Do vị thế địa – chính trị, do sự tương đồng về văn hóa, do những hệ lụycủa hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhiều lí do khác mà quan hệ sáchphong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt tr
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quan hệ sách phong, triều cống là một hình thức đặc biệt của quan
hệ bang giao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở thời phong kiến.Trong đó, các vương triều Trung Quốc với ưu thế về kinh tế, chính trị, quân
sự, văn hóa, tự cho mình là “thiên triều, thượng quốc”, có quyền phong tướccho vua các nước nhỏ Ngược lại, để được phong vương, để thiết lập và duytrì quan hệ với Trung Quốc, để được yên ổn, vua các nước này phải cầuphong và phải thực thi các nghĩa vụ với “thiên triều”, mà nghĩa vụ quantrọng nhất là phải triều cống định kì Sách phong, triều cống dần dần trởthành mô thức chủ yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước lánggiềng ở thời trung đại Mô thức này xuất hiện từ thời Tây Hán, khôngngừng được mở rộng thành hệ thống và tới thời Minh (1368 – 1644) thì đạttới đỉnh điểm của sự phát triển
Do vị thế địa – chính trị, do sự tương đồng về văn hóa, do những hệ lụycủa hơn một nghìn năm Bắc thuộc và nhiều lí do khác mà quan hệ sáchphong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt trong lịch sử nói chung, ởthời Minh nói riêng được duy trì chặt chẽ, bền vững, trở thành một trongnhững mối quan hệ sách phong, triều cống có tính chất điển hình và là cơ
sở, nền tảng của quan hệ bang giao giữa hai nước
Nghiên cứu về quan hệ Trung - Việt, Việt - Trung trong lịch sử, từ lâu đãđược nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm và đã có những đóng gópkhoa học quan trọng Tuy nhiên, quan hệ sách phong, triều cống Trung – Việt
ở thời phong kiến hoặc giữa các triều đại cụ thể, mới chỉ được trình bày mộtcách khái quát trong các bộ thông sử Việt Nam, thông sử Trung Quốc, hoặccòn là một phần khiêm tốn trong một số công trình nghiên cứu về quan hệ
tổng thể giữa hai nước Với đề tài “Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (1368 – 1644)”, luận án muốn nghiên cứu một cách hệ thống,
chuyên biệt về quan hệ sách phong, triều cống Trung Quốc – Đại Việt dướichế độ phong kiến ở một thời kì lịch sử cụ thể có nhiều yếu tố tác động sâusắc đến mối quan hệ này Đây cũng là thời kì quan hệ sách phong, triều cốnggiữa hai nước có những giai đoạn ổn định lâu dài và có những lúc căng thẳng,thậm chí gián đoạn, nhưng cuối cùng cũng đều đã được hai phía hóa giải
Về những vấn đề khoa học cụ thể, luận án hướng tới việc làm sáng tỏ
Trang 2cơ sở tư tưởng, cơ sở lợi ích, cơ sở lịch sử của quan hệ sách phong, triềucống Minh – Đại Việt; quá trình phát triển thăng trầm của mối quan hệ này
và nguyên nhân của nó; vị trí, đặc điểm của quan hệ sách phong, triều cốngMinh – Đại Việt, thực chất thái độ của các vương triều Đại Việt trong quan
hệ với nhà Minh Luận án cũng muốn góp phần lý giải vì sao quan hệ sáchphong, triều cống Minh – Đại Việt lại tương đối ổn định, bền vững và đượcduy trì chặt chẽ, khác với nhiều mối quan hệ triều cống giữa các nước ĐôngNam Á khác với nhà Minh…Trong một chừng mực nào đó, có thể nói đócũng là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu về quan hệ sáchphong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt từ khi hình thành (thế kỉ X)đến khi kết thúc (thế kỉ XIX)
