Kiểm tra sự thuần nhất trong công tác nghiên cứu nói chung có ưu điểm là giúp cho các nhà nghiên cứu giảm được khối lượng công việc khi thao tác trên đối tượng. Hơn nữa, việc kiểm tra sự thuần nhất cũng giúp xác định được những đối tượng cá biệt và xác định có sai khác hay không sai khác giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau. Dựa trên quan điểm như vậy, áp dụng vào thực tế khi nghiên cứu lập biểu thể tích cho cây Cao su. Vấn đề được đặt ra là có thể lập biểu thể tích chung cho cây Cao su của toàn khu vực nghiên cứu hay là phải lập biểu thể tích riêng cho từng khu vực và cho từng điều kiện lập địa khác nhau. Những nghiên cứu trước đây đã đi chung đến một kết luận: phạm vi sử dụng biểu rộng hay hẹp tùy thuộc vào mức độ thuần nhất về hình
nhau. Khi một loài hay nhóm loài cây nào đó có hình dạng thuần nhất và không thay đổi từ địa phương này tới địa phương khác thì hoàn toàn xây dựng được biểu thể tích chung cho nhóm loài hay loài cây đó. Như vậy việc lập biểu thể tích chung hay riêng tùy thuộc vào mức độ thuần nhất về hình dạng của những loài cây đó.
Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này tôi đã tiến hành kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài cây Cao su cho các giống Cao su và các địa phương thuộc đối tượng nghiên cứu. Nếu 2 địa phương và 2 giống Cao su có hình dạng thuần nhất thì tiến hành lập biểu chung cho cả 2 địa phương và 2 giống đó, nếu hình dạng không có sự thuần nhất thì tiến hành lập biểu riêng cho từng đối tượng.
Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về f01 của 2 giống Cao su và của 2 địa phương được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về hình dạng của loài Cao su
Đặc trưng Địa phương Giống trồng
Bình Phước Đồng Nai PB235 GT1 Dung lượng 34 34 33 35 Tổng hạng 1152 1194 1253,5 1092,5 Ux 557 462,5 Uy 1194 1092,5 Z - 0,258 - 1,411 Asymp. Sig 0,797 0,158
Ghi chú: Asymp. Sig. là xác suất tồn tại của F (theo phần mềm SPSS)
Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy:
* Giữa 2 địa phương: tổng hạng của hai địa phương khác biệt không lớn ( 1152 và 1194 ); trị số Z = - 0,258 < 1,96 và kiểm định F cho thấy với giá trị Asymp.Sig = 0,797 > 0,05. Kết quả này cho phép khẳng định chỉ tiêu f01 giữa hai địa phương là thuần nhất. Như vậy, giả thuyết Ho được chấp nhận tức là hai mẫu được rút từ một tổng thể.
* Giữa 2 giống trồng: tổng hạng của hai giống Cao su khác biệt không lớn ( 1253,5 và 1092,5 ); trị số Z = - 1,411 < 1,96 và kiểm định F cho thấy với giá trị Asymp.Sig = 0,158 > 0,05. Kết quả này cho phép khẳng định chỉ tiêu
f01 giữa hai giống Cao su là thuần nhất. Như vậy, giả thuyết Ho được chấp nhận tức là hai mẫu được rút từ một tổng thể.
Kết quả kiểm tra sự thuần nhất này là cơ sở để tiến hành các bước lập biểu thể tích tiếp theo.