Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học CẢM ƠN Luận văn “ Nghiên cứu đánh giá đề xuất sơ đồ khai thác sử dụng bề vững tài nguyên nước lưu vực sông Ba ” được hoàn thành ngoài sự cố g
Trang 1Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học
CẢM ƠN
Luận văn “ Nghiên cứu đánh giá đề xuất sơ đồ khai thác sử dụng bề vững
tài nguyên nước lưu vực sông Ba ” được hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè
và gia đình
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn: PGS TS
Nguyễn Văn Thắng, người đã giảng dạy và tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp
tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho Luận văn
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Thủy văn Trường Đại học Thuỷ Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá trình thực hiện Luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Viện Thủy văn, môi trường và Biến đổi khí hậu đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu để Luận văn được đầy đủ và có tính cấp thiết
Đặc biệt, để hoàn thành Luận văn, tác giả đã nhận được sự cổ vũ, động viên khích lệ thường xuyên và giúp đỡ về nhiều mặt của gia đình và bạn bè trong và ngoài lớp cao học 18V
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2013
Tác giả Luận văn
LÊ THỊ LAN ANH
Trang 2Luận văn tốt nghiệp ii Ngành: Thủy văn học
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những nội dung
và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào
Tác giả
Trang 3Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTTL: Công trình thủy lợi LVS: Lưu vực sông NMTĐ: Nhà máy thủy điện NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTBV: Phát triển bền vững
PTTNN: Phát triển tài nguyên nước QHTL: Quy hoạch thủy lợi
QLTH TNN: Quản lý tổng hợp tài nguyên nước QLTNN Quản lý tài nguyên nước
TNN: Tài nguyên nước
Trang 4Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ hành chính lưu vực sông Ba Error! Bookmark not defined Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sông suối chính trên lưu vực sông Ba Error! Bookmark not defined.
Hình 1.3: Bản đồ mạng lưới khí tượng thủy văn lưu vực sông BaError! Bookmark not defined.
Hình 3.1: Đập Đồng Cam Error! Bookmark not defined Hình 3.2: Mái thượng lưu đập Yayun Hạ Error! Bookmark not defined Hình 3.3 : Biểu đồ điều phối hồ Yayun Hạ Error! Bookmark not defined Hình 3.4: Biểu đồ điều phối hồ An Khê Error! Bookmark not defined Hình 3.5: Nhà máy thủy điện Krông Hnăng Error! Bookmark not defined Hình 3.6: Biểu đồ điều phối hồ Krông Hnăng Error! Bookmark not defined Hình 3.7: Biểu đồ điều phối hồ Ba Hạ Error! Bookmark not defined Hình 3.8: Nhà máy thủy điện sông Hinh Error! Bookmark not defined Hình 3.9: Các công trình lớn trên lưu vực sông Ba Error! Bookmark not defined Hình 3.10: Sông Ba đoạn chảy qua huyện K’Bang, Gia Lai bị khô kiệt nặng Error! Bookmark not defined.
Hình 3.12: Dòng “sông chết” ngay dưới phần đập thủy điện Sông Ba Hạ Error! Bookmark not defined.
Hình 3.13: Sơ đồ mô phỏng cân bằng nước sơ bộ lưu vực sông Ba theo phương
pháp lập bảng Error! Bookmark not defined.
Trang 5Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học
Bảng 1.7: Các trạm đo mưa trong và lân cận lưu vực sông BaError! Bookmark not defined.
Bảng 1.8: Danh sách các trạm thủy văn trên lưu vực sông BaError! Bookmark not defined.
Bảng 1.9: Phân phối lượng mưa hàng tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Ba
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.10: Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm thủy văn
Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.11: Lưu lượng nước trung bình tháng, năm các trạm thủy văn (Qm3/s)
Error! Bookmark not defined Bảng 1.12: Tiềm năng nguồn nước lưu vực sông Ba.Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1: Quy hoạch thủy điện đã được phê duyệt trên sông BaError! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Quy hoạch thủy điện trên dòng nhánh lưu vực sông BaError! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên lưu vực sông Ba Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4: Các công trình thủy điện đã được xây dựng trên hệ thống sông Ba
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.1: Tổng hợp năng lực tưới các công trình đã có và diện tích thực tưới các
khu tưới trên lưu vực sông Ba Error! Bookmark not defined.
Trang 6Luận văn tốt nghiệp ii Ngành: Thủy văn học
Bảng 3.2: Dung tích các hồ chứa nước vừa và lớn trên dòng chính và các sông
nhánh chính Error! Bookmark not defined Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án tính cân bằng nướcError! Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Nhu cầu dùng nước của các ngành trên lưu vực sông Ba năm 2010 Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Nhu cầu dùng nước của các ngành trên lưu vực sông Ba năm 2020
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Dòng chảy đến tính cho các tiểu lưu vực ứng với năm ít nước thiết kế
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7: Kết quả tính cân bằng theo PA1: Dòng chảy đến P=85%, nước dùng năm
2010, có xét DCMT Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8: Kết quả tính cân bằng theo PA2: Dòng chảy đến P=90%, nước dùng năm
2010, có xét DCMT Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9: Kết quả tính cân bằng theo PA3: Dòng chảy đến P=85%, nước dùng dự
báo năm 2020, có xét DCMT Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10: Kết quả tính cân bằng theo PA4: Dòng chảy đến P=90%, nước dùng dự
báo năm 2020, có xét DCMT Error! Bookmark not defined
Trang 7Luận văn tốt nghiệp i Ngành: Thủy văn học
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ QUY HOẠCH, KHAI THÁC SỬ
DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BAError! Bookmark
Trang 8Luận văn tốt nghiệp ii Ngành: Thủy văn học
34T
2.1.4 Phân tích , đánh giá tồn tại trong lập , thực hiện quy hoạch trên lưu v ực
sông Ba34T Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN
VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BAError! Bookmark not defined.
Trang 9Luận văn tốt nghiệp iii Ngành: Thủy văn học
Trang 10Luận văn tốt nghiệp 1 Ngành: Thủy văn học
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sông Ba là một lưu vực sông tương đối lớn, liên tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và Ven biển Miền Trung, tài nguyên nước của lưu vực là đầu vào vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên và một phần tỉnh Kon Tum
Nhân loại bước vào thế kỷ 21 với nhiều thách thức, hai trong các thách thức
to lớn đó là nguy cơ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên và suy giảm chất lượng môi trường sống Các lưu vực sông, kể cả các lưu vực sông lớn ngày nay cũng đang chịu đựng hậu quả của các sự suy thoái đó
Hiện nay sự suy thoái các dòng sông đang diễn ra hàng ngày với tốc độ khác nhau trên hầu khắp các nơi trên thế giới, khiến cho không ít các dòng sông đang trong quá trình bị khô cạn hoặc đang bị biến thành các sông tiêu nước thải, báo hiệu một tương lai không xa sẽ thành các dòng sông chết
Sự suy thoái nguồn nước của các sông có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do các thiếu sót trong quy hoạch và quản lý nguồn nước đặc biệt là sự khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên nước của chính con người trong cả một thời gian dài trong quá khứ mà không quan tâm đúng mức đến quản lý bảo vệ nguồn nước, bảo vệ lưu vực
Nguồn nước của sông một khi đã bị suy thoái trầm trọng cả về số lượng và chất lượng nước sẽ có tác hại rất lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và
đe doạ cuộc sống của con người sống trên lưu vực sông mà muốn khắc phục cần rất nhiều chi phí và phải trong một thời gian dài Vì thế, với các lưu vực sông, cần phải coi hiện tượng này là một hiểm hoạ môi trường nghiêm trọng, cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu của sự suy thoái nguồn nước nếu có, đánh giá rõ nguyên nhân
và đề xuất những biện pháp quản lý, kiểm soát kịp thời
Trang 11Luận văn tốt nghiệp 2 Ngành: Thủy văn học
Trong quá trình khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước lưu vực sông, mặc dù đã có những kết quả đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu nước cho các ngành kinh tế các giai đoạn vừa qua, nhưng trên lưu vực sông Ba hiện vẫn còn những điều bất cập, tiềm ẩn mối nguy cơ hiểm họa của sự thiếu nước sử dụng trong tương lai Vấn đề chính yếu là trên lưu vực sông Ba chưa có bước đi và hoạt động đúng hướng để khai thác sử dụng tổng hợp và phát triển bền vững tài nguyên nước, phòng chống và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra
Cùng với toàn quốc, các tỉnh trên lưu vực sông Ba đang trong quá trình đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, nhu cầu nước sẽ tăng rất nhanh trong tương lai mặc dù số lượng nước có thể khai thác sử dụng lại có nguy cơ suy giảm cả
về số lượng lẫn chất lượng, yêu cầu khai thác sử dụng và bảo vệ bền vững tài nguyên nước lưu vực sông đang là vấn đề vô cùng cấp thiết ảnh hưởng đến tốc độ
và chất lượng phát triển kinh tế trên lưu vực
Nắm bắt được tình hình thực tiễn hiện nay về hiện trạng khai thác sử dụng nước của các con sông ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, luận văn sẽ tiếp cận và nghiên cứu, đề xuất các phương pháp khai thác bền vững tài nguyên nước cho lưu vực sông Ba
2 Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá các tồn tại trong khai thác sử dụng nước của lưu vực, từ
đó đề xuất được sơ đồ khai thác bền vững tài nguyên nước và ý kiến về quản lý nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nước của các công trình trên lưu vực sông Ba
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt, chủ yếu về
số lượng nước của lưu vực sông Ba
Trang 12Luận văn tốt nghiệp 3 Ngành: Thủy văn học
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Tiếp cận thực tế hiện trạng của lưu vực sông thông qua đánh giá tình hình sử dụng nước, đánh giá suy thoái nguồn nước và suy thoái các hệ sinh thái nước thông qua tổng hợp các số liệu thống kê, điều tra thực địa, thừa hưởng từ một số dự án, đề tài NCKH từ đó xác định các vấn đề cần nghiên cứu và phương pháp giải quyết
Tiếp cận phát triển bền vững và các nguyên tắc của quản lý tổng hợp tài nguyên nước để nghiên cứu giải quyết các nội dung khoa học theo đề cương đặt ra cũng như cũng như đánh giá kết quả ứng dụng
Tiếp cận các kiến thức thuỷ văn, thuỷ lực, kiến thức sinh thái để nghiên cứu xây dựng các phương án phù hợp với khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất sơ đồ khai thác tài nguyên nước bền vững ứng dụng cụ thể cho lưu vực sông Ba
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
1) Phương pháp tổng hợp, phân tích xử lý số liệu và đánh giá: thu thập số
liệu hiện có liên quan đến đề tài: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu; đặc điểm địa hình, địa mạo, thủy văn, hiện trạng khai thác sử dụng nước của các công trình thủy điện, thủy lợi trên lưu vực sông qua đó đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước, hiện trạng công tác bảo vệ và quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông Ba
2) Phương pháp phân tích thống kê: ứng dụng phương pháp phân tích thống
kê, đặc biệt là các phương pháp thông kê trong thủy văn, phương pháp phân tích tương quan v.v để tính toán, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình làm luận văn
3) Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có liên quan
đến nội dung và mục tiêu của nhiệm vụ theo từng vùng địa lý hoặc cả lưu vực sông
Trang 13Luận văn tốt nghiệp 4 Ngành: Thủy văn học
5 Kết quả đạt được của luận văn
Nêu được các tồn tại trong khai thác sử dụng nước trên lưu vực sông Ba hiện nay, những bất cập trong sơ đồ khai thác sử dụng nước và yêu cầu bổ sung điều chỉnh nhằm hoàn thiện sơ đồ khai thác sử dụng nước bền vững
Đề xuất sơ đồ khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước phù hợp với thực
tế lưu vực sông, ý kiến về quản lý nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nước của các công trình trên toàn hệ thống sông Ba
6 Nội dung và bố cục của luận văn
Luận văn tập trung vào nội dung chủ yếu như sau:
1) hân tích đánh giá các tồn tại trong khai thác sử dụng nước trên LVS hân tích đánh giá những búc xúc và bất cập trong sơ đồ khai thác sử dụng nước và yêu cầu bổ sung điều chỉnh
Nghiên cứu đề suất sơ đồ khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước lưu vực sông đồng thời nghiên cứu đề xuất ý kiến về quản lý nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nước của các công trình và toàn hệ thống sông
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 03 chương như sau:
- Chương I: Tổng quan về lưu vực sông Ba
- Chương II: Nghiên cứu đánh giá quy hoạch và quản lý sử dụng tài
nguyên nước lưu vực sông
- Chương III: Nghiên cứu đề xuất sơ đồ khai thác sử dụng bền vững tài
nguyên nước lưu vực sông
Trang 14Luận văn tốt nghiệp 5 Ngành: Thủy văn học
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG BA
1.1 Điều kiện tự nhiên
Diện tích trong lưu vực (km2
Nguồn: Dự án Quy hoạch TNN lưu vực sông Ba-Tổng diện tích chưa kể sông Bàn Thạch
Phía Bắc giáp thượng nguồn sông Trà Khúc, Bắc và Tây Bắc giáp sông Sê San, Tây và Tây Nam giáp sông Srepok Phía Nam giáp sông Bàn Thạch Phía Đông là dải Trường Sơn Đông ngăn cách với các lưu vực sông Kone, sông Kỳ Lộ Sông Ba đổ ra biển Đông ở Đồng Bằng Tuy Hoà tỉnh Phú Yên
Lưu vực sông Ba ở trung và thượng lưu địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, hạ lưu có địa hình đồi núi thấp và đồng bằng bồi tụ ven biển, đặc biệt là có đồng bằng Tuy Hoà rộng trên 0.000 ha ở hạ lưu sông Ba, là một trong những đồng bằng trù phú nhất của vùng ven biển miền Trung Do sự biến đổi của độ cao địa
Trang 15Luận văn tốt nghiệp 6 Ngành: Thủy văn học
hình và sự chia cắt của các dãy núi nên trên lưu vực sông Ba chia thành các kiểu địa hình núi, đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng tương đối điển hình
Hình 1.1: Bản đồ hành chính lưu vực sông
Ba
Trang 16Luận văn tốt nghiệp 7 Ngành: Thủy văn học
1.1.2 Hệ thống sông suối
Hệ thống sông Ba có mật độ lưới sông là 0, km/km2; sông chính sông Ba
có chiều dài là 7 km Từ nguồn đến cửa sông có nhiều sông nhánh và suối nhỏ đổ vào bao gồm 36 phụ lưu cấp I, 54 phụ lưu cấp II, và hàng trăm phụ lưu cấp III Sông Ba có 3 sông nhánh lớn là các sông Ia Yayun , Krông Hnăng và sông Hinh Các sông nhánh này đều nằm phía hữu ngạn của sông:
Sông Yayun : Yayun là một sông nhánh lớn nhất của sông Ba có diện tích
lưu vực là 950 km2 và chiều dài sông là 175 km Sông bắt nguồn từ vùng núi cao
từ 1500 đến 1700 m, chảy theo hướng Bắc -Nam đến Chư Sê và sau đó chuyển hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Cheo Reo thì nhập vào bờ phải sông Ba Sông Yayun có lượng mưa năm khoảng 1.600 mm, mô duyn dòng chảy trung bình nhiều năm 18 l/s km2
và chiếm khoảng 17,5% tổng lượng nước đến của lưu vực sông Ba
Sông Krông Hnăng: Krông Hnăng là sông nhánh lớn thứ hai của sông Ba có
diện tích lưu vực là 1.840 km2 và chiều dài sông là 1 0 km Sông Krong Hnăng bắt nguồn ở vùng núi cao trên 1000 m thuộc huyện Krong Hnăng của tỉnh Dak Lak Do địa hình phức tạp nên hướng chảy của sông này gần như hình vòng cung, đoạn đầu theo hướng Bắc- Nam, sau đó chuyển sang hướng Tây Bắc- Đông Nam rồi lại chảy ngược lên gần như hướng Nam - Bắc để nhập vào sông Ba Lượng nước của sông nhánh Krong Hnăng đổ vào sông Ba chiếm khoảng 1 ,5% tổng lượng nước của toàn lưu vực sông Ba
Sông Hinh : Với diện tích lưu vực là 1.040 km2 và chiều dài sông là 88 km, sông Hinh là sông nhánh lớn thứ 3 của sông Ba Sông Hinh bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Hmú cao 051m chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến gần thị trấn Sơn Hoà thì nhập vào bờ phải sông Ba Do có địa hình núi cao chắn gió nên sông Hinh
có lượng mưa tương đối lớn hơn các nhánh sông khác với lượng mưa năm trung bình khoảng 600 mm và mô đun dòng chảy trung bình nhiều năm là khoảng 53 l/s
km2 Lượng nước của sông Hinh chiếm khoảng 17,4% tổng lượng nước của toàn lưu vực sông Ba
Trang 17Luận văn tốt nghiệp 8 Ngành: Thủy văn học
Hình 1.2: Bản đồ mạng lưới sông suối chính trên lưu vực sông Ba
Trang 18Luận văn tốt nghiệp 9 Ngành: Thủy văn học
Đặc trưng hình thái sông chính và nhánh chính trên lưu vực sông Ba được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba và các sông nhánh
TT Sông F (km2) L (km) Jtb (%) Htb
(m)
Btb (km)
D (km/km2)
Do sự biến đổi của độ cao địa hình và sự chia cắt của các dãy núi mà trên lưu vực sông Ba chia thành các kiểu địa hình núi, đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng tương đối điển hình
Vùng núi: Vùng núi chiếm khoảng trên 60% diện tích toàn lưu vực, điều kiện
địa hình rất phức tạp gồm núi cao rừng rậm, và phân bố dọc theo thung lũng Độ cao trung bình của vùng núi từ 600- 800 m Vùng núi cao trong lưu vực là nơi khởi nguồn của hầu hết các sông suối
Vùng thung lũng: Do các dãy núi ở phía Tây lưu vực bị chia cắt mạnh và
không liên tục nên đã hình thành tại trung và hạ lưu sông Ba một số thung lũng độc
Trang 19Luận văn tốt nghiệp 10 Ngành: Thủy văn học
lập kéo dài từ An Khê về đến hú Túc Cao độ phổ biến ở thung lũng An Khê từ 400-500 m, ở thung lũng Cheo Reo từ 150- 00 m và ở hú Túc từ 100-150 m
Vùng cao nguyên: Lưu vực sông Ba có một phần diện tích của cao nguyên
Gia Lai thuộc khu vực Mang Yang, Chư Sê với cao độ phổ biến từ 00- 500 m Địa hình vùng đất cao nguyên lượn sóng và hình rẻ quạt
Vùng đồi: đồi là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng hoặc giữa
miền núi và thung lũng Vùng đồi của lưu vực sông Ba chủ yếu tập trung ở An Khê, Sơn Hoà, hạ lưu sông Hinh và sông Krông Hnăng
Vùng đồng bằng: lưu vực sông Ba có vùng đồng bằng đất đai màu mỡ với
cao độ phổ biến từ 5-7 m, chủ yếu tập trung ở huyện Tuy Hoà
1.1.4 Đặc điểm địa chất
Lưu vực sông Ba nằm trong đới cấu tạo địa chất Kon Tum Đới Kon Tum trải qua nhiều chu kỳ vận động kiến tạo của vỏ trái đất làm cho nham thạch bị đứt gẫy và uốn nếp
Trong các chu kỳ tạo sơn thì chu kỳ Hécxini là cơ bản nhất và có ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất khu vực phía nam lưu vực
Tiếp theo chuyển động Hécxini là thời gian dài có núi lửa phun nhiều dung nham, do đó đặc điểm địa chất, đất đai của lưu vực sông Ba có một số nét cơ bản như sau:
- Các trầm tích tiền Cambri tạo nên các đá biến chất phân bố chủ yếu ở phía Bắc của lưu vực
- Các trầm tích Neogen có nguồn gốc sông hồ không chứa bazan và trầm tích đệ tứ phát triển chủ yếu dọc thung lũng sông Ba và các dòng nhánh lớn, phát triển rộng nhất ở vùng đồng bằng Tuy Hoà thuộc tỉnh hú Yên
- Các thành tạo bazan trong lưu vực sông Ba có các thành tạo macma xâm nhập phân bố rộng và đều khắp với thành phần đa dạng
Trang 20Luận văn tốt nghiệp 11 Ngành: Thủy văn học
- Những thành tạo macma nói trên thường tạo thành các thể xâm nhập có diện tích khá lớn, có khi hàng trăm km2
phân bố ở phía Đông Bắc và rải rác trong lưu vực sông Ba
1.1.5 Đất và tình hình sử dụng đất
1.1.5.1 Các loại đất
Tổng diện tích đất có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của lưu vực sông
Ba khoảng 00.000 ha Đất đai tương đối màu mỡ, tầng dầy rất thích hợp cho các loại cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đặc biệt là cà phê, cao su, lạc, vừng hần thượng lưu và trung lưu có tiềm năng lớn về rừng và cây công nghiệp, còn vùng hạ lưu có tiềm năng lớn về cây lương thực, đặc biệt là lúa cao sản Do có sự phân bố không đều của thời tiết khí hậu trên lưu vực nên sản xuất nông nghiệp trên lưu vực sông Ba có thuận lợi hơn nhiều so với các lưu vực lân cận thuộc Tây Nguyên
Bảng 1.3: Thống kê diện tích các loại đất chính trên lưu vực sông Ba
6 Đất bạc màu trên phù sa cổ + đá Macma axit 8.970
7 Đất đen + màu trên bồi tụ của bazan 28.504
8 Đất màu đỏ + vàng trên đá bazan 128.459
9 Đất đỏ nâu, vàng , vàng nhạt trên đá biến chất, 585.433
11 Đất mùn đỏ nâu, đỏ vàng trên đá bazan 57.129
12 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 4.157
Nguồn: Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý tổng hợp tài nguyên nước LVS Ba
Trang 21Luận văn tốt nghiệp 12 Ngành: Thủy văn học
1.1.5.2 Tình hình sử dụng đất
Do điều kiện địa hình, khí hậu và nguồn nước nên đất đai trên lưu vực sông
Ba được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tuỳ theo từng vùng Vùng thượng lưu và trung lưu thì diện tích đất lâm nghiệp có tỷ lệ lớn, còn vùng hạ lưu thì tỷ lệ
sử dụng đất nông nghiệp lại lớn nhất là đất trồng lúa tại đồng bằng Tuy Hoà cụ thể
là Vùng Nam Bắc An Khê diện tích đất cho lâm nghiệp chiếm tới hơn 80%, trong khi đó đất nông nghiệp chỉ chiếm 14, %
Vùng sông Hinh đất lâm nghiệp chiếm tới 86,4% và vùng Krong a đất lâm nghiệp cũng chiếm tới gần 65%, trong khi đó vùng hạ lưu (Đồng Cam đất nông nghiệp chiếm tới gần 44%
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước của lưu vực sông luôn gắn chặt với sử dụng tài nguyên đất và ngược lại
Hiện tại, đa dạng sinh học có thể thấy rõ trong các khu bảo tồn thiên nhiên KonKaKinh và KonChưRăng thuộc tỉnh Gia Lai và khu bảo tồn Krong Trai ở tỉnh Phú Yên
Nhìn chung tình hình sản xuất lâm nghiệp trong lưu vực chủ yếu là khai thác, mặc dù có liên hiệp Xí nghiệp lâm công nghiệp Kon Hà Nừng của Trung ương cùng với một loạt các Lâm trường Tỉnh quản Còn lại chủ yếu khai thác gỗ tròn xuất khẩu
đi các nơi trong và ngoài nước qua cửa cảng Quy Nhơn, Bình Định
Trang 22Luận văn tốt nghiệp 13 Ngành: Thủy văn học
Bảng 1.4: Phân bố diện tích đất lâm nghiệp lưu vực sông Ba
nghiệp (ha)
Tổng đất tự nhiên (ha) Tỷ lệ (%)
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân số và phân bố dân cư
Lưu vực sông Ba gồm toàn bộ các huyện KBang, An Khê, Konch Rô, Mang Yang, Yayun a, Krông a (tỉnh Gia Lai , Krông Hnăng, M'Drak (tỉnh Dak Lak , Sơn Hoà, sông Hinh, Tuy Hoà và Thị xã Tuy Hoà (tỉnh hú Yên , và một phần diện tích của các huyện Chư Sê (Gia Lai), và Ea Hleo, Krông Buk, EaKar (Dak Lak)
Cũng như các nơi khác, dân số trong vùng tập trung đông ở các khu vực thành thị, thị trấn, thị tứ, còn ở các vùng khác thì mật độ dân số thưa hơn Tuy nhiên với tốc độ phát triển như hiện nay thì tỉ lệ tăng dân số ngày càng cao
Theo số liệu thống kê dân số 16 huyện thị thuộc lưu vực sông Ba có 1,4 triệu Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,75% ( hú Yên , ,44% (Gia Lai và ,90% (Dak Lak)
Dân số và mật độ dân cư ở các huyện trên lưu vực sông Ba như bảng 1.5
Trang 23Luận văn tốt nghiệp 14 Ngành: Thủy văn học
Bảng 1.5: Phân bố dân cư trên lưu vực sông Ba
(km2)
Dân số (người)
Mật độ (ng/km2)
98.9070 52.454 91.580 38.681 125.159 57.199 30.398 112.895
63,8 28,4 131,1 34,4 75,4 35,2 21,1 83,6
84,4 140,7 35,3 56,9 195,5 120,3
Nguồn: Dự án Quy hoạch TNN lưu vực sông Ba
Dân cư phân bố trong lưu vực không đều, tập trung đông nhất tại vùng đồng bằng hạ lưu tại Tuy Hoà hú Yên và các thị trấn, huyện lỵ ven đường quốc lộ như tại các thị trấn An Khê, Mang Yang, Chư Sê, Cheo Reo, hú Túc, Củng Sơn Mật
độ trung bình vùng đồng bằng Tuy Hoà là 476 người/km2
, vùng Tây Nguyên thuộc thượng và trung lưu vực sông Ba chỉ đạt 51 người/km2
Trên lưu vực sông Ba có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó bao gồm người Kinh và các dân tốc ít người như GiaRai, Bana, Xêđăng Người Kinh chiếm tỷ
lệ lớn và sống tập trung ở đồng bằng hạ lưu, các thị trấn, huyện lỵ, còn các dân tộc ít người sinh sống với mật độ thưa thớt ở các thung lũng sông và cao nguyên trong lưu vực sông Ba
Trang 24Luận văn tốt nghiệp 15 Ngành: Thủy văn học
1.2.2 Phát triển kinh tế
Nền kinh tế trên lưu vực sông Ba đang trên đà phát triển, tuy nhiên với hơn 80% dân số vẫn sống ở nông thôn nhờ vào sản xuất Nông nghiệp Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các tỉnh trong lưu vực, trong đó trồng trọt gồm các cây lương thực (lúa, ngô, sắn, và cây Công nghiệp chủ yếu là cà phê, đậu, hồ tiêu Chăn nuôi trong khu vực cũng phát triển mạnh, chủ yếu là gia súc như trâu, bò, lợn và gia cầm các loại
Vùng tập trung dân cư và phát triển kinh tế chủ yếu của các tỉnh là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn huyện Tốc độ đô thị hoá các vùng này cũng tăng nhanh trong những năm trở lại đây Chênh lệch về sự phát triển giữa khu vực thành thị và các vùng nông thôn tương đối lớn, nhất là các tỉnh trung và thượng du
Tình trạng di dân tự do từ các nơi khác đến đã gia tăng rất nhanh, tập trung ở các vùng đất đồi núi và cao nguyên có tiềm năng phát triển trang trại cây Công nghiệp Hiện tại tình trạng này đã khiến cho gia tăng tình trạng phá rừng, gây sức ép rất lớn và làm suy thoái hệ sinh thái, môi trường đất và nước
1.2.2.1 Cơ cấu các ngành kinh tế trên lưu vực
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Ba từ trước đến nay vẫn lấy nông- lâm nghiệp là chính nên nông- lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của các tỉnh
Trang 25Luận văn tốt nghiệp 16 Ngành: Thủy văn học
Đất trồng lúa là 58.369 ha rải đều trên tất cả các tiểu lưu vực, tuy nhiên đất trồng lúa tập trung nhiều nhất ở vùng Yayun Pa thuộc tiểu lưu vực sông Yayun có nguồn nước tưới của hồ Yayun hạ với diện tích đất trồng lúa hiện lên đến 7000 ha
và vùng đồng bằng tuy hòa có diện tích đất trồng lúa 2 vụ tới 19.500 ha sử dụng nguồn nước tưới của đập Đồng Cam
Đất trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su trên các vùng cao nguyên đất đỏ bazan Tây nguyên thượng lưu các sông nhánh Yayun , KrôngHnăng thuộc các tiểu lưu vực Yayun và Krông Hăng
(2) Lâm nghiệp
Hiện tại lưu vực sông Ba có 671.407 ha đất sử dụng cho lâm nghiêp, trong đó bao gồm 79.479 ha đất rừng sản xuất, 0.97 ha đất rừng phòng hộ và 60.956 ha đất rừng đặc dụng
(3) Thủy sản
Lưu vực sông Ba ở trung và thượng lưu có nhiều diện tích ao hồ tự nhiên và
hồ chứa thuận lợi cho khai thác và phát triển nuôi cá nước ngọt Cửa ra của lưu vực lại tiếp giáp với biển Đông với hơn 40 km bờ biển, thuận lợi cho khai thác nguồn lợi hải sản, phát triển nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn
(4) Công nghiệp- xây dựng
Do cơ cấu kinh tế vẫn thiên về sản xuất nông nghiệp nên sản xuất công nghiệp của các tỉnh trên lưu vực sông Ba nói chung còn ở mức thấp so với mặt bằng chung sản xuất công nghiệp của cả nước
Công nghiệp trên lưu vực sông Ba phát triển rất đa dạng bao gồm các khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống Tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng trong cơ cấu kinh tế cao nhất là tỉnh Phú Yên chiếm 30%, còn tỉnh Gia Lai là 23,92%, tỉnh Đăk Lăk là ,56%
Trang 26Luận văn tốt nghiệp 17 Ngành: Thủy văn học
(2) Tỉnh Đak Lak
Sau 10 năm ổn định và phát triển (2000 - 2010), tiềm lực kinh tế của tỉnh DakLak đã tăng mạnh cả về quy mô, tốc độ và chất lượng Nền kinh tế nhiều thành phần được duy trì theo hướng sản xuất hàng hoá, cho phép khai thác ngày càng tốt hơn các nguồn lực Giao lưu và hợp tác đầu tư trên lĩnh vực kinh tế cả trong và ngoài nước không ngừng được mở rộng
Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn của tỉnh DakLak hiện nay là nội lực chưa đủ mạnh để tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Lẽ đương nhiên, trong bối cảnh chung của đất nước và trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh của mình, DakLak sẽ chọn hướng phát triển bằng cách xây dựng một nền
Trang 27Luận văn tốt nghiệp 18 Ngành: Thủy văn học
kinh tế mở, gắn với các thị trường trong nước; đồng thời nhanh chóng tiếp cận với thị trường quốc tế và tăng cường hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh
Mục tiêu kinh tế:
Phấn đấu tăng tổng GD (theo giá so sánh 1994 đến năm 010 gấp 1,7 lần
so với năm 005, năm 0 0 gấp 3,03 lần so với năm 010 GD /người (giá hiện hành năm 005 năm 010 đạt khoảng 9,5 - 10 triệu đồng, năm 0 0 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người (GD /người) so với cả nước đạt 55% năm 010, lên 61% năm 015 và đến năm 0 0 đạt 75%; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt: 84%, 95%
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP
Thời kỳ 2006 - 2010: Phấn đấu tăng GD bình quân mỗi năm 11 - 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng - 23%; nông - lâm nghiệp tăng 4,8 - 5%, dịch vụ tăng 0 - 21%
Thời kỳ 2011 - 015: GD tăng bình quân năm 1 - 1 ,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,5 - 5%, dịch vụ tăng 16, - 17%
Thời kỳ 2016 - 0 0: GD tăng bình quân năm 1 ,5-1 %, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 19-20%, nông - lâm nghiệp tăng 4,4-4,5%, dịch vụ tăng 1 %
Về cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ (thời kỳ 2006 - 2010 với tỷ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh vào năm 010, tính theo giá so sánh là 48 - 49%, 20,5 - 21%, 30,5 -31%; tính theo giá hiện hành là 35 - 36%, 27 - 28%, 36 - 37%) sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kỳ sau (đến năm 0 0, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 40 - 41%, 34 - 35 %, 25 - 26%)
Giá trị xuất khẩu đến năm 010 đạt 380 triệu USD, năm 015 đạt 600 triệu USD và 0 0 đạt 1.000 triệu USD
Trang 28Luận văn tốt nghiệp 19 Ngành: Thủy văn học
Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 nghìn tỷ đồng và 148
- 149 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020 Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kỳ 2006 - 2010, 22% thời kỳ 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kỳ
2016 - 2020
(3) Tỉnh Phú Yên
Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến
về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Phấn đấu đến năm 0 0 tỉnh hú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
cơ cấu: công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đến năm 010 đạt 1 ,6%/năm; giai đoạn 011 – 015 đạt 15, %/năm và giai đoạn 2016 – 0 0 đạt 15, %/năm
Cơ cấu kinh tế: năm 010: nông nghiệp 4,5%, công nghiệp 8,5%, dịch vụ 7%; đến năm 015: nông nghiệp 16%, công nghiệp 44%, dịch vụ 40%; đến năm
0 0: nông nghiệp 10%, công nghiệp 47%, dịch vụ 4 %
Tỷ lệ thu ngân sách so GD năm 010: 11,5%; năm 015: 15% và năm 0 0 đạt 0% Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 15%/năm
Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ năm 010 đạt 150 triệu USD, năm 015 đạt 1.000 triệu USD, năm 0 0 đạt 1.500 triệu USD
Trang 29Luận văn tốt nghiệp 20 Ngành: Thủy văn học
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 010 giảm còn 1, 6%; năm 015 giảm còn 1,17%; năm 0 0 giảm còn 1,0% Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm
010 giảm còn 0%, năm 015 còn 15%, năm 0 0 giảm còn 10%
1.3 Tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba
1.3.1 Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn
(1) Mạng lưới quan trắc khí tượng
Việc nghiên cứu khí hậu lưu vực sông Ba được bắt đầu đo mưa tại tram Cheo Reo từ năm 19 1, trước những năm 1960 việc đo đạc không có hệ thống và bị gián đoạn nhiều năm
Tại trạm leiku, việc đo mưa đã được tiến hành từ năm 19 , các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không khí, bốc hơi bắt đầu quan trắc từ năm 19 9 nhung chỉ kéo dài được -5 năm, tiếp đó là gián đoạn, phải đến năm 1959 mới được quan trắc trở lại Các điểm đo mưa trên lưu vực có tài liệu quan trắc chủ yếu từ năm 1977 cho đến nay
Trên lưu vực, mật độ các trạm đo đang còn thưa thớt, đặc biệt là các trạm thủy văn Tình hình quan trắc các yếu tố khí tượng của các trạm trong và ngoài lưu vực sông Ba được liệt kê trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Các trạm khí tượng trong và lân cận lưu vực sông Ba
8-82, 91-00
Trang 30Luận văn tốt nghiệp 21 Ngành: Thủy văn học
7-82, 93-00
93-nay
6 Kon Tum 108001’ 140 0’ 7-20,
31-41, 61-68,
72, 73, 76-nay
61-70, 76-nay
61-68, 77-nay
61-68,
70, nay
77-61-70 76-nay
7 Plêiku 108000’ 13059’ 3-44,
59-74, 76-nay
39-42, 59-71, 76-nay
9-42, 59-71, 76-nay
39-44, 59-nay
40-44, 58-71, 46-nay
76-82, 88-nay
Bảng 1.7: Các trạm đo mưa trong và lân cận lưu vực sông Ba
(2) Mạng lưới quan trắc thủy văn
Đo đạc thủy văn đầu tiên trên lưu vực sông Ba được tiến hành quan trắc mực nước tại đập Đồng Cam trước những năm 1940, song quan trắc mực nước bị giai đoạn và không có hệ thống
Trang 31Luận văn tốt nghiệp 22 Ngành: Thủy văn học
Trên lưu vực sông Ba có 9 trạm quan trắc thuỷ văn, trong đó có 5 trạm đo cả mực nước và lưu lượng, 3 trạm chỉ đo mực nước Hiện nay chỉ có trạm An Khê và Củng Sơn là còn đang hoạt động, các trạm còn lại đã dừng đo đạc Các trạm chỉ quan trắc mực nước hiện nay chỉ còn trạm Phú Lâm đang hoạt động
Bảng 1.8: Danh sách các trạm thủy văn trên lưu vực sông Ba
STT Tên trạm Kinh độ Vĩ độ lượng Lưu Mực nước Trích lũ Bùn cát Mưa
Trang 32Luận văn tốt nghiệp 23 Ngành: Thủy văn học
Hình 1.3: Bản đồ mạng lưới khí tượng thủy văn lưu vực sông Ba
Trang 33Luận văn tốt nghiệp 24 Ngành: Thủy văn học
1.3.2 Mưa và đặc điểm mưa
(1) Mùa mưa
Lưu vực sông Ba nằm trong cả hai sườn của dãy Trường Sơn là Trường Sơn Tây và sườn Trường Sơn Đông, địa hình chia cắt phức tạp khiến cho chế độ mưa trên các phần lưu vực biến đổi cũng phức tạp
Khi vùng núi và cao nguyên thượng lưu lưu vực thuộc Tây Trường Sơn là trong mùa mưa (V-IX thì khu vực trung và hạ lưu lưu vực nằm ở phía Đông Trường Sơn lại đang là các tháng khô hạn của mùa khô Ngược lại khi vùng núi thượng lưu thuộc Tây Trường Sơn đã hết mưa và trong thời gian mùa khô thì vùng trung và hạ lưu lại trong mùa mưa lũ (IX-XII)
Nói chung mùa mưa ở khu vực Tây Trường Sơn thường đến sớm, từ tháng V
và kết thúc vào tháng X hoặc tháng XI, kéo dài 6 đến 7 tháng Trong khi đó do ảnh hưởng của hoàn lưu, mùa mưa ở sườn phía Đông Trường Sơn lại đến muộn hơn và chỉ kéo dài từ đến 4 tháng, từ tháng IX đến hết tháng XII
Phần lưu vực thượng nguồn thuộc Tây Trường sơn có mùa mưa gồm 6 tháng (V–IX và mùa lũ 4 tháng (VII-IX)
hần lưu vực thuộc Đông Trường Sơn chủ yếu tại hạ lưu có mùa mưa chậm hơn (IX – XII , còn mùa lũ từ tháng IX (hoặc tháng X và kết thúc vào tháng XII
Khu vực trung lưu là vùng trung gian có mùa mưa không ổn định, nói chung
từ tháng VIII đến tháng XI, mùa lũ từ tháng VIII (hoặc tháng IX , kết thúc tháng XI (hoặc tháng XII
(2) Lượng mưa tháng năm và phân phối mưa
Lượng mưa tháng, năm bình quân nhiều năm của các trạm trong và lân cận lưu vực nghiên cứu được thể hiện như bảng 1.9
Trang 34Luận văn tốt nghiệp 25 Ngành: Thủy văn học
Bảng 1.9: Phân phối lượng mưa hàng tháng tại một số trạm trên lưu vực sông Ba
Plei Ku 4.4 7.3 30.4 86.1 237.3 360.8 376.0 480.5 381.7 206.2 68.7 12.2 2251.7
ơ Mơ Rê 0.5 2.7 27.6 75.5 205.6 250.0 231.0 344.2 294.8 246.3 132.9 26.6 1811.9 Chư Sê 0.0 0.8 14.1 76.9 173.6 261.0 242.2 354.7 270.7 182.2 60.3 13.2 1649.8 Chư rông 0.1 2.3 20.2 87.1 216.4 433.5 428.1 550.4 339.5 216.4 68.3 10.9 2373.1 Madrak 36.0 18.0 33.1 80.6 169.4 105.6 111.7 122.9 213.1 422.8 454.8 220.5 1988.5 Buôn Hồ 3.9 7.2 24.3 83.5 192.9 217.3 168.8 255.0 247.9 219.0 116.6 30.1 1566.4 Sông Hinh 71.2 28.9 38.0 56.0 123.7 119.1 111.2 94.2 226.8 519.9 671.3 291.4 2351.8 Sơn Thành 43.0 16.7 53.9 52.8 124.1 103.0 83.1 77.8 235.3 636.4 557.7 273.8 2257.7 Sơn Hoà 22.5 9.6 38.3 38.4 131.1 111.8 84.3 113.2 208.5 467.0 402.2 139.9 1766.8 Tuy Hoà 47.3 18.0 35.3 29.5 94.4 60.0 41.8 56.6 287.6 655.8 549.1 214.6 2090.1 Phú Lạc 48.0 20.5 45.1 34.0 81.6 45.6 34.8 44.2 249.6 622.3 508.7 264.4 1998.8
An Khê 17.7 11.0 17.3 54.3 134.6 97.4 108.4 129.9 194.1 338.7 281.4 107.8 1492.7 Cheo Reo 1.2 4.2 16.7 62.5 154.4 145.3 128.5 157.4 225.2 234.7 146.3 27.0 1303.3 Phú Túc 0.0 2.1 11.6 35.2 144.7 90.0 102.2 126.8 190.0 284.9 175.5 51.3 1214.4
(3) Biến động mưa
(a) Biến động mưa theo không gian:
Mưa trên lưu vực sông Ba biến động lớn theo không gian do chịu ảnh hưởng của địa hình và hướng đón gió Vùng mưa ít nhất là vùng máng trũng thấp và khuất gió nằm dọc thung lũng sông Ba tại Cheo Reo, hú Túc với X0 nhỏ hơn 1 00 mm
Có hai vùng mưa lớn, lớn nhất là tại thượng nguồn lưu vực sông Hinh với X0 từ
2200 - 500 mm, và sau đó là thượng nguồn sông Ba với X0 biến đổi từ 1500 -
1800 mm Vùng hạ lưu tại đồng bằng Tuy Hoà mưa có xu thế tăng lên với X0 tới gần 000 mm
(b) Biến động mưa theo thời gian:
Theo thời gian thì sự biến động của mưa khu vực Đông Trường Sơn là mạnh nhất so với khu vực Tây Trường Sơn và khu vực Trung gian Nguyên nhân chính là
do khu vực này chịu ảnh hưởng của bão và các nhiễu động thời tiết từ biển Đông,
Trang 35Luận văn tốt nghiệp 26 Ngành: Thủy văn học
làm cho lượng mưa hàng năm không ổn định Lượng mưa của năm mưa lớn có thể gấp đến lần năm mưa nhỏ (tại sông Hinh năm 1981 có lượng mưa 4.61 mm nhưng năm 198 lượng mưa chỉ có 1 mm
1.3.3 Dòng chảy và đặc điểm dòng chảy
Các sông nhánh thuộc lưu vực sông Ba nằm trong các vùng khí hậu khác nhau và cùng chảy vào sông chính nên đã tổ hợp lại và tạo ra cho dòng chính sông
Ba một chế độ thuỷ văn tương đối phức tạp, biến đổi rất rõ rệt từ thượng lưu tới hạ lưu Điều này cũng tạo ra các đặc điểm riêng về nguồn nước cho vùng trung và hạ lưu sông, thí dụ như tại thượng lưu và trung lưu trong các tháng V,VI đã bắt đầu có mưa nhưng tại hạ lưu vẫn là mùa khô nhưng trên sông đã có dòng chảy do mưa từ thượng nguồn chảy về làm giảm bớt tình trạng khô hạn ở khu vực hạ lưu
Do dòng chảy trên sông có quan hệ chặt chẽ với khí hậu nên xét trên từng nhánh sông có thể thấy mùa lũ đến chậm hơn mùa mưa từ 1 đến tháng Tuy nhiên, trên chế độ thuỷ văn trên dòng chính sông Ba là tổ hợp của nhiều nhánh sông có chế
độ khí hậu biến đổi không giống nhau nên mùa lũ trên dòng chính sông Ba không theo quy luật chậm 1 hoặc tháng như trên
hân tích tài liệu các trạm có tài liệu quan trắc thuỷ văn trên lưu vực sông Ba theo tiêu chuẩn vượt trung bình có thể thấy rất rõ rằng mùa lũ không có sự đồng nhất trên toàn bộ lưu vực giữa các khu vực thượng lưu trung lưu và hạ lưu
- Khu vực thượng nguồn sông Ba và các sông nhánh phía bắc lưu vực thuộc Tây Trường Sơn như sông Yayun có mùa lũ bắt đầu từ tháng VII và kéo dài tới tháng XI, tức là đến trễ hơn mùa mưa khoảng tháng do tổn thất dòng chảy các tháng đầu mùa mưa trong vùng này lớn sau một thời kỳ khô hạn kéo dài
- Khu vực thượng nguồn các sông nhánh ở phía nam như thượng nguồn sông Krong Hnăng do còn chịu ảnh hưởng của mưa ở Đông Trường sơn nên mùa lũ bắt đầu và kết thúc chậm hơn so với khu vực phía bắc khoảng 1 tháng, tức là từ tháng VIII đến hết tháng XII
Trang 36Luận văn tốt nghiệp 27 Ngành: Thủy văn học
- Các sông nhánh ở khu vực hạ lưu nằm trong khu vực Đông Trường Sơn như lưu vực Sông Hinh có mùa lũ tháng (X-XII , mùa kiệt dài 9 tháng, trong đó
có hai thời kỳ cạn nước nhất là tháng IV và tháng VIII
- Trên dòng chính sông Ba khu vực trung lưu như là tại An Khê mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII hoặc tháng IX và kết thúc tháng XI hoặc XII
- Trên dòng chính sông Ba tại khu vực hạ lưu mùa lũ đến muộn hơn khu vực trung lưu khoảng 1 hoặc tháng Thí dụ như tại Củng Sơn mùa lũ bắt đầu từ tháng IX hoặc tháng X và kết thúc vào tháng XII
(1) Lượng dòng chảy
Diễn biến lượng mưa các tháng trong năm cùng với yếu tố địa lý tự nhiên khác làm cho sự phân phối dòng chảy sông Ba diễn biến rất phức tạp về mùa cũng như thành phần lượng nước các tháng trong năm
Qua số liệu quan trắc về lưu lượng tại các trạm thủy văn chính trên lưu vực sông Ba tổng hợp các đặc trưng về dòng chảy trên lưu vực được trình bày trong bảng 1.10
Bảng 1.10: Lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại các trạm thủy văn
Trạm F (km2) Chuỗi số
Từ -đến
Qbq (m3/s)
M0 (l/s.km2)
W0(Tr.m3) Y0 (mm)
Krông Hnăng 235 1979-1988 5,44 23,0 171 728 Sông Hinh 747 1978-1995 49,2 65,9 1.556 2.083 Củng Sơn 12.410 1977-2010 279 22,5 8.799 709
Qua bảng trên ta thấy rằng môđuyn của các trạm thủy văn trong lưu vực sông
Ba hầu như nhỏ hơn 0 (l/s.km2 , riêng tiểu lưu vực sông Hinh do khu vực thượng nguồn của tiểu lưu vực nằm ở sườn đón gió của dãy núi hượng Hoàng nên có một tâm mưa lớn vì vậy M0 của tiểu lưu vực này lên tới 65,9 l/s.km2
Trang 37Luận văn tốt nghiệp 28 Ngành: Thủy văn học
(2) hân phối dòng chảy
Khu vực Tây Trường Sơn: Mùa mưa ở đây dài 6 tháng (V – X Nhưng do
phân phối lượng mưa hàng tháng có sự khác nhau giữa phía Bắc và phía Nam của khu vực kết hợp với điều kiện đất đai làm cho sự phân phối dòng chảy ở phần phía Bắc và Nam của khu vực có sự khác nhau
- Khu vực phía Bắc: Bao gồm toàn bộ nhánh sông Yayun , mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng VII đến tháng XI (mùa lũ đến chậm hơn mùa mưa tháng và kết thúc chậm hơn 1 tháng , thành phần dòng chảy mùa lũ chiếm 70 - 85% lượng nước
cả năm Tháng lớn nhất là tháng VIII - X chiếm khoảng 4% lượng nước cả năm
- Khu vực phía Nam: Bao gồm thượng nguồn của sông Krông Hnăng về cuối mùa mưa còn chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn, kết hợp với điều kiện đất đai nên mùa lũ đến chậm hơn và kết thúc chậm hơn một tháng Mùa lũ hàng năm khoảng 5 tháng, từ tháng VIII đến tháng XII Thành phần dòng chảy mùa lũ đạt 65 -
70 % lượng nước cả năm
Khu vực Đông Trường Sơn: Khu vực Đông Trường Sơn gồm toàn bộ phần
hạ lưu sông Ba Mùa mưa ở đây muộn và ngắn từ đến 4 tháng từ tháng IX đến tháng XII Kết hợp với điều kiện địa hình dốc, lớp đất đai và lớp phủ khả năng giữ nước kém nên sự phân phối dòng chảy trong năm ở đây khác hẳn khu vực Tây Trường Sơn
Mùa lũ ngắn chỉ tháng, từ tháng X đến tháng XII (chậm hơn mùa mưa 1 tháng thành phần lượng nước mùa lũ chiếm 65 - 75 % lượng nước cả năm Tháng
có lượng nước nhiều nhất là tháng XI thành phần dòng chảy có thể đạt - 36% lượng nước cả năm
Khu vực trung gian: Khu vực này bao gồm phần lớn lưu vực sông Ba, dọc
theo thung lũng sông Ba, kéo dài đến phần thượng nguồn sông Krông Ana, toàn bộ vùng này thể hiện tính trung gian của khu vực Tây và Đông Trường Sơn Mùa lũ khu vực này kéo dài 4 tháng từ tháng IX đến tháng XII chậm hơn so với mùa mưa 4
Trang 38Luận văn tốt nghiệp 29 Ngành: Thủy văn học
tháng Do đặc điểm địa hình bị ngăn cách bởi các dãy núi cao nên lượng mưa trong khu vực không lớn, cộng với nắng nhiều, nhiệt độ cao, đất đai tơi xốp nên tổn thất qua bốc hơi và thấm rất lớn Vì vậy mùa lũ ở đây chậm nhiều so với mùa mưa và mùa lũ ở các khu vực khác
Bảng 1.11: Lưu lượng nước trung bình tháng, năm các trạm thủy văn (Qm 3 /s)
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
An
Khê 17,2 13,1 7,83 7,51 14,2 16,6 14,7 21,4 38,2 92,4 103,8 51,5 33,2 Yayun
Pa (*) 23,7 17,8 14,3 12,9 22,6 43,0 48,2 102 111 127 66,5 36,6 52,1 Krông
Hnăng 4,13 2,91 2,16 2,17 2,68 4,42 3,44 5,65 7,18 11,7 11,9 7.0 5,44 Sông
Hinh 43,2 24,7 16,2 11,8 11,6 12,1 10.5 9,16 17,9 106 189 138 49,2 Củng
Sơn 152 85,1 55,1 49,0 91,6 137 131 235 368 700 834 511 279
1.3.4 Tiềm năng nguồn nước
Lưu vực sông Ba với diện tích tới cửa sông là 1 508 km2
là một lưu vực sông tương đối lớn ở khu vực Miền trung và Tây nguyên Sông chảy trong một vùng địa hình tương đối phức tạp và đa dạng với núi cao ở thượng lưu, có vùng cao nguyên rộng lớn tại Gia Lai, có vùng đồi núi thấp chạy dài theo một máng trũng thấp của lòng sông chính, và có vùng đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông
Sông Ba cũng có một chế độ khí hậu khá đa dạng do lưu vực sông nằm trong vùng giao lưu của hai luồng gió Tây và Đông Trường Sơn, nhưng lại bị các dãy núi cao của dãy Trường Sơn áng ngữ, khiến cho lượng mưa năm trên lưu vực không được phong phú cho lắm Mặt khác do đặc điểm về thổ nhưỡng, mặt đệm và chế độ nhiệt làm cho tổn thất nước mưa tăng lên, nhất là trong các tháng đầu mùa mưa
Qua giá trị chuẩn dòng chảy năm của các trạm trên lưu vực sông Ba ở bảng 1-10 có thể thấy rằng nhìn chung trên lưu vực sông Ba chuẩn dòng chảy năm có giá trị không lớn với giá trị M0 nhỏ hơn 0 l/s.km2, riêng nhánh sông Hinh do ảnh
Trang 39Luận văn tốt nghiệp 30 Ngành: Thủy văn học
hưởng của địa hình nên có tâm mưa lớn và M0 lớn hơn 60 l/s.km2 nhưng do nhánh sông này nhỏ nên đóng góp với dòng chảy lưu vực là không đáng kể Điều này chứng tỏ tiềm năng nguồn nước của lưu vực sông Ba không phong phú so với các lưu vực sông khác trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên
Tiềm năng nguồn nước sông Ba tại Củng Sơn và Tuy Hoà như bảng 1.1 với tổng lượng nước trung bình nhiều năm của sông đổ ra biển Đông là khoảng 9,8 tỷ
Trang 40Luận văn tốt nghiệp 31 Ngành: Thủy văn học
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ QUY HOẠCH, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG BA
2.1 Phân tích, đánh giá về quy hoạch sử dụng nước trên lưu vực sông
Tài nguyên nước sông Ba hiện tại được sử dụng chủ yếu cho tưới, phát điện
và một phần nhỏ cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp Các lĩnh vực dùng nước khác như giao thông thuỷ, thuỷ sản, nghỉ ngơi giải trí sử dụng nước còn rất ít do đó trong mục này luận văn chỉ tập trung phân tích quy hoạch thủy lợi và quy hoạch phát triển thủy điện trên lưu vực sông Ba
2.1.1 Quy hoạch thủy lợi
Để phục vụ cho phát triển kinh tế, các tỉnh trên lưu vực sông Ba đều đã có các quy hoạch thuỷ lợi của tỉnh như là “Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Gia Lai” do viện Quy hoạch Thuỷ Lợi (QHTL lập năm 1986 và rà soát lại năm 1999, “Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Đắc Lắc” do viện QHTL lập năm 000, “Quy hoạch thuỷ lợi tỉnh hú Yên” do Trường Đại học Thuỷ lợi lập năm 1996 Các quy hoạch này đã làm cơ sở
để đầu tư các công trình thuỷ lợi của các tỉnh trong những thời gian qua Trong phạm vi toàn lưu vực, đã có “Báo cáo tổng quan sông Ba” do viện QHTL lập năm
1994 Ngoài ra, còn một số báo cáo chuyên ngành về một số công trình thuỷ lợi lớn trên lưu vực như là báo cáo Nghiên cứu khả thi “khả năng và hiệu quả chống lũ và cấp nước hạ du của công trình thuỷ điện sông Ba Hạ” của viện QHTL năm 00
Một số quy hoạch thủy lợi ngoài xem xét sử dụng nguồn nước sông Ba cho tưới cũng xem xét đến việc sử dụng nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng khác như phát điện phòng chống lũ cấp nước sinh hoạt Mặc dù vậy, các quy hoạch đã lập vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và nội dung của quy hoạch tổng hợp và vẫn chỉ là quy hoạch đơn ngành