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy, ứng xử với các vương triều phong kiếnTrung Quốc như thế nào để vừa có thể sống hòa mục với một nước lánggiềng lớn, tránh được những căng thẳng, xung đột, bảo vệ vững chắc độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa có thể đoàn kết được toàn dân, giữvững ổn định chính trị, xã hội, không phải là một vấn đề đơn giản và luôn làmột thách thức lớn đối với các vương triều Đại Việt, nhất là trước một triềuMinh cường thịnh và luôn có tham vọng bành trướng, khống chế, kiềm tỏaĐại Việt Những kinh nghiệm, bài học lịch sử mà cha ông chúng ta để lạitrong việc giải quyết vấn đề này, qua quan hệ sách phong, triều cống, dướibất cứ góc độ nào, chắc chắn mãi còn hữu ích
Nghiên cứu quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt vì thếkhông chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử một cách thuần túy mà còn
có ý nghĩa thời sự sâu sắc Sự hấp dẫn của các vấn đề khoa học và thực tiễn
nêu trên là lý do để tôi chọn đề tài “Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt (1368 – 1644)” làm luận án tiến sĩ, dù tôi hiểu sâu sắc rằng việc
giải quyết một cách thấu đáo những vấn đề này không thể là công việc củamột cá nhân trong khuôn khổ của một luận án
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc với các nước trong
đó có Đại Việt ở thời phong kiến là vấn đề đã được các học giả trên thếgiới, các học giả Trung Quốc và Việt Nam quan tâm nghiên cứu
Trước tiên là một số công trình nghiên cứu tổng quát của các học giảtrên thế giới về hệ thống triều cống và quan hệ của nhà Minh với Đông Nam
Trang 3Á như: “On the Ch’ing tributary system” (1941) của hai nhà nghiên cứu J.K.Fairbank và S.Y.Teng; “Tributary trade and China’s relations with the
West” (1942) của J.K.Fairbank; “Historical notes on the Chinese World Order” (1968) của Lien-sheng Yang; “Early Ming relations with Southeast Asia: A background essay” (1968) của Wang Gungwu; “The Ch’ing tribute system: An interpretive essay” (1968) của Mark Mancall; “The Chinese perception of world order, past and present” (1968) của Benjamin
I.Schwartz; “China and the Chinese Overseas” (1991) của Wang Gunggu;
“A short history of China and Southeast Asia: Tribute, Trade and Influence”(2003) của Martin Stuart – Fox
Những nghiên cứu này đã góp phần vào việc lí giải mô hình bang giaogiữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở thời trung đại; quan niệm củacác vương triều Trung Quốc về trật tự thế giới; nguồn gốc, chức năng, vaitrò của hệ thống triều cống; mối quan hệ giữa triều cống và thương mại;mối quan tâm đặc biệt của nhà Minh với Đông Nam Á và quan hệ giữaTrung Quốc với Đông Nam Á thời Minh…Đây là những vấn đề cần thiết vàhữu ích đối với việc nghiên cứu các mối quan hệ sách phong, triều cống cụthể
Bên cạnh những công trình nghiên cứu tổng quát về hệ thống triềucống và quan hệ giữa nhà Minh với Đông Nam Á, đã có một số sách chuyênkhảo và bài viết đề cập đến mối quan hệ giữa nhà Minh và Đại Việt:
“Vietnam, Ho Quy Ly and the Ming (1371 – 1421)” (1981) của John
Whitmore; “Early Ming expansionism (1406-1427): China’s abortive
conquest of Vietnam” (1963) của A.B.Woodside; “Beyond the Bronze Pillars: Envoy Poetry and the Sino – Vietnamese Relationship” (2005) của
Liam C.Kelley; “Chinese gunpowder technology and Dai Viet: c.1390 –
1497” (2006) của Sun Laichen, “Asymmetry and China’s tributary system”
(2012) của Brantly Womack
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả Trung Quốc về
mối quan hệ giữa nhà Minh và Đại Việt là: “Chinh chiến và từ bỏ - Nghiên
cứu mối quan hệ Trung Việt thời Minh” (1998) của Trịnh Vĩnh Thường;
Trang 4“Triều cống và bang giao – Nghiên cứu mối quan hệ Trung - Việt giai đoạn cuối Minh đầu Thanh” (2003) của Ngưu Quân Khải; “Sử luận về lịch sử chế độ triều cống – Nghiên cứu thể chế quan hệ đối ngoại của Trung Quốc
cổ đại” (2004) của Lý Vân Tuyền; “Nghiên cứu mối quan hệ giữa triều Minh và An Nam” (2005) của Trần Văn Nguyên
Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ lâu cũng đã được các họcgiả Việt Nam quan tâm nghiên cứu Những công trình nghiên cứu gần đây
về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có: “Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI” (1995) của Tạ Ngọc Liễn;“Ngoại giao Đại Việt” (2000) của Lưu Văn Lợi; hai tập sách “Bang giao Đại Việt triều Trần – Hồ” và “Bang giao Đại Việt triều Lê, Mạc, Lê Trung Hưng”
trong bộ sách “Bang giao Đại Việt” (2005) của Nguyễn Thế Long; “Cuộc
đấu tranh ngoại giao với nhà Minh đầu thế kỉ XV và những chứng tích còn lại” (2002) của Nguyễn Văn Nguyên; “Đặc điểm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc thời trung đại nhìn từ quan hệ văn hóa – chính trị mang tính vùng” (2008) của Đinh Thị Dung; “Đại Việt trong bối cảnh lịch sử, chính trị Đông Á thế kỉ XV” (2009) của Nguyễn Văn Kim;“Chính sách ngoại giao thời Mạc: Bài học lịch sử giá trị” (2010) của Ngô ĐăngLợi; “Quan niệm “vô tốn Trung Hoa” ở Việt Nam thời trung đại” (2011)
của Nguyễn Văn Hiệu; “Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa thời kì trung đại nhìn từ vấn đề “sách phong, triều cống” (2011)
của Trần Nam Tiến …
Có thể tổng kết lại một số thành tựu mà các học giả Việt Nam vànước ngoài đạt được từ quá trình nghiên cứu lịch sử mối quan hệ giữaTrung Quốc thời Minh với các nước Đông Nam Á nói chung, với Đại Việtnói riêng, như sau:
- Những vấn đề lý luận về sự hình thành chính sách đối ngoại củaTrung Hoa thời trung đại
- Các khái niệm gắn liền với chính sách đối ngoại của Trung Hoathời trung đại: Hệ thống triều cống (Tributary system), trật tự thế giới TrungHoa (Chinese world order), hệ thống lễ trị thiên triều, trật tự Hoa Di, sáchphong, triều cống…
- Một số vấn đề về quan hệ giữa Trung Quốc thời Minh với khu
Trang 5vực Đông Nam Á, trong đó có Đại Việt, trên các lĩnh vực: chính trị, ngoạigiao, quân sự, thương mại, văn hóa.
- Quan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc với Đại Việt ở thờiMinh cũng đã được đề cập tới ở mức khái lược trong một vài công trình nêutrên
Tuy nhiên, có thể nói, đến nay chưa có một công trình chuyên biệtnào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quan hệ sách phong, triềucống giữa Trung Quốc và Đại Việt ở thời Minh (1368 – 1644) Những vấn
đề còn chưa được nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu là:
- Những cơ sở của quan hệ sách phong, triều cống Minh – ĐạiViệt
- Bối cảnh của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việttrong các giai đoạn lịch sử cụ thể
- Diễn tiến toàn diện của mối quan hệ sách phong, triều cống Minh– Đại Việt với những thăng, trầm và nguyên nhân của nó
- Vị trí của quan hệ sách phong, triều cống trong quan hệ giữa hainước ở thời Minh và đặc điểm của mối quan hệ này
Trên cơ sở khai thác các nguồn sử liệu Trung Quốc, sử liệu ViệtNam, kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, luận
án sẽ đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên
Về thời gian, phạm vi thời gian luận án bao quát là từ năm 1368 khinhà Minh được thành lập, đến năm 1644 khi nhà Minh bị lật đổ Sau năm
1644 mặc dù tàn dư của triều Minh vẫn tồn tại lay lắt ở miền nam TrungQuốc một thời gian ngắn nữa và vẫn có quan hệ với nhà Lê, nhưng lúc nàylịch sử Trung Quốc và quan hệ Trung Quốc – Đại Việt đã bước sang mộtthời kì mới
Trong thời gian nhà Minh cai trị Trung Quốc, ở Đại Việt đã có 4 triềuđại kế tiếp nhau (riêng triều Lê lại bị chia cắt thành hai thời kì), vì vậy, luận
Trang 6án phân chia các giai đoạn nhỏ trong quan hệ sách phong, triều cống Minh –Đại Việt theo thời gian tồn tại của các vương triều ở Đại Việt.
Về việc sử dụng danh xưng “Minh”: Minh là tên gọi một triều đạiphong kiến Trung Quốc, đồng thời cũng là quốc hiệu của nước này từ năm
1368 đến năm 1644 Trong luận án, danh xưng này tùy theo bối cảnh, có lúcđược sử dụng với nghĩa quốc hiệu, có lúc với nghĩa vương triều
4 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
4.1 Mục đích
Mục đích của luận án là khôi phục lại một cách hệ thống, toàn diệnquan hệ sách phong, triều cống giữa Trung Quốc và Đại Việt ở thời Minhvới những thăng trầm của nó qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, lí giải nguyênnhân dẫn đến sự tồn tại bền vững của hình thức quan hệ này, làm sáng tỏnhững đặc trưng cơ bản của quan hệ sách phong, triều cống Minh – ĐạiViệt Qua đó, tác giả luận án hi vọng có thể bổ sung tư liệu, nhận định, gópphần vào việc thúc đẩy nghiên cứu toàn diện lịch sử quan hệ sách phong,triều cống giữa hai nước cũng như làm rõ một mô hình bang giao độc đáocủa các vương triều phong kiến Trung Quốc với các nước láng giềng
- Khôi phục lại tiến trình quan hệ sách phong, triều cống Minh - ĐạiViệt từ năm 1368 đến năm 1644
- Đánh giá vị trí và phân tích các đặc điểm của mối quan hệ sáchphong, triều cống Minh – Đại Việt
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
* Tư liệu gốc
Nguồn sử liệu Trung Quốc quan trọng nhất được luận án tập trung khai
thác là Minh thực lục (明實錄) Đây là bộ biên niên sử đồ sộ của nhà Minh.
Trang 7Minh thực lục cung cấp nhiều sử liệu quan trọng và chi tiết về việc cầu
phong, sách phong, triều cống, thông hiếu trong quan hệ bang giao giữa hainước Trung Quốc, Đại Việt ở thời Minh Tuy nhiên, những ghi chép trongMinh thực lục cũng có không ít sai sót, hạn chế Vì vậy cần dựa vào các
nguồn sử liệu Việt để khảo sát, đối chứng những ghi chép của Minh thực lục
để cải chính những lầm lẫn của Minh thực lục về tên người, tên đất Việt và cảnhững quan điểm, nhận định không phù hợp của các sử gia Minh khi viết vềmối quan hệ giữa hai nước
Nguồn sử liệu Việt Nam quan trọng nhất đối với luận án là Đại Việt sử
kí toàn thư (viết tắt là Toàn thư) Toàn thư là một nguồn sử liệu phong
phú, có giá trị cao để nghiên cứu về quan hệ sách phong, triều cống Minh –Đại Việt và để đối chiếu, so sánh, kiểm chứng các nguồn sử liệu TrungQuốc về vấn đề này Tuy nhiên, đôi khi các sự kiện cầu phong; sách phong
được ghi chép trong Toàn thư còn bị nhầm lẫn về thời gian; chủng loại và
số lượng cống phẩm, quà tặng lại của nhà Minh cũng ít được ghi chép cụthể Để khắc phục điều này, luận án dựa vào sử liệu Trung Quốc và cácnguồn sử liệu Việt khác
Ngoài Minh thực lục và Toàn thư, luận án còn tập trung khai thác nhiều nguồn sử liệu có giá trị khác như: Minh sử (明史), Lịch triều hiến chương loại chí, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Lê triều hình luật, Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê triều thông sử), An Nam chí lược, Vân đài loại ngữ, Tưởng Lê an Mạc tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập…
* Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu đã được công bố của
các học giả trong và ngoài nước xung quanh những vấn đề có liên quan đếnluận án, gồm các sách chuyên khảo, các tuyển tập báo cáo khoa học, các bàiviết trên tạp chí chuyên ngành, các luận án, luận văn, các báo cáo trong cáchội thảo khoa học…
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài làphương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic Trong đó, phươngpháp tiếp cận tư liệu; phân loại tư liệu; xử lý, phê phán tư liệu; khai thác triệt
để các tư liệu gốc theo hướng tiếp cận lịch đại, đồng đại, hệ thống là sự lựachọn ưu tiên của luận án
Trang 8Luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể(Case study), phương pháp nghiên cứu liên ngành và các phương pháp phântích, tổng hợp, thống kê, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà
- Làm sáng tỏ các cơ sở của quan hệ sách phong, triều cống Minh– Đại Việt; đánh giá vị trí, xác định đặc điểm của mối quan hệ này và phântích thực chất thái độ của các vương triều Đại Việt trong quan hệ với nhàMinh Trên cơ sở đó, luận án hy vọng cung cấp một ví dụ cụ thể, điển hình
để kiểm chứng và đánh giá các lý thuyết triều cống mà một số học giả đãnêu ra
- Bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ banggiao giữa hai nước Trung Quốc, Đại Việt ở thời phong kiến
CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ SÁCH PHONG,
TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT 1.1 Sự phát triển cao độ của tư tưởng ”thiên triều – chư hầu” dưới
Trang 9triều Minh
Cơ sở tư tưởng của quan hệ sách phong, triều cống Minh – Đại Việt nóiriêng, giữa các vương triều phong kiến Trung Quốc với các nước xung quanh nói chung, là tư tưởng ”thiên triều – chư hầu” Tư tưởng này chi phốicách hành xử của các vương triều phong kiến Trung Quốc trong quan hệ vớicác nước nhỏ yếu xung quanh và cả cách ứng xử của các nước xung quanh với Trung Quốc
Tư tưởng thiên triều – chư hầu được củng cố bởi quan niệm về vai tròcủa hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến Hoàng đế Trung Hoa được coi
là người thay trời thống trị toàn bộ thiên hạ Trong thiên hạ (dưới gầm trờinày), Trung Quốc là nước ở giữa, là trung tâm, còn các quốc gia, bộ tộcxung quanh là phên giậu; triều đình Trung Quốc là “thiên triều”, còn cácquốc gia, bộ tộc xung quanh là “chư hầu” lệ thuộc Quan hệ giữa “thiêntriều” với “chư hầu” là quan hệ “tông phiên” (tông chủ – phiên thuộc).Quan hệ này được định vị và duy trì bằng các nghi thức cầu phong, sáchphong, triều cống
Tư tưởng “thiên triều - chư hầu” cũng được củng cố, bảo vệ bởi Nho giáo– hệ tư tưởng chính thống của xã hội phong kiến Trung Quốc Nho giáo với thuyết chính danh và thuyết tam cương bảo vệ trật tự quan hệ trên, dưới Theo các thuyết này kẻ dưới phải tuyệt đối phục tùng bề trên, bề tôi phải tuyệtđối phục tùng vua, chư hầu phải tuyệt đối phục tùng hoàng đế Nho giáo cũng
đề cao tư tưởng nước lớn, đề cao Hoa Hạ Đặc biệt, Nho giáo sử dụng thuyết
“thiên mệnh” (mệnh trời) để bảo vệ trật tự quan hệ nước lớn, nước nhỏ
Ở thời Minh, với sự cường thịnh của Trung Quốc, sự phát triển đếnđỉnh điểm của chế độ chuyên chế tập quyền, tư tưởng “thiên triều - chưhầu” có điều kiện mới để phát triển cao độ Điều này thể hiện rất rõ trongquan niệm của các hoàng đế nhà Minh về địa vị của cá nhân mình, cũngnhư của Trung Quốc trong thế giới
Các hoàng đế Minh, cũng như các hoàng đế của các vương triều trước đóluôn tự cho mình là người thực hiện thiên mệnh để cai trị vạn phương, khôngchỉ cai trị Trung Quốc mà còn “thống ngự vạn quốc trong bốn biển” và tất cảcác nước này đều là “Di Địch”, là chư hầu của ”thiên triều” Những quanniệm bá quyền, nước lớn, mang đậm tính kì thị chủng tộc này chính là cơ sở
