mục đích nghiên cứu Xây dựng các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi nhằm phát triển TST của trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ KTTT tại các trường mầm n
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học sư phạm hà nội Trần thị minh thành
Tổ chức trò chơI xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
Tóm tắt luận án tiến sĩ giáo dục học
Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục
Mã số: 62.14.01.02
Hà nội – 2013
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường đại học sư phạm hà nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 20…
Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3Mở ĐầU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính sáng tạo (TST) là năng lực đặc trưng của con người, có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao sự phát triển chung và trí tuệ của trẻ từ đó góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Dạy học phát huy tính sáng tạo cho người học là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới và Việt Nam hiện nay Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ có nhiều khả năng về học tập, làm việc, sống độc lập và hòa nhập xã hội tuy nhiên sự suy giảm về chức năng hoạt động trí tuệ đã ảnh hưởng đến sự phát triển tính sáng tạo của trẻ Vì vậy việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ là một vấn đề cần thiết trong giáo dục trẻ
Trò chơi xây dựng (TCXD) là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu chơi để tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó TCXD đã được khẳng định có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em và là phương tiện phát triển TST hiệu quả cho trẻ Việc tổ chức TCXD và việc phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Trong những năm gần đây, việc triển khai Dự án Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và Đề án Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng được đến trường, vui chơi, học tập cùng các
bạn, tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội Tuy nhiên thực tiễn giáo dục hòa
nhập cho trẻ KTTT nhẹ trong trường mầm non còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn Hầu hết các giáo viên mầm non đều chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ KTTT, thiếu kinh nghiệm và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT Việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động nói chung và trò chơi xây dựng nói riêng trong lớp mẫu giáo hòa nhập còn sơ sài Nguồn tài liệu tham khảo và các nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta rất ít
2 mục đích nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi nhằm phát triển TST của trẻ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ KTTT tại các trường mầm non hòa nhập
3 khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Trang 43.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
4 giả thuyết khoa học
Trò chơi xây dựng có vai trò to lớn đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ nói riêng Nếu đề xuất được biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng phù hợp với trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi và theo hướng sáng tạo thì sẽ giúp trẻ phát triển tính sáng tạo tốt hơn
5 nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT mức
độ nhẹ 5 – 6 tuổi
5.2 Nghiên cứu thực trạng tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường
mầm non và mức độ phát triển TST của trẻ
5.3 Đề xuất biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ
5 – 6 tuổi trong trường mầm non và tổ chức thực nghiệm
6 giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ KTTT mức độ nhẹ 5 – 6 tuổi, 120 giáo viên dạy
ở trường mầm non có trẻ KTTT tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định
– Giới hạn về khách thể nghiên cứu sâu và tổ chức thực nghiệm tác động:
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Luận án đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa lí thuyết
Trang 57.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Luận án đã sử dụng các phương pháp: quan sát, điều tra bằng Anket, phỏng vấn, trắc nghiệm, thực nghiệm sư phạm, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.2.3 Nhóm phương pháp xử lí số liệu:
Luận án đã sử dụng các phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lí
và kiểm định số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
8 luận điểm bảo vệ
8.1 Trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi đã bộc lộ TST qua chơi và phát triển TST cho trẻ là một
mục tiêu thực tế ở trường mầm non
8.2 Trò chơi xây dựng là phương tiện giáo dục và phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6
tuổi hiệu quả Trong quá trình tổ chức trò chơi xây dựng, giáo viên và biện pháp tổ chức trò chơi của giáo viên là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ
8.3 Lớp mẫu giáo hòa nhập là môi trường thuận lợi để phát triển TST cho trẻ
KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi và việc tổ chức TCXD thực sự phát huy được hiệu quả phát triển TST cho trẻ chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tác động trên cơ sở tiếp cận cá nhân, có sự kết hợp giữa hỗ trợ trẻ KTTT trong các hoạt động chung cả lớp và hoạt
Trang 610 cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ khuyết tật trí
tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
Chương 2 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ
khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non
Chương 3 Biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6
tuổi và thực nghiệm
Chương 1 Cơ sở lí luận của tổ chức trò chơI xây dựng
nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
1.1 lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi được các nhà nghiên cứu theo các hướng cơ bản sau:
Một là, những nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ khuyết tật trí tuệ
Đặc điểm TST của trẻ KTTT trong vui chơi và học tập, sự khác nhau về TST giữa trẻ KTTT và trẻ bình thường đã được nghiên cứu bởi Judy Ann Buffmire (1969), Smith (1967); Cooper (1972); McDonald (1971), Julie Messier, Francine Ferland và Annette Majnemer (2008), Katazyna Parys (2009)
Hai là, những nghiên cứu về giáo dục và phát triển tính sáng tạo cho trẻ KTTT
Nửa cuối thế kỉ XX vấn đề phát triển TST cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng mới thực sự được quan tâm Các nhà nghiên cứu tiêu biểu cho hướng này bao gồm: Ford, Barbara G.; Renzulli, Joseph S (1976); Stasinos, Demetrios P (1984) Gold (1981), Katazyna Parys (2009)
Ba là, nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển tính sáng tạo của trẻ
Vai trò của trò chơi đối với việc phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà khoa học từ rất sớm Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này
là các nhà khoa học: L.X Vưgôtxky, J Piaget, G.G Fein, I Bretherton, C Garvey,
Trang 7A.M Leslie, A.S Lillard, L.M Nicolich, Hutt, Johnson, James E, Mullineaux, Paula Y and Lisabeth F Dilalla
Bốn là, những nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ
Đặc điểm chơi trong đó có đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ em KTTT được quan tâm trong khoảng hai mươi năm trở lại đây Hướng này được phản ánh trong các công trình nghiên cứu của: D Micheal Malone và John Langone (1998); W.L Lender, J.F Goodman và M Linn (1998); Collette Drife (2002); D Michael Malone (2006); Julie Messier, Francine Ferland và Annette Majnemer (2008); J.W Lerner, B Lowenthal và
Luận án tiếp cận tổng hợp các hướng nghiên cứu trong đó chủ yếu tiếp cận theo xu hướng thứ 5 trong việc nghiên cứu biện pháp tổ chức TCXD trong trường mầm non nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 — 6 tuổi
1.2 trẻ khuyết tật trí tuệ
1.2.1 Khái niệm và tiêu chí chẩn đoán khuyết tật trí tuệ
Luận án sử dụng khái niệm và tiêu chí chẩn đoán KTTT của Hiệp hội KTTT và khuyết tật phát triển Mĩ (AAIDD) và Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối nhiễu tâm lí DSM – IV Trẻ KTTT là những trẻ em có hạn chế đáng kể về trí tuệ (chỉ số thông minh thấp dưới mức trung bình) và khả năng thích ứng Dựa vào chỉ số thông minh và nhu cầu hỗ trợ người ta chia thành 4 mức độ: mức độ nhẹ (IQ = 50 – 55 đến 70 – 75) – nhóm này không cần hỗ trợ thường xuyên; mức độ trung bình (IQ từ 35 – 40 đến 50 – 55) – nhóm này cần loại hỗ trợ có giới hạn; mức độ nặng (IQ từ 20 – 25 đến 35 – 40) – nhóm này cần hỗ trợ mở rộng; mức độ nghiêm trọng (IQ < 25) – nhóm này cần sự hỗ trợ toàn diện
1.2.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
KTTT ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, làm trẻ hạn chế về khả năng nhận thức, thích ứng, ngôn ngữ, vận động, tình cảm xã hội… Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ KTTT Trẻ KTTT nhẹ bị ảnh hưởng ít hơn so với những trẻ ở mức độ nặng hơn
Trang 81.2.3 Đặc điểm chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
Các nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT đều tập trung vào thời gian chơi, nội dung chơi, khả năng khởi xướng, liên kết khi chơi, kĩ năng xã hội như kĩ năng luân phiên, tuân thủ quy tắc chơi So với trẻ bình thường trò chơi của trẻ KTTT thường đơn giản, nghèo nàn hơn về nội dung và thao tác chơi, thời gian chơi ngắn, sự tương tác xã hội trong khi chơi thấp
1.3 Tính sáng tạo và phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 – 6 tuổi
1.3.1 Khái niệm tính sáng tạo
Luận án sử dụng khái niệm TST của Klaus K Urban làm khái niệm công cụ để
nghiên cứu: “TST của con người là thuộc tính nhân cách bộc lộ trong sản phẩm hoạt
động mới mẻ, độc đáo, có giá trị, gây ngạc nhiên cho bản thân và cũng mới mẻ, gây ngạc nhiên cho người khác”
1.3.2 Khái niệm tính sáng tạo của trẻ em
Các nghiên cứu đã gợi ý rằng để định nghĩa về TST của trẻ em một cách phù hợp cần xem xét một số khía cạnh như: phân biệt trí thông minh và TST, phân biệt giữa “TST lớn”
và “TST nhỏ” và nhấn mạnh đến quá trình sáng tạo hơn kết quả hay sản phẩm cuối cùng
Luận án quan niệm, TST của trẻ em là thuộc tính nhân cách bộc lộ trong quá trình hoạt
động và sản phẩm có tính mới mẻ và có giá trị đối với bản thân trẻ hoặc nhóm trẻ cùng tuổi ở trẻ em chưa có hoạt động sáng tạo thực thụ như người lớn mà thường ở dạng tiềm năng Đối với trẻ em, quá trình sáng tạo (bao gồm sự tò mò, khám phá, chơi và đưa ra các ý tưởng) cũng quan trọng như bất cứ sản phẩm nào mà chúng tạo ra
1.3.3 Phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
1.3.3.1 Khái niệm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ
* Sự phát triển TST của trẻ là quá trình biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp khả năng tự thể hiện bản thân, khả năng mang tính chất sáng tạo của trẻ Nó trải qua quá trình tích lũy về lượng để có sự biến đổi về chất, TST của trẻ ngày càng được bộc lộ
rõ ràng Cũng giống như tất cả các lĩnh vực phát triển khác, sự phát triển TST được lồng ghép trong tất cả các hoạt động và là một phần trong sự phát triển toàn diện của trẻ
* Phát triển TST cho trẻ KTTT là làm cho khả năng mang tính chất sáng tạo của trẻ
KTTT được nâng cao, giúp trẻ thoải mái tham gia vào các hoạt động và thể hiện bản thân theo các cách khác nhau, trẻ có thể tạo ra một cái gì đó mới và độc đáo đối với chúng Phát
Trang 9triển TST cho trẻ cũng bao hàm việc giúp trẻ đưa ra nhiều các đáp ứng khác nhau khi gặp một tình huống cụ thể
1.3.3.2 Đặc điểm tính sáng tạo của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi
Trẻ không khuyết tật 5 – 6 tuổi đã bộc lộ TST một cách rõ nét qua các hoạt động và sản phẩm của hoạt động Trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi đã bộc lộ TST nhưng còn chưa rõ nét Trẻ đã có thể kể một câu chuyện, đọc bài thơ, hát một bài hát hoặc vẽ một số hình hình học đơn giản Trẻ thể hiện TST qua hành động tốt hơn qua ngôn ngữ nói
Trẻ KTTT nhẹ cũng thể hiện những hạn chế nhất định về TST Trẻ thường thiếu nhanh nhạy, linh hoạt trong quá trình giải quyết vấn đề vì thế trẻ thường sử dụng lặp lại hành động cũ, chậm phản ứng với một tình huống hoặc nhiệm vụ cụ thể, đưa ra rất ít đáp ứng phù hợp với yêu cầu của tình huống
Trẻ gặp khó khăn trong việc đưa ra những cách giải quyết mới hoặc ý tưởng mới và thường chỉ lặp lại những gì đã được học trước đây
Trẻ KTTT nhẹ rất hạn chế trong việc tổng hợp các thông tin từ thế giới xung quanh để giải quyết tình huống cụ thể Trẻ cũng ít khi xem xét kĩ càng vấn đề và lập kế hoạch khi thực hiện hành động
1.4 trò chơi xây dựng của trẻ mẫu giáo
1.4.1 Khái niệm về trò chơi xây dựng
TCXD là một loại trò chơi trong đó trẻ sử dụng các vật liệu chơi để tái tạo, mô phỏng lại thế giới hiện thực xung quanh
1.4.2 Đặc điểm của trò chơi xây dựng
– TCXD là một trong những thể loại của trò chơi sáng tạo TCXD mang tính biểu tượng, trong đó trẻ phản ánh thế giới xung quanh qua con mắt của trẻ
– TCXD và trò chơi đóng vai có quan hệ chuyển hóa qua lại lẫn nhau rất mật thiết
– TCXD có những điểm giống với hoạt động tạo hình và thiết kế
– Trong TCXD, trẻ có thể sử dụng các vật liệu khác nhau (các khối gỗ, lego, bột nặn, bút sáp, cát sỏi, lá cây…) để tạo nên vật thể
– TCXD của trẻ em liên quan đến việc sử dụng, thao tác với các vật liệu chơi để tạo nên
sự vật nào đó hay nói cách khác TCXD luôn có sản phẩm
1.4.3 Vai trò của trò chơi xây dựng đối với sự phát triển chung và sự phát triển tính sáng tạo của trẻ em
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, TCXD là trò chơi an toàn, lành mạnh, và không bạo lực, nó kích thích trẻ phát triển kỹ năng và các mối quan hệ tích cực, giúp trẻ thích thú để tìm hiểu
Trang 10thêm về bản thân và thế giới xung quanh; cho phép trẻ em phát triển đầy đủ tiềm năng của mình; khuyến khích sáng tạo và giúp phát triển nhân cách của một đứa trẻ; làm cho trẻ vui vẻ học tập TCXD đã được khẳng định là có mối liên quan với sự phát triển trí tuệ, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năng quan sát và sáng tạo
1.5 Lí luận về tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
1.5.1 Khái niệm về tổ chức trò chơi xây dựng và biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 — 6 tuổi
1.5.1.1 Khái niệm tổ chức trò chơi xây dựng
Tổ chức TCXD là quá trình giáo viên tiến hành những việc làm cần thiết, theo trình tự trong hoạt động chơi cùng nhau giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ nhằm đạt được mục tiêu đề ra
TCXD được coi là một hoạt động của trẻ em, do đó tổ chức TCXD cũng được tiến hành theo các bước như khi tổ chức bất cứ một hoạt động nào, đó là: chuẩn bị trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và kết thúc trò chơi Quá trình tổ chức TCXD bao gồm nhiều thành tố như phương pháp, biện pháp tổ chức, hình thức và điều kiện tổ chức trò chơi Luận án này tập trung vào các biện pháp tổ chức trò chơi nên không đi sâu phân tích các thành tố khác
1.5.1.2 Khái niệm biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ
Biện pháp tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập là các cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động chơi xây dựng cùng nhau giữa giáo viên
và trẻ, trẻ và trẻ trong lớp nhằm giúp trẻ KTTT phát triển TST
1.5.2 Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập
1.5.2.1 Đặc điểm lớp mẫu giáo hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ
Giáo dục hòa nhập là phương thức trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống
Hoà nhập mầm non cho trẻ KTTT là trẻ KTTT và không khuyết tật cùng học một lớp
trong trường mầm non Trong đó đảm bảo trẻ KTTT được tham gia đầy đủ các hoạt động trong lớp học, trẻ không khuyết tật có cơ hội học tập và lớn lên cùng những trải nghiệm về những điểm mạnh, điểm yếu của bạn có khuyết tật
* Lớp mẫu giáo hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ có một số đặc điểm sau đây:
Trang 11– Đối tượng trẻ trong lớp: đa dạng, có sự khác biệt về mức độ phát triển, tốc độ phát triển, vốn kinh nghiệm, độ trưởng thành, văn hóa
– Chương trình giáo dục: Trẻ bình thường và trẻ KTTT nhẹ cùng được học một chương trình giáo dục phổ thông song có sự điều chỉnh đối với trẻ KTTT
– Phương pháp giáo dục: tiếp cận cá nhân, hướng vào trẻ và vì trẻ Dạy học trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ cần sáng tạo, chủ động và hợp tác
– Lớp mẫu giáo hòa nhập cho trẻ KTTT thường có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình trẻ KTTT, giữa giáo viên đứng lớp và giáo viên hỗ trợ, giữa giáo viên
đứng lớp và các chuyên gia giáo dục đặc biệt
– Kiến thức, kĩ năng của giáo viên dạy hòa nhập: đòi hỏi vừa có kiến thức, kĩ năng dạy trẻ bình thường vừa có kiến thức, kĩ năng dạy trẻ KTTT Đồng thời giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo và có kĩ năng quản lí hành vi, quản lí lớp học
1.5.2.2 Yêu cầu về việc tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 — 6 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập
Khi tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập cần đảm bảo tính năng động của trẻ, phát triển trò chơi, đem lại cảm giác thành công cho trẻ, dạy trẻ chơi sáng tạo và dạy trẻ sáng tạo qua chơi và cần nhấn mạnh yếu tố học thông qua chơi
Khi tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT giáo viên cần tạo ra môi trường và cơ hội thuận lợi để trẻ sáng tạo, lồng ghép mục tiêu phát triển TST cho trẻ trong tất cả các hoạt động và chú ý cách hướng dẫn trẻ chơi một cách sáng tạo và đánh giá để kích thích TST của trẻ
1.5.3 Vai trò của việc tổ chức trò chơi xây dựng đối với việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 — 6 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập
TCXD là một trò chơi mang tính sáng tạo cao và được trẻ em mẫu giáo yêu thích Nếu được tổ chức tốt, TCXD sẽ phát huy tác dụng của nó trong việc phát triển TST của trẻ Biện pháp tổ chức trò chơi có vai trò quan trọng đối với hiệu quả tổ chức trò chơi Biện pháp tổ chức trò chơi có ảnh hưởng đến nội dung chơi, kĩ năng chơi, sự tương tác giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ KTTT và trẻ bình thường và đến mục tiêu phát triển TST trong trò chơi
Qua việc tổ chức TCXD, sự tương tác giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ và trẻ trong lớp được tăng cường, từ đó tạo cơ hội cho trẻ KTTT phát triển TST khi chơi
Tổ chức trò chơi xây dựng trên cơ sở tìm hiểu khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ phát triển TST khi chơi
Trang 121.5.4 Biểu hiện tính sáng tạo và tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi xây dựng
1.5.4.1 Biểu hiện tính sáng tạo trong trò chơi xây dựng
TST của trẻ trong TCXD được bộc lộ khi trẻ tự do, khoáng đạt trong hoạt động chơi
và trong cách thể hiện tình cảm, cảm xúc khi chơi Đồng thời được thể hiện trong việc trẻ tham gia tích cực vào trò chơi, khám phá vật liệu chơi và sử dụng các vật liệu khác nhau
để tạo ra các đối tượng khác nhau theo cách của riêng mình
TST trong TCXD thể hiện ở chỗ trong quá trình chơi trẻ chuyển đổi độc lập các tri thức, kĩ năng đã hình thành vào việc xây dựng, tạo nên những sản phẩm mới mẻ, độc đáo,
có giá trị đối với trẻ (và có thể đối với người khác)
TST của trẻ được biểu hiện trong TCXD ở một số khía cạnh cụ thể:
– Sáng tạo trong chủ đề, nội dung chơi xây dựng
– Sáng tạo trong phương thức vận động, thao tác với vật liệu chơi và sử dụng nguyên vật liệu trong khi chơi
– Sáng tạo trong sản phẩm xây dựng
– Ngoài ra TST của trẻ còn thể hiện qua việc trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, hứng thú và say mê trong quá trình chơi
1.5.4.2 Tiêu chí đánh giá tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi xây dựng
Hầu hết các trắc nghiệm sáng tạo được xây dựng theo 2 khuynh hướng: một là đánh giá
số lượng các đáp ứng hay còn được gọi là số lượng sản phẩm phân kì (Guilford, Torrance, Schoppe), hai là đánh giá cả về số lượng và chất lượng của tư duy phân kì (Kratzmeier, Urban, Kramper) Các thang đánh giá TST thường sử dụng vật liệu ngôn ngữ, hình vẽ hoặc
âm thanh hay vận động
Các tiêu chí đánh giá TST qua TCXD bao gồm:
– Tính nhanh nhạy: được thể hiện ở tổng số các sản phẩm mà trẻ xây dựng trong thời gian chơi, thời gian mà trẻ hoàn thành công trình và kĩ năng xây dựng của trẻ
– Tính linh hoạt: được thể hiện ở tổng số các loại sản phẩm mà trẻ xây dựng trong khi chơi, các loại vật liệu mà trẻ sử dụng để chơi, khả năng sử dụng các sản phẩm xây dựng cho các hoạt động khác
– Tính độc đáo: được biểu hiện qua một số khía cạnh trong TCXD như: nội dung, ý tưởng xây dựng, hình thức, cấu trúc của sản phẩm, cách sử dụng vật liệu chơi, đặt tên cho sản phẩm xây dựng theo cách mới lạ, độc đáo
– Tính chi tiết: được thể hiện ở số lượng các chi tiết trong sản phẩm xây dựng của trẻ, sự bổ sung các chi tiết mang tính trang trí trong quá trình chơi của trẻ, sự
Trang 13cẩn thận, kĩ càng khi lựa chọn vật liệu chơi, khi thực hiện công trình, khi trang trí sản phẩm
1.5.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức TCXD nhằm phát triển tính sáng tạo của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập
Theo quan điểm của phương pháp sư phạm tương tác, trong quá trình tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong trường mầm non luôn diễn ra mối quan hệ tương hỗ giữa ba tác nhân là người dạy, người học và môi trường
Yếu tố thứ nhất - giáo viên và phương pháp hướng dẫn của giáo viên Vai trò của giáo viên có thể kích thích TST của trẻ hoặc hạn chế nó Để phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ trong khi chơi thì giáo viên phải là người sáng tạo, vui vẻ, nồng ấm, biết cách
động viên, nhận xét và đánh giá TST của trẻ khi chơi Đồng thời giáo viên cần hiểu biết
về nhu cầu và khả năng của trẻ KTTT nhẹ, về TST và tầm quan trọng của việc phát triển
TST cho trẻ
Yếu tố thứ hai — trẻ em Trẻ KTTT nhẹ đã có những khả năng cần thiết để học, chơi
và phát triển TST Tuy nhiên trẻ KTTT nhẹ cũng có những hạn chế nhất định, vì vậy khi
tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên cần có các biện pháp tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ
Yếu tố thứ ba – môi trường Môi trường xung quanh bao gồm môi trường vật chất và các mối quan hệ xã hội trong lớp bao gồm mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ không khuyết tật và trẻ KTTT, có ảnh hưởng đến cách chơi và sự phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ khi chơi cũng như ảnh hưởng đến cách hướng dẫn của giáo viên Tuy nhiên môi trường có thể
được thay đổi bởi người dạy và người học
Trang 14Chương 2 CƠ Sở THựC TIễN CủA Tổ CHứC TRò CHƠI XÂY DựNG
NHằM PHáT TRIểN TíNH SáNG TạO CHO TRẻ KHUYếT TậT TRí TUệ NHẹ 5 — 6 TUổI
2.1 VàI NéT Về GIáO DụC hòa nhập mầm non cho TRẻ KTTT Và CHƯƠNG TRìNH GIáO DụC MầM NON
2.1.1 Tình hình giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT ở bậc mầm non
Chăm sóc và giáo dục trẻ KTTT ở bậc mầm non ở nước ta mới được quan tâm trong khoảng hai thập kỉ trở lại đây
Từ năm học 2002 – 2003 các tỉnh thành xây dựng Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật
ở địa phương, công tác giáo dục trẻ khuyết tật được đưa vào trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của các năm học
Hiện nay trẻ KTTT có thể tham gia vào nhiều hình thức giáo dục khác nhau như hòa nhập, hội nhập hoặc chuyên biệt song giáo dục hòa nhập vẫn là hình thức tổ chức giáo dục cơ bản cho trẻ KTTT nhẹ lứa tuổi mầm non
2.1.2 Vài nét về chương trình giáo dục mầm non hiện nay
Chương trình giáo dục mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 đã nêu lên mục tiêu của giáo dục mầm non trong đó chú trọng đến những năng lực quan trọng như TST Cùng với Chương trình mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, trong đó tiêu chí TST được chỉ ra rất rõ ràng Trong chương trình mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo được chú trọng thực hiện Chương trình đã cung cấp những hướng dẫn cho giáo viên về tổ chức hoạt động vui chơi trong đó có TCXD Chương trình cũng có phần hướng dẫn tổ chức hoạt động cho trẻ khuyết tật nhưng còn sơ sài
2.2 thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng và tính sáng tạo của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
2.2.1 Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng
2.2.1.1 Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng tổ chức TCXD nhằm phát triển TST cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi của giáo viên và mức độ TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
Trang 152.2.1.2 Mẫu khách thể khảo sát
a Mẫu khảo sát là giáo viên
Mẫu khảo sát là giáo viên được lựa chọn ngẫu nhiên, bao gồm 120 giáo viên mầm non dạy hòa nhập ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định Các giáo viên này đa số có thâm niên công tác trên 3 năm nhưng kinh nghiệm dạy trẻ KTTT không nhiều
b Mẫu khảo sát là trẻ KTTT nhẹ 5 — 6 tuổi
35 trẻ KTTT nhẹ đang học lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non bình thường Một số trẻ đã được đánh giá và phân loại khuyết tật Số còn lại được xác định bằng cách: Sàng lọc ban đầu những trẻ được cho là chậm phát triển hơn các bạn qua đánh giá của giáo viên đứng lớp Sau đó sử dụng thang đánh giá phát triển Kyoto, trắc nghiệm
vẽ hình người và thang đánh giá hành vi thích ứng đánh giá trực tiếp trên từng trẻ để xác
định những trẻ thuộc đối tượng nghiên cứu (KTTT nhẹ)
2.2.1.3 Nội dung khảo sát
– Nhận thức, thái độ và việc làm của giáo viên trong việc tổ chức TCXD và phát triển TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi
– TST của trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi qua test TSD–Z và qua TCXD
2.2.1.4 Phương pháp khảo sát thực trạng
– Điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, quan sát sư phạm, nghiên cứu sản phẩm hoạt
động của trẻ và giáo viên, trắc nghiệm sáng tạo và các bài tập
2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.2.1 Thực trạng tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ 5 — 6 tuổi
* Về nhận thức, thái độ và việc làm của giáo viên:
– Trên 90% giáo viên đã có nhận thức và thái độ đúng đắn, tích cực về trẻ KTTT nhẹ 5 –
6 tuổi và ý nghĩa của TCXD đối với việc phát triển TST cho trẻ
– 78% giáo viên thường xuyên tổ chức TCXD và 22% giáo viên thỉnh thoảng tổ chức – Các bước tổ chức trò chơi không thống nhất giữa các giáo viên, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất (43.3%) số ý kiến cho rằng thực hiện theo 3 bước (chuẩn bị trước khi cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi) Khoảng 60% giáo viên thực hiện theo các bước khác
– Đa số giáo viên sử dụng các biện pháp thông thường khi tổ chức TCXD trong lớp
có trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập, ít có sự điều chỉnh và chưa chú ý tới việc phát triển TST cho trẻ Việc chuẩn bị môi trường chơi, hướng dẫn trẻ chơi và đánh giá kết quả