp (Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB GD 1978) “Tính tích cực trong hoạt động nhận thức là trạng
thái hoạt động của học sinh, được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự cố gắng
trí tuệ với nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức cho chính mình”
Tính tích cực của học sinh còn biểu hiện ở:
+ Xúc cảm học tập: thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu của giáo viên
+Chú ý: thể hiện ở việc lắng nghe và theo dõi mọi hoạt động của giáo viên, thực hiện đầy đủ chu đáo, nhanh gọn, đầy đủ và chính xác các yêu cầu đó + Sự nỗ lực của ý chí: thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại vượt khó khăn khi gải quyết nhiệm vụ nhận thức
+ Có hành vi, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy
+ Kết quả lĩnh hội: Nhanh đúng, tái hiện lại khi cần, vận dụng được khi gặp
tình huống mới
Đặc biệt tính tích cực học tập có mối quan hệ nhân quả với phẩm chất nhân cách của người học như sau:
+ Tính tự giác: đó là sự nhận thức được nhu cầu học tập của mình va co gia tri
thúc đây hoạt động có kết quả
+ Tính độc lập tư duy: đó là sự phân tích tìm hiểu, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, đây là biểu hiện cao của tính tích cực
+ Tính chủ động: thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộ hoặc
Trang 10+ Tính sáng tạo: Thực hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cách giải quyết không bị phụ thuộc vào cái đã có Đây là mức độ cao nhất của tính tích cực
G.L.Sukina (Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở mọi lứa tuổi) chia tính tích
cực làm 3 cấp độ:
1 Tính tích cực bắt chước, tái hiện: Tính tích cực biểu hiện ở sự cố
gắng làm theo mẫu hành động thao tác cử chỉ hành vi hay nhắc lại những gì đã trải qua
2.Tính tích cực tìm tịi: Tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc
muốn tìm hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thẻ tự giải quyết vấn đề
3 Tính tích cực sáng tạo: Tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và
hiệu quả trong khi giải quyết vấn đề
Cách phân loại trên giúp giáo viên đánh giá được đúng mức độ tích cực của học sinh theo mặt bằng chung của cả lớp Tuy nhiên cũng còn hết sức
khái quát Muốn cụ thể sát thực giáo viên cần phải căn cứ vào một loạt các chỉ số khác như: Kết quả học tập sau một tiết, một chương, một phần, thời gian
duy trì chú tý trong một giờ học, chất lượng câu trả lời, sự độc đáo trong giải
quyết nhiệm vụ của học sinh
Từ đó có thê nói: Tích cực hóa trong học tập là quá trình làm cho người
học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ
2 Cơ sở lí luận dạy học
2.1 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
Dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh — gọi tắt là dạy
học tích cực — dựa trên nguyên tắc phát huy tính tích cực tự giác và sáng tạo của học sinh Thực chất là quá trình người thầy tổ chức và hướng dẫn học
sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở hoạt động học tập tự giác của họ
Trang 11Vậy một phương phấp cần phải thỏa mãn điều kiện gì thì có thê tích cực hóa
hoạt động học tập? Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đó là gì?
Theo P.I.Pitcatxixtưi và B.I.Corootiatiev thì có hai cách chiếm lĩnh tri thức, đó là:
1 Tái hiện kiến thức: Định hướng hoạt động tái tạo, được xây dựng trên
cơ sở học sinh lĩnh hội những tiêu chuẩn hình mẫu có sẵn
2 Tìm hiểu kiến thức: Định hướng hoạt động cải tạo tích cực, dẫn đến việc “phát minh” kiến thức và kinh nghiệm hoạt động
Nếu cách một chiếm ưu thế trong một phương pháp dạy học cụ thể nào
đó thì phương pháp dạy học đó có thể xem là ít tích cực, bởi các kiến thức cho sẵn có tính áp đặt cao đối với quá trình học, nó kiểm sốt người học từ bên ngồi nên ít có khả năng kích thích họ hoạt động một cách thực sự Quá trình dạy học diễn ra theo kiểu tìm kiểm, phát hiện, khai thác, biến đối và người
học tự kiến tạo kiến thức , kĩ năng Do đó người học trở thành chủ thể tích cực hơn và nếu nó chiếm ưu thế trong một phương pháp dạy học nào thì phương pháp đó được xem là tích cựu hơn Nhưng cũng chính vì thế mà hệ số sai sót, mức độ khó khăn cũng lớn hơn
Tuy nhiên việc sử dụng trội hơn cách dạy nào chỉ cho phép ta giả định
về hiệu quá, cịn muốn đánh giá nó có thực sự tích cực hay khơng thì phải
xem xét tính sẵn sàng của học sinh nữa Do đó học sinh muốn trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động của họ thì vai trò của giáo viên là phải dựa vào sự nhận biết, hiểu được mặt tích cực của tính sẵn sang để sử dụng phương pháp dạy học cho thích hợp
Tóm lại, phương pháp đạy học nào đảm bảo phối hợp nhuần nhuyễn hai
cách dạy tái hiện và tìm kiếm tri thức trong đó tận dụng cơ hội và điều kiện để
cho cách thứ hai chiếm ưu thế đồng thời kết hợp hài hịa với tính sẵng sàng học tập của học sinh thì về cơ bản phương pháp dạy học đó có khá năng tích
cực hóa được hoạt động học tập của học sinh, nhờ đó hình thành được phương thức hành động và kinh nghiệm hoạt động cho các em
Trang 12Phuong phap day hoc théa man diéu kién trén sé dam bao “ dura ra duoc cdc tình huống hấp dẫn, khêu gợi kiến thức, dẫu là người suy nghĩ kém cỏi cũng
phải chịu khó suy nghĩ, tìm tịi” — Phạm Văn Đồng (Tạp chí Giáo dục số 12)
Tác giả Đặng Thành Hưng (Tạp chí Giáo dục số 102 (chuyên đề) Quý IV 2004, Trang 10) lại chú ý tới những đặc trưng cơ bản của phương pháp
dạy học tích cực, tác động qua lại , tham gia hợp tác và tính có vấn đề trong dạy học
Tác động qua lại: thể hiện sự tương tác giữa các nhân tố bên ngoài(
môi trường, nhu cầu, năng lực, thể chất , ý chí ) nó tác động trực tiếp tới
từng người học gây thái độ (phản ứng) và hành động đáp lại của từng học sinh
Tham gia hợp tác: được xem là cách tiến hành, tổ chức giờ học với cơ
sở khách quan là tính sẵn sang học tập của học sinh Nó bao gồm sự phân cơng nhiệm vụ và trách nhiệm tùy theo tính sẵn sàng của từng cá nhân hoặc
từng nhóm học sinh Các em chủ động nhận nhiệm vụ và tự xác định dưới sự
động viên cố vấn của thầy giáo Có ba cấp độ tham gia hợp tác: a, Học sinh
chỉ tham gia khi giáo viên khêu gợi và chỉ dẫn; b, Sự tham gia của học sinh
có tính chủ động và tự giác; c, Giáo viên và học sinh cùng tham gia vào quá
trình học tập với vai trị bình đẳng như nhau
Tính có vấn đề cao trong dạy học: Theo L.X Vưgôxki (Tuyền tập Tâm
lí học, NXB ĐHQG Hà Nội) thì mỗi đứa trẻ có “vùng phát triển gần nhất” và
“ việc day hoc chi có tác dụng tốt khi nó đi trước sự phát triển” vì vậy phương
pháp dạy học nào đảm bảo khai thác và làm bộc lộ tình huống có vấn đề
(nhiệm vụ, tình thế thử thách) ở học sinh thì phương pháp đó dạy học có tích
cực
Tóm lại, phương pháp dạy học nào đảm bảo một hoặc nhiều đặc trưng trên
đều được xem là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực Và sự quyết định giữa chúng có vai trị quyết định tính chất của quá trình học tập
Trang 13Từ những phân tích ở trên, ta thấy một trong những giải pháp nhằm tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh là sử dụng phương pháp thỏa mãn
điều kiện:
1) Có sự kết hợp hài hòa giữa hia cách tổ chức quá trình chiếm lĩnh tri
thức cho học sinh: tái hiện và tìm kiếm, trong đó cách thứ hai phải chiếm ưu thế
2) Chú ý xem xét và kích thích tính sẵng sàng học tập của học sinh bằng
cách tạo ra tình huống dạy học thích hợp
3) Dam bảo nguyên tắc: tác động qua lại, tham gia hợp tác và tính có vấn dé trong toàn bộ quá trình dạy học
Về thực chất, phương pháp dạy học đó phải tạo được môi trường dạy học
tích cực: tiến trình khẩn trương, nhịp độ và mức độ khó khăn cao — thuộc
vùng phát triển gần nhất để học sinh lĩnh hội tri thức bằng con đường tìm
kiếm, phát hiện, giải quyết với tỉnh thần tự giác Nhờ đó hình thành được
phương pháp tự học và ham học ở học sinh
2.2 Định hướng đỗi mới phương pháp dạy học ớ Tiếu học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong nghị quyết TW4 và nghị quyết TW2, được thẻ chế hóa trong luật Giáo dục và trong chi
thị 15 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trong luật Giáo dục, Khoản 2, Điều 24 đã ghi “ Phương pháp Giáo dục phô thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh, phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của cá phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao hiệu quả đảo tạo của giáo dục Đối mới
Trang 14phương pháp dạy học ở Tiểu học được tiến hành dựa trên một số định hướng
sau:
2.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH]) theo hướng phát huy cao
độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quả trình lĩnh hội trì
thức
Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá
trình dạy học có hai điều kiện quan trọng phải lưu ý:
- Phải biết yêu cầu của chương trình đạy học thành nhu cầu nhận thức
của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh tới
đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với
học sinh
- Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những
cổ gắng vươn tới của học sinh bằng khả năng của mình
Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, học
sinh là chủ thể của hoạt động học tích cực và sáng tạo Giáo viên phải cải tiến không ngừng phương pháp dạy học và giúp học sinh cải tiến phương pháp
học tập
2.2.2 Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuẫn nhuyễn các
PPDH khác nhau (truyén thong va hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học, vừa phù hợp với đói tượng và điều kiện thục tiễn của cơ sở
Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu và nhược điểm riêng Tính hiệu quả hay khơng hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào người sử dụng biết cách phát triển và thích nghi nó ở mức độ nào Nếu phương pháp dạy học
được kết hợp hài hòa với nhau, cách dạy học ấy sẽ phù hợp được với đối
tượng học đa dạng tạo ra sự năng động trong cách nghĩ, cách làm của học
sinh
Trang 152.2.3 Đối với PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của học
sinh
Cần hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tăng cường cho học sinh các hoạt động tự tìm hiểu tri thức hay vận dụng tri thức vào cuộc sống Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân Muốn vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học sao cho hiệu quả, thí dụ như hướng dẫn học sinh tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách
ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách Như vậy khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và học ở nhà
2.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kĩ năng
thực hành
Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn
cho người học Đối mới theo nghĩa này là:
Học sinh được thao tác hành động thực tế
- Hoc sinh phai học thơng qua tình huống thực tiễn
-_ Học sinh được thực hành, trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm
-_ Học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nói và viết -_ Học sinh được rèn luyện kĩ năng cùng chung sống
2.2.5 Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào day học
Sử dụng phương tiện kĩ thuật vào để chuyên tái nội dung kiến thức thực sự sẽ mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sử dụng phương tiện dạy học
Sử dụng phương tiện dạy học đa dạng giúp cho PPDH trở nên sinh
động hơn và tạo ra được hứng thú và tích cực ở người học
Trang 162.2.6 Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và
đánh giá kết quả học tập của học sinh
Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình đạy học và nó có thể điều
chinh nội dung va PPDH Ngược lại đổi mới phương pháp dạy học sẽ phải đồi
mới phương thức kiểm tra và đánh giá Không đổi mới phương pháp kiểm tra
và đánh giá thì đối mới phương pháp dạy học chỉ là hình thức Trong đánh giá, cần chuyên sự đánh giá của giáo viên thành quá trình tự đánh giá của học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân Cả thầy và trò cần đánh giá
kết quả đạt được trong hoạt động của mình theo mục tiêu đề ra
2.2.7 Đối mới PPDH theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài dạy và xây dựng mục tiêu bài học
Các thành tố của quá trình dạy học: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình
thức tơ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá cùng với môi trường Văn hóa — Chính trị - Xã hội, Kinh tế - Khoa học — Kĩ thuật, gia đình nhà trường và cộng đồng
Muốn nâng cao chất lượng đạy học phải nâng cao chất lượng của từng
thành tố đồng thời nâng cao chất lượng của toàn hệ thống
Trong bài dạy, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề ra rõ rang, có thể lượng hóa, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan
3 Về đại lượng thời gian và vai trò, ý nghĩa của việc dạy học đại lượng thời gian cho học sinh Tiểu học
3.1 Về đại lượng thời gian
Phạm trù thời gian và những tính chất của nó có một vai trò to lớn đối với việc năm bắt các quá trình diễn ra trong cuộc sống của chúng ta
Trang 17Thời gian là một đại lượng phức tạp và nó thu hút sự quan tâm của mọi
người Và chính vì vậy mà đã có khơng ít người ln nghiên cứu vấn đề thời
gian Với quan điểm duy tâm, các nhà triết học như: Arixtôt, Đề Các, Xpinnôza đã cho rằng thời gian là cái gì đó chủ quan, là đặc điểm tư duy
chứ không là vật chất Nhà bác học Canto — đại diện trường phái duy tâm cổ điển Đức (1724-1804) đã xem xét thời gian như một nhận thức bẩm sinh của sự nhận biết cảm tính Các nhà triết học Đức như: Seelin, Héghen (1775-
1854) quan niệm rằng: “Thời gian không là cái gì, nó diễn ra không phụ thuộc
và cái tơi, nhưng nó lại được hình dung trong trạng thái hoạt động”
Như vậy triết học duy tâm xem thời gian như một sự nhìn nhận trống
rỗng, không là cái gì, thời gian chỉ là một cảm nhận của ý thức của con người khi tri giác về thế giới xung quanh
Với quan điểm duy vật khi xem xét về vấn đề thời gian và không gian,
Ph.Ăngghen quan niệm rằng con người có thể nhận biết được không gian và
thời gian mặc dù chúng là những khái niệm trừu tượng không thẻ tri giác hay cảm nhận trực tiếp Theo ơng thì “khơng gian và thời gian thực chất là những
hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại Sự tổn tại ngoài thời gian là sự vô lí hết
sức cũng như sự tồn tại ngồi khơng gian”
Như vậy, các trường phái triết học khác nhau nhìn nhận thời gian theo cách khác nhau Các nhà duy tâm cho rằng thời gian là sản phẩm của ý nghĩ
con người và họ phủ nhận sự tồn tại thực của nó Các nhà duy vật vẫn kháng định tính hiện thực, khách quan của thời gian Theo họ, không gian và thời gian là các hình thức ton tại của vật chất chuyên động, chúng ton tại một cách
khách quan và không phụ thuộc vào ý thức của con người
Đối với con người, thời gian là cái gì đó chuyển động, thay đổi, thời gian gắn liền với sự chuyên động, sự xuất hiện và hình thành cái mới Do tính
chất khơng đảo ngược của thời gian (tính chất một chiều) mà thời gian phản ánh sự chuyên động một cách đơn giản Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng như trong tự nhiên tồn tại tính trình tự khách quan và không
Trang 18đảo ngược của các sự kiện diễn ra theo thời gian, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai luôn gắn bó với nhau chứng tỏ thời gian luôn chuyên động về phía trước Đó là biểu hiện của sự chuyên động và phát triển không ngừng của tự nhiên và xã hội, từ cái cũ đến cái mới
Tri giác thời gian là phản ánh sự tồn tại nhận thức của thời gian trong ý thức của con người Nhờ có sự tri giác thời gian mà các thay đối diễn ra trong thế giới xung quanh được phản ánh Con người nhận biết thời gian và tạo nên hình ảnh của thời gian Sự nhận biết thời gian của con người tiến gần tới thời gian khách quan, phản ánh nó ngày càng sâu sắc và đúng đắn Quan niệm này cho thấy khả năng giáo dục và phát triển sự tri giác thời gian cho trẻ cũng cần bat kì sự quá trình phản ánh nào Sự tri giác thời gian có thể là đối tượng của
giáo dục, tức là phát triển ở trẻ kĩ năng tri giác thời điểm, tính trình tự, tốc độ
và thời lượng qua đó giúp trẻ định hướng thời gian tốt hơn hành động thực
tiễn hiệu quả hơn
Có thể nói một phần lịch sử loài người thể hiện ở lịch sử đo lường Chẳng hạn: để đo độ đài, thoạt tiên con người sử dụng các đơn vị đo rất đơn
giản: bàn chân, gang tay, sải chân, sải tay còn thời gian đo bằng bóng nắng mặt trời và chu kì mặt trăng Một trong những chiếc đồng hồ đầu tiên là đồng hồ mặt trời, sử dụng bóng nắng mặt trời để chỉ thời gian trong ngày (nhưng không dùng được ban đêm và trời có nhiều mây) như vậy không thể đáp ứng
được nhu cầu của con người, họ cần đến đơn vị đo thời gian “tiêu chuẩn” và
thước đo thời gian “tiêu chuẩn”
Như vậy việc đo thời gian định hướng được thời gian, sử dụng những thước đo thời gian và đơn vị đo thời gian tiêu chuẩn là không thể thiếu đối với
cuộc sống của con người và nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người
Trang 193.2 Vai trò ý nghĩa của việc dạy học đại lượng thời gian cho học sinh Tiểu học
Thời gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người Nếu mỗi con người biết sử dụng quỹ thời gian đó một cách hợp lí thi sé dem lại những kết quả tốt đẹp trong học tập, công việc và cuộc sống của mỗi con người và của cả xã hội
Chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế Đề có thể thích ứng, tồn tại và phát triển thì mỗi con người cần
phải biết phân tích thời gian tổ chức cuộc sống, sinh hoạt, học tập và làm
việc một cách khoa học, hợp lí và tiết kiệm thời gian Sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết, đó là
phải làm sao đào tạo ra được thế hệ con người với tác phong sinh hoạt làm việc có nề nếp, khẩn trương và chính xác, những con người biết lấy thời gian làm thước đo cho năng suất và chất lượng cuộc sống
Tuy nhiên không phải tự nhiên mà công dân biết do thời gian, biết sử
dụng thời gian ghợp lí và ý thức được tầm quan trọng của thời gian đối với cuộc sống hằng ngày mà cần thiết phải thông qua môi trường giáo dục nhà trường — gia đình và xã hội ngay từ khi còn nhỏ Đối với học sinh đặc biệt là
học sinh tiểu học thì việc dạy học đại lượng thời gian cho các em là vô cùng
quan trọng đề biết các em biết đo thời gian, gúp các em tạo lập thói quen sử dụng thời gian hợp lí cũng như bước đầu thực hiện một nếp sống mới nề nếp, quy củ, rèn tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương cách làm việc khoa học, có kế hoạch cho trẻ từ đó hình thành cho các em những phẩm chất quý báu phù hợp với yêu cầu của xã hội
Cũng chính từ ý nghĩa và vai trò của việc dạy học đại lượng thời gian
cho học sinh Tiểu học mà dạy học đại lượng thời gian được đưa và dạy cho trẻ từ bậc Tiểu học và đặc biệt chúng được chú trọng ngay từ các lớp l, 2, 3
Trang 204 Tổng quan về nội dung chương trình dạy học đại lượng thời gian ở các
lớp 1, 2, 3
4.1 Mục tiêu dạy học đại lượng thời gian ở Tiểu học
- Bước đầu hình thành cho các em về biểu tượng đại lượng thời gian, phân
biệt thời điểm và khoảng thời gian
- Học sinh biết cách xem đồng hồ, xem lich( lịch bóc và lịch tờ) biết đọc
viết các số đo thời gian (thứ ngày tháng năm, thế ki, giờ, phút giây ) và năm được mối quan hệ giữa các số đo trên (biết chuyên đổi so sánh và thực hiện phép tính) số chỉ số đo đại lượng thời gian
- Học sinh biết ứng dụng những hiểu biết về thời gian vào cuộc sống, vào giải toán và hiểu được phần nào về phép đo đại lượng nói chung và phép đo
thời gian
4.2 Nội dung dạy học đại lượng thời gian ở các lớp 1, 2, 3
NỘI DUNG DẠY HỌC DẠI LƯỢNG THỜI GIAN Ở CÁC LỚP 1, 2, 3
LOP | NỘI DUNG
-Các ngày trong tuần lễ (1 tuần lễ có 7 ngày, tên gọi và thứ tự các ngày trong tuần)
Lớp1 | -Xem lịch, loại lịch bóc hàng ngày, tên và thứ tự các ngày trong tuần, ngày trong tháng
-Đồng hồ - Thời gian ( xem giờ đúng)
-Ngay — Gid ( một ngày có 24 giờ, giới thiệu các buôi trong ngày)
Lớp2_ | -Ngày - Tháng ( xem lịch và xác định được ngày- tháng, là thứ mấy trong tuần)
- Giờ phút ( 1 giờ = 60 phút, xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3,6,12)
-Các đơn vị đo thời gian thường gặp: Giờ, phút, ngày, tháng, năm
-Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian như: 1 ngày có 24 giờ, 1 giờ có 60 Lớp 3 | phút, một năm có 12 tháng, số ngày trong tháng
-Xem đồng hồ (chính xác đến phút)
-Xem lich ( lịch bóc hàng ngày hoặc lich quyền)
Trang 21
4.3 Nhận xét về nội dung và cách trình bày một nội dung day hoc đại tượng thời gian được thể hiện trong sách giáo khoa Tốn ở các lóp 1, 2, 3
* Dựa vào tóm tắt trên ta thấy rằng nội dung đạy học ở các lớp 1, 2, 3 được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp , phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lứa tuổi Tiểu học
Ví dụ: Lớp l giới thiệu cho các em các ngày trong tuần lễ( một tuần lễ có 7 ngày), lên lớp 2 kiến thức được nâng cao, phức tạp hơn và mở rộng hơn,các em được học về ngày- giờ, giờ - phút ( Ingày = 24 giờ, 1 giờ = 60 phút); lớp 3 học sinh được củng cô và học thêm về tháng năm ( I năm có 12 tháng, số ngày trong một tháng)
Ví dụ 2: Ở lớp 1 các em được học xem giờ đúng, ở lơp 2 các em biết xem giờ kim phút chỉ số 12, số 3 và số 6, lớp 3 các em biêt xem giờ chính xác đến từng phút
Nội dung dạy học đại lượng thời gian ở lớp 1, 2, 3 được sắp xếp xen kẽ với nội dung đạy học khác nhau và được sắp xếp xen kẽ với sự mở rộng của
các vòng số Điều này thuận lợi cho việc dạy và củng cố các kiến thức số học
cũng như không gây tâm lí nhàm chán cho các học sinh các lớp đầu cấp
Hệ thống bài tập về đại lượng thời gian trong Sách giáo khoa hiện hành
ở các lớp 1, 2, 3 tương đối hoàn thiện và nhìn chung phù hợp với trình độ học sinh Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi thấy rằng hệ
thống bài tập về học đai lượng thời gian ở các lớp 1, 2, 3 vẫn còn một số hạn
chế như sau:
Ví dụ I: Bài 3, Toán | trang 161 Đọc thời khóa biểu của lớp em
Bài tập trên chú trọng cho học sinh kĩ năng đọc hơn là giúp học sinh
làm quen với lịch học tập của mình Vi dụ 2: Bài tập 1 — Toán 2
Trang 22Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong thang 1 THÁNG THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THUS THỨ 6 THỨ 7 CHỦ NHẬT 1 2 3 5 7 8 11 1 14 16 17 20 22 23 26 29 31
Bài tập trên theo tôi là chưa hợp lí vì mục tiêu chủ yếu của bai tập là
giúp học sinh củng cố phép đếm số học chứ khơng có nhiều ý nghĩa trong việc củng cố, rèn luyện cho học sinh kĩ năng xem lịch và đọc, viết ngày tháng
Trong sách giáo khoa Tốn 2 có đến 3 bài tập đạng này
Một số bài học có số lượng quá ít, trong sách giáo khoa có những bìa học chỉ có 1 đến 2 bài tập, kể cả những bài học sinh thực hành luyện tập
Ví dụ: + Bài Đồng hồ - Thời gian — Lớp 1, trang 164 có 1 bài tập
+ Bài Thực hành xem lịch — Lớp 2, Trang 80 có 2 bài tập
Theo tôi, phần thực hành làm bài tập là phần quan trọng nhất trong mỗi
tiết học, chính vì vậy sách giáo khoa cần đưa ra một số lượng bài tập vừa đủ cả về số lượng bài tập và dạng loại để cho các em được thực hành, củng cố và
khắc sâu kiến thức
Ước lượng số đo thời gian cũng là một yêu cầu quan trọng cần rèn
luyện cho học sinh trong dạy học đại lượng nói chung và đại lượng thời gian
ở các lớp 1, 2, 3 nói riêng Có thể nói, ước lượng thời gian rất quan trọng trong việc giúp các em có thể lập kế hoạch cho những hoạt động của mình một cách hợp lí nhất Tuy nhiên qua khảo sát sách giáo khoa tôi thấy rằng sách giáo khoa chưa thật chú trọng đến việc rèn kĩ năng ước lượng số đo thời
gian cho học sinh Ở lớp 1, 2, 3 co duy nhất một bài tập ước lượng số đo thời
gian ( Toán 2 tiết Luyện tập, bài 3 trang 127) như sau:
Điền giờ hoặc điền phút vào chỗ chấm sao cho thích hợp:
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8
Trang 23b) Nam đi từ nhà đến trường hết 15
c) Em lam bai kiểm tra trong 35
Như vậy cần bổ sung thêm một số bài tập giúp học sinh rèn luyện kĩ năng ước lượng số đo thời gian
- Sách giáo khoa toán chưa thật chú trọng đến tính xuyên suốt ở một số nội dung dạy học Ví dụ ở lớp 1, nội đung dạy học “ Các ngày trong tuần lễ” chỉ
được dạy duy nhất trong một tiết học, các bài học sau không hề nhắc lại nội
dung này nữa kể cá trong những bài luyện tập - ôn tập Lên đến lớp 2, lớp 3 nội dung này có được củng cố khi dạy học sinh xem lịch nhưng rất mờ nhạt Trong khi đó ta biết với học sinh lớp 1, 2, 3 nếu không được củng cơ thường xun thì sẽ rất chóng quên
- Số lượng tranh minh họa, kênh hình trong sách giáo khoa ở phần dạy học đại lượng thời gian là tương đối lớn so với các nội dung dạy học khác trong
sách giáo khoa, điều này theo tôi là rất phù hợp với đặc điểm nhân thức và tư
duy của học sinh lớp 1, 2, 3 Tuy nhiên cách minh họa đồng hồ và lịch trong sách giáo khoa còn tương đối đơn điệu, chưa hấp dẫn và chưa kích thích được
hứng thú học tập của học sinh
Như vậy qua việc tìm hiểu nội dung và hình thức trình bày phần dạy học đại lượng thời gian trong sách giáo khoa chúng ta thấy rằng: bên cạnh những ưu điểm thi sách giáo khoa vẫn còn tổn tại những điểm chưa hợp lí cần phải điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa
II, Cơ sở thực tiễn
1, Khảo sát thực tế dạy học đại lượng và đo đại lượng thời gian ở các lớp 1, 2,3 1.1 Mục dích khảo sát
Nhằm xác định cơ sở thực tiễn cho việc lựa chon các biện pháp sư phạm góp phần nâng cao chất lượng đạy học đại lượng thời gian ở cac lop 1,
2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Trang 241.2 Nội dung khảo sát
-Quan niệm của giáo viên về mục tiêu dạy học đai lượng thời gian ở
các lớp đầu cấp tiểu học
-Đánh giá của giáo viên về nội dung dạy học đại lượng thời gian trong sách giáo khoa ở các lớp I 2, 3
-Mức độ sử dụng phương pháp dạy học trong dạy học đại lượng thời gian ở các lớp I, 2, 3
-Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy
học trong dạy hoc đại lượng thời gian ở các lớp 1, 2, 3
-Mức độ sử dụng các hinh thức tổ chức dạy học đại lượng thời gian ở
các lớp 1, 2, 3
- Chất lượng học tập của học sinh khi học đại lượng thời gian ở các lớp 1,2,3
1.3 Các hình thức điều tra khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng phiếu
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm - Phương pháp thống kê
Phiếu điều tra: Thông qua phiếu điều tra, tôi thu nhận được thông tin bước đầu Ngoài ra tơi cịn sử dụng một số phương pháp khác hỗ trợ phương
pháp nghiên cứu này
Quan sát: Tôi tiến hành dự giờ một số giáo viên để tìm hiểu, sử dụng
phương pháp đạy học tích cực hay các phương pháp đạy học khác như thế nào trong giờ lên lớp, kết quả đạt được ra sao
Phỏng vấn: Tôi đã tiến hành trao đối trực tiếp với giáo viên, qua đó tơi có thêm nhiều thơng tin mà hai phương pháp trên chưa làm được Hơn nữa
việc trao đối trực tiếp này giúp tơi có được những đề xuất và ý kiến có ích
Trang 251.4 Mẫu khảo sát:
Tôi tiến hành chọn 20 giáo viên và 100 học sinh ở trường Tiểu học
Đống Đa - thành phố Vĩnh Yên — Tỉnh Vĩnh Phúc để khảo sát
2 Kết quá khảo sát
Nội dung tôi khảo sát đầu tiên là về “ Quan niệm của giáo viên về mục tiêu dạy học đại lượng và đo đại lượng thời gian” bởi vì quan niệm về mục
tiêu dạy học sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp dạy học Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Quan niệm của giáo viên về mục tiêu dạy học đại lượng và đo đại lượng thời gian ở các lớp 1, 2, 3
Stt Các mục tiêu Tỷ lệ Thứ bậc
1 Học sinh năm được các tri thức cơ bản ban đâu về đại 92% 1 lượng thời gian
2 Học sinh có kĩ năng thực hành luyện tập và bước đâu biệt 84% 2 vận dụng các kiến thức về đại lượng thời gian vào thực
tiên
3 | Phat trién ở học sinh tính độc lập sáng tạo,bước đầu biết 14% 3
phát hiện, tìm tịi và chiếm lĩnh kiến thức mới
Qua bảng thống kê ta thấy phần lớn giáo viên chỉ chú trọng đến mục tiêu cung cấp tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xáo, chưa quan tâm đúng mức
đến mục tiêu phát triển tính độc lập sáng tạo, khả năng tự phát triển tìm tịi và
chiếm lĩnh kiến thức mới của học sinh Trong khi đó mục tiêu thứ ba này rất
quan trọng trong giai đoạn hiện nay Việc xác định mục tiêu dạy học có ảnh
hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy
học, xác định mục tiêu đúng sẽ giúp giáo vien lựa chọn được những phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp Ngược lại, xác định mục tiêu dạy học còn
Trang 26lệch lạc sẽ dẫn đến việc lựa chọn phương pháp dạy học không phù hợp, chất lượng dạy học sẽ không cao Quan niệm của giáo viên về mục tiêu dạy học
như trên một phần giải thích mức độ sử dụng và quan niệm về tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy học thể hiện trong hai bảng sau:
Bảng 2: Mức độ sứ dụng phương pháp dạy học trong dạy học đại lượng và đo đại lượng thời gian ở các lớp 1, 2, 3 của giáo viên Tiểu học
Mức độ sử dụng
STT Thường Bình thường | Hiểm khi Ta Tên phương pháp dạy học xuyên (%) (%) Thứ bậc
(%)
1 Phuong phap day hoc thuyét 4.5 63.9 31.6 6 trình
2 Phương pháp giảng giải minh 29 52.7 18.3 4 hoa 3 Phương pháp học gợi mở vấn 71.8 20.9 7.3 3 dap 4 Phương pháp dạy học trực 84.5 15.5 0 2 quan 5 Phương pháp dạy học thực 100 0 0 1 hành luyện tập 6 Phương pháp dạy học phát 10.9 70.9 18.2 5 hiện và giải quyết van dé
Trang 27
Bảng 3: Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của các phương
pháp dạy học trong dạy học đại lượng và đo đại lượng thời gian ở các lớp
1,2,3 Mức độ quan trọng
Tên phương Rất quan Quan trọng Bình Ít quan Không
srr pháp dạy học trọng (%) thường (%) trọng quan trọng Thứ bậc
(%) (%) (A)
1 Phuong phap
day hoc thuyét 0 19 75.4 5.6 0 6
trinh
2 Phuong phap
giảng giải minh 25.5 41.8 31.8 0.9 0 5
hoa 3 Phuong phap học gợi mở van 81.8 18.2 0 0 0 2 dap 4 Phuong phap đạy học trực 80 20 0 0 0 3 quan 5 Phuong phap day học thực 100 0 0 0 0 1 hành luyện tập 6 PPDH phát hiện và giải quyết vấn 64.5 18 17.5 0 0 4 đê
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy phương pháp dạy học thực hành luyện tập được sắp xếp ở vị trí số 1 về tầm quan trọng và mức độ sử dụng
Đây là một điều rất mừng vì hầu hết giáo viên đã đánh giá đúng về vai trò,
trác dụng to lớn của phương pháp dạy học này Thông qua thực hành các em có thể vận dụng những điều đã học ngoài thực tế cuộc sống, từ đó giúp các em củng cố niềm tin vào tri thức khoa học
Cũng qua bảng thống kê trên ta thấy phương pháp dạy học trực quan
đứng thứ 2 về mức độ sử dụng và thứ 3 về tầm quan trọng Điều đó chứng tỏ
phương pháp dạy học này cũng được giáo viên thường xuyên sử dụng và đánh giá cao về tầm quan trọng của nó trong q trình dạy học
Trang 28Phương pháp gợi mở vấn đáp được 71,8 % giao vién str dung thường
xuyên Có thê nói rằng phương pháp này là phương pháp không thê thiếu ở Tiểu học Tuy nhiên, thực tế cho thấy giáo viên lại quá lạm dụng phương
pháp dạy học này, hoặc dùng chưa đúng cách
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đứng thứ 5 về mức độ sử dụng và thứ 4 về tầm quan trọng Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên chưa đánh giá đúng mức về vai trò của phương pháp dạy học này cũng như chưa sử dụng phương pháp này một cách thường xuyên, đúng mức Trong khi
đó đây lại là một phương pháp dạy học có rất nhiều ưu điểm như phát triển tư
duy cho học sinh, phát triển tính độc lập, sáng tao
Phương pháp thuyết trình lai đứng cuối bảng xếp hạng về thứ bậc tầm quan trọng lẫn mức độ sử dụng, cho thấy giáo viên đã nhận ra những nhược điểm của phương pháp này bởi học sinh tiếp cận tri thức một cách máy móc,
thụ động Đây chính là dấu hiệu tốt tạo điều kiện thuận lợi áp dụng các
phương pháp dạy học thành công trong quá trình dạy học đại lượng thời gian
ở các lớp 1, 2, 3
Bảng 4: Đánh giá cúa giáo viên về nội dung dạy học đại lượng thời gian trong sách giáo khoa ở các lớp 1, 2, 3
STT Đánh giá về nội dung dạy học đại lượng thời gian trong sách giáo khoa Tỷ lệ
Toán các lớp 1,2,3 (%)
1 Hoàn thiện tuyệt đối 8.2
2 Tuong déi hoan thién 40.9
3 Gan hoan thién 43.6
4 Không có ý kiến 7.3
Qua bảng thống kê trên ta thấy, phần lớn giáo viên đánh gái nội dung
dạy học đại lượng thời gian là tương đối hoàn thiện và cần thiết hoàn thiện
Trang 29tới nội dung dạy học được thể hiện trong sách giáo khoa và ln có sự phân
tích, nhìn nhận , đánh giá nội dung sách giáo khoa một cách rất nghiêm túc Vì vậy, mỗi người giáo viên chúng ta cần phải chủ động, linh hoạt, có những
điều chỉnh nội dung dạy học một cách đúng đắn, phù hợp với mục tiêu bài
học, với đối tượng học sinh của mình và tăng cường nội dung liên hệ với thực tÊ cuộc sông của các em
Bang 5: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học đại lượng thời
gian ở các lớp 1, 2, 3 của giáo viên Tiểu học
STT | Tên hình thức tổ chức Mức độ sử dụng Thứ bậc
day hoc Thuong xuyén | Binh thuong Hiém khi
(%) (%) (%) 1 Dạy học cá nhân 8.2 32 60 3 2 Dạy học theo nhóm 75.4 24.6 0 1 3 Dạy học theo lớp 35.4 48.2 16.4 2 4 Trò chơi học tập 6.4 18.2 75.4 4 5 |T6 chite hoat déng 2.7 8.2 89.1 5 ngoại khóa
Nhìn vào bảng trên ta thấy hình thức tổ chức dạy học theo nhóm được
giáo viên sử dụng nhiều nhất trong quá trình dạy học đại lượng thời gian ở
các lớp đầu cấp Tiểu học Điều đó thể hiện phần lớn giá viên đã thấy được
những ưu điểm vượt trội của dạy học theo nhóm Đây là một hình thức dạy
học đang được khuyến khích sử dụng và sử dụng khá phô biến với tần suất cao Dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm được xếp ở vị trí 2 và 3 về mức
độ sử dụng trong day hoc đại lượng thời gian ở lớp I, 2, 3 Còn hình thức tổ chức trị chơi học tập và hoạt động ngoại khóa cho học sinh được xếp ở thứ 4
và 5 cho thấy hai hình thức tổ chức đạy học này cho thấy giáo viên chưa thực
sự chú trọng và sử dụng trong quá trình dạy học đại lượng thời gian Theo tôi,
đây lại là hai hình thức đóng vai trị khá quan trọng và rất phù hợp với tâm lí
Trang 30của học sinh lứa tudi lớp 1, 2, 3 Vi đây là lứa tudi “hoc ma choi, choi ma học”, hình thức tơ chức dạy học đó có khả năng kích thích hứng thú học tập và có thé tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Bảng 6: Chất lượng học tập của học sinh khi học về đại lượng thời gian ớ
các lớp 1, 2, 3
STT Các mức độ đạt được Tỷ lệ
1 Học sinh nắm được những tri thức cơ bản, ban đầu về đại lượng và đo đại 84% lượng
2 Học sinh có kĩ năng thực hành luyện tập và bước đầu biết vận dụng các kiến |_ 64.5%
thức về đại lượng và đo đại lượng vào thực tiễn
3 Học sinh có tính tự lập , sáng tạo, bước đầu biết phát hiện tìm tịi và tự chiếm 11.3%
lĩnh tri thức mới (theo mực độ Tiêu học )
Qua bảng thống kê trên ta thấy phần lớn học sinh đã nắm được các tri
thức cơ bản, có kĩ năng thực hàn luyện tập Tuy nhiên chỉ mới co 11,3 % hoc sinh có tính tự lập, sáng tạo bước đầu biết phát hiện tìm tòi tri thức mới
Nguyên nhân chính khơng phải vì các em khơng có năng khiếu sáng tạo mà là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa phát huy được khả năng của các
em Việc lựa chọn phương pháp dạy học lại chịu quan niệm về mục tiêu dạy
học Như đã trình bày ở bảng trên thì nhìn chung giáo viên không chú trọng
cho học sinh khả năng làm việc độc lập sáng tạo mà chỉ chú trọng hóa mục
tiêu cung cấp tri thức và hình thành kĩ năng kĩ xảo Chính quan niệm đó mà đã dẫn đến phần lớn giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới chẳng hạn “ phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề”
Nguyên nhân thứ hai là mặc đù giáo viên có quan niệm đúng về mục tiêu đạy học nhưng vẫn không mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy học mới
vì tâm lí ngại khó, ngại đổi mới
Trang 313.Kết luận
Căn cứ vào kết quả điều tra khảo sát, ta thấy chất lượng học tập của học sinh khi học về đại lượng thời gian chưa cao, chưa đạt được mục tiêu mong muốn Nguyên nhân chính là do quan niệm của giáo viên về mục tiêu dạy học còn lệch lạc nên nhiều giáo viên quá lạm dụng phương pháp dạy học truyền
thống nặng về cung cấp tri thức mà chưa chú ý đến hình thành phong cách
làm việc khoa học, độc lập sáng tạo cho học sinh Mặt khác do trình độ
chun mơn chưa cao, do tâm lí ngại khó, ngại đổi mới nên nhiều giáo viên
bằng lòng với kết quả đạt được Một 36 giao vién quan niém, chi cần cho học sinh nam được một số tri thức cơ bản, giải được các bài tập trong sách giáo khoa coi như là đã đạt được mục tiêu dạy học Chính vì quan niệm như vậy,
nên dẫn đến cách đạy áp đặt cho học sinh Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải xác
định đúng mục tiêu dạy học, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dạy học
trong giai đoạn hiện nay
Trang 32CHUONG II
MỘT SÓ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG THỜI GIAN Ở CÁC
LỚP 1,2,3 THEO HƯỚNG TÍCH CUC HOA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÚA HỌC SINH
Biện pháp 1: Điểu chính, bổ sung hệ thống bài tập dạy học đại lượng
thời gian, cải tiễn hình thức trình bày của một số nội dung dạy học đại
lượng thời gian trong sách giáo khoa các lớp l, 2, 3 theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh
L, Điều chỉnh và bỗ sung hệ thống bài tập về đại lượng thời gian trong sách giáo khoa lớp 1, 2,3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
1, Một số dạng bài tập về dạy học đại lượng thời gian trong sách giáo khoa
Toán ở các lớp 1, 2, 3
Qua khảo sát hệ thống bài tập trong sách giáo khoa Toán ở lớp I1, 2, 3 Tôi phân chia hệ thống bài tập về đại lượng thời gian trong sách giáo khoa thành những dạng cơ bản như sau:
©_ Dạy học xem đồng hồ
+ Dạy học xem đồng hồ có những dang bai tập như sau:
* Dụng I: Cho mặt đồng hồ rồi yêu cầu học sinh đọc hoặc viết giờ
Ví dụ:
+ Lớp 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Trang 33
+ Lớp 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
mm
* Dạng 2: Vẽ thêm kim ngắn hoặc kim dài (ca kim ngắn va kim dai) để đồng hồ chỉ giờ cho trước
Ví dụ:
+ Lớp 1:
& Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu) :
+ Lớp 2:
@® Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ :
8gio; 11giờ; 14 giò ; 18 giờ ; 23 giờ + Lớp 3:
BD Quay kim đồng hồ để đồng hó chỉ :
a) 7 giờ 5 phút ; b) 6 giờ rười ; c) 11 giờ 50 phút
Trang 34* Dạng 3: Cho các mặt đồng hỗ và các cách đọc giờ, yêu cầu học sinh nỗi mặt dong hồ với cách đọc giờ trơng ứng
Ví dụ:
+ Lop 1
fy Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng :
4m a “\ a \ 1 s Í | ae!) 9 3e)
9 gio | 6 giờ L3 gò | [ 10 gio [ 2 gờ 7
+ Lớp 3
3 Môi đồng hồ ứng với cach đọc nào 2
Trang 35* Dạng 4: Xác định sự tương ứng giữa hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt
động đó Ví dụ: + Lớp 2
Ồ) bóng hồ nào chỉ tờ gian tích hợp với g ghỉ rong tranh ?
eh An di hoc ee x
lúc 7 giờ sáng An thúc dậy lúc 6 giờ sám,
e
D
17 giờ Ị
1 1 Anda bóng 2
* Dạng 5: Cho một mặt đồng hỗ với các cách đọc giờ khác nhau, yêu cầu
học sinh lựa chọn một cách đọc giờ đúng
Ví dụ:
Lớp 3: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
Đồng hồ chỉ:
Trang 36e Day hoc xem lich
*Dang 1: Xem lich tồi trả lời câu hỏi
Vị dụ:
+Lớp l:
Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên các ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng:
a) Hôm nay là ngày tháng b) Ngày mai là ngày tháng + Lớp 2:
a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12
Thứ hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật
1 4 5 7 9 10 13 14 12 16 18 19 21 22 25 26 28 29 31 (Tháng 12 có 31 ngày) b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết:
-Ngay 22 thang 12 là ngày thứ mây? Ngày 25 tháng 12 là ngày thứ mấy?
-Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật? Dó là các ngày nào?
-Tuần này, thứ 6 là ngày 19 tháng 12, tuần sau thứ sáu là ngày nào?
Trang 37Xem tờ lịch trên và trả lời các câu hỏi sau?
-Ngay 19 thang 8 là ngày thứ mấy?
-Ngày cuối cùng của tháng 8 là ngày thứ mấy -Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật?
-Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào?
*Dạng 2: Không xem lịch yêu cầu học sinh tính lịch
Vị dụ: Bài 4, Toán 3, trang 109
Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng:
Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày mùng 2 tháng 9 cùng năm đó là:
a) Thứ hai b)Thứ ba c) Thứ tư d) Thứ năm
e Về khoảng thời gian
Ví dụ:
+ Lop 1:
Ban An di từ thành phố về quê Vẽ thêm kim ngắn thích hợp vào mỗi đồng hồ
+ Lớp 3:
Hà đánh rằng và rủa mật trong bao nhiêu phút ?
Trang 38e Về ước lượng thời gian
Dạy học về ước lượng thời gian chỉ có một bài tập ở Toán 2, trang 126
- Điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm:
+ Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8 + Nam đi từ nhà đến trường hết + Em làm bài kiểm tra trong vòng 35
- Về thực hiện phép tính trên số đo thời gian
- Ví dụ: Bài tập 3, Tốn 2, trang 126 Tính ( theo mẫu)
a) 1 gid +2 gid =3 gid b) 5 gid-2 gid =3 gid
5 gid + 2 gid= 9 gid - 3gid = 4 gid + 6 gid = 12 giờ + 8 giờ = § giờ + 7 giờ = 16 giờ + 10 giờ =
e_ Về giải Tốn có lời văn liên quan đến đại lượng thời gian Dạng toán này cũng chỉ có một bài tập ở Toán 2, trang 126
Một trạm bơm phải bơm nước trong 6 giờ, bắt đầu bơm lúc 9 giờ Hỏi
đến mấy giờ thì bơm xong?
e_ Về so sánh khoảng thời gian, nhận biết thứ tự trước sau của một thời điểm
Ví dụ: Bài I (Toán 2 trang 175)
Bảng sau đây có biết thời gian Hà dành cho một số hoạt động trong ngày:
Trang 39
Trong các hoạt động trên, Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?
Vị dụ 2: Bài 2, trang 127
a) Hà đến trường lúc 7 giờ, Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút Ai đến
trường sớm hơn?
b) Ngọc đi ngủ lúc 21 giờ, Quyên ổi ngủ lúc 21 giờ 30 phút Hỏi ai đi ngủ
muộn hơn?
* Một vài nhận xét về hạn chế cúa bài tập trong sách giáo khoa ớcác lóp 1,2, 3
+ Một số bài tập chưa hợp lí, chư có nhiều ý nghĩa trong việc phục vụ mục
tiêu của bài học
+ Sách giáo khoa chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng ước
lượng số đo thời gian cho học sinh
+ Những bài tập giúp học sinh nhận biết về khoảng thời gian trong sách giáo
khoa rat ít
+ Chưa chú trọng đến tính xuyên suốt ở một số nội dung day hoc, trong khi đó ta biết rằng nếu không được củng có thường xun thì sẽ rất chóng qn vì
học sinh cịn nhỏ ti
2, Điều chính và bỗ sung hệ thống bài tập về đại lượng thời gian trong sách
giáo khoa ở lớp I1, 2, 3 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
Bên cạnh những ưu điểm đã có thì vẫn cịn tổn tại, những điểm còn
chưa thực sự hợp lí, chưa phát huy tốt tính tích cực học tập của học sinh và cần điều chỉnh bố sung
Bài học: “ Các ngày trong tuần lễ” (Toán 1, trang 161) có bài tập 3 với nội dung như sau:
Trang 40i Trong mỏi tuần lễ :
a) Em di học vào các ngày : thứ hai,
Đọc tờ lịch của ngày hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần ngày trong tháng, tên tháng :
a) Hôm nay là - ngày thang
b) Ngày mai là - ngày thang
có Đọc thời khóa biểu của lớp em
Theo tôi với yêu cầu Bài tập 3 như trên thì chủ yếu rèn cho các em kĩ năng đọc thời khóa biểu, chưa có nhiều ý nghĩa trong việc củng có kiến thức các ngày trong tuần lễ cũng như vận dụng các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống học tập của các em Ta có thể điều chỉnh bài tập trên như sau:
Đọc thời khóa biêu lớp em và trả lời câu hỏi:
a) Tht may em có tiết chào cờ ?
b) Em học toán vào những ngày nào trong tuần ? c) Em học Tiếng Việt vào những ngày nao trong tuần ?
d) Thứ 4, em học may mơn học, đó là những môn hoc nao ?
Qua khảo sát các bài tập đại lượng thời gian trong sách giáo khoa Tốn
1,2,3 tơi nhận thấy rằng có những bài học có ít bài tập hoặc bài tập cịn đơn
điệu Có những nội dung kiến thức quan trọng nhưng chỉ được dạy trong một
tiết học mà không được nhắc lại ở những bài học sau
Qua khảo sát sách giáo khoa tôi thấy rằng sách giáo khao chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng ước lượng số đo thời gian cho học
sinh.Ở cả ba lớp 1,2,3 duy nhất có một bai tập ước lượng số đo thời gian ở lớp
2 (Toán 2, bài 3 trang 127)