tư tưởng của quan hệ sách phong – triều cống giữa Minh – Đại Việt nói riêng
và giữa Minh với các nước khác nói chung
Trang 101.2 Những lợi ích của nhà Minh trong việc xác lập, duy trì, phát triển quan hệ sách phong, triều cống
Việc xác lập, phát triển quan hệ sách phong, triều cống của triềuMinh cũng như của tất cả các vương triều phong kiến Trung Quốc với ĐạiViệt và các nước xung quanh xuất phát từ các lợi ích cốt lõi của TrungQuốc Thực tiễn lịch sử cho thấy có thể xếp các lợi ích đa dạng của triềuđình nhà Minh khi xác lập, phát triển quan hệ sách phong, triều cống vớiĐại Việt và các nước xung quanh thành hai nhóm: nhóm lợi ích chính trị vànhóm lợi ích kinh tế
1.3 Sự phát triển cường thịnh của Trung Quốc dưới triều Minh và tham vọng bành trướng, mở rộng ảnh hưởng chính trị xuống phương nam
Sau gần một thế kỉ trì trệ, thậm chí có những lĩnh vực thụt lùi dưới
sự thống trị của người Mông Cổ (1271 – 1368), Trung Quốc dưới triềuMinh (1368 – 1644) đã hồi sinh và bước vào một thời kì phát triểncường thịnh Điều này tạo ra thế và lực mới cho nhà Minh trong việc mởrộng ảnh hưởng chính trị và quan hệ đối ngoại, mà trước hết là khôiphục và phát triển hệ thống triều cống
Sự phát triển cường thịnh của Trung Quốc thời Minh thể hiện tậptrung ở hai lĩnh vực: chính trị và kinh tế
Chính quyền nhà Minh là một chính quyền tập trung cao độ trong lịch
sử chế độ phong kiến Trung Quốc Dựa vào bộ máy nhà nước được tổ chứcchặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, lại có một lực lượng quân độiđông đảo, hoàng đế Minh có thể cai trị được cả nước, tỏ rõ quyền lực vớithần dân và trở nên “chí cao vô thượng” Sự vững mạnh của chế độ chuyênchế tập quyền và sự ổn định trong nước cũng là một cơ sở quan trọng đểnhà Minh triển khai các chính sách đối ngoại, đặc biệt là khôi phục và pháttriển mối quan hệ sách phong, triều cống với các nước láng giềng
Biểu hiện rõ nét nhất cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc thờiMinh là sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp và sự tiến bộ vượt bậccủa kĩ thuật đóng thuyền đi biển
Sự cường thịnh của Trung Quốc dưới triều Minh, nhất là ở giai
Trang 11đoạn đầu của vương triều này vừa gây lo ngại nhưng cũng vừa hấp dẫn đốivới các nước láng giềng Nhiều nước láng giềng nhỏ yếu muốn có quan hệhữu hảo với Trung Quốc vì những mục đích chính trị khác nhau và cũng là
để chờ đón những cơ hội buôn bán với Trung Quốc
Sự vững mạnh của nền chính trị tập quyền, sự phát triển vượt bậc củanền kinh tế Trung Quốc, nhu cầu quan hệ hữu hảo với Trung Quốc của cácnước xung quanh đã tạo cho nhà Minh thực lực và cơ hội để mở rộng ảnhhưởng chính trị, thực hiện tham vọng bành trướng
1.4 Nhu cầu của các vương triều Đại Việt trong việc xây dựng quan hệ sách phong, triều cống và quan hệ hòa hiếu với nhà Minh
Trong thời kỳ nhà Minh cai trị Trung Quốc (1368 – 1644), ở Đại Việt
đã diễn ra nhiều biến đổi lớn về chính trị với nhiều triều đại kế tiếp nhau(Trần, Hồ, Lê, Mạc, Lê trung hưng) Tuy nhiên triều đại nào ở Đại Việtcũng đều rất quan tâm tới việc xây dựng, củng cố quan hệ sách phong, triềucống, quan hệ hòa hiếu với nhà Minh Đây là một cơ sở quan trọng cho sựtồn tại bền vững của quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt tronggần ba thế kỷ
Không phải các vương triều Trần, Hồ, Lê, Mạc, Lê trung hưng, cũngnhư các vương triều phong kiến Đại Việt trước đó, vốn là những vươngtriều luôn có ý thức tự chủ rất cao, không nhận thấy sự bất bình đẳng củahình thức bang giao này Tuy vậy, sự lựa chọn là giống nhau: chấp nhận cầuphong và triều cống để giữ gìn quan hệ hòa hiếu Sự lựa chọn này xuất phát
từ những lý do khách quan và chủ quan sau:
Thứ nhất: Các vương triều Đại Việt nhận thức rất rõ rằng: chấp nhận
cầu phong và triều cống nhà Minh là một cách để giữ gìn độc lập, hòa bình,bảo đảm an ninh quốc gia và chủ quyền dân tộc
Thứ hai: Sắc phong của nhà Minh là cơ sở để các vương triều Trần, Hồ,
Lê, Mạc, Lê trung hưng hợp thức hóa chính quyền và khẳng định địa vịchính thống của mình ở trong nước, đặc biệt là khi có các thế lực đối lập
Thứ ba: Các vương triều Đại Việt chấp nhận cầu phong và triều cống
Trung Quốc còn do chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho giáo
Trang 121.5 Quan hệ sách phong, triều cống Trung - Việt trước thời Minh
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã có từ lâu đời, nhưngquan hệ sách phong, triều cống chỉ bắt đầu từ thế kỉ X sau khi nhân dân tagiành lại được độc lập dân tộc, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài trên1.000 năm Từ đó cho tới khi triều Minh thành lập (năm 1368), quan hệsách phong, triều cống giữa các vương triều phong kiến Trung Quốc và ĐạiViệt đã trải qua hơn bốn thế kỷ với nhiều thăng trầm Quá trình đó đã tạo ranhững nghi thức, nghi lễ, những hành vi ứng xử đối ngoại có tính “truyềnthống”, tạo cơ sở cho quan hệ sách phong, triều cống giữa triều Minh vớicác vương triều phong kiến Đại Việt trong gần ba thế kỉ tiếp theo
Tiểu kết chương 1
Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, có thể thấy quan hệ sáchphong, triều cống Minh – Đại Việt trong các thế kỉ XIV – XVII được xây dựng,duy trì và củng cố dựa trên ba cơ sở chủ yếu, đó là: cơ sở tư tưởng, cơ sở lợi ích
và cơ sở lịch sử
Về tư tưởng, đối với nhà Minh, tư tưởng “thiên triều” - chư hầu” là
tư tưởng cơ bản chi phối mọi quan hệ đối ngoại của vương triều này
Trong quan hệ đối ngoại, lợi ích luôn là vấn đề hàng đầu chi phốiđường lối chính sách của mỗi nước Đối với nhà Minh, việc xác lập duy trì
và củng cố quan hệ sách phong, triều cống với các vương triều Đại Việtgiúp họ củng cố được vị trí chiến lược ở phía nam, trên cơ sở đó phát triển
hệ thống triều cống ở Đông Nam Á, Nam Á, củng cố địa vị “thiên triều”,thỏa mãn tham vọng “thống ngự thiên hạ”, “vạn quốc triều cống” Việc mởrộng hệ thống triều cống còn giúp nhà Minh giải quyết những vấn đề đốinội phức tạp và thu được những lợi ích kinh tế không nhỏ
Các vương triều Đại Việt cũng luôn nhận thức sâu sắc rằng: giữquan hệ hòa hảo với Trung Quốc – một nước láng giềng lớn đang độ cườngthịnh dưới triều Minh và luôn có tham vọng thôn tính Đại Việt là nhiệm vụđối ngoại quan trọng hàng đầu Trong bối cảnh lịch sử thời đó, việc duy trìquan hệ sách phong, triều cống là một phương sách hữu hiệu giúp Đại Việtgiữ được độc lập, hòa bình, ngăn chặn sự xâm lược của nhà Minh Quan hệ
Trang 13này còn giúp các vương triều Đại Việt khẳng định được vị chính thống củamình ở trong nước và trong khu vực Có thể nói, những nhu cầu và lợi ích đadạng của các vương triều phong kiến hai nước trong quan hệ sách phong,triều cống là động lực để cả hai phía duy trì và củng cố quan hệ này.
Quan hệ sách phong, triều cống giữa các triều đại phong kiến TrungQuốc và các vương triều Đại Việt đã có lịch sử lâu đời và chính quá trình đó đãtạo ra cơ sở lịch sử cho quan hệ sách phong, triều cống Minh - Đại Việt trongcác thế kỉ XIV – XVII
Chương 2 QUAN HỆ SÁCH PHONG, TRIỀU CỐNG MINH - ĐẠI VIỆT
GIAI ĐOẠN 1368 - 1527 2.1 Quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần (1368 – 1400)
2.1.1 Sự xác lập quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần
Khi triều Minh được thành lập thì Trung Quốc và Đại Việt ở trongnhững hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau Nếu như với Trung Quốc là sự bắtđầu của một triều đại mới, thì nhà Trần ở Đại Việt lại đã đi qua thời kì pháttriển đỉnh cao và đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy thoái
Trong số các nước ở phương nam, Đại Việt có vị trí hết sức quantrọng đối với nhà Minh, vì thế Chu Nguyên Chương muốn sớm xây dựngquan hệ thân thiện, hữu hảo Chính vì vậy, Đại Việt là một trong nhữngnước đầu tiên mà sau khi lên ngôi Chu Nguyên Chương đã sai sứ sang báotin về chiến thắng của mình đối với người Mông Cổ cũng như sự thành lậpcủa triều Minh
Cũng giống như nhà Minh, sau một thời gian dài gián đoạn trongmối quan hệ với Trung Quốc ở cuối triều Nguyên, Đại Việt trong nhữngnăm cuối triều Trần có nhu cầu phục hồi mối quan hệ sách phong, triềucống truyền thống trước đây Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thayđổi này xuất phát từ việc vương triều Trần vừa rất cảnh giác trước nhà Minhvừa muốn xây dựng quan hệ hòa hảo với nhà Minh để giải quyết những khókhăn nội tại của mình Chính vì thế, sau khi nhận được thông báo củaChu Nguyên Chương về việc nhà Minh – một vương triều mới củangười Hán đã được thành lập thay thế triều Nguyên, năm 1369, nhà Trần
đã nhanh chóng cử sứ giả sang cầu phong Là phái đoàn sứ giả nước ngoài
Trang 14đầu tiên đến triều cống kể từ sau khi triều Minh được thành lập, do đó sứ đoàn
đã được Minh Thái Tổ cho tiếp đón hết sức trọng thị Đáp lại, nhà Minh đãquyết định cử sứ giả mang chiếu sắc sang để phong vua Trần Dụ Tông làmQuốc vương An Nam, ban ấn bạc mạ vàng khắc hình lạc đà
Sự kiện này được coi là mốc đánh dấu sự xác lập quan hệ sáchphong, triều cống giữa nhà Minh với nhà Trần
2.1.2 Các nghi lễ sách phong và triều cống
Ngay sau khi lên nắm quyền, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương
đã thể hiện quyết tâm khôi phục lại các mối bang giao truyền thống từng bịđứt đoạn ở thời Nguyên, củng cố và “qui phạm hóa” mối quan hệ với cácnước láng giềng
Vì thế, ở những năm đầu trị vì của mình, Chu Nguyên Chương đãđặt ra nhiều qui định, nghi lễ để thực thi quan hệ sách phong, triều cống
2.1.3 Lệ cống và cống phẩm
Về lệ cống, nhà Minh qui định các nước phiên thuộc cứ 3 năm triều
cống một lần Lệ cống này không phải là một qui định mới nhưng được ChuNguyên Chương nhiều lần nhắc lại như là một qui chế mà các nước triềucống cần phải tuân theo
Nhà Minh cũng đặt ra qui định cụ thể về cống phẩm mà các phiên quốc phải mang đến triều cống Theo Cương mục, lệ cống đặt ra từ năm Hồng Vũ thứ 3 và được ghi lại trong sách Hội điển nhà Minh.
Tuy nhiên, trong thực tế thì ở thời kì trị vì của Chu Nguyên Chương,những qui định trên không được thực hiện chặt chẽ
2.1.4 Những căng thẳng, phức tạp trong quan hệ sách phong, triều cống Minh – Trần
Mối quan hệ sách phong, triều cống êm thấm giữa nhà Minh vànhà Trần chỉ được duy trì trong một thời gian ngắn rồi chuyển sang trạngthái phức tạp và có những thời điểm khá căng thẳng Nguyên nhân cơ bảndẫn đến sự biến chuyển này là do sự xung đột, mâu thuẫn về quan điểm,chính sách đối ngoại của hai quốc gia Rất nhiều vấn đề như sự tranh chấp ởvùng biên giới hai nước, vấn đề Chămpa, thậm chí cả những vấn đề rối rencủa nền chính trị Đại Việt cũng đã tác động rất lớn đến quan hệ sách phong,triều cống Minh – Trần thời kì này Những vấn đề này đã làm cho mối quan
hệ giữa nhà Minh và nhà Trần bắt đầu mâu thuẫn, rạn nứt và có lúc rất căng