1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long

78 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CẤN THỊ THU HUYỀN TÌM HIỂU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC CẤN THỊ THU HUYỀN TÌM HIỂU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Địa lí Kinh tế - Xã hội KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Tòng Thị Quỳnh Hƣơng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này cùng với sự nỗ lực của bản thân, em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS. Tòng Thị Quỳnh Hƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn hết sức tận tâm, tận tình cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trƣờng Đại học Tây Bắc, phòng Quản lý khoa học, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Em chân thành cảm ơn các cô, chú làm việc tại thƣ viện trƣờng Đại học Tây Bắc, các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa Lý, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình tìm tài liệu và nghiên cứu đề tài. Đề tài hoàn thành không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo cùng các độc giả. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Cấn Thị Thu Huyền BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm 2 VKTTĐVĐBSCL Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3 VKTTĐPB Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 4 VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 5 VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 6 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 7 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 8 KT – XH Kinh tế - xã hội 9 KCN Khu công nghiệp 10 SV So với DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Một số tiêu chí về 4 VKTTĐ ở Việt Nam năm 2010 15 2 Bảng 2.1 Diện tích, dân số các tỉnh, thành phố VKTTĐVĐBSCL năm 2012 20 3 Bảng 2.2 Các vƣờn quốc gia của VKTTĐVĐBSCL năm 2012 31 4 Bảng 2.3 Diện tích, dân số, mật độ dân số trung bình của VKTTĐVĐBSCL năm 2012 34 5 Bảng 2.4 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012 43 6 Bảng 2.5 Một số tiêu chí về sản xuất lúa của VKTTĐVĐBSL giai đoạn 2000 – 2012 44 7 Bảng 2.6 Sản lƣợng khai thác gỗ các tỉnh VKTTĐVĐBSCL năm 2012 48 8 Bảng 2.7 Một số sản phẩm công nghiệp chính của VKTTĐVĐBSCL năm 2010 50 9 Bảng 2.8 Tình hình vận tải của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2011 52 10 Bảng 2.9 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012 theo giá thực tế 53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 2.1 GDP của vùng phân theo khu vực kinh tế năm 2010 42 2 Biểu đồ 2.2 GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nƣớc 56 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của đề tài 5 6. Cấu trúc đề tài 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 6 1. Cơ sở lí luận 6 1.1. Quan niệm và đặc tính 6 1.2. Phân vùng 7 1.3. Các loại vùng kinh tế 8 1.3.1. Vùng hành chính 8 1.3.2. Vùng theo trình độ phát triển 9 1.3.3. Vùng kinh tế tổng hợp 9 1.3.4. Vùng kinh tế ngành 11 1.4. Vùng kinh tế trọng điểm 12 1.4.1. Quan niệm 12 1.4.2. Ý nghĩa 13 2. Cơ sở thực tiễn về phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam 14 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 18 1. Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 18 1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ 18 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 21 1.2.1. Địa hình 21 1.2.2. Đất 24 1.2.3. Nước 27 1.2.4. Khí hậu 29 1.2.5. Sinh vật 30 1.2.6. Khoáng sản 32 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 33 1.3.1. Dân cư và lao động 33 1.3.2. Cơ sở hạ tầng 36 1.3.2.1. Giao thông vân tải 36 1.3.2.2. Mạng lưới điện 37 1.3.2.3. Bưu chính viễn thông 37 1.3.3. Đường lối, chính sách 38 1.3.4. Thị trường 39 1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển của vùng 40 2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 41 2.1. Khái quát chung 41 2.2. Thực trạng phát triển các ngành 42 2.2.1. Nông – lâm – thủy sản………………………………………………… 42 2.2.2. Công nghiệp – xây dựng 48 2.2.3. Dịch vụ 51 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế 54 3. Vai trò của VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh tế Việt Nam 55 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020 58 1. Định hƣớng chung 58 2. Định hƣớng từng ngành 59 2.1. Nông – lâm – thủy sản 59 2.2. Công nghiệp – xây dựng 61 2.3. Dịch vụ 64 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC ẢNH 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển kinh tế của một quốc gia không bao giờ có sự đồng đều trong một lãnh thổ, có nơi kinh tế phát triển rất nhanh, có nơi thì kém hoặc trì trệ. Điều này một phần phụ thuộc vào tiềm lực của vùng, vì thế mà ở các nƣớc, lãnh thổ đều đƣợc quy hoạch thành các vùng để tập trung đầu tƣ và khai thác tiềm năng sẵn có của vùng cho sự phát triển kinh tế. Với Việt Nam, kể từ khi bƣớc vào công cuộc đổi mới cho đến nay, cùng với xu thế mở cửa nền kinh tế, giao lƣu hợp tác với nƣớc ngoài, Đảng và Nhà nƣớc đã nhận thấy vai trò to lớn của một số vùng trên lãnh thổ, đó là 1 số vùng có vai trò chủ đạo, đầu tàu trong sự phát triển kinh tế chung của cả nƣớc. Đứng trƣớc thực tiễn trên, Bộ kế hoạch và đầu tƣ đã xác định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ). Việc hình thành VKTTĐ với nƣớc ta rất quan trọng. VKTTĐ là vùng hội tụ nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nƣớc. Việt Nam có 4 VKTTĐ: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (VKTTĐPB), vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (VKTTĐVĐBSCL). Mỗi vùng có tiềm năng phát triển riêng và đóng góp nhất định. Xác định đƣợc vai trò to lớn của VKTTĐ, nên việc nghiên cứu phân tích nguồn lực phát triển của các vùng đó để có những chiến lƣợc phát triển kinh tế đúng đắn là việc làm quan trọng mang ý nghĩa thực tiễn cao. VKTTĐVĐBSCL là vùng mới đƣợc thành lập nhƣng đây là vùng có rất nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên, KT – XH và nhanh chóng trở thành 1 trong 4 VKTTĐ của cả nƣớc. Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm khóa luận tốt nghiệp. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở vận dụng có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về VKTTĐ, khóa luận nghiên cứu những nguồn lực phát triển kinh tế, thực trạng VKTTĐVĐBSCL. Từ đó đƣa ra định hƣớng khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực của vùng đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra trên đề tài có nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về VKTTĐ. - Phân tích, đánh giá nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội (KT – XH) của VKTTĐVĐBSCL. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế và đánh giá vai trò của VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh tế cả nƣớc. Đƣa ra định hƣớng trong việc phát triển KT – XH của vùng đến năm 2020. 2.3. Giới hạn - Về không gian: Nghiên cứu VKTTĐVĐBSCL bao gồm các tỉnh, thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với diện tích tự nhiên 16589,1 km². - Về nội dung: Nghiên cứu nguồn lực để phát triển kinh tế, thực trạng phát triển kinh tế của VKTTĐVĐBSCL từ đó đƣa ra định hƣớng phát triển kinh tế cho vùng. - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2000 – đến nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề VKTTĐ là vấn đề đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. “Phân vùng kinh tế” của tác giả Nguyễn Văn Quang, NXB Giáo dục, năm 1981 đã đề cập đến vùng kinh tế mới, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân vùng kinh tế, các nguyên tắc, quan điểm phân vùng kinh tế. “Việt Nam – lãnh thổ và các vùng địa lý” của tác giả Lê Bá Thảo, năm 1998 đã đề cập tới phạm vi lãnh thổ và ranh giới vùng địa lý ở Việt Nam. 3 “Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam” của tác giả Lê Thông, NXB Giáo dục, năm 2009 đã đề cập tổng quan về vùng và vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể là về phạm vi lãnh thổ và vai trò của vùng, nguồn lực để phát triển KT – XH, hiện trạng và định hƣớng phát triển KT – XH ba VKTTĐ. “Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam” của tác giả Lê Thông, NXB Đại học sƣ phạm, năm 2011 đã nói đến vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, hiện trạng và triển vọng phát triển của 4 VKTTĐ. “Việt Nam – các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” của tác giả Lê Thông – Nguyễn Qúy Thao, NXB Giáo dục, năm 2012 đã đề cập tổng quan về vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể là vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ, các nguồn lực để phát triển KT – XH, hiện trạng, định hƣớng phát triển của các vùng kinh tế và VKTTĐ. Ngoài ra, Viện Chiến lƣợc Kế hoạch và Đầu tƣ đã xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế của các VKTTĐ. Những nghiên cứu trên của các tác giả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở lí luận, định hƣớng để tác giả tổng hợp, nghiên cứu hoàn thành nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình. 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm truyền thống của khoa học Địa lý, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý KT – XH nói riêng. Trong quá trình tìm hiểu VKTTĐVĐBSCL, các hiện tƣợng địa lý KT – XH đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố: Vị trí, điều kiện tự nhiên, lịch sử KT – XH. Mặt khác ở mỗi tỉnh khác nhau có nét đặc trƣng riêng. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm của VKTTĐVĐBSCL phải đặt từng tỉnh riêng rẽ trong mối quan hệ chung của khu vực. Có nhƣ vậy nghiên cứu mới có sự khách quan chính xác. 4.1.2. Quan điểm lịch sử Các số liệu về địa lý KT – XH luôn biến động theo thời gian. Nghiên cứu VKTTĐVĐBSCL để đánh giá sự phát triển của vùng phải thông qua các số [...]... dân Phân vùng kinh tế là một hệ thống phân tầng thứ bậc với quy mô khác nhau, mỗi vùng kinh tế bao gồm một số vùng kinh tế cấp thấp hơn Trên cơ sở đó, nƣớc ta có 3 vùng kinh tế: vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính tỉnh, vùng kinh tế hành chính huyện Ngoài ra còn có các cấp trung gian mang nhiều giá trị thực tiễn, đó là tiểu vùng trong các vùng kinh tế lớn, nghĩa là dƣới cấp vùng kinh tế lớn và... triển kinh tế VKTTĐVĐBSCL Từ đó phân tích đƣợc vai trò của vùng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam 6 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vùng kinh tế và VKTTĐ Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng. .. GDP (giá thực tế 128737,0 808061,8 158032,6 - tỉ đồng) 6 sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 7 GDP/ngƣời (triệu 37,8 đồng) 8 (triệu USD) % sv cả nƣớc 9 FDI Số dự án Tổng vốn đăng kí 194572,2 (triệu USD) % sv cả nƣớc 100 (Nguồn: [5]) 16 LƢỢC ĐỒ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 17 CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1 Khái... thoái 1.3.3 Vùng kinh tế tổng hợp Vùng kinh tế – xã hội (hay gọi tắt là vùng kinh tế) với tƣ cách là vùng 9 kinh tế tổng hợp (để phân biệt với vùng kinh tế ngành, hoặc vùng ngành) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Theo từ điển Bách khoa Địa lý Xôviết (1988), vùng kinh tế là một bộ phận tƣơng đối hoàn chỉnh về lãnh thổ và kinh tế của đất nƣớc Nó đƣợc đặc trƣng bởi các điều kiện tự nhiên, kinh tế và chuyên... ở Tứ giác Long Xuyên Địa hình đồng bằng tập trung ở An Giang, Cà Mau, Cần Thơ và một phần ở Kiên Giang Có các dạng đồng bằng nhƣ đồng bằng phù sa, đồng bằng ven núi, đồng bằng ven biển a Đồng bằng * Đồng bằng phù sa Ở An Giang chia làm hai khu vực Một nằm kẹp giữa 2 sông Tiền và sông Hậu, thuộc một số huyện Tân Châu, An Phú, Phú Tân và Chợ Mới có dạng cù lao ở giữa, dạng lòng chảo ở hai gờ sông thấp... thủy văn…) 7 - Phân vùng kinh tế gồm có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành (phân vùng nông nghiệp, phân vùng công nghiệp, phân vùng du lịch) Dƣới góc độ kinh tế, các vùng đƣợc phân chia là cơ sở để xác định các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng nhƣ để quản lý các quá trình phát triển kinh tế trên từng bộ phận lãnh thổ của mỗi quốc gia - Phân vùng hành chính có ý nghĩa... KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1 Khái quát tiềm năng cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ * Vị trí địa lý VKTTĐVĐBSCL có vị trí địa lý kinh tế – chính trị quan trọng, thuận lợi cho việc phát triển KT – XH và giao thƣơng với các vùng trong cả nƣớc cũng nhƣ với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á Phía Bắc, VKTTĐVĐBSCL... đảm bảo mối liên hệ bên trong của mỗi vùng và mối liên hệ kinh tế giữa các vùng với nhau, cũng nhƣ giữa các vùng với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới 1.3.4 Vùng kinh tế ngành Nếu nhƣ vùng KT – XH đƣợc coi là vùng kinh tế tổng hợp, nghĩa là nó bao trùm toàn bộ nền kinh tế với tất cả các ngành, thì vùng kinh tế ngành (hay 11 gọi tắt là vùng ngành) chỉ giới hạn trong phạm vi một ngành cụ thể Dựa... gia thành 3 loại vùng: vùng phát triển, vùng chậm phát triển, vùng suy thoái Vùng phát triển thƣờng là các lãnh thổ tập trung nhiều thế mạnh (tự nhiên, kinh tế, xã hội) cho sự phát triển và trên thực tế, đã thể hiện rõ tiềm lực về mặt kinh tế của đất nƣớc Đây là vùng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả nƣớc Vùng chậm phát triển nói một cách đơn giản, là lãnh thổ mà nền kinh tế chƣa phát triển... triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VÙNG KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1 Cơ sở lí luận 1.1 Quan niệm và đặc tính a Quan niệm Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vùng: Theo cách hiểu của Địa lý học: Vùng là một lãnh thổ (không gian) nhất định của bề mặt Trái Đất” Vùng là một lãnh thổ xác định có ranh giới (hoặc . 1 VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm 2 VKTTĐVĐBSCL Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3 VKTTĐPB Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 4 VKTTĐMT Vùng kinh tế trọng điểm miền. VKTTĐ: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (VKTTĐPB), vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT), vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN), vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. về vùng kinh tế và VKTTĐ. Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 1.1: Một số tiêu chí về 4 VKTTĐ ở Việt Nam năm 2010 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 1.1 Một số tiêu chí về 4 VKTTĐ ở Việt Nam năm 2010 (Trang 22)
Bảng 2.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số trung bình   của VKTTĐVĐBSCL, năm 2012 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.3 Diện tích, dân số, mật độ dân số trung bình của VKTTĐVĐBSCL, năm 2012 (Trang 41)
Bảng 2.4: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản  của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 - 2010 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.4 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 50)
Bảng 2.5: Một số tiêu chí về sản xuất lúa của VKTTĐVĐBSCL   giai đoạn 2000 – 2012 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.5 Một số tiêu chí về sản xuất lúa của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012 (Trang 51)
Bảng 2.7: Một số sản phẩm công nghiệp chính của VKTTĐVĐBSCL                                                                    năm 2010 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.7 Một số sản phẩm công nghiệp chính của VKTTĐVĐBSCL năm 2010 (Trang 57)
Bảng 2.8: Tình hình vận tải của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2011 - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.8 Tình hình vận tải của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2011 (Trang 59)
Bảng 2.9: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012 theo giá thực tế - tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long
Bảng 2.9 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của VKTTĐVĐBSCL giai đoạn 2000 – 2012 theo giá thực tế (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w