1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ

97 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm miệt mài học tập, nghiên cứu dưới mái trường Lâm Nghiệp. Để hoàn thành khóa học 2008 – 2012, được sự phân công của Khoa Lâm Học và Bộ môn Điều tra quy hoạch, tôi tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ”. Trong quá trình học tập và thực hiện Khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, Bộ môn Điều tra quy hoạch và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là thầy giáo TS. Cao Danh Thịnh và cô giáo ThS.Lương Thị Phương người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng với những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận. Trong quá trình thực hiện Khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán trong Khóa luận là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn Hà Nội, Ngày 16 tháng 05 năm 2012

LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm miệt mài học tập, nghiên cứu dưới mái trường Lâm Nghiệp. Để hoàn thành khóa học 2008 – 2012, được sự phân công của Khoa Lâm Học và Bộ môn Điều tra quy hoạch, tôi tiến hành thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ”. Trong quá trình học tập và thực hiện Khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, Bộ môn Điều tra quy hoạch và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Lâm Học, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là thầy giáo TS. Cao Danh Thịnh và cô giáo ThS.Lương Thị Phương - người trực tiếp hướng dẫn khoa học - đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm quý báu cùng với những tình cảm tốt đẹp nhất giành cho tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận. Trong quá trình thực hiện Khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu và chân tình của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng các bạn để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán trong Khóa luận là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 16 tháng 05 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Thủy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên gọi Đơn vị D 1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1.3m cm D dc Đường kính dưới cành cm D 0i Đường kính tại vị trí thứ i trên thân cây cm f 01 Hình số tự nhiên f 1.3 Hình số thường Hình số tự nhiên trung bình H vn Chiều cao thân cây vút ngọn m H dc Chiều cao thân cây dưới cành m K oi Hệ số thon tại vị trí thứ i của thân cây N Dung lượng mẫu R Hệ số tương quan R 2 Hệ số xác định S Sai tiêu chuẩn S 2 Phương sai mẫu Sai tiêu chuẩn trung bình SPSS Phần mềm Statistical Products for social Services V Thể tích thân cây m 3 CV Có vỏ KV Không vỏ i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đất đai các tỉnh Đông Nam Bộ 34 Bảng 2.2. Phân bố dân số các tỉnh Đông Nam Bộ 34 Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài Cao su 37 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn của f01 38 Bảng 3.3. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Hvn/D1.3 41 Bảng 3.4. Giới hạn chiều cao 42 tương ứng với cỡ đường kính 42 Bảng 3.5. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Dkv/Dcv 42 Bảng 3.6.Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Hdc/D1.3 44 Bảng 3.7. Giới hạn chiều cao dưới cành theo cỡ kính 47 Bảng 3.8. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vcv/D1.3(cv) 48 Bảng 3.9. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vkv/D1.3(kv) 49 Bảng 3.10.Biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố cho loài Cao su 51 Bảng 3.11. Sai số biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 51 Bảng 3.12. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vdc(cv)/D1.3(cv) 52 Bảng 3.13. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vdc(kv)/D1.3(kv) 53 Bảng 3.14. Biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố cho loài Cao su 55 Bảng 3.15.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 55 Bảng 3.16. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V = f(D,H) 57 Bảng 3.17. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 59 Bảng 3.18. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan Vkv = f(Dkv,H) 61 Bảng 3.19. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 63 Bảng 3.20.Các sai số cho biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố 65 Bảng 3.21. Kết quả xác định dạng phương trình Vdc = f(D1.3,Hdc) 65 Bảng 3.22. Biểu thể tích thân cây dưới cành có vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 68 Bảng 3.23. Kết quả xác định dạng phương trình Vdc(kv) = f(D1.3(kv),Hdc) 70 Bảng 3.24. Biểu thể tích thân cây dưới cành không vỏ hai nhân tố cho loài Cao su 72 Bảng 3.25.Các sai số cho biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố 74 Bảng 3.26 . Kết quả định bậc phương trình đường sinh thân cây 74 Bảng 3.27. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 79 Bảng 3.28. Biểu thể tích thân cây không vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su 79 Bảng 3.29. Sai số biểu thể tích thân cây hai nhân tố theo PT đường sinh 81 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1.Giới hạn chiều cao và đường thẳng biểu diễn mối quan hệ Hvn/D1.3 42 Hình 3.2.Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa Dkv và Dcv 43 Hình 3.3. Giới hạn chiều cao dưới cành và đường 46 thẳng biểu diễn mối quan hệ Hdc/D1.3 46 Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện Koilt và Koitt của phương trình đường sinh có vỏ 77 Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện Koilt và Koitt của phương trình đường sinh không vỏ 77 ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt ……………………………………… i Danh mục các bảng …………………………………………………… … ii Danh mục các hình………………………………………………………… iii Mục lục ……………………………………………………………… … iv Chương 1 3 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su 7 1.2. Ở Việt Nam 9 1.2.1. Về việc xây dựng biểu thể tích 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây cao su 11 1.3. Một số nhận xét chung nghiên cứu về lập biểu thể tích và loài cây Cao su 15 1.3.1. Nhận xét về lập biểu thể tích 15 1.3.2. Nhận xét chung về nghiên cứu loài cây Cao su 16 Chương 2 18 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ 18 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Mục tiêu của đề tài 18 2.2. Giới hạn của đề tài 18 2.3. Nội dung 18 2.3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập biểu thể tích 18 2.3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu 19 2.3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 19 2.3.5. Tính tỷ lệ phần trăm thể tích gỗ cành với thể tích thân cây 19 2.4. Phương pháp nghiên cứu 19 2.4.1. Cơ sở lý luận 19 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 22 2.5. Đối tượng nghiên cứu 29 2.5.1. Đặc điểm cây Cao su 29 2.5.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 33 2.5.3. Đặc điểm rừng Cao su tại khu vực nghiên cứu 35 Chương 3 36 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến quy trình lập biểu thể tích 36 3.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cây Cao su 36 3.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f01 38 3.1.3. Nghiên cứu quy luật tương quan giữa các yếu tố cấu thành biểu thể tích 39 3.2. Xây dựng biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu 47 3.2.1. Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố 48 iii 3.2.2. Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 52 3.3. Lập biểu thể tích hai nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành 56 3.3.1. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan 56 3.3.2. Lập biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp đường sinh 74 3.4. Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 81 3.4.1. Lựa chọn biểu thể tích 81 3.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích 82 3.5. Tỷ lệ phần trăm gỗ cành so với thể tích thân cây 84 Chương 4 84 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 84 4.1. Kết luận 85 4.2. Tồn tại 86 4.3. Kiến nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 iv ĐẶT VẤN ĐỀ Cao su là cây nông lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ mủ cây Cao su năm 2006 của Việt Nam là 1,30 tỉ USD, năm 2007 là 1,41 tỉ USD chiếm trên 3% tổng thu nhập xuất khẩu của cả nước. Năng suất Cao su cả nước hiện nay đã đạt bình quân 1500 kg/ha/năm. Theo số liệu thống kê, rừng Cao su bắt đầu cho khai thác vào năm tuổi 6 – 7 với sản lượng khoảng 800 kg đến 1 tấn nhựa/ha/năm. Sản lượng nhựa tăng nhanh theo tuổi và đạt khoảng 2 tấn/ha/năm vào tuổi thứ 10, có khi 3 tấn vào tuổi thứ 20. Như vậy, hàng năm rừng Cao su cho doanh thu khoảng từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng trên ha. Ngoài cho thu hoạch nhựa, Cao su còn cho thu hoạch hạt. Mỗi ha Cao su trưởng thành có thể cho từ 250 đến 500 kg hạt. Hạt Cao su có thể ép để lấy dầu, khô dầu còn lại có thể làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón cây. Dầu Cao su là một loại dầu có giá trị, do mau khô nên người ta dùng dầu Cao su để pha chế các loại sơn rất tốt. Dầu Cao su có thể dùng làm xà phòng vì chứa nhiều axit béo. Dầu Cao su còn dùng để pha chế ra nhựa an-kit để dán gỗ, làm ván ép. Khi cây Cao su đã già (vào khoảng 25 – 30 tuổi) người ta đốn để lấy gỗ, trước kia chỉ dùng làm chất đốt nhưng nếu biết cách ngâm tẩm để chống nấm mốc, sâu, mối, mọt thì có thể dùng làm đồ mộc trong nhà hoặc trong kỹ nghệ hoặc làm ván ép, làm bìa, làm giấy. Với sự thiếu gỗ quý, gỗ tốt càng ngày càng gay gắt trên thế giới do việc cấm đốn, phá rừng và để bảo vệ môi trường, gỗ Cao su ngày càng được sử dụng nhiều và có giá trị cao vì người ta nhận thấy gỗ Cao su có nhiều ưu điểm : cứng vừa, dễ cưa, dễ bào, đóng đinh không nứt nẻ, màu trắng, có vân, đánh véc ni rất đẹp. Người ta ước lượng là 1 ha Cao su có thể cho khoảng 130 – 150 m 3 gỗ tròn. Như vậy sau khi sản lượng nhựa giảm, lúc khai thác gỗ rừng Cao su còn cho thu nhập 150 triệu đồng/ha. Cây Cao su là một cây bảo vệ môi trường rất tốt: nó chống xói mòn và giữ màu mỡ của đất rất tốt nên nhiều chuyên gia khuyến khích chẳng những trồng nhiều cao su ở vườn mà còn trồng Cao su để 1 tạo rừng phủ đất trống, đồi trọc. Chính vì giá trị về kinh tế và môi trường như vậy mà hiện nay cây Cao su đang được coi là một loài cây trồng nhằm phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước. Theo thống kê của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam đến năm 2010 diện tích cao su cả nước đạt 700.000 ha, trong đó diện tích Cao su của Đông Nam Bộ là 360.000 ha. Các giống Cao su được trồng nhiều ở Việt Nam là GT1, PR 225, PR 235, PR 261… Hiện nay, các công trình nghiên cứu về sản lượng gỗ của cây Cao su còn ít được chú ý và quan tâm, chỉ mới đề cập đến việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến gỗ và tính chất cơ lý gỗ. Chưa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về sinh trưởng, cấu trúc, thể tích cây cao su. Xuất phát từ thực tế, để kinh doanh rừng có hiệu quả thì việc đánh giá trữ lượng và sản lượng của rừng là không thể thiếu được. Người ta cần biết trữ lượng của rừng khi còn nguyên cây đứng để lập kế hoạch khai thác, chăm sóc và nuôi dưỡng… đối với cây ngả có thể đo đếm chiều dài, đường kính ở bất kỳ vị trí nào của cây để xác định chính xác thể tích và hạng gỗ có thể lấy ra. Xác định thể tích cây cá thể và của cả lâm phần là một trong những nhiệm vụ trung tâm của khoa học điều tra rừng. Trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, vì nhiều mục đích khác nhau mà các nhà kinh doanh rừng, các nhà nghiên cứu đòi hỏi phải có các phương tiện để xác định nhanh thể tích thân cây. Biểu thể tích là một trong những công cụ quan trọng để xác định thể tích thân cây. Từ đó xác định được trữ lượng gỗ rừng Cao su. Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài “ Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ” được thực hiện. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về biểu thể tích Trong việc xây dựng biểu thể tích, các nguyên tắc được đưa ra bởi Cotta từ những năm đầu của thế kỷ 19 vẫn còn nguyên giá trị (Husch et al., 2003)[27], đó là: “ Thể tích cây phụ thuộc vào đường kính, chiều cao, hình dạng. Khi thể tích của cây được xác định đúng thì giá trị thể tích đó được sử dụng cho mọi cây khác có cùng đường kính, chiều cao và hình dạng”. Kể từ thời của Cotta, hàng trăm biểu thể tích đã được xây dựng bằng nhiều phương pháp khác nhau và được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên kể từ giữa thế kỷ 20, xuất hiện xu hướng giảm thiểu số biểu thể tích bằng việc gộp lại và xây dựng các biểu có khả năng áp dụng cho nhiều loài, ở những nơi có cùng điều kiện áp dụng biểu.(Husch et al., 2003)[27] . Tuy đã có nhiều biểu thể tích được xây dựng nhưng các nhà lâm nghiệp vẫn đang tìm kiếm những phương pháp đơn giản, khách quan và chính xác nhất. Trong khi cây rừng là thể hình học có tính biến đổi cao nên không một biểu thể tích đơn giản, hoặc một tập hợp các biểu nào có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện đó, hoặc không một phương pháp lập biểu thể tích nào có thể đáp ứng được một cách tuyệt đối các yêu cầu đó. Bởi vậy, ngày nay một số phương pháp xây dựng biểu cổ điển đã không được sử dụng nữa. Ví dụ như phương pháp đường cong hợp lý (harmonized-curve method) (Chapman and Meyer, 1949) [19] không còn được sử dụng vì nó cần số lượng số liệu đầu vào rất lớn để xây dựng mối quan hệ giữa các biến và đường cong hợp lý. Hoặc phương pháp biểu đồ liên kết (Alignment-chat method) và các phương pháp chủ quan khác nhìn chung đã bị loại bỏ. Ngày nay, các mối quan tâm thường tập trung vào việc sử dụng các hàm toán học để xây dựng các biểu thể tích (Husch et al., 2003)[27]. 3 Các mô hình toán học về thể tích thân cây được xem xét như là một hàm của các biến độc lập: đường kính, chiều cao và hình số (Đồng Sỹ Hiền, 1974[6]; Husch et al., 2003[10]; Akindele và LeMay, 2006[26] ). Nó được viết dưới dạng: V = f (D, H, F) Trong đó: V – Thể tích D – Đường kính ngang ngực H – Chiều cao vút ngọn, chiều cao gỗ thương phẩm hoặc chiều cao đến một vị trí bất kỳ trên thân cây. F – Chỉ số hình dạng Người ta chia các hàm thể tích thành các nhóm: + Nhóm các hàm thể tích địa phương: sử dụng một biến độc lập, nhìn chung là đường kính ngang ngực hoặc đôi khi sử dụng dưới dạng đổi biến để xây dựng biểu thể tích. Dạng hàm đơn giản nhất của một biểu thể tích địa phương là: 1 b o DbV = (1.1) Trong đó V và D là thể tích và đường kính ngang ngực ; còn bi là các hằng số. Các hàm thể tích địa phương khác đã được sử dụng chủ yếu ở Châu Âu, theo báo cáo của Prodan (1965) và Prodan et al. (1997) bao gồm: 2 1 .DbbV o += (1.2) 2 21 DbDbbV o ++= (1.3) gbbV o 1 += (1.4) Trong mô hình cuối cùng thì g là tiết diện ngang. + Nhóm các hàm thể tích chung: những hàm thể tích này ước lượng cả đường kính và chiều cao, trong một số trường hợp, thêm cả nhân tố hình dạng. Behre (1935) và Smith et al. (1961)[19] đã kết luận rằng việc xác định yếu tố hình dạng không phải là một vấn đề đơn giản so với đường kính và 4 chiều cao. Clutter et al. (1983)[19] đã đưa ra một số lý do của việc chỉ nên sử dụng đường kính ngang ngực và chiều cao để xây dựng biểu thể tích, như sau: (1)- Việc đo các loại đường kính trên thân cây đứng là tốn thời gian và kinh phí. (2)- Biến động về hình dạng thân cây tác động đến thể tích cây là nhỏ hơn nhiều so với biến động về chiều cao và đường kính. (3)- Với một số loài hình dạng là tương đối ổn định. (4)- Với một số loài khác, hình dạng thường có mối tương quan với kích thước cây, do đó các biến đường kính và chiều cao thường giải thích nhiều về sự biến động của thể tích. Dưới đây đưa ra một số hàm thể tích chung phổ biến được áp dụng: Kiểu nhân tố hình dạng không đổi: HDbV 2 1 = (1.5) Kiểu kết hợp biến: HDbbV o 2 1 += (1.6) 32 1 bb HDbV = (1.7) Dạng đổi biến logarit: HbDbbV logloglog 321 ++= (1.8) Đổi biến của Honer: 1 1 2 − + = Hbb D V o (1.9) Các mô hình trong đó nhân tố hình dạng cũng là một biến như: HFDbbV o 2 1 += (1.10) 321 b bb o FHDbV = (1.11) Các hệ số b i ở trên thu được bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy. Ngoài việc tính toán thể tích bằng phương pháp tương quan, thông qua việc sử dụng các hàm quan hệ giữa biến phụ thuộc là thể tích với các biến độc lập như đường kính, chiều cao, hình số thì thể tích cây có thể tính được thông qua phương pháp đường sinh. Theo Đồng Sĩ Hiền (1974)[6], Mendeleev D.I. (1989), Belanovxki I.G. (1917)[21] và Wimmenauer K. (1918)[19] đã biểu thị phương trình đường 5 [...]... 2.3.2.1 Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố - Lập biểu thể tích thân cây với đường kính ngang ngực - Kiểm tra biểu thể tích một nhân tố 2.3.2.2 Lập biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố - Lập biểu thể tích thân cây dưới cành với đường kính ngang ngực - Kiểm tra biểu thể tích thân cây dưới cành một nhân tố 2.3.3 Lập biểu thể tích thân cây hai nhân tố vút ngọn và dưới cành 2.3.3.1 Lập biểu. .. biểu thể tích hai nhân tố theo phương pháp tương quan - Lập biểu thể tích thân cây vút ngọn hai nhân tố - Lập biểu thể tích thân cây dưới cành hai nhân tố và kiểm tra biểu thể tích 2.3.3.2 Lập biểu thể tích theo hình số tự nhiên và đường kính, chiều cao - Lập phương trình đường sinh thân cây - Lập biểu thể tích và kiểm tra biểu thể tích 2.3.4 Lựa chọn biểu thể tích và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích. .. nghiên cứu về cây Cao su 1.3 Một số nhận xét chung nghiên cứu về lập biểu thể tích và loài cây Cao su 1.3.1 Nhận xét về lập biểu thể tích Kết quả nghiên cứu về lập biểu thể tích cho thấy vấn đề lập biểu thể tích cho các loài cây trồng rừng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm Trong đó 2 phương pháp đường sinh và tương quan đã được nhiều tác giả sử 15 dụng để lập biểu cho nhiều loài cây thuộc cả hai... chung * Mục tiêu cụ thể : Lập được biểu thể tích thân cây cao su trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ theo một số phương trình khác nhau, theo biểu 1 nhân tố và biểu 2 nhân tố 2.2 Giới hạn của đề tài - Địa điểm: Đề tài tập trung nghiên cứu cây Cao su tại 2 tỉnh là tỉnh Bình Phước ( Nông lâm trường Tiến Thành, Nông lâm trường Công ty cao su Bình Long), tỉnh Đồng Nai ( Nông lâm trường Bình... 20% 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thu thập phục vụ đề tài được kế thừa từ nguồn số liệu của đề tài cấp Bộ: Lập biểu thể tích thân cây Cao su trồng thuần loài tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ Các bước tiến hành thu thập số liệu được trình bày sơ lược như sau: - Bố trí và lập các OTC điển hình với diện tích OTC bằng 2000m2 - Đo đường kính ngang ngực của toàn bộ các cây có trên OTC, dùng thước... gỗ cành với thể tích thân cây Tính tỷ lệ phần trăm gỗ cành theo công thức: %Vcành = Vcành × 100 Vcây (2.37) Vcành: thể tích cành của những cành có d >= 6cm; Vcây : thể tích thân cây 2.5 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng Cao su trồng thuần loài tại Đông Nam Bộ tuổi từ 25 – 30 2.5.1 Đặc điểm cây Cao su 2.5.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm sinh lý, sinh thái Cây Cao su thuộc họ thầu... nhận định: giữa chiều cao vút ngọn và đường kính của những cây trong lâm phần đều tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ Các dạng phương trình biểu diễn cho tương quan này cũng rất đa dạng và vấn đề đặt ra là làm sao để tìm và xác định được một phương trình phù hợp nhất 20 2.4.1.2 Phương pháp luận về lập biểu thể tích cho thân cây cao su Biểu thể tích thân cây là biểu ghi thể tích thân cây theo từng tổ hợp... kỹ thuật nhằm nâng cao năng su t và sản lượng Cao su Tác giả Hà Văn Khương – 2006 [10], đã nghiên cứu để áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn Cao su của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam Ở Việt Nam cây Cao su được phát triển trên nhiều vùng khác nhau, ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn có Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Tây Bắc Theo Nguyễn Thị Huệ - 1997, Cao su là loài cây dài ngày, được... Hdc và D1.3 2.4.3.4 Lập biểu thể tích một nhân tố thân cây vút ngọn và dưới cành cho loài Cao su tại khu vực nghiên cứu - Dựa vào số liệu đã thu thập tính thể tích thân cây theo phương pháp kép tiết diện bình quân với 10 đoạn có độ dài tuyệt đối bằng nhau: 2 π  d 00 2 2 2  h V =  + d 01 + d 02 + + d 09   10 4 2   24 (2.9) Trong đó V: thể tích thân cây; h: chiều cao thân cây d0… dn: đường kính... chiều cao tương ứng với một hình dạng trung bình nào đó Để xây dựng được hoàn chỉnh một biểu thể tích cho rừng trồng nói chung và rừng Cao su nói riêng – là loài cây mà việc lập biểu thể tích là một việc mới và chưa có nhiều công trình nghiên cứu Vì vậy khi thực hiện đề tài, cần vận dụng phương pháp lập biểu đã được thừa nhận Đồng thời cố gắng xây dựng biểu theo hướng bổ sung hoàn chỉnh biểu thể tích . hiệu, Khoa Lâm Học, Bộ môn Điều tra quy hoạch và các thầy cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa. lập: đường kính, chiều cao và hình số (Đồng Sỹ Hiền, 1974[6]; Husch et al., 2003[10]; Akindele và LeMay, 2006[26] ). Nó được viết dưới dạng: V = f (D, H, F) Trong đó: V – Thể tích D – Đường. (1974)[6], Mendeleev D.I. (1989), Belanovxki I.G. (1917)[21] và Wimmenauer K. (1918)[19] đã biểu thị phương trình đường 5 sinh thân cây bằng phương trình parabol bậc 2, bậc 3 (Mendeleev và Belanovski)

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Trọng Bình (2003), Lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời Keo lai trồng thuần loài, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu sinh trưởng và sản lượng tạm thời Keo lai trồng thuần loài
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình
Năm: 2003
3. Phan Thành Dũng (2006), Tình hình bệnh cây Cao su tại Việt Nam, hiện trạng và hướng giải quyết, Báo cáo thuộc Đề tài NC.06.09 NN, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh cây Cao su tại Việt Nam, hiện trạng và hướng giải quyết
Tác giả: Phan Thành Dũng
Năm: 2006
4. Phạm Ngọc Giao (1984), Lập biểu thể tích thân cây đứng rừng Thông khu Đông Bắc, Một số kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp 1964 – 1984, Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu thể tích thân cây đứng rừng Thông khu Đông Bắc
Tác giả: Phạm Ngọc Giao
Năm: 1984
5. Đồng Sĩ Hiền (1971), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho Rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho Rừng Việt Nam
Tác giả: Đồng Sĩ Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1971
6. Đồng Sĩ Hiền (1974), Cơ sở lý luận lập biểu thể tích và biểu độ thon thân cây đứng cho rừng hỗn giao lá rộng miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận lập biểu thể tích và biểu độ thon thân cây đứng cho rừng hỗn giao lá rộng miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Đồng Sĩ Hiền
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Năm: 1974
7. Phạm Việt Hùng (1998), Lập biểu thể tích thân cây đứng không vỏ loài Quế (Cinamomum Cassia Blume) vùng Văn Yên – Yên Bái, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập biểu thể tích thân cây đứng không vỏ loài Quế (Cinamomum Cassia Blume) vùng Văn Yên – Yên Bái
Tác giả: Phạm Việt Hùng
Năm: 1998
8. Hà Thị Thanh Huyền (2011), Góp phần nghiên cứu phương pháp lập biểu thể tích cây đứng cho cây rừng Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu phương pháp lập biểu thể tích cây đứng cho cây rừng Việt Nam
Tác giả: Hà Thị Thanh Huyền
Năm: 2011
10. Hà Văn Khương (2006), Áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cây Cao su Tổng công ty cao su Việt nam, Báo cáo hội nghị Cao su tại T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cây Cao su Tổng công ty cao su Việt nam
Tác giả: Hà Văn Khương
Năm: 2006
11. Đặng Thị Hương Lan (2011), Nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên Bắc Trung Bộ, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở lập biểu thể tích thân cây đứng cho một số loài cây ở khu vực rừng tự nhiên Bắc Trung Bộ
Tác giả: Đặng Thị Hương Lan
Năm: 2011
12. Nguyễn Ngọc Lung (1971), Biểu thể tích và biểu độ thon thân cây rừng hỗn loài lá rộng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Báo cáo tổng kết đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu thể tích và biểu độ thon thân cây rừng hỗn loài lá rộng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung
Năm: 1971
13. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh (1999), Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng ( áp dụng cho rừng Thông ba lá ở Việt Nam) , Nhà xuất bản Nông Nghiệp, T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng ( áp dụng cho rừng Thông ba lá ở Việt Nam)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1999
14. Nguyễn Tài Luyện (2009), Nghiên cứu khả năng phát triển cây Cao su trên đất dốc cho các tỉnh Bắc Trung Bộ, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng phát triển cây Cao su trên đất dốc cho các tỉnh Bắc Trung Bộ
Tác giả: Nguyễn Tài Luyện
Năm: 2009
15. Khúc Đình Thành (1999), Xây dựng một số mô hình sản lượng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở khu vực Uông Bí – Đông Triều, Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường ĐH lâm nghiệpViệt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng một số mô hình sản lượng rừng Keo tai tượng (Acacia mangium) ở khu vực Uông Bí – Đông Triều, Quảng Ninh
Tác giả: Khúc Đình Thành
Năm: 1999
16. Lê Hồng Tiễn (2006), Cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển
Tác giả: Lê Hồng Tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
Năm: 2006
17. Tống Viết Thịnh (2008), Tiến bộ về chuẩn nghiệm dinh dưỡng, đánh giá phân hạng đất trồng Cao su, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến bộ về chuẩn nghiệm dinh dưỡng, đánh giá phân hạng đất trồng Cao su
Tác giả: Tống Viết Thịnh
Năm: 2008
18. Tống Viết Thịnh (2008), Hiệu quả của phân vô cơ N, P, K trên cao su khai thác trên đất nâu đỏ bazan tại Tây Nguyên, Báo cáo hội nghị Cao su tại T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả của phân vô cơ N, P, K trên cao su khai thác trên đất nâu đỏ bazan tại Tây Nguyên
Tác giả: Tống Viết Thịnh
Năm: 2008
19. Nguyễn Thị Thùy (2010), Nghiên cứu xây dựng các quy trình xử lý số liệu bằng SPSS để lập biểu thể tích thân cây đứng cho rừng trồng – áp dụng cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium) ở một số tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng các quy trình xử lý số liệu bằng SPSS để lập biểu thể tích thân cây đứng cho rừng trồng – áp dụng cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium) ở một số tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy
Năm: 2010
20. Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
21. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (2009), Thống kê sinh học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê sinh học
Tác giả: Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2009
22. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động nông nghiệp năm 2007, Tổ chức tại Vũng Tàu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động nông nghiệp năm 2007
Tác giả: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình số tự nhiên trung bình - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Hình s ố tự nhiên trung bình (Trang 2)
Bảng 3.4. Giới hạn chiều cao tương ứng với cỡ đường kính - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.4. Giới hạn chiều cao tương ứng với cỡ đường kính (Trang 47)
Hình 3.2.Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa D kv  và D cv - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện quan hệ giữa D kv và D cv (Trang 48)
Bảng 3.6.Kết quả xác định dạng phương trình tương quan H dc /D 1.3 - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.6. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan H dc /D 1.3 (Trang 49)
Bảng 3.8. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V cv /D 1.3(cv) - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.8. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V cv /D 1.3(cv) (Trang 53)
Bảng 3.9. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V kv /D 1.3(kv) - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.9. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V kv /D 1.3(kv) (Trang 54)
Bảng 3.10.Biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố cho loài Cao su - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.10. Biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố cho loài Cao su (Trang 56)
Bảng 3.11. Sai số biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.11. Sai số biểu thể tích thân cây vút ngọn một nhân tố (Trang 56)
Bảng 3.12. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V dc(cv) /D 1.3(cv) - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.12. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V dc(cv) /D 1.3(cv) (Trang 57)
Bảng 3.16. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V = f(D,H) - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.16. Kết quả xác định dạng phương trình tương quan V = f(D,H) (Trang 62)
Bảng 3.17. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.17. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su (Trang 64)
Bảng 3.22. Biểu thể tích thân cây dưới cành có vỏ hai nhân tố cho loài Cao su - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.22. Biểu thể tích thân cây dưới cành có vỏ hai nhân tố cho loài Cao su (Trang 73)
Bảng 3.23. Kết quả xác định dạng phương trình V dc(kv)  = f(D 1.3(kv) ,H dc ) - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.23. Kết quả xác định dạng phương trình V dc(kv) = f(D 1.3(kv) ,H dc ) (Trang 75)
Bảng 3.24. Biểu thể tích thân cây dưới cành không vỏ hai nhân tố cho loài Cao su - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.24. Biểu thể tích thân cây dưới cành không vỏ hai nhân tố cho loài Cao su (Trang 77)
Bảng 3.27. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su - Lập biểu thể tích thân cây Cao su (Hevea brasiliensis Mull Arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
Bảng 3.27. Biểu thể tích thân cây có vỏ vút ngọn hai nhân tố cho loài Cao su (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w