Nghiên cứu việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai cần đặt trong bối cảnh hoạt động giao tiếp, tương tác t ch cực giữa trẻ với những người xung
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ SỸ HÙNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI Ở
TRƯỜNG MẦM NON
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI- 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỒ SỸ HÙNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI Ở
TRƯỜNG MẦM NON
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 914.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS Ngô Công Hoàn 2: PGS.TS Bùi Thị Lâm
HÀ NỘI- 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác
Tác giả luận án
Hồ Sỹ Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu ―Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo: PGS.TS Ngô Công Hoàn và PGS.TS Bùi Thị Lâm Thầy cô đã luôn tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện và tiếp thêm động lực để tôi có thể hoàn thành kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa và các anh chị
em đồng nghiệp Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Hồng Đức đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, giáo viên, cha mẹ trẻ các trường mầm non hòa nhập TP Thanh Hóa, Huyện Tĩnh Gia, Huyện Quảng Xương, Huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
hỗ trợ tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu luận án này.
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đ ch nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Luận điểm khoa học bảo vệ 6
9 Đóng góp mới của đề tài 6
10 Cấu trúc của đề tài 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 8
1.1.2 Nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 13
1.1.3 Nghiên cứu về trò chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ 18
1.1.4 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 22
1.2 Trẻ khuyết tật trí tuệ 26
1.2.1 Khái niệm, tiêu chí chẩn đoán và mức độ khuyết tật trí tuệ 26
1.2.2 Đặc điểm phát triển của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi 28
1.3 Kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 -6 tuổi 31
1.3.1 Kĩ năng giao tiếp 31
1.3.2 Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi 36
1.4 Trò chơi đóng vai của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi 40
1.4.1 Khái niệm và bản chất của trò chơi đóng vai 40
1.4.2 Cấu trúc của trò chơi đóng vai 41
1.4.3 Đặc điểm trò chơi đóng vai của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi 44
Trang 61.4.4 Vai trò của trò chơi đóng vai đối với việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi 46
1.5 Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai trong lớp mẫu giáo hòa nhập 48
1.5.1 Giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non 48
1.5.2 Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 50
1.5.3 Ý nghĩa giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi đóng vai 53
1.5.4 Mục tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 54
1.5.5 Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 55
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 57
Kết luận chương 1 61
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI 62
2.1 Vài nét về giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở việt nam 62
2.1.1 Giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở bậc học Mầm non 62
2.1.2 Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi trong chương trình GDMN 64
2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non 65
2.2.1 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng 65
2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 70
Kết luận chương 2 92
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI VÀ THỰC NGHIỆM 93
Trang 73.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 93
3.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục chung cho tất cả trẻ và mục tiêu giáo dục trẻ KTTT 93
3.1.2 Đảm bảo tính phù hợp với trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi 93
3.1.3 Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 94
3.1.4 Đảm bảo tính phát triển 94
3.2 Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 94
3.2.1 Nhóm biện pháp chuẩn bị 95
3.2.2 Nhóm biện pháp tác động 103
3.2.3 Nhóm biện pháp đánh giá, phối hợp 112
3.2.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai 117
3.3 Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm 119
3.3.1 Những vấn đề chung về thực nghiệm 119
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 121
3.3.3 Phân tích quá trình thực nghiệm 141
Kết luận chương 3 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 DSM - IV Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần
(Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders -IV)
3 DSM-V Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần
(Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders - V)
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
(United Nations International Children's Emergency Fund)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Nhận thức của GVMN về khả năng tham gia vào các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 71
Bảng 2.2 Nhận thức của GVMN về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 73
Bảng 2.3 Mức độ sử dụng các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 74 Bảng 2.4 Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đã được GVMN sử dụng 76 Bảng 2.5: Những thuận lợi trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 80 Bảng 2.6 Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng chú ý lắng nghe 81
Bảng 2.7 Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng luân phiên trong giao tiếp 82
Bảng 2.8 Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói 83
Bảng 2.9 Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp 84
Bảng 2.10 Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ 85
Bảng 2.11 Điểm trung bình, thứ bậc của các kĩ năng 86
Bảng 2.12 Bảng mức độ tương quan giữa các nhóm KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 88 Bảng 3.1 KNGT của Đ sau 2 lần đánh giá STN 124
Bảng 3.2 KNGT của trẻ sau 2 lần TN 130
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá KNGT của trẻ STN lần 1 và lần 2 137
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biều đồ 3.5.
Biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.7.
Phân bố thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu 69
Trình độ đào tạo của GVMN và CBQL 70
Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng giáo dục KNGT đối với trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 72
Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 72
Đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai. 78
Điểm TB các KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi 87
Kết quả đánh giá KNGT của Nguyễn.T.Đ TTN và STN lần 1, lần 2 .125
So sánh KNGT của trẻ TTN và sau 2 lần TN 126
Đánh giá KNGT của trẻ TTN, và STN lần 1 và lần 2 131
KNGT của trẻ trước và sau thực nghiệm 132
So sánh KNGT của bé Ph LTTN so với 2 lần đánh giá 138
KNGT của Ph L sau 2 lần đánh giá so với TTN 139
KNGT của 3 trẻ TTN và STN 141
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (UN,1989) và Tuyên bố Salamanca (Tây Ban Nha, 1994) đã khẳng định: Mọi người, mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất [5], [35] Điều đó cho thấy giáo dục hòa nhập (GDHN) là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay Mục đ ch của GDHN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật được tham gia đầy đủ vào các hoạt động giáo dục, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
1.2 Hiện nay, trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ 5 - 6 tuổi đã được tham gia học hòa nhập cùng với các bạn đồng trang lứa ở trường mầm non Tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và chỉ dẫn cho giáo viên mầm non (GVMN), nhằm giúp giáo viên có kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT nhẹ, giúp trẻ vượt qua những rào cản trong cuộc sống, tạo cơ hội để trẻ phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình.
1.3 Đối với trẻ em, giao tiếp là một trong những lĩnh vực phát triển quan trọng
và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các lĩnh vực khác Giáo dục kĩ năng giao tiếp (KNGT) cho trẻ KTTT nhẹ nhằm tạo môi trường tương tác t ch cực kích thích trẻ giao tiếp và được xác định là một nội dung giáo dục quan trọng trong mục tiêu giáo dục trẻ KTTT ở trường mầm non hiện nay Đa số trẻ KTTT nhẹ gặp khó khăn
về ngôn ngữ và hạn chế trong giao tiếp, khi tương tác với mọi người xung quanh trẻ thường có xu hướng thụ động, đôi khi xuất hiện một loạt các vấn đề về hành vi, trẻ cũng có nhiều hạn chế trong giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng mắt không ổn định, ít khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ nhu cầu với người khác Một số trẻ có biểu hiện như nôn nóng, lo lắng, dễ cáu gắt, bốc đồng, sự chịu đựng kém và thiếu hụt các kĩ năng xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, vui chơi, tham gia vào các hoạt động cùng với bạn bè và mọi người xung quanh [98], [99], [140] Do
đó, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT luôn là một mục tiêu ưu tiên trong quá trình can thiệp và giáo dục trẻ KTTT ở môi trường giáo dục hòa nhập.
1.4 Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 5 - 6 tuổi và là điều kiện quan trọng cho
sự phát triển ở trẻ Tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai trong lớp hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT được tương tác với các bạn trong lớp bằng các phương tiện giao tiếp khác nhau, thông qua chơi trẻ học được cách
Trang 12bày tỏ cảm xúc của mình với thế giới xung quanh Nghiên cứu của các tác giả như Bergen D (2002), Sameena N (2011), Sunish (2013), Raman S (2015), đã chỉ ra rằng chơi đóng vai k ch th ch tr tưởng tượng của trẻ, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội, phát triển mối quan hệ thân thiện thông qua sự hợp tác, lắng nghe, luân phiên và sử dụng ngôn ngữ để tương tác cùng nhau [50], [127], [133], [140] Khi chơi đóng vai trẻ KTTT sẽ học cách giao tiếp và điều chỉnh cho phù hợp với các nội dung và đối tượng giao tiếp, sự tương tác giữa các vai trong nhóm chơi sẽ tạo cơ hội để mọi trẻ trong lớp hỗ trợ trẻ KTTT Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn biết lựa chọn cách thức tác động phù hợp để kích thích trẻ KTTT sử dụng KNGT thông qua các tình huống chơi Do đó, trò chơi đóng vai là phương tiện quan trọng để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.
1.5 Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng đã được triển khai ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước Số lượng trẻ KTTT tham gia học hòa nhập tại các trường mầm non ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được mong muốn của gia đình có trẻ KTTT [31] Bên cạnh đó, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập ở trường mầm non cũng đã được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong việc can thiệp, trị liệu cho trẻ Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục trẻ KTTT Xuất phát từ nhiều l do như: Đa số giáo viên mầm non còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT, tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và áp dụng các biện pháp giáo dục đối với trẻ không khuyết tật Do đó, chưa phát huy được ưu thế của trò chơi đóng vai trong việc giáo dục KNGT cho trẻ Hơn nữa, nguồn tài liệu tham khảo về giáo dục KNGT cho trẻ còn khá hạn chế, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ KTTT trong các trường mầm non hiện nay.
Đề tài ―Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non‖ được lựa chọn nghiên cứu
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ
học hòa nhập Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn đang đặt ra trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ và đóng góp cho sự phát triển của khoa học giáo dục hòa nhập trẻ KTTT ở Việt Nam hiện nay.
Trang 132 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi, đề xuất các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non, giúp trẻ có thể giao tiếp tốt hơn trong các hoạt động ở trường học và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.
3 Khách thể và đối tư ng nghiên cứu
h ch th nghi n cứu
Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
i tư ng nghi n cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
4 Gi thuyết hoa học
Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình huống kích thích giao tiếp, tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi,
hỗ trợ cá nhân trẻ KTTT thực hành, luyện tập KNGT trong quá trình chơi đóng vai thì sẽ nâng cao được KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi trong môi trường GDHN.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai trong trường mầm non.
5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
6 Giới h n ph m vi nghiên cứu
- Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, 150 giáo viên dạy
ở trường mầm non hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm ở một số trường mầm non hòa nhập có trẻ KTTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trang 14- Tổ chức thực nghiệm tại 2 trường mầm non hòa nhập ở thành phố Thanh Hóa.
7 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7 hương ph p tiếp cận
Đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau để lựa chọn phương pháp nghiên cứu định hướng cho việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, bao gồm các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận giáo dục hòa nhập, tiếp cận hoạt động, tiếp cận phát triển, tiếp cận cá biệt hóa, tiếp cận thực tiễn.
Tiếp cận giáo dục hòa nhập: Giáo dục hòa nhập được hiểu là sự hỗ trợ mọi trẻ
em, trong đó có trẻ KT, có cơ hội bình đẳng tiếp cận các dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học Khi được học tập cùng các bạn đồng trang lứa trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi có cơ hội phát triển tối đa bản thân Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai được đặt trong môi trường giáo dục hòa nhập, không chỉ hướng tới sự phù hợp với cá nhân trẻ KTTT mà còn đảm bảo mục tiêu giáo dục chung cho tất cả các trẻ trong lớp Trong môi trường giáo dục hòa nhập, với sự hỗ trợ của mọi trẻ và giáo viên sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi tương tác và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động ở trường mầm non.
Tiếp cận hoạt động: Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua quá
trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động giao tiếp giữa trẻ với bạn bè và người lớn xung quanh Nghiên cứu việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai cần đặt trong bối cảnh hoạt động giao tiếp, tương tác t ch cực giữa trẻ với những người xung quanh khi chơi trò chơi đóng vai Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ coi trọng việc điều chỉnh cách thức hỗ trợ, tạo môi trường, cơ hội cho hoạt động giao tiếp giữa trẻ KTTT với các bạn trong lớp mẫu giáo hòa nhập.
