Mục tiêu chính của đề tài là: + Xác định mối tương quan của thể tích cây và các nhân tố cấu thành thể tích làm cơ sở cho việc xác định kiểu biểu và số nhân tố đưa vào biểu.. Theo cách nà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG BIỂU THỂ TÍCH CHO CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis Muell Arg) TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU
LONG TÂN, XÃ LONG TÂN, HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: LÊ NGUYỄN MỸ CHI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG Niên khóa: 2006 – 2010
TP Hồ Chí Minh, Tháng 7/2010
Trang 2XÂY DỰNG BIỂU THỂ TÍCH CHO CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis
Muell Arg) TẠI NÔNG TRƯỜNG CAO SU LONG TÂN, XÃ LONG
TÂN, HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tác giả
LÊ NGUYỄN MỸ CHI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỷ sư ngành Lâm nghiệp chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Viên Ngọc Nam
Tháng 7/2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của quý thầy cô Cảm ơn quý thầy cô khoa Lâm nghiệp, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, cảm ơn thầy Giang Văn Thắng – Trưởng bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, thầy Nguyễn Minh Cảnh – Giáo viên chủ nhiệm lớp DH06QR cùng các thầy cô đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập trong suốt chương trình học tập vừa qua
Xin chân thành cảm ơn TS Viên Ngọc Nam, thầy hướng dẫn trực tiếp khóa luận tốt nghiệp này đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận
Cảm ơn Ban Quản lý Nông trường Cao su Long Tân, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương đã tạo những điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập, thu thập số liệu tại Nông trường
Xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Thành – Giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp, cơ sở 2 Đồng Nai, cảm ơn các bạn Lê Quang Việt, Lê Mai Thanh Trâm, Võ Duy Lộc, Lã Văn Khơi đã quan tâm và hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu và làm khóa luận
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, những người thân và tập thể lớp DH06QR đã hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều, là động lực to lớn giúp tôi hoàn thành khóa luận và chương trình học của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2010
Lê Nguyễn Mỹ Chi
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xây dựng biểu thể tích cho cây Cao su (Hevea
brasiliensis Mull Arg) tại Nông trường Cao su Long Tân, xã Long Tân, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại Nông trường Cao su Long Tân
từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010
Mục tiêu chính của đề tài là:
+ Xác định mối tương quan của thể tích cây và các nhân tố cấu thành thể tích làm cơ sở cho việc xác định kiểu biểu và số nhân tố đưa vào biểu
+ Tính toán trữ lượng gỗ, củi của Nông trường trong các lần khai thác Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu trên thực địa theo các ô tiêu chuẩn 1000 m2 (20 m x 25 m) theo từng cấp tuổi Sử dụng phần mềm Excel 2007 và Statgraphics 3.0 để xử lý và phân tích số liệu
Kết quả thu được của đề tài bao gồm:
+ Phương trình tương quan giữa hai nhân tố là chiều cao vút ngọn và đường kính thân đo tại vị trí 1,3 m Phương trình có dạng:
Hvn = -7,95329 + 5,80334*sqrt(D1,3) + Phương trình tương quan giữa thể tích và hai nhân tố cấu thành thể tích
là chiều cao vút ngọn và đường kính đo tại vị trí 1,3 m phương trình cụ thể như sau:
Log(V)=-2,75221+1,14091*log (Hvn)*log (D1,3) + Xây dựng biểu thể tích cho cây cao su tại Nông trường
+ Xác định được tổng trữ lượng của Nông trường và trữ lượng gỗ, củi trong khai thác Trữ lượng gỗ dưới cành chiếm 24,90%, gỗ pallet chiếm 41,98%, trữ lượng củi chiếm 33,12%
+ Xác đinh được tổng số tiền thu được của Nông trường là
255.029.451.800 VNĐ, trong đó tiền thu được từ gỗ dưới cành chiếm 49,54%,
Trang 5DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1,3 Đường kính thân đo tại vị trí 1,3 m
it Tăng trưởng trung bình hằng năm
it Tăng trưởng trung bình năm
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Địa điểm, mục tiêu và giới hạn đề tài 2
1.2.1 Địa điểm thực hiện 2
2.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1 Những nghiên cứu về thể tích cây rừng 3
2.1.1 Nghiên cứu về các nhân tố cấu thành thể tích cây rừng 3
2.1.2 Đo thể tích cây đứng 4
2.1.3 Đo thể tích cây ngã 5
2.2 Những nghiên cứu về biểu thể tích 5
2.2.1 Tình hình nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu lập biểu thể tích ở nước ta 7
2.3.1 Xác định trữ lượng rừng bằng cây tiêu chuẩn 8
2.3.2 Xác định trữ lượng rừng bằng biểu thể tích 9
2.3.3 Các phương pháp xác định nhanh trữ lượng rừng 10
2.4 Tăng trưởng của cây rừng 11
Trang 7Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13
3.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 17
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 18
3.2.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội 21
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.3.2 Nội dung nghiên cứu 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1 Thu thập những tài liệu liên quan 22
3.4.2 Ngoại nghiệp 22
3.3.2 Nội nghiệp 24
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu 27
4.2 Tương quan giữa chiều cao và đường kính 28
4.3 Tương quan giữa thể tích và các nhân tố cấu thành thể tích 32
4.4 Xây dựng biểu thể tích 34
4.5 Cách sử dụng biểu thể tích và phạm vi áp dụng 37
4.6 Xác định trữ lượng Cao su 37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.2 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 49
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các loại tăng trưởng 11
Hình 3.1: Cây Cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg) 13
Hình 3.2: Vị trí khu vực nghiên cứu (Nguồn Wikipedia) 19
Hình 3.3: GPS và la bàn 22
Hình 3.4: Cắt khúc cây tiêu chuẩn 24
Hình 4.1: Vị trí khu vực nghiên cứu (Nguồn Google Earth, 2010) 27
Hình 4.2: Vị trí các ô đo đếm (Nguồn Google Earth, 2010) 28
Hình 4.3: Đồ thị tương quan giữa Hvnvà D1,3 30
Hình 4.4: Đồ thị tương quan giữa Hvn và tuổi cây 31
Hình 4.5: Đồ thị tương quan giữa D1,3 và tuổi cây 32
Hình 4.7: Đồ thị tương quan giữa thể tích và các nhân tố cấu thành thể tích 34
Hình 4.8: Biểu đồ lượng tăng trưởng trung bình năm của cây Cao su 39
Hình 4.9: Tỷ lệ thể tích từng phần trên thân cây 40
Hình 4.10: Tỷ lệ trữ lượng gỗ, củi của nông trường 41
Hình 4.11: Biểu đồ tỷ lệ tiền theo sản phẩm 42
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích trồng Cao su theo tuổi 18
Bảng 3.2: Các cấp đường kính cây tiêu chuẩn 23
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn phân loại gỗ Cao su 24
Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan giữa Hvn và D1.3 29
Bảng 4.2: Đường kính và chiều cao theo tuổi 30
Bảng 4.3: Các dạng hàm tương quan của thể tích 33
Bảng 4.4: Đường kính, chiều cao và thể tích cây theo tuổi 34
Bảng 4.5: Biểu thể tích cho cây Cao su 36
Bảng 4.6: Trữ lượng Cao su theo tuổi của Nông trường 38
Bảng 4.7: Lượng tăng trưởng trung bình năm của cây cao su 38
Bảng 4.9: Trữ lượng gỗ, củi theo tuổi 40
Bảng 4.10: Số tiền thu đươc của Nông trường 41
Bảng 4.11: Tỷ lệ tiền theo sản phẩm 42
Trang 10kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, khai thác, nhưng đặc biệt ở Nông trường Cao su Long Tân, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương vẫn chưa có những nghiên cứu trong việc tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng để hỗ trợ cho việc khai thác và tính toán sản lượng gỗ, củi Theo yêu cầu của Nông trường nên trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng biểu thể tích cho cây Cao su tại Nông trường Cao su Long Tân, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”, để cung cấp các thông tin nhằm tính toán trữ lượng gỗ, củi khai thác cuối chu kỳ phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch phát triển rừng Cao su tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trong tương lai
Trang 111.2 Địa điểm, mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.1 Địa điểm thực hiện
Nông trường Cao su Long Tân, xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương
2.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng biểu thể tích cho Nông trường để sử dụng trong tương lai
Tính toán trữ lượng gỗ, củi cho các lần khai thác
2.2.3 Giới hạn đề tài
Về nội dung: Trong giới hạn của khóa luận tốt nghiệp nên chỉ khảo sát và đánh giá các nhân tố sinh trưởng của cây Cao su Phân tích quy luật tương quan giữa các nhân tố cấu thành thể tích và lập biểu thể tích cho cây Cao su
Phạm vi nghiên cứu: Cây Cao su trồng ở tại Nông trường Cao su Long Tân, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Thời gian: Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010
Trang 12Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Những nghiên cứu về thể tích cây rừng
2.1.1 Nghiên cứu về các nhân tố cấu thành thể tích cây rừng
Thể tích cây rừng được tạo thành từ ba nhân tố: đường kính, chiều cao và hình dạng thân cây Trong vấn đề lập biểu thể tích thì tương quan giữa đường kính và chiều cao là rất quan trọng Đồng Sỹ Hiền (1974) khi mô tả mối quan hệ giữa đường kính và chiều cao đã sử dụng một số phương trình mô phỏng
Phương trình Korsun: lnh = a + b.lnd + c.ln2d
Phương trình Michajlov: h – 1,3 = a.eb/d hay h = 1,3 + a.eb/d
Phương trình: h = a + b.logd được Lê Cao Phong, Viên Ngọc Hùng, Đào Công Khanh (1987) dùng để xây dựng tương quan giữa đường kính và chiều cao cho loài Keo lá tràm tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Bùi Việt Hải (1998) dùng hàm y = a + b.logx làm cơ sở cho việc phân cấp đất cho rừng trồng Keo lá tràm tại vùng Đông Nam Bộ
Trang 13Huỳnh Hữu To (1999) dùng hàm Schumacher và Mayer để biểu diễn sự tương quan giữa h và d1,3 của loài Bạch đàn
Phạm Trọng Thịnh (1999) đã sử dụng phương trình của Michajlov: h – 1,3
= a.eb/d mô phỏng tương quan giữa đường kính và chiều cao, phân chia giới hạn các cấp chiều cao của rừng Đước trồng ven biển Nam Bộ
Theo Đồng Sỹ Hiền (1974) thì đối với một lâm phần thuần loại đều tuổi, giữa đường kính và chiều cao có một mối quan hệ rất chặt chẽ Tương ứng với mỗi đường kính ta có thể xác định được một chiều cao bình quân với độ chính xác cao Nhưng nếu từ lâm phần này qua lâm phần khác do điều kiện đất đai và tuổi của chúng khác nhau nên tương ứng với một cỡ kính nhất định sẽ có các cấp chiều cao khác nhau Vì vậy khi lập biểu thể tích theo cấp chiều cao chỉ cần đo đường kính và xác định cấp chiều cao là có thể xác định được thể tích
Qua những kết quả nghiên cứu trên cho thấy nhiều tác giả đã tìm kiếm một số dạng hàm toán học để biễu diễn tương quan giữa chiều cao và đường kính
d1,3 Việc lựa chọn hàm toán học nào đó để mô phỏng cho mối tương quan trên đều có chung một quan điểm là hàm đó phải biểu diễn đúng quy luật sinh trưởng của loài cây nghiên cứu và có sai số phương trình tương đối nhỏ nhất
2.1.2 Đo thể tích cây đứng
Có nhiều cách để xác định thể tích cây đứng theo cách gián tiếp nhưng vẫn đảm bảo được sự chính xác cho phép như:
+ Xác định thể tích cây đứng dựa vào hình số thân cây
Để sử dụng cách xác định này cần chọn một vị trí để đo đường kính thân cây Thông thường là ở vị trí cách gốc 1,3 m Nhưng vị trí này cũng có thể xê dịch theo tập quán từng quốc gia khác nhau Vị trí qui chuẩn để đo đường kính thân cây đứng được chọn rộng rãi nhất là 1,3 m Từ đường kính 1,3 và chiều cao
có thể thiết lập một hình viên trụ có chiều cao bằng chiều cao thân cây, tiết diện đáy bằng tiết diện ngang thân cây ở vị trí 1,3m Thể tích viên trụ này lớn hơn thể tích thân cây rất nhiều nên cần có một hệ số chuyển đổi từ thể tích viên trụ này sang thể tích thân cây Hệ số này được coi như một hằng số trong công thức tính
Trang 14thể tích viên trụ tròn xoay Theo cách này thể tích thân cây đứng được tính theo công thức:
V= π/4.d2j.h.f1
+ Xác định thể tích thân cây đứng bằng biểu thể tích:
Biểu thể tích là biểu ghi các trị số về thể tích thân cây theo một quy luật nhất định, được thiết lập từ các phương trình tóan học biểu thị qui luật tương quan giữa thể tích với các nhân tố khác, thường dùng nhất là nhân tố đường kính
và chiều cao
+ Xác định thể tích cây đứng bằng phương pháp ước lượng
Phương pháp này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn Trong thực
tế có thể xác định nhanh thể tích cây đứng bằng phương pháp tình toán đơn giản, yêu cầu không cao về độ chính xác Công thức thường sử dụng là công thức của Denzin:
V(m3/cây) = 0.001d1.32
2.1.3 Đo thể tích cây ngã
Có thể xác định thể tích cây ngã bằng 3 phương pháp chủ yếu:
+ Phương pháp cân thủy tĩnh dựa trên các định luật vật lý Phương pháp này cho kết quả rất chính xác nhưng rất phức tạp và tốn kém nên chỉ sử dụng trong nghiên cứu khoa học hoặc phương tiện vận chuyển gỗ bằng đường thủy
+ Phương pháp cân trọng lượng Xác định tổng thể tích của các súc gỗ sản phẩm Từ trọng lượng các súc gỗ rồi suy ra thể tích thông qua những hệ số chuyển đổi phương pháp này chỉ xác định thể tích gần đúng
+ Phương pháp xác định thể tích cây bằng công thức hình học Tuy phương pháp này không chính xác tuyệt đối nhưng cũng đáp ứng được yêu cầu
về độ chính xác cần thiết nên được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn điều tra rừng
2.2 Những nghiên cứu về biểu thể tích
2.2.1 Tình hình nghiên cứu lập biểu thể tích cây đứng trên thế giới
Các biểu thể tích đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1846 ở Baviere (nước Đức củ) Đến nay cùng với sự phát triển của công nghệ và khoa học thế giới đã
có thêm rất nhiều biểu thể tích theo những nguyên tắc, phương pháp rất khác
Trang 15nhau, tựu trung có thể được xếp vào ba phương pháp chủ yếu sau đây (Đồng Sỹ Hiền, 1974)
+ Phương pháp dựa trên sự phân tích các nhân tố cấu thành thể tích:
Theo phương hướng này có các loại biểu sau:
- Biểu thể tích một nhân tố của Nga (1870 – 1886), các biểu thể tích của Cục công nghiệp rừng Liên Xô do giáo sư Zakkarov thành lập cho loài Vân sam, Tovstoless lập cho loài Thông, Tiourin lập cho loài Hoa mộc và bạch Dương, Chousov lập cho loài Sồi, Dẻ…
- Biểu hai nhân tố: Gồm có biểu Baviere (1846), biểu chung cho nước Đức của Grunder Schwappach (1898), biểu của Hoàng Gia Nga do Krioudenere lập (1904 – 1913)
- Biểu ba nhân tố: Có biểu của Schiffel ở Áo (1899 – 1908), Biểu của Mass ở Thụy Điển (1911)
+ Phương pháp dựa trên sự nghiên cứu tổng hợp quy luật tương quan giữa thể tích với một, hai, ba hay nhiều nhân tố nữa dươi dạng một hàm nào đó của thể tích Đối với phương pháp này có các biểu thể tích sau:
- Biểu một nhân tố được Huffel lập từ cuối thế kỷ 19 dựa trên biểu đồ quan hệ giữa thể tích và đường kính ở tầm cao d1.3 Kopetxki (1899 – 1900) và Gehrhardt (1901) sáng lập ra phương trình đường thẳng của thể tích V = a + b.g Sau đó phương trình này được tác giả Hummel (1955), Abadic và Ayral (1956)
sử dụng để lập biểu thể tích theo dạng V = a + b.d2 Palley (1963), Prodan, Honer (1964), Souloumica (1971), phát triển phương trình của Kopetxki thành các dạng phương trình bậc hai, bậc ba hoặc hệ phương trình bậ hai biểu thị mối quan hệ giữa thể tích và đường kính
- Biểu hai nhân tố dựa trên tương quan giữa thể tích với đường kính và chiều cao do Schumacher và Hall (1933) đề xuất, phương trình có dạng: logV = logk + b1.logD + b2.logH Sau đó tác giả Spurr (1952) tiếp tục nghiên cứu và đề xuất dạng phương trình V = a + b.(d2.h) Phương trình của Spurr đã được các tác giả Perrey và Yates (1964), Smith, Narry, Breadon (1964), Carrow (1963) kiểm nghiệm và phát triển
Trang 16Honer (1965) đề xuất phương trình cho 11 loài ở Canadda: V = d2 /(a + b/h)
Schaeffer (1948) lập biểu hai nhân tố dựa trên quan hệ giữa đường kính giữa thân với vị trí được đo: V = (a - b.h – k.d)/100
Naxslund (1940) dùng tương quan nhiều lớp có dạng V = F(d2, d2.h, d.h2,d2.hT, dh2e), trong đó hT là chiều cao dưới tán, e là bề dày vỏ, để biểu ba nhân tố
+ Phương pháp dựa trên đường sinh thân cây:
Phương pháp dựa trên sự tiếp cận đường sinh của thân cây nào đó xác định được ở tầm cao khác nhau tùy thuộc vào vị trí đo đường kính y = F(x) Theo phương Pháp này người ta có thể xác định độ thon của cây và tính thể tích bằng tích phân với độ chính xác cao
2.2.2 Tình hình nghiên cứu lập biểu thể tích ở nước ta
Từ sau năm 1954 đã có nhiều nghiên cứu xây dựng biểu thể tích cây đứng cho rừng tự nhiên và rừng trồng được công bố
2.2.2.1 Đối với rừng tự nhiên
Biểu Kraeuter do Kraeuter (Đức) lập ở Việt Nam năm 1958, đây là biểu thể tích một nhân tố theo cấp chiều cao Hiện nay biểu này ít được sử dụng
Biểu thể tích theo cấp chiều cao do chuyên gia Trung Quốc lập cho khu vực sông Hiếu vào năm 1960 Biểu thể tích này đến nay không còn sử dụng
Biểu thể tích cây đứng rừng Việt Nam do Đồng Sỹ Hiền và cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp lập năm 1974
Một số biểu thể tích cho rừng tự nhiên do Viện Điều tra và Quy hoạch rừng xây dựng:
+ Biểu thể tích cây đứng theo cấp chiều cao rừng khu vực Hà Tĩnh – Quảng Bình
+ Biểu thể tích theo cấp chiều cao rừng Quảng Ninh
+ Biểu thể tích hai nhân tố cho rừng khộp Tây Nguyên
Trang 17+ Biểu thể tích hai nhân tố cho Thông ba lá ở Lâm Đồng
+ Biểu thể tích vút ngọn và thể tích dưới cành cho cây Tràm Tây Nam Bộ + Biểu thể tích cho rừng trồng Bạch đàn đỏ và Bạch đàn trắng vùng trung tâm
+ Biểu thể tích rừng trồng Keo lá tràm ở miền Đông Nam Bộ
+ Biểu thể tích rừng trồng Thông Caribea
+ Biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng tự nhiên hỗn loài ở miền Bắc trên cơ sở nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều cao và hình dạng thân cây do Đồng Sỹ Hiền (1974) lập
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng rừng sao cho phù hợp và đạt kết quả chính xác cao cho từng loại hình rừng nhất định các phương pháp này được vận dụng rất rộng rãi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
2.3.1 Xác định trữ lượng rừng bằng cây tiêu chuẩn
Công thức chung:
M (m3/ha) = N.V Trong đó:
Trang 18M: Trữ lượng rừng (m3/ha)
N: Mật độ rừng được xác định theo mật độ cây
V: Thể tích bình quân của các cây trong rừng
V ở đây có thể xác định từ tổng thể các cây trong khu vực nghiên cứu rồi tính bình quân, nếu ta chọn trong lâm phần các cây có thể tích bằng V thì có thể dùng chúng để suy ra trữ lượng lâm phần Những cây đó được gọi là cây tiêu chuẩn Một số phương pháp tiêu biểu cho việc xác định rừng bằng cây tiêu chuẩn (Giang Văn Thắng, 2006):
+ Phương pháp Draut: Phân chia số cây tiêu chuẩn theo số lượng cây ở mỗi cây kính trong tổng thể cây trên hecta, sau đó số cây tiêu chuẩn ở từng cấp kính được lựa chọn để đo tính thể tích Chủ yếu dùng xác định trữ lượng cho lâm phần đồng tuổi, có biện pháp kinh doanh ổn định
+ Phương pháp Urich: Phân chia số lượng cây trong rừng thành các cấp có
số cây bằng nhau, tính trữ lượng rừng bằng tổng thể tích của các cấp cây trong rừng
+ Phương pháp của Hartig: Sau khi lựa chọn cây tiêu chuẩn, tiến hành chặt hạ và tính thể tích của chúng, tính tổng thể tích của cây ở từng cấp tiết diện ngang bằng công thức chung, trữ lượng rừng sẽ là tổng thể tích của tất cả các cấp
2.3.2 Xác định trữ lượng rừng bằng biểu thể tích
Trong thực tiễn điều tra rừng, người ta thiết lập các loại biểu chuyên dụng
để xác định thể tích cho các cây, nhóm cây có cùng đặc điểm và kích thước và hình dạng tùy thuộc vào vào đọ thuần nhất của hình dạng thân cây trong các vùng sinh thái khác nhau mà người ta xây dựng các biểu thể tích địa phương hay biểu thể tích chung cho nhiều khu vực
Các loại biểu thể tích được suy từ phương trình tương quan giữa thể tích với một hoặc hay nhân tố cấu thành thê tích bao gồm:
+ Biểu thể tích một nhân tố: Là loại biểu được thiết lập từ phương trình tương quan giữa thể tích với đường kính đo tại vị trí 1,3 m
Trang 19+ Biểu thể tích hai nhân tố: Là loại biểu được thiết lập từ phương trình tương quan giữa thể tích với đường kính đo tại vị trí 1,3 m và chiều cao vút ngọn Biểu này còn được gọi là biểu thể tích một nhân tố theo từng cấp chiều cao
+ Biểu thể tích ba nhân tố: Là loại biểu ghi thể tích bình quân cho cây được thiết lập từ ba nhân tố là đường kính với đường kính đo tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, hình số thân cây
Từ các biểu thể tích này tiến hành xác định thể tích của lâm phần, từ đó xác định trữ lượng rừng Biểu càng nhiều nhân tố thì độ chính càng cao nhưng đòi hỏi kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của điều tra viên càng cao
2.3.3 Các phương pháp xác định nhanh trữ lượng rừng
Việc xác định trữ lượng rừng bằng các phương pháp trên trong thực tế thường phức tạp và mất nhiều thời gian nên trong thực tiễn điều tra rừng người ta thường sử dụng các biện pháp xác định nhanh trữ lượng rừng Phương pháp này thường được sử dụng trong các những đợt điều tra kiểm kê rừng trên những vùng lãnh thổ rộng lớn
Xác định nhanh trữ lượng rừng bằng biểu quá trình sinh trưởng: Trong biểu trình bày các giá trị bình quân của các nhân tố điều tra rừng, trữ lượng rừng được xác định từ những phương trình tương quan giữa chúng với tuổi rừng Dựa vào tuổi rừng, tra vào biểu quá trình sinh trưởng tương ứng với từng cấp đất đã xác định sẽ có được trữ lượng bình quân của rừng
Xác định trữ lượng rừng bằng phương pháp đo nhanh của Đồng Sỹ Hiền (1974): Phương pháp này hình thành từ mối tương quan giữa tổ hợp hình cao (HF) với chiều cao bình quân (H) của rừng Phương trình cụ thể:
HF = 2,1594 + 0,3594.H Công thức để xác định trữ lượng rừng:
M = G.(H + 6,08)*0,3549 Với: G: tổng tiết diện ngang của rừng
H là chiều cao Lorey đại diện cho chiều cao bình quân của rừng
Trang 202.4 Tăng trưởng của cây rừng
Từ khi hình thành đến già cỗi và chết đi, kích thước cây rừng không ngừng tăng lên và sẽ ổn định ở một trị số nào đó Đây là sự biến đổi về chất và lượng của cây rừng theo thời gian Về mặt toán học thì sự biến đổi này được tượng trưng bằng đường cong tích lũy hình chữ S Nếu xác định trong một gian đoạn hay ở hai thời điểm khác nhau của quá trình sinh trưởng, người ta sẽ tính được lượng gia tăng của cây rừng về chất cũng như về lượng, thông qua một chỉ tiêu cụ thể nào đó Lượng gia tăng này là lượng tăng trưởng của cây rừng Nói cách khác tăng trưởng là hiệu số của một nhân tố sinh trưởng nào đó ở các thời điểm khác nhau
Tùy theo việc lựa chọn thời gian tương ứng với các trị số biến đổi của nhân tố sinh trưởng sẽ có những loại tăng trưởng khác nhau (Hình 2.1)
Hình 2.1:Các loại tăng trưởng
Trong các loại tăng trưởng vừa nêu thì tăng trưởng thường xuyên hằng năm và tăng trưởng bình quân năm (tăng trưởng bình quân chung trong thời gian một năm) là các chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, thường được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá sinh trưởng, tăng trưởng của cây và rừng
Những kết quả nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú
và bổ ích khi nghiên cứu lập biểu thể tích, tính toán trữ lượng rừng Cao su tại Dầu Tiếng, Bình Dương Các biểu thể tích thân cây đứng cho các loài cây rừng
Chung
thường xuyên
Định kỳ Hằng năm
Bình quân (trung bình) Thường
Tăng trưởng tương đối Tăng trưởng tuyệt đối
Tăng trưởng
Trang 21Việt Nam từ lâu đã được rất nhiều nhà lâm nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu và thiết lập ở các vùng sinh thái khác nhau Nhưng đối với cây Cao su thì vẫn chưa có nhiều nghiên cứu Các phương pháp và các biểu thể tích trên có ý nghĩa tham khảo rất to lớn trong việc nghiên cứu xây dựng biểu thể tích cho cây Cao su, loài cây vừa được công nhận là cây đa mục đich và chưa có nhiều nghiên cứu về các nhân tố sinh trưởng, mà tiểu biểu là cây Cao su tại Nông trường Cao
su Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Từ việc tham khảo, lựa chọn các phương trình toán học, sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Excel 2007, Statgraphic 3.0 để xử lý và phân tích số liệu, luận văn sẽ đưa ra các phương trình toán học thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi điều tra, dễ sử dụng phù hợp với đối tượng tiếp cận để hỗ trợ cho Nông trường trong việc tính toán lượng gỗ khai thác và sử dụng cây Cao su trong tương lai
Trang 22Chương 3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
3.1.1 Nguồn gốc
Cây Cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg) là cây thân gỗ thuộc chi
Hevea, họ Euphobiaceae Cây Cao su có nhiều giống loại, nguồn gốc từ Brasil, nguyên thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Châu Mỹ La Tinh được phân bố tự nhiên trên một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 6o Bắc – 15o Nam, giữa kinh độ 46o – 77oTây, bao gồm các nước Bolivia, Brazil, Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, French Guiana, Surinam và Guyana (Webster và cộng tác viên, 1989) Hiện nay cây Cao su được trồng ở nhiều khu vực khác nhiệt đới của thế giới như: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Liberia, Ấn Độ, Sri Lanka, Sarawak, và Thái Lan
3.1.2 Về đặc điểm sinh học và sinh thái
Hình 3.1: Cây Cao su (Hevea brasiliensis Muell Arg)
Trang 23Cây Cao su là cây thân gỗ, sinh trưởng nhanh Lá cây thuộc lá kép có ba lá chét Hoa nhỏ màu vàng Quả có ba mảnh vỏ chứa 3 hạt, quả tự khai, hạt khá lớn kích thước khoảng 2cm, trong hạt có chứa nhiều dầu Cây có thời kỳ rụng lá hoàn toàn sau đó nảy lộc phát triển bộ lá mới Trong điều kiện ở Việt Nam cây rụng lá vào khoảng giữa tháng 12 đến tháng 2, ở Tây Nguyên và miền Trung cây Cao su thường rụng lá sớm hơn Cây ra hoa vào tháng 3, trái rụng vào tháng 8 – 9 hàng năm Cây thụ phấn nhờ gió và côn trùng Tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp dưới 3% Bộ rễ của cây phát triển rất lớn, ở độ tuổi 7 – 8 rễ cọc phát triển 2 – 4
m Ở cây trưởng thành bộ rễ có thể chiếm đến 15% tổng sinh khối của cây Cây Cao su có thể cao tới trên 30 m Nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe Các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng
Cây Cao su chịu được lượng mưa hàng năm là 1.020 – 4.290 mm (nhiệt
độ hàng năm của 23,1 - 27,5°C và pH từ 4,3 - 8,0 (Duke, 1978) Khi nhiệt độ xuống đến 4oC – 5oC cây bị khô lá và chết chồi non, nếu trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây chết cây hoàn toàn Cây phát triển trong điều kiện nắng 1.600 giờ/năm, gió nhẹ 3 m/s
Cây Cao su có trên 540 loài vi sinh vật gây hại, trong đó có 24 loài có tầm quan trọng về phương diện kinh tế Thông thường cây Cao su thường bị một số bệnh
như rụng lá mùa mưa (Phytophthora botryosa), phấn trắng (Oidium hevea), nấm hồng (Corticium salmonicolor), loét sọc miệng cạo (Phytophthora palmivora), héo đen đầu lá (Colletrichum gloesosporioides)
3.1.3 Những nghiên cứu về cây Cao su ở Việt Nam
Đầu tiên là Louis Pierre, một nhà thực vật học người Pháp, đã khảo sát, điều tra và di nhập nhiều loại cây kinh tế vào nước ta, trong đó có cây Cao su Năm 1877, Ông thử nghiệm trồng hạt Cao su đầu tiên ở vườn Bách Thảo Sài Gòn, nhưng không thành công Nguyên do là hạt giống không nhiều và ít cây sống sót lại bị loại bỏ trong các đợt tu chỉnh vườn Bách Thảo Sài Gòn vì ảnh hưởng đến cảnh quan nơi đây.Đến năm 1897, toàn quyền Paul Doumer thành lập
Trang 24hai trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ươm giống cây Cao su từ hạt tươi Một ở Trạm thực nghiệm Ông Yệm (Bến Cát – Thủ Dầu Một) do Raoul, một dược sĩ, chuyên nghiên cứu thực vật chí ở vùng nhiệt đới phụ trách, và một ở Suối Dầu, thuộc viện Pasteur Nha Trang do Yersin chăm sóc (Nguyễn Thị Mộng Tuyền, 2000)
Đa số hạt giống được ươm nảy mầm, tốt nhanh Sau đó cây Cao su con và hạt Cao su cũng đã được gởi đến trồng ở nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều nơi như Gò Vấp, Thủ Đức, vườn thực nghiệm ở Huế, ở Tây Nguyên, và tận ngoài miền Bắc… nhưng đa phần cây được trồng đều bị chết vì trồng không đúng đất
và khí hậu không thích hợp
Năm 1904, việc trồng cây cao su trong các vườn thí nghiệm đều mang lại kết quả khả quan Bằng chứng là trong vườn thí nghiệm ở Nha Trang, Yersin, nhà vi trùng học đã cùng với viên kỹ sư nông nghiệp kiêm kỹ sư hóa học Vernet (người đã nghiên cứu rất nhiều về các vấn đề cao su) nêu lên những căn cứ khoa học cho cách trồng tỉa và phương pháp lấy mủ Cao su Sau đó, chính Yersin
là người có tiếng nói quyết định trong việc kiến lập nền kỹ nghệ Cao su ở Nam
Kỳ
Phát triển công trình nghiên cứu của Yersin, các nhà nông học Pháp đã đi đến kết luận là với những điều kiện đất đai, khí hậu ở miền Đông của Nam Kỳ, Cao su có thể phát triển một cách thuận lợi không kém ở vùng đồng bằng sông Amazone Cao su là một loại cây chỉ thích hợp với những vùng đất phù sa cũ đất
đỏ và xám, loại đất này ở Nam Bộ chạy dài thành một dải theo hướng Bắc Đông Bắc và Nam Đông Nam Đó là đất sét nhưng dễ làm, rất ít chất đá vôi, thường có nhiều mùn và có một hàm lượng hữu cơ khá lớn Đất không lẫn cuội và sỏi, ở độ sâu từ 15 đến 40 mét đất vẫn đồng chất Ở vùng đất đỏ Đông Nam Kỳ, đất không
bị cứng, hút nước mưa, không để cho nước chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ở miền Đông của Nam Kỳ, diện tích đất
đỏ tối thiểu là 200.000 hecta tạo thành một dải dài 200 km, rộng từ 2 đến 20 km
Trang 25Điều kiện tự nhiên kể trên làm cho cây Cao su sớm có mặt và gắn bó với miền Đông của Nam Kỳ Đặc biệt là ở Thủ Dầu Một, nơi diện tích Cao su lớn gấp 3 lần diện tích trồng lúa nước
Nhận thức được giá trị của cây Cao su với 2 sản phẩm chính là mủ và gỗ trong kế hoạch mở rộng địa bàn ở Việt Nam, chương trình cải tiến giống của Viện Nghiên Cứu Cao su Việt Nam sau 1975 đã đặt mục tiêu là chọn tạo những dòng vô tính sinh trưởng nhanh, khỏe, năng suất cao, chống chịu bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường đa dạng, ít thuận lợi
Từ 1996 đã phát triển được phần mềm quản lý quĩ gen Cao su trên Visual Foxpro có khả năng quản lý dữ liệu và truy cập nhanh chóng lý lịch cơ bản, các chỉ tiêu nghiên cứu, hình ảnh của từng kiểu di truyền Đã hoàn thành cơ bản một catalogue quĩ gen Cao su của Việt Nam Số liệu đánh giá nguồn gen cây trồng chống chịu được lập phiếu, bản đồ và lưu giữ trong máy vi tính để tiện lợi trong quá trình tra cứu sử dụng v v
Cây Cao su đã có 30 dòng vô tính thuộc tập đoàn và 10 dòng lai vô tính trong nước sử dụng bố mẹ từ nguồn gen đang lưu giữ chiếm chủ yếu diện tích Cao su trồng ở Việt Nam và góp phần đưa năng suất mủ từ 0,8 tấn /ha lên 1,2 - 1,3 tấn/ha Thêm nữa, 107 dòng vô tính thuộc tập đoàn quĩ gen đã được chọn lọc dùng làm bố mẹ để lai trong chương trình cải tiến giống Cao su và đã tạo được gần 20.000 cây lai đang được khảo nghiệm, một số dòng đã được phép khu vực hóa, có triển vọng tốt Cũng từ nguồn gen Cao su đã chọn được một số dòng vô tính thuộc nguồn gốc di truyền Amazone có triển vọng cho công tác phát triển Cao su lấy gỗ trong thời gian tới Chương trình lai tạo giống của Viện Nghiên cứu Cao su VN đã góp phần phục vụ ngành Cao su với những giống ưu tú được
Bộ Nông Nghiệp - PTNT công nhận cho sản xuất diện rộng và Tổng công ty Cao
su Việt Nam ban hành sử dụng Các giống này, LH 82/156 (RRIV 2), LH 82/158 (RRIV 3) và LH 82/182 (RRIV 4) có khả năng khai thác sớm hơn 1 - 2 năm và năng suất cao hơn 20 - 40% so với giống nhập nội hiện có (Trần Thị Thúy Hoa,
Lê Mậu Túy, Phạm Hải Dương, Lại Văn Lâm và Ngô Văn Hoàng, 2004)
Trang 26Những giống Cao su nhập nội và lai tạo qua quá trình chọn lọc đã góp phần rút ngắn thời gian sinh trưởng và nâng cao năng suất, trữ lượng gỗ Viện cũng đã lưu trữ nhiều nguồn gen phong phú với hơn 3.000 kiểu di truyền là những nguồn vật liệu quý giá để đáp ứng những mục tiêu mới của cây Cao su
3.2 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
Nông trường Cao su Long Tân thuộc Công ty Cao su Dầu Tiếng ở Thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Công ty bao gồm các hoạt động chủ yếu là:
* Trồng, khai thác và chế biến Cao su thiên nhiên
* Xuất khẩu trực tiếp và tiêu thụ nội địa Cao su thiên nhiên sơ chế
* Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị chế biến Cao su
* Xây dựng công trình dân dụng với quy mô nhỏ và vừa
* Xây dựng đường đất, đá, nhựa và cầu nhỏ bê tôngtrên đường cấp 4,5
* Lắp đặt thiết bị công trình, thiết bị công nghệ, cơ điện và hệ thống đường dây, trạm biến thế điện, hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ của ngành công nghiệp Thi công công trình công nghiệp dân dụng, kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp
* Liên doanh sản xuất, đầu tư công trình, kết cấu hạ tầng, nhà xưởng, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao,phúc lợi công cộng, nhà ở phục vụ trong và ngoài khu công nghiệp, kinh doanh địa ốc, sản xuất gia công thiết bị chế biến Cao su, chuyển giao công nghệ chế biến Cao su
* Kinh doanh, sản xuất, gia công và liên doanh các sản phẩm từ nguyên liệu gỗ các loại và mủ Cao su
Diện tích vườn cây Cao su: Có 29.370,44 ha Trong đó diện tích vườn cây kinh doanh là 25.806,98 ha
Nông trường Cao su Long Tân thuộc xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương có diện tích trồng Cao su là 1.598,15 ha Cây Cao su trồng tại đây
có diện tích và tuổi rất khác nhau có thể thấy rõ điều đó qua bảng 3.1
Trang 27Bảng 3.1: Diện tích trồng Cao su theo tuổi
Năm trồng Tuổi Diện tích
Trang 28
Hình 3.2: Vị trí khu vực nghiên cứu (Nguồn Wikipedia)
Là một trong những huyện thuộc tỉnh Bình Dương, với những điều kiện tự nhiên như sông suối, thổ nhưỡng, khí hậu và hệ thống giao thông thuận lợi, Dầu Tiếng có tầm quan trọng đặc biệt, mang ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự phía cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn
Theo các thư tịch miền Nam trước năm 1975, tên gọi Dầu Tiếng có từ trước khi Thực dân Pháp đặt chân tới vùng đất này Từ thế kỷ 17-18, khu vực này còn là rừng nguyên sinh trải dài trên vùng đất xám do hai con sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Thị Tính ở phía Đông bồi đắp tạo thành hình chữ V, ôm lấy vùng đất Dầu Tiếng từ 3 mặt Nói về tên gọi Dầu Tiếng, người dân nơi đây truyền nhau câu chuyện Từ hiện tượng có một cây Dầu lớn đổ xuống vắt ngang qua dòng sông Sài Gòn làm thành một cây cầu tự nhiên và chuyện về cây "Dầu"
có "tiếng" đó đã được dùng để gọi tên cho vùng đất này
3.2.1.2 Khí hậu thời tiết
+ Về nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 °C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29 °C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 °C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động
Trang 29hàng năm khoảng 9.500 - 10.000 °C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ
+ Về lượng mưa
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa, từ tháng 5 – 11
- Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm
và nhiều năm trong tháng này không có mưa
+ Về độ ẩm
Ẩm tương đối cao, trung bình 80 - 90% và biến đổi theo mùa Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt
độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…
+ Về chế độ gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và
áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12 m/s thường là Tây, Tây - Nam
Trang 30canh trồng lúa cung cấp một phần lương thực cho nhân dân địa phương Đây cũng là một thuận lợi để phát triển nông nghiệp của vùng
3.2.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội
Huyện Dầu Tiếng với diện tích 755,1 km2, dân số 86.505 người Có 12 đơn vị hành chính, gồm:
11 xã: Minh Hòa, Minh Thạnh, Minh Tân, Định An, Long Hòa, Định Thành, Định Hiệp, An Lập, Long Tân, Thanh An, Thanh Tuyền
1 thị trấn: Dầu Tiếng
Nơi đây sống chủ yếu bằng nghề Cao su Huyện Dầu Tiếng với lợi thế khí hậu ổn định, đất đai màu mỡ và nguồn lao động hiện có, huyện Dầu Tiếng đã phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp dài ngày như Cao su
và các loại cây ăn trái lâu năm khác, gắn trồng trọt với chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao Tổng diện tích gieo trồng hằng năm là 6.287,56 ha Riêng cây Cao
su, được xác định là cây kinh tế chiến lược hàng đầu nên huyện chủ trương tăng diện tích trồng lên trên 42.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 35.000 tấn mủ/năm Bên cạnh đó, gần 14.000 ha cây ăn trái cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt, khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng với diện tích 2.560 ha, có sức chứa hơn 1,5 tỷ m3, cạnh hồ là dãy núi Cậu với 1.594 ha rừng phòng hộ là điều kiện lý tưởng để huyện phát triển kinh tế du lịch sinh thái và dịch vụ, tạo thu nhập đáng
kể cho ngân sách địa phương
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Cao su thuộc dòng vô tính Bp235, được trồng với kích thước 5 x 3,5 m
3.3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài đặt ra luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề sau:
3.3.2.1 Xây dựng biểu thể tích
- Xác định nhân tố đường kính D1,3 , chiều cao cây
Trang 31- Nghiên cứu quy luật tương quan giữa thể tích thân cây với các nhân tố cấu thành nên thể tích thân cây cụ thể là nhân tố chu vi, đường kính
- Lập biểu thể tích
3.3.2.2 Tính toán trữ lượng gỗ, củi của cây
Dựa vào những chỉ tiêu đã được đề ra trước đó của Nông trường để tính toán trữ lượng gỗ, củi đặc biệt cho lần khai thác cuối
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Thu thập những tài liệu liên quan
Thu thập những tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình gây trồng và thanh lý cây Cao su tại Nông trường Cao su Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tài liệu về khí tượng thủy văn Thu thập về bản đồ địa
hình, bản đồ hiện trạng của Nông trường
3.4.2 Ngoại nghiệp
+ Chuẩn bị dụng cụ: Bản đồ, thước dây 50 cm, 20 cm, máy ảnh, máy định
vị GPS, la bàn, giấy bút để ghi số liệu
Hình 3.3: GPS và la bàn
+ Thu thập những tài liệu thứ cấp liên quan đến địa điểm và vấn đề nghiên cứu của khóa luận
+ Sử dụng GPS để xác định vị trí lập ô đo đếm
+ Khảo sát địa điểm nghiên cứu và tiến hành lập ô tiêu chuẩn có diện tích
1000 m2 (25 m x 40 m) để thu thập các chỉ số về D1,3, Hvn, tuổi cây, mật độ,…
Trang 32+ Số ô tiêu chuẩn cho mỗi lô là ba ô và mỗi tuổi đo ba lô
5 tuổi x 3 lô x 3 ô = 45 ô
+ Tiến hành lựa chọn các cây tiêu chuẩn có đường kính rải đều từ nhỏ nhất đến lớn nhất để tạo thành một chuỗi đường kính Cây tiêu chuẩn được lựa chọn phải là cây có kích cỡ đại diện cho từng cấp tuổi, sinh trưởng và phát triển bình thường, có hinh dạng thân cây tương đối bình thường, không bị cong thân, cụt ngọn hay sâu bệnh, không bị chèn ép, cây không bị lệch tán Tại các ô tiêu chuẩn đã lập tiến hành lựa chọn 13 cây tiêu chuẩn có đường kính rải đều từ nhỏ đến lớn tạo thành một chuỗi (Bảng 3.2)
Bảng 3.2: Các cấp đường kính cây tiêu chuẩn
+ Tất cả các số liệu thu thâp được từ các ô tiêu chuẩn và cây giải tích tiến hành tổng hợp, tính toán phân tích số liệu bằng các phần mềm chuyên dụng (Excel 2007, Statgraphic 3.0…)
Trang 33+ Sau khi đo D1,3, hạ cây, đo Hvn, Hdc ta tiến hành tính toán thể tích cây theo công thức kép tiết diện giữa
Do đoạn cuối cùng là đoạn ngọn thường có độ dài Ln khác với L nên thể tích V thân cây sẽ được tính bằng công thức:
Hình 3.4: Cắt khúc cây tiêu chuẩn
Công thức kép tiết diện giữa:
lý số liệu theo cây cá thể và quần thể, bao gồm:
+ Xác định tương quan giữa đường kính và chiều cao
+ Lập phương trình và xây dựng biểu thể tích cho cây Cao su trên
cơ sở tham khảo các hàm đã được sử dụng và thử nghiệm một số hàm mới
+ Tính trữ lượng gỗ củi: Dựa vào tiêu chuẩn đã đề ra:
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn phân loại gỗ Cao su
Loại gỗ Chỉ tiêu
Gỗ lớn Gỗ dưới cành
Gỗ pallet d > 12 cm Củi d < 12 cm
Trang 34+ Tính toán trữ lượng rừng M theo tuổi trữ lượng gỗ được xác định
từ thể tích cây đứng theo công thức:
M (m3/ ha) = 1Ni vi hay M (m3/ ha) = N.V Phương pháp đánh giá tương quan
+ Phương pháp chung để thiết lập một phương trình tương quan là:
- Xác định các dạng phương trình toán học phù hợp,
- Tính các tham số của phương trình bằng phương pháp hồi quy,
- Đánh giá mức độ phù hợp của các phương trình bằng các tham số,
- So sánh và chọn ra dạng phương trình phù hợp nhất
+ Tiêu chuẩn chung để lựa chọn một hàm tương quan tối ưu là:
- Đường biểu diễn lý thuyết gần sát nhất với đường thực nghiệm,
- Có hệ số tương quan (r) hay hệ số xác định (R2) lớn,
- Sai số phương trình (chênh lệch giữa trị lý thuyết và thực nghiệm) là nhỏ nhất,
- Kiểm tra sự phù hợp của dạng phương trình,
- Phải thỏa mãn với các đặc tính sinh học của loài cây
Qua tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước thấy được các dạng hàm toán học dùng để biễu diễn mối tương quan giữa các nhân tố sinh trưởng thường được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới sử dụng:
1 y = a + b.x
2 y = a + b/x
3 y = a0 + a1.x + a2x2
4 y = a + b.logx
5 logy = loga + b.logx
6 logy = loga + b1.logx1 + b2.logx2
7 lny = lna + b.x
8 lny = lna + b/xk
Trong đó: y là biến số phụ thuộc hay hàm số
x là biến số độc lập hay đối số
Trang 35Từ các kết quả tham khảo có được trên ta tiến hành xử lý số liệu trên các phần mềm đã chọn đễ đưa ra các hàm phù hợp
Trang 36Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 4.1: Vị trí khu vực nghiên cứu (Nguồn Google Earth, 2010)
Vị trí khu vực nghiên cứu chụp trên Google Earth sau khi đưa vị trí các ô tiêu chuẩn vào Từ hình 4.1 cho thấy vị trí khu vực nghiên cứu nằm phía Tây Bắc tỉnh Bình Dương
Trang 37Hình 4.2: Vị trí các ô đo đếm (Nguồn Google Earth, 2010)
4.2 Tương quan giữa chiều cao và đường kính
Đường kính D1,3 và chiều cao vút ngọn Hvn là chỉ tiêu rất quan trọng trong công tác điều tra rừng, giữa chúng có mối tương quan với nhau Ứng với mỗi cỡ kính người ta có thể xác định được một chiều cao bình quân với độ chính xác cho phép Mô hình tương quan tương quan này được tính toán thiết lập từ số liệu đo đếm về đường kính và chiều cao của các cây ở ô tiêu chuẩn Từ số liệu các cây tiêu chuẩn thiết lập phương trình tương quan giữa D1,3 và Hvn Sau các bước tính toán nội nghiệp và trên cơ sở phân tích các quy luật sinh học và toán học về các mối quan hệ của các chỉ tiêu tham gia mô hình, thử nghiệm các dạng mô hình toán học nhằm tìm ra mô hình tối ưu phù hợp nhất để mô tả mối tương quan giữa
Hvn và D1,3
Trang 38Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan giữa Hvn và D1.3
Hvn = -7,95329 + 5,80334*sqrt(D1,3) (4.1) Phương trình trên được lựa chọn vì có hệ số xác định cao (R2= 0,9583), F tương đối lớn (F = 253,01), sai số tiêu chuẩn Se = 0,183, mặt khác so với các phương trình khác đây là phương trình tương đối đơn giản, dễ sử dụng Phương trình trên làm cơ sở để xác định gián tiếp Hvn bằng D1,3 Đồ thị biểu diễn đường
lý thuyết và thực nghiệm của phương trình thể hiện ở đồ thị sau: