ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị. Chương 2: Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh doanh.
ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một quốc gia để khẳng định vị trí cũng như thế lực của mình trên trường quốc tế, người ta thường xét trên góc độ kinh tế của quốc gia đó. Việt Nam trong quá trình phát triển của mình đã trải qua nhiều hình thái kinh tế khác nhau xong chỉ đến khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước mới đạt được những thành tựu đáng kể và đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế trong khu vực cũng như nền kinh tế thế giới. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, trong quá trình chuyển đổi công tác quản lý đang đứng trước những yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ đa dạng và không ít phức tạp, trong đó kế toán quản trị là công cụ quan trọng để quản lý vốn tài sản và hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh cho bản thân doanh nghiệp. Kế toán quản trị cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và thích hợp về các nguồn lực kinh tế và về các mặt hoạt động, có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội khác. Kế toán quản trị đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và nhân viên Kế toán quản trị có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn với hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của Kế toán quản trị trong công tác quản trị doanh nghiệp, môn học Kế toán quản trị đã được đưa vào chương trình đào tạo cho chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, giúp sinh viên nắm chắc vấn đề lý thuyết cơ bản của môn học KTQT, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành – một trong những nội dung cơ bản trong quy trình đào tạo chuyên ngành kế toán doanh nghiệp. 1 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Qua một thời gian học tập và nghiên cứu môn học Kế toán quản trị, để có thể củng cố những kiến thức đã học, nắm chác vấn đề lý thuyết cơ bản và hiểu biết thực tế để rèn luyện kỹ năng thực hành theo các phương pháp đã học, em đã thực hiện đồ án môn học Kế toán quản trị. Nội dung phân tích của đồ án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị. Chương 2: Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh doanh. 2 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 3 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần phải biết rõ tình hình kinh tế tài chính thực tế của mình như thế nào, muốn vậy họ cần phải sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là kế toán quản trị. Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán, làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời kế toán quản trị còn đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo sử dụng có hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp. 1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của kế toán quản trị - Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản lý. Muốn vậy, báo cáo phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị doanh nghiệp. - Báo cáo kế toán quản trị được xây dựng phải thích hợp với mục tiêu hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp. Mỗi hoạt động khác nhau thì mục tiêu và cách thức đạt đến mục tiêu cũng không giống nhau. Điều này cho thấy báo cáo kế toán quản trị được thiết kế phải phù hợp với từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp, và do đó không thể có một hệ thống báo cáo kế toán quản trị bắt buộc, thống nhất cho các doanh nghiệp. -Báo cáo kế toán quản trị được xây dựng phải phù hợp với phạm vi cung cấp thông tin của kế toán quản trị, đồng thời đảm bảo phục vụ các chức năng quản lý của nhà quản trị. 4 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị Kế toán quản trị nhằm cung cấp những thông tin kế toán cho các nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đó đề ra. Nhà quản lý nhận được thông tin này dưới hình thức như: báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí, báo cáo giá thành, các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng tháng. Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho ba chức năng chủ yếu : hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Nó cho phép các nhà quản trị sự hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về những vấn đề cần giải quyết. Các nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị vào mục đích kiểm soát thông qua việc tác động vào việc hỡnh thành quyết định của các thành viên, buộc các quyết định đó phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. a)Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định. Việc lập kế hoạch trong một tổ chức liên quan đến hai vấn đề, đó là: xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó. Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị là một công cụ để kế toán vừa giúp ban quản trị trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch. Vì vậy, kế toán quản trị phải trên cơ sở đó ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,…lập các bảng dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn …, để cung cấp thông tin trong việc phác họa dự kiến tương lai nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp. b)Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó: so sánh những số liệu thực hiện so với kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện. Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu xác định. 5 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Vai trò của báo cáo kế toán quản trị phục vụ cho chức năng kiểm soát biểu hiện qua : + Chức năng việc kiểm soát quản lý : thông tin trên báo cáo kế toán quản trị cũng được dùng để đánh giá kết quản hoạt động của các đơn vị được phân quyền trong doanh nghiệp như là các đơn vị trực tiếp kinh doanh, các phòng ban, bộ phận. Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh tế cung cấp một sự kết nối giữa chiến lược của một doanh nghiệp và sự thi hành chiến lược đó bởi các đơn vị hoạt động riêng lẻ trong doanh nghiệp. + Chức năng kiểm soát hoạt động : thông tin trên báo cáo kế toán quản trị cũng là một trong các phương tiện chính mà qua nó các nhân viên, nhà quản trị nhận được thông tin phản hồi về kết quả của họ, cho phép họ học hỏi từ quá khứ và cải thiện trong tương lai. Các doanh nghiệp sẽ thành công và thịnh vượng thông qua việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng thông qua các quy trình hoạt động có hiệu quả. c)Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự chọn lựa thích hợp trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra. Các quyết định trong một tổ chức có thể là quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin đều do kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định. Các thông tin cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ, … để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chúng 1.1.4 Chức năng của kế toán quản trị: Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực 6 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định). - Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo. -Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp. -Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau. Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v… 1.1.3. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận không tách dời của kế toán doanh nghiệp, chúng mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt. *Những điểm giống nhau cơ bản: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá 7 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kì, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. Kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao, còn kế toán tài chính thể hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dự phần vào quản lý doanh nghiệp. *Điểm khác biệt: Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị 1. Mục đích Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh 2. Đối tượng phục vụ Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc…) 3. Đặc điểm của thông tin Phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ. Có tính khách quan. Được theo dõi dưới hình Phản ánh thông tin dự báo trong tương lai. Có tính chủ quan Được theo dõi cả dưới hình thái 8 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ thái giá trị. giá trị và hiện vật. 4. Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin Cần phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia và quốc tế. Cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của người quản lý, không buộc phải tuân theo các nguyên tắc chung. 5. Phạm vi của thông tin Liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. Liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận cho đến từng cá nhân có liên quan. 6. Tính pháp lý Có tính pháp lệnh Mang tính nội bộ 7. Hình thức báo cáo được sử dụng Các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Các báo cáo chi tiết, đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp. 8. Kỳ báo cáo Báo cáo của kế toán tài chính được soạn thảo theo định kỳ. Báo cáo của kế toán quản trị được soạn thảo thường xuyên theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 9. Quan hệ với các môn khoa học khác Ít có mối quan hệ. Kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: kinh tế học, thống kê kinh tế… 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố sản xuất cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức 9 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ lao động. Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, tài sản cố định và các công cụ dụng cụ khác không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định là tư liệu lao động, còn lao động của con người là yếu tố sức lao động a. Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá: Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp để ra quyết định sản xuất kinh doanh do đó thông tin cần phải cập nhật và liên tục. Điều đó cũng có nghĩa là các tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng, từng nhóm, từng loại, ở từng nơi bảo quản, sử dụng phải được hạch toán chi tiết để sẵn sàng phục vụ cho yêu cầu của quản trị. Muốn vậy công tác hạch toán vật tư hàng hoá phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng kho, từng bộ phận kế toán doanh nghiệp. - Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại, nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền. - Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các số liệu của kế toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tại kho, giữa số liệu của kế toán chi tiết với số liệu của kế toán tổng hợp về tình hình vật tư, hàng hoá. - Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, hàng tuần về tình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp. b. Kế toán quản trị tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nhưng TSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Mặt khác TSCĐ được sử dụng và bảo quản ở các bộ 10 [...]... tng ng 12,1% t 345,521,674,243(quý 1) lờn 387,312,825,503(quý 2) 26 I HC M - A CHT N K TON QUN TR Bảng 2.1 : Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí trong tổng chi phí Quý I Quý II So sánh S T T Các chỉ tiêu I Doanh thu 345,521,674,243 II Tổng chi phí 294,774,151,298 1 Chi phí NVL TT 128,978,520,949 44 37 139,503,304,854 40 2 31,292,019,641 11 9 37,192,291,125 90,326,960,033 31 26 4... trỡnh sn xut SV: NGUYN QUANG HIệP 29 LP: K TON A K52 I HC M - A CHT N K TON QUN TR Bảng 2.2.1: Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong CPNVLTT Quý I S T T Các chỉ tiêu Doanh thu Số tiền So sánh Quý II Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục CP 345,521,674,243 Số tiền Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục CP 387,312,825,503 Chênh lệch số tiền % Chênh lệch số tiền 41,791,151,260 Tính theo 1000đ DT 12.10 Chênh lệch . phương án kinh doanh. 2 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 3 ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản. ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị Kế toán quản trị nhằm cung cấp những thông tin kế toán cho các nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đó đề ra. Nhà quản. động.v.v… 1.1.3. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận không tách dời của kế toán doanh nghiệp, chúng mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có