Tiếp cận phát triển: Quá trình phát triển của trẻ có tính kế thừa, giai đoạn trước
làm tiền đề để phát triển cho giai đoạn tiếp theo Nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non được dựa trên sự phát triển chung của trẻ, xác định mức độ KNGT của trẻ KTTT
ở từng giai đoạn, củng cố kĩ năng trẻ đang có, hướng trẻ đến KNGT ở mức độ cao hơn Trên cơ sở đó, kế thừa những kết quả đã đạt được và tìm ra cách thức tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Trang 15Tiếp cận cá biệt hóa: Mỗi trẻ KTTT là một cá thể khác nhau, việc giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT cần tôn trọng trẻ như một cá thể riêng biệt Mặc dù cùng một khuyết tật nhưng
ở mỗi trẻ có những đặc điểm phát triển riêng, mức độ khuyết tật, có những rối loạn kèm theo khác nhau, bên cạnh đó đặc điểm chăm sóc giáo dục của từng gia đình đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Vì vậy, xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai cần dựa vào khả năng và nhu cầu của từng trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp và phát huy được thế mạnh của trò chơi đóng vai trong việc kích thích trẻ KTTT nhẹ tích cực giao tiếp qua các trò chơi.
Tiếp cận thực tiễn: Xây dựng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai dựa vào thực tiễn giáo dục trẻ KTTT, mức độ biểu hiện KNGT của trẻ và các biện pháp hiện nay giáo viên đã áp dụng, những khó khăn khi trẻ KTTT tham gia vào hoạt động chơi đóng vai Từ đó, điều chỉnh cách thức
hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của trẻ, điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi và phù hợp với đặc điểm của trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
7 hương ph p nghi n cứu
7 Nhóm phương ph p nghi n cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để thu thập, tổng hợp và khái quát hóa thông tin Sử dụng các phương pháp phân t ch, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7 Nhóm phương ph p nghi n cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng bảng hỏi để điều tra thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
-6 tuổi, các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - -6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non hiện nay.
7.2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động của trẻ ở lớp để thu thập các biểu hiện KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, đánh giá mức độ KNGT của trẻ, các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
Trang 16vấn giáo viên để biết được những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên đang gặp phải trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
7.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu sâu 03 trường hợp trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi để biết được mức độ bộc
lộ KNGT của trẻ, áp dụng và kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
7.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
7 hương ph p th ng kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 trong thống kê
và phân tích các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài.
8 Luận điểm hoa học b o vệ
8.1 Trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có một số hạn chế về KNGT song có thể giáo dục được các KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai trong môi trường GDHN.
8.2 Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi Tổ chức trò chơi đóng vai ở lớp mẫu giáo hòa nhập có ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT.
8.3 Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình huống kích thích giao tiếp, tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi, hỗ trợ cá nhân trẻ KTTT thực hành, luyện tập KNGT trong quá trình chơi đóng vai sẽ giáo dục được các KNGT như: Chú ý lắng nghe, luân phiên, hiểu ngôn ngữ, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, và sử dụng ngôn ngữ cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
9 Đ ng g p mới của đề tài
9.1 óng góp về mặt lí luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5-6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, trong đó trọng tâm là các lí luận về trẻ KTTT, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, tổ chức trò chơi đóng vai đối với
Trang 17việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 -
6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT.
10 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chương 3: Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai và thực nghiệm sư phạm.
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG
QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ những năm giữa thế kỉ XX, giáo dục trẻ KTTT đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới Những nghiên cứu này đều hướng tới mục đ ch chung là giúp cho cộng đồng nhận thức một cách đầy đủ hơn
về trẻ KTTT cũng như tìm ra các biện pháp hỗ trợ nhằm mang lại cơ hội phát triển tốt nhất cho trẻ Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực như: ngôn ngữ, giao tiếp và biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT Từ những công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng tôi tổng hợp một số hướng nghiên cứu ch nh sau đây:
1.1.1 Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Kĩ năng giao tiếp có vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ, đây là yếu tố giúp trẻ th ch nghi, phù hợp và phát triển trong xã hội, KNGT của trẻ được phát triển một cách tự nhiên và song song với các lĩnh vực phát triển khác Hiệu quả của quá trình giao tiếp có mối quan hệ trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của mỗi đứa trẻ [140] Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng nằm trong qui luật tự nhiên đó, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với các bạn đồng trang lứa, điều này xuất phát từ đặc điểm phát triển của trẻ và môi trường chăm sóc, giáo dục diễn ra xung quanh Do đó, khi nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi các nhóm tác giả thường tập trung những nội dung chính như:
Thứ nhất, nghiên cứu về vai trò của KNGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT: Tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này là nhóm tác giả Karoline Gooden, Jacqui Kearns (2013) ―The Importance of Communication Skills in Young Children‖, tác
giả cho rằng KNGT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ KTTT, là phương tiện giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, KNGT tốt là nền tảng để trẻ bước vào cuộc sống sau này và học các kĩ năng xã hội quan trọng khác [77] Với trẻ em KTTT lứa tuổi mầm non, KNGT là chìa khóa để trẻ tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động tương tác và vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ và giao tiếp khi tham gia vào các hoạt động ở trường học [57], [63], [77] Để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, cần tạo ra
Trang 19môi trường giao tiếp tích cực thông qua các hoạt động tương tác ở trường học cũng như tại gia đình trẻ nhằm kích thích trẻ giao tiếp, vì vậy, trong những năm đầu của giai đoạn phát triển, giáo viên và cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KNGT của trẻ KTTT Xác định được tầm quan trọng của KNGT đối với trẻ em, nhiều nghiên cứu gợi ý những kĩ năng giao tiếp cần thiết mà trẻ cần có được, tiêu biểu có thể kể đến như: Beisler, Frank, Gooden Caroline và Owen Hargie, các tác giả này đã đưa ra một số KNGT cơ bản gồm: kĩ năng hiểu và bày tỏ suy nghĩ; kĩ năng thể hiện cảm xúc và kĩ năng trao đổi thông tin [48], [77], [81] Bên cạnh đó, Rae Pica đặc biệt chú ý tới sự vận động của cơ thể và coi đó như một cách giao tiếp, sự tích cực hoạt động tạo ra các cơ hội giải tỏa cho trẻ và hướng tới các mối quan hệ tương tác [123] Các nghiên cứu đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của KNGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT và chỉ ra những kĩ năng giao tiếp mà trẻ em nói chung
và trẻ KTTT nói riêng cần đạt được trong từng giai đoạn.
Thứ hai, nghiên cứu về sự phát triển KNGT của trẻ KTTT: Moshe (2009)
chỉ ra rằng những năm đầu đời có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ
và giao tiếp của trẻ KTTT Những trải nghiệm đầu tiên về môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và tác động trực tiếp tới sự phát triển KNGT của trẻ KTTT [141] Tác giả Sunish đã khẳng định, KNGT của trẻ KTTT được phát triển thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó hoạt động chơi sẽ kích thích trẻ tích cực tương tác và sử dụng các phương tiện giao tiếp Thông qua các trò chơi trẻ được trải nghiệm với các vai chơi, hành động chơi, được tương tác với nhau bằng ngôn ngữ sẽ có ý nghĩa trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT [140] Cùng quan điểm đó, một số tác giả cho rằng, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT trong những năm đầu có ảnh hưởng tới sự phát triển các lĩnh vực khác như: Nhận thức
(Hebbeler, Spiker, Bailey, Scarborough, Mallik, Simeonsson & Singer, 2007,
Hebbeler, 2009) [83], [84]; Phát triển kĩ năng xã hội và cảm xúc (Hebbeler, Spiker et
al, 2007; Landa, Holman, O’Neill, & Stuart, 2010) [84], [105].
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Rahil Mahyuddin và Habibah Elias (2010) trong
nghiên cứu ―The Correlation Between Communication and Social Skills among Early Schooler in Malaysia‖ cũng cho rằng sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nhẹ có mối liên hệ
chặt chẽ với các kĩ năng xã hội, khi trẻ muốn bộc lộ nhu cầu của bản thân, nói
Trang 20lời cảm ơn, xin lỗi, biết xử lý các tình huống trong cuộc sống, biết lắng nghe và chủ động tương tác với mọi người xung quanh, đây là những nhóm kĩ năng cơ bản có tác động rất lớn đến kết quả học tập của trẻ ở trường Do đó, nền tảng giao tiếp vững chắc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng xã hội và thành tích học tập của trẻ Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng những trẻ có KNGT kém thì kĩ năng xã hội cũng sẽ kém, đồng thời việc học, sử dụng ngôn ngữ và tư duy toán học cũng bị ảnh hưởng [63] Đồng quan điểm đó nhóm tác giả Bredek Camp & Copple (1997); Hart
& Risley (1995) cũng cho rằng, KNGT của trẻ có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực phát triển khác như: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội, trong đó nhóm tác giả nhấn mạnh tới vai trò của KNGT đối với việc phát triến kĩ năng xã hội của trẻ [57], [82] Như vậy, giáo viên và cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ Nếu giáo dục KNGT cho trẻ một cách hợp lí sẽ hỗ trợ tất cả các lĩnh vực khác phát triển, trái lại nếu giáo dục KNGT cho trẻ không phù hợp sẽ kìm hãm đáng kể sự phát triển sau này của trẻ.
Thứ ba, nghiên cứu về những khó khăn và hạn chế trong giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ Tác giả Sunish cho rằng phần lớn trẻ KTTT gặp khó khăn khi tương tác với mọi
người xung quanh, vốn từ nghèo nàn, sử dụng ngôn ngữ kém linh hoạt là những rào cản làm cho trẻ bị động trong các tình huống giao tiếp diễn ra hằng ngày Vì vậy, để giúp trẻ KTTT hòa nhập với các bạn và tham gia có hiệu quả các hoạt động
ở trường học thì KNGT là chìa khóa hỗ trợ trẻ KTTT [140] Đồng quan điểm đó nhóm tác giả Kaiser, Hester cũng cho rằng mặc dù KNGT được xem là quan trọng đối với sự thành công trong trường học và giúp trẻ trở nên độc lập trong xã hội, song sự phát triển KNGT của trẻ KTTT có những chậm trễ hơn so với trẻ không khuyết tật, đôi khi những
cơ hội để phát triển của trẻ cũng bị bỏ lỡ [98] Bên cạnh đó, khó khăn trong giao tiếp ở trẻ KTTT cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề rối loạn hành vi của trẻ [134] Ngoài
ra, nhóm tác giả Jennifer và Mark Wolery cũng cho rằng, trẻ KTTT có nhiều hạn chế khi sử dụng các phương tiện giao tiếp để tương tác với mọi người xung quanh như sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp [106] Với những khó khăn và hạn chế đó, trẻ KTTT luôn cần sự hỗ trợ từ bạn bè và mọi người xung quanh để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non.
Thứ tư, nghiên cứu những khác biệt giữa KNGT của trẻ KTTT và trẻ không
Trang 21khuyết tật: Rosenberg, S & Abbeduto, L, Firend, M cho rằng KNGT của trẻ KTTT
cũng giống như tất cả trẻ em khác [99] Một số KNGT như giao tiếp bằng mắt ―Eye Contact‖ kĩ năng chú ý ―Pay Attention‖ kĩ năng diễn đạt mạch lạc ―Speak clearly‖
và kĩ năng luân phiên ―Turn - Taking Skill‖ có sự khác biệt nhất định, mức độ ổn định khi giao tiếp không cao, trẻ thường xuyên cần sự hỗ trợ của người lớn Bên cạnh đó, việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ ở trẻ KTTT cũng có sự khác biệt so với trẻ không khuyết tật, diễn đạt kém mạch lạc, hay sao nhãng khi giao tiếp với mọi người xung quanh là những biểu hiện rất dễ nhận thấy ở nhóm trẻ KTTT Vì vậy, khi thực hiện nhiệm vụ được giao trẻ cần thời gian dài hơn để hiểu và thực hiện yêu cầu của người khác [130] Khi làm việc trực tiếp với trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, trẻ thường có một số khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, dù vốn từ vựng của trẻ cũng đã phong phú hơn so với lứa tuổi trước, tuy nhiên, khi áp dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể lại thể hiện sự kém linh hoạt.
Thứ năm, nghiên cứu về những rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ KTTT:
Trong nghiên cứu ―Early Language Development In Children With Mental
Retardation‖ nhóm tác giả Tager-Flusberg & Sullivan (1998) cho rằng trẻ KTTT lứa tuổi
mầm non vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình học ngôn ngữ, số lượng từ của trẻ khá hạn chế, chỉ có được một vài từ gần gũi, chẳng hạn như tên của các thành viên trong gia đình và một vài đối tượng quen thuộc xung quanh [68] Nhóm tác giả Lesser
& Hassip (1986) chỉ ra rằng, trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ biểu cảm là 3 - 10%, rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận là 1-13 %, sự rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ KTTT cao hơn rất nhiều so với trẻ không khuyết tật, ước t nh khoảng 55% [109] Những khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp là khó khăn điển hình ở trẻ KTTT lứa tuổi mầm non KTTT có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, trẻ
có hội chứng Down thì khó khăn trong việc phát âm, song t có rối loạn về sử dụng ngôn ngữ, ngược lại với trẻ mắc hội chứng Fragile X (Tager- Flusberg & Sullivan, 1998) việc sử dụng ngôn ngữ nói lại là khó khăn [68] Theo Harel và cộng sự (1996) rối loạn ngôn ngữ
và cách diễn đạt là một trong những dấu hiệu ch nh để trẻ được giới thiệu đến dịch vụ nhi khoa (chiếm 40%) [80] Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng những rối loạn về ngôn ngữ và rối loạn cách diễn đạt ch nh là yếu tố gây ra những khó khăn trong giao tiếp mà trẻ KTTT gặp phải trong cuộc sống, chính khó khăn này dẫn
Trang 22tới ở nhiều trẻ cảm thấy bối rối, thiếu tự tin thậm chí trở nên nhút nhát và bị cô lập với các bạn trong nhóm chơi.
Thứ sáu, nghiên cứu về vai trò môi trường giáo dục đối với sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nhẹ: Nhóm tác giả Rahil Mahyuddin và Habibah Elias cho rằng ngoài dạy
cho trẻ những kiến thức nền tảng thì cha mẹ cần trang bị cho trẻ kĩ năng giao tiếp ngay khi còn nhỏ, môi trường giáo dục tốt sẽ tạo ra sự tương tác t ch cực giữa trẻ với các bạn trong lớp và giữa trẻ với giáo viên Do đó, giáo viên phải có nhiều chiến lược, phương pháp giáo dục khác nhau để nhận ra sự khác biệt giữa cá nhân từng trẻ và
có biện pháp phù hợp k ch th ch trẻ bộc lộ KNGT [63] Tác giả Steven Gutstin cho rằng để giáo dục KNGT cho trẻ cần phải tạo môi trường giao tiếp t ch cực, phát triển mối quan hệ xã hội giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh bắt đầu từ bản thân trẻ (tên gọi, các bộ phận cơ thể), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong gia đình (tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh [139].
David Warden, Donald Christie đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho trẻ, trong đó đề cao vai trò của tác động giáo dục đúng hướng từ gia đình và nhà trường [145].Việc giáo dục KNGT cho trẻ phải căn cứ trên những yếu tố ảnh hưởng đó Tara Winterton đã đưa ra cách thức tác động trong môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ trẻ có khó khăn trong giao tiếp, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa
kĩ năng giao tiếp với sự phát triển các chức năng tâm l ở trẻ KTTT [28] Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kém là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng tới quá trình tương tác với mọi người xung quanh, làm cho trẻ chán nản, tách mình ra khỏi nhiệm vụ chơi hoặc các bạn chơi ít tương tác với trẻ Cùng quan điểm này, nhóm tác giả Abbeduto & Rosenberg (1993) cũng cho rằng những trẻ KTTT có chỉ số IQ thấp thường có khuynh hướng bộc lộ hạn chế ở cách phát âm rõ ràng
[130] Một số nghiên cứu về khả năng tham gia hội thoại của trẻ KTTT có hội chứng Down và hội chứng Williams đã chỉ ra rằng: Những trẻ này có thể duy trì một chủ đề khi nói chuyện trong một thời gian dài.Tuy nhiên, ở những bé trai KTTT mắc hội chứng fragile X thì lại có khó khăn trong việc duy trì một chủ đề hội thoại và khi giao tiếp trẻ cũng thường xuyên sử dụng một số từ không phù hợp với nội dung giao tiếp và chủ đề giao tiếp Beeghly và cộng sự (1990) [47], Kelley và Tager-Flushberg (1994) [100] Trẻ KTTT mặc dù đạt được một số kĩ năng ngôn ngữ cơ bản song khả năng duy
Trang 23trì cảm xúc và sự tập trung chú ý trong hội thoại lại có hạn chế [66], [74] Các tác giả
đã khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố môi trường giáo dục tác động đến
kĩ năng giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ Do vậy, các nhà giáo dục cần biết khai thác các yếu tố đó trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.
Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT cũng nhận được sự quan tâm của các tác giả ở Việt nam Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010) đã chỉ ra đặc điểm giao tiếp
và một số KNGT của trẻ KTTT Dựa vào đặc điểm và những KNGT còn hạn chế ở trẻ, tác giả cũng đề cập tới một số KNGT như: Chú ý lắng nghe, bắt chước và lần lượt, liên hệ mắt, chơi, hiểu ngôn ngữ, đây là những kĩ năng cần thiết giúp trẻ hòa nhập với mọi người xung quanh [41] Ngoài ra, tác giả Đinh Nguyễn Trang Thu (2017) đã phân tích một số đặc điểm về KNGT của trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập ở tiểu học, đồng thời đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGT nhằm giúp trẻ học hòa nhập đạt kết quả cao hơn [31] Việc nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhằm giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng đã và đang là mục tiêu ưu tiên trong công tác can can thiệp và trị liệu cho trẻ KTTT hiện nay.
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau về KNGT của trẻ KTTT nhẹ, trong đó tập trung vào vào một số nội dung như: Tầm quan trọng của KNGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT; Một số khó khăn trong giao tiếp của trẻ KTTT; Những điểm khác biệt giữa KNGT của trẻ KTTT với trẻ không khuyết tật và một số rối loạn trong giao tiếp ở trẻ KTTT Đồng thời các nghiên cứu cũng khẳng định trẻ KTTT đã bộc lộ được một số kĩ năng giao tiếp cần thiết để tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non Ở Việt Nam, nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm, song các công trình nghiên cứu còn ít và chưa đi sâu vào trẻ KTTT học hòa nhập ở các trường mầm non.
1.1.2 Nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Xuất phát từ thực tiễn GDHN trẻ KTTT, những khó khăn trong giao tiếp của trẻ, các nghiên cứu về biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ luôn nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả trong những năm gần đây Dựa vào đặc điểm phát triển, những khó khăn trong giao tiếp của trẻ KTTT, các tác giả đề xuất một số cách thức hỗ trợ, phương pháp trị liệu, can thiệp giúp trẻ khắc phục những khó khăn để trẻ có thể tham gia hiệu quả vào trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non Những biện
Trang 24pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi được các tác giả tập trung vào những nội dung sau đây:
Thứ nhất: Sử dụng trò chơi để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT Tiêu biểu là nghiên
cứu ―Effect of Role Play on Developing Communication Skills of Children with
Moderate Mental Retardation” của T V Sunish (2013), tác giả cho rằng trò chơi đóng
vai có ảnh hưởng rất lớn đến KNGT của trẻ KTTT, vai trò đó được thể hiện khá rõ nét qua một số điểm như: Trò chơi đóng vai giúp trẻ KTTT phát triển KNGT bằng lời; Sử dụng trò chơi đóng vai mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển KNGT phi ngôn ngữ cho trẻ KTTT; Khẳng định trò chơi đóng vai có ưu thế trong việc giáo dục KNGT phi ngôn ngữ hơn là giao tiếp bằng ngôn ngữ Nghiên cứu cũng cho rằng trò chơi đóng vai
là một phương tiện hiệu quả để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT giống như các phương pháp giảng dạy khác, tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi đóng vai chưa được chú trọng môi trường giáo dục hòa nhập và sử dụng để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
[140] Các nhóm tác giả khác như: Doris Bergen, (2002); Raman, Sutha, Lin, Marisa (2015) cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ KTTT Trong đó, các nhóm tác giả đề cao tới việc sử dụng trò chơi nhằm kích thích trẻ KTTT sử dụng ngôn ngữ và xem đó như là biện pháp để giáo viên áp dụng cho những trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp [50], [127] Như vậy, trò chơi đóng vai có ảnh hưởng trực tiếp tơ sự phát triển của trẻ nói chung và sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nói riêng, các nhà giáo dục cần lưạ chọn trò chơi phù hợp
vơ khả năng và nhu cầu của trẻ KTTT để phát huy được ưu thế của trò chơi đối vơ
sự phát triển của trẻ.
Thứ hai: Sử dụng hình thức kể chuyện để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ.
Nhóm tác giả Russu CS, Corina Florina và Carroll, Valeria (2007) trong nghiên cứu
―Using Storytelling to Improve Communication Skills of Children With Intellectual Disability‖ cho rằng, truyện kể có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ mầm non, giá trị giáo dục
từ những câu chuyện giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tới vai trò của việc kế chuyện trong việc nâng cao kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hiểu
và sử dụng ngôn ngữ cũng như các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ KTTT Nghiên cứu cho rằng đây là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng không những phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ mà còn có ý nghĩa đối vơ việc giáo dục
Trang 25KNGT cho trẻ KTTT, điều này cũng đã gợi ý cho các nhà giáo dục, cha mẹ trẻ có thể lựa chọn những câu chuyện phù hợp để từng bước tạo môi trường ngôn ngữ tích cực, kích thích trẻ bộc lộ KNGT trong các hoạt động [131], [140] Những phát hiện này cũng sẽ là nguồn cảm hứng cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non hiện nay.
Thứ ba: Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT thông qua các hoạt động tương tác tại
gia đình Pelin & Nilay Kayhan (2016) trong cuốn ―An Investigation of the Effect of
the Communication Skills of the Children with Intellectual Disability to the Anxiety
Level of Their Mothers‖ cho rằng, việc tương tác giữa trẻ KTTT với các thành viên
trong gia đình có vai trò lớn đối vơ việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT Trẻ thường xuyên được tương tác, được trải nghiệm với các hoạt động diễn ra hằng ngày tại gia đình sẽ là cơ hội để kích thích trẻ tích cực giao tiếp, tạo cho trẻ môi trường ngôn ngữ tích cực và là cơ sở để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT Các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhằm làm giảm sự lo lắng của cha mẹ trong qúa
trình chăm sóc và giáo dục trẻ [121] Đồng quan điểm đó, Harel S, Greenstein Y, và
cộng sự (1996) cũng cho rằng môi trường tương tác tại gia đình có ý nghĩa lớn đối với
sự phát triển KNGT của trẻ KTTT, đó là sự quan tâm của cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ, hiểu biết về KNGT của trẻ và có biện pháp hỗ trợ trong các hoạt động
tương tác tại gia đình [80] Hầu hết các nghiên cứu này đều đề cập tới các biện pháp
hỗ trợ tại gia đình và đề cao sự phối hợp thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong việc kích thích trẻ giao tiếp.
Thứ tư: Áp dụng một số biện pháp can thiệp sớm để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT Nhóm tác giả Udeme Samuel Jacob và cộng sự cho rằng can thiệp sớm là phương
pháp có thể khắc phục được một số hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp của những trẻ KTTT có rối loạn trong giao tiếp như: giúp trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc [93] Nhóm tác giả Bailey, Hebbeler và cộng sự (2005), Hickman and Jones (2009); Hebbeler, (2009), đã chỉ ra được những lợi ch đặc biệt từ chương trình can thiệp sớm cho trẻ có rối loạn giao tiếp đối với gia đình, xã hội và bản thân trẻ KTTT [83], [84], [86] Khi chương trình can thiệp sớm dành cho trẻ KTTT rối loạn ngôn ngữ, khó khăn trong giao tiếp được tiến hành một cách phù hợp sẽ làm giảm cảm giác thất vọng, bị cô lập và căng thẳng kéo dài ở trẻ Do đó, việc giáo dục sớm nên
Trang 26được bắt đầu từ lứa tuổi mầm non, điều này không chỉ có ý nghĩa đối với trẻ mà còn giúp cha mẹ trẻ vượt qua những vấn đề về tâm l như áp lực, lo lắng xuất phát từ nhu cầu đặc biệt của trẻ Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu này nhóm tác giả cũng khuyến nghị hiện nay số lượng bác sĩ chuyên ngành trị liệu các vấn đề ngôn ngữ như: rối loạn diễn đạt, cách phát âm, thính học và giáo viên giáo dục đặc biệt, những người trực tiếp dạy trẻ KTTT về KNGT vẫn còn thiếu và cần được tăng cường đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học.
Một số nghiên cứu về những giải pháp cụ thể để trị liệu rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ KTTT cũng được nhiều tác giả quan tâm, tiêu biểu như Haris Memisevic, Selmir Hadzic (2013) cho rằng với tỷ lệ trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ
và rối loạn diễn đạt ngày càng tăng thì việc cung cấp những giải pháp trị liệu cho tất
cả trẻ em KTTT là điều vô cùng cần thiết [117] McIntosh và cộng sự (2007) khuyến nghị rằng để chương trình trị liệu cho trẻ KTTT có rối loạn trong giao tiếp phải có
sự phối hợp giữa các bác sĩ trị liệu ngôn ngữ, giáo viên và cha mẹ trẻ, đồng thời giáo viên mầm non phải cung cấp những thông tin cần thiết về sự phát triển KNGT của trẻ, giúp cho các chuyên gia nắm bắt được sự phát triển của trẻ để điều chỉnh phương pháp trị liệu kịp thời Các tác giả cũng đưa ra một số qui tắc trong trị liệu ngôn ngữ cho trẻ KTTT như: 1) Liệu pháp nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất ở tuổi mẫu giáo; 2) Sự phối hợp chặt chẽ của nhóm chuyên gia, bao gồm các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, nhà tâm lý học, giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục đặc biệt; 3) Cần đánh giá thường xuyên về sự tiến bộ của trẻ KTTT trong quá trình trị liệu [116] Đây được xem là những giải pháp trị liệu ngôn ngữ quan trọng nhằm giúp trẻ phát triển các kĩ năng giao tiếp xã hội.
Thứ năm: Phát triển kĩ năng xã hội hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT, Steven Gutstin cho
rằng để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT cần phải phát triển mối quan hệ xã hội giúp trẻ hiểu được bản thân (tên gọi, các bộ phận cơ thể…), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong gia đình (tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các
sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh Trong mỗi hoàn cảnh, tình huống có vấn đề trẻ KTTT có thể biết cách giao tiếp phù hợp [139] Tác giả Pertanika (2010) cho rằng kĩ năng xã hội và KNGT có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nếu trẻ có kĩ năng xã hội tốt sẽ hỗ trợ cho kĩ năng giao tiếp ở trẻ KTTT, do đó để giáo dục KNGT
Trang 27cần chú ý tới kĩ năng xã hội cần thiết cho trẻ, tăng cường sự tương tác giữa trẻ KTTT với môi trường bên ngoài sẽ k ch th ch trẻ bộc lộ những kĩ năng xã hội quan trọng như t nh chủ động, t nh linh hoạt và đây là chìa khóa để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT [63], [135] Gia đình đóng vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết cho trẻ như: kĩ năng luân phiên, kĩ năng liên cá nhân, giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện, hay tham gia vào hội thoại một cách lịch sự.
Tại Việt Nam , nghiên cứu về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu như các lĩnh vực giáo dục khác, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ không khuyết
tật như: Nguyễn Thị Thu Hà (2016) với nghiên cứu ―Giáo dục KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo tiếp cận hợp tác‖, tác giả đưa ra một số KNGT dưới góc
độ kĩ năng sống của trẻ như: Kĩ năng đưa ra thông điệp, kĩ năng tiếp nhận thông
điệp, kĩ năng phán đoán và xử l thông tin trong tiến trình giao tiếp, kĩ năng quản
l và làm chủ tình thế giao tiếp [6] Tác giả Phạm Thị Thu Thủy (2016) nghiên
cứu về ―Kĩ năng giao tiếp của trẻ 5 - 6 tuổi tỉnh Tuyên Quang qua trò chơi đóng vai theo chủ đề‖ tác giả đã đưa ra các KNGT cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi [32] Tác giả Nguyễn Minh Ngọc (2017) với nghiên cứu ―Kĩ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo lớn‖[25], tác giả đã đề cập tới một số kĩ năng như: Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục cho trẻ trong trường mầm non.
Nghiên cứu về KNGT cho trẻ khuyết tật có tác giả Nguyễn Thị Thanh (2014) đề xuất một số biện pháp phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ 3 - 4 tuổi trong trường MN, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa quá trình tổ chức các hoạt động ở trường mầm non và sự phát triển KNGT cho trẻ tự kỷ Mặt khác, quá trình phát triển KNGT cho trẻ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non không chỉ thể hiện các đặc điểm của tổ chức hoạt động giáo dục mà còn mang t nh chất hỗ trợ cho trẻ khuyết tật, song vẫn không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ không khuyết tật [29] Tác giả Đinh Nguyễn Trang
Thu (2017) với công trình nghiên cứu ―Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết
tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học” đã đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp
giáo dục KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở tiểu hoc [31] Tác giả Nguyễn Thị Nga và
Trần Thị Minh Thành (2018) nghiên cứu ―Một số biện pháp
Trang 28phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ KTTT 5 - 6 tuổi‖, nhóm tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ như: Sử dụng truyện
kể, đọc thơ, sử dụng trò chơi hay thông qua các tình huống hằng ngày nhằm k ch
th ch trẻ giao tiếp [23] Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh (2018) trong công trình
nghiên cứu “Xây dựng chương trình dạy kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ” đã đưa ra nhóm kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết cho trẻ em có
rối loạn phổ tự kỉ, trong đó tác giả đã xây dựng những nhóm kĩ năng quan trọng như: KN giao tiếp xã hội; KN tương tác xã hội; KN đồng cảm Đây là những nhóm KN giúp trẻ có thể hòa nhập với mọi người xung quanh [2] Việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập cần được đặc biệt quan tâm hơn nữa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, các nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT trên thế giới đã tập trung vào một số kh a cạnh như: Nghiên cứu sử dụng trò chơi đóng vai
để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT; Sử dụng hình thức kể chuyện; Áp dụng biện pháp can thiệp sớm cho trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ; Giáo dục KNGT cho trẻ thông qua hoạt động tương tác tại gia đình; Phát triển kĩ năng xã hội hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non Đặc biệt là các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
1.1.3 Nghiên cứu về trò chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ
Những nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ KTTT
Dandhi Kuswardhana S H., Juhanaini, (2017), D.M Malone (1990) và D Micheal
Malone (2006) chỉ ra rằng trẻ KTTT nhẹ có nhiều hạn chế trong quá trình tham gia vào trò chơi, đặc biệt là kĩ năng chơi, nhưng sự hứng thú với nội dung chơi thì có nhiều điểm giống với trẻ em không khuyết tật [58], [60] Nghiên cứu của Hughes, C., & Dunn,
J (1997) chỉ ra rằng việc thao tác với đồ chơi của trẻ KTTT khác nhiều so với trẻ không khuyết tật [90] Ở trẻ KTTT có xu hướng th ch các trò chơi sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản hơn là các loại trò chơi mang t nh tưởng tượng [91] Các trò chơi của trẻ KTTT thường xuyên xuất hiện lặp đi lặp lại, thiếu linh hoạt, trẻ chỉ tiếp xúc với những loại đồ chơi đơn giản với các thao tác bằng tay Li (1981) nêu lên những đặc điểm cơ bản để phân biệt trò chơi của trẻ KTTT với trẻ không khuyết
Trang 29tật chính là kĩ năng chơi và sử dụng các đồ chơi [111] Điều đó thể hiện những nét riêng biệt giữa đặc điểm chơi của trẻ KTTT với trẻ em không khuyết tật.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ KTTT ở độ tuổi lớn có xu hướng quan tâm đến một số trò chơi đòi hỏi có sự hợp tác giữa nhiều người với nhau, hay còn gọi là chơi theo nhóm Do ảnh hưởng của khuyết tật nên quá trình chơi của trẻ cũng diễn ra đơn điệu hơn các bạn không khuyết tật, sự tương tác trong khi chơi không cao, một phần do khả năng tưởng tượng của trẻ và khả năng sử dụng ngôn ngữ để duy trì nội dung chơi Những khác biệt này cũng đã được thể hiện trong rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học và giáo dục học [59], [107], [108] Khi tham gia vào các trò chơi đòi hỏi kĩ năng chơi tốt và kĩ năng tương tác xã hội như: Các trò chơi đóng vai Bác sĩ, Bán hàng, Nấu ăn…Trẻ cần sự hỗ trợ của các bạn chơi và người lớn xung quanh trẻ Khi được trợ giúp từ người lớn và bạn bè xung quanh trẻ sẽ tích cực hơn trong khi chơi, chủ động trong việc nêu ý tưởng và đặc biệt là mức độ tương tác bằng các phương tiện giao tiếp cao hơn.
Freberg, J (1973) cho rằng ảnh hưởng của khuyết tật cũng làm hạn chế sự phát triển KNGT của trẻ Vì vậy, ít thấy trẻ KTTT tham gia vào trò chơi mang t nh tập thể, trẻ thường chơi một mình ở một khu vực khác trong lớp Với trẻ KTTT 4 - 6 tuổi mức độ tham gia trò chơi, hành động chơi, nội dung chơi, cũng có sự khác biệt
so với trẻ không khuyết tật, điều này xuất phát từ ảnh hưởng của khuyết tật làm hạn chế kĩ năng chơi, và tính chủ động trong khi chơi [71].
Như vậy, ở trẻ KTTT cũng cho thấy sự hứng thú nhất định đối với một số loại trò chơi, việc gia nhập vào trò chơi trẻ phải tích cực tương tác với các bạn trong nhóm chơi Tuy nhiên, nội dung chơi, kĩ năng chơi, mức độ chơi của trẻ có những hạn chế so với trẻ em không khuyết tật Kết quả nghiên cứu đưa ra là cơ sở để các nhà giáo dục lựa chọn cách thức hướng dẫn chơi phù hợp với khả năng của trẻ.
Những nghiên cứu về trò chơi đóng vai của trẻ KTTT
Chơi đóng vai là một trong những trò chơi đặc trưng nhất của trẻ mẫu giáo, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ Trong số các tác giả có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể đến Hurwitz, (2002), Vygoxky (1967), Piaget (1962), D.G.Singer, Singer, D’Agostino, & Delong, 2009), Ganer (1983) các tác giả đã chỉ ra vai trò to lớn của trò
Trang 30chơi đóng vai đối với đời sống tâm lí của trẻ KTTT Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu vui chơi, còn giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm và kĩ năng xã hội
[52], [73], [122], [136], [144] Một số tác giả khác như: Ashiabi, 2007; Bergen, 2002;
Ginsburg 2007; Hirsh-Pasek, Golinkoff, Berk, & Singer, 2009; Isenberg &
Quisenberry, 1988; Lillard, 2011a cho rằng thông qua trò chơi đóng vai sẽ giúp
trẻ phát triển kĩ năng xã hội (với năm lĩnh vực:sáng tạo, giải quyết vấn đề, trí
thông minh, hội thoại, tranh luận), khả năng nhận thức xã hội, kĩ năng ngôn ngữ,
kĩ năng tường thuật chuyện và tự điều chỉnh bản thân (chức năng điều hành và sự
điều chỉnh cảm xúc) [44], [50], [76], [87], [92], [112] Xem xét nghiên cứu của các nhóm tác giả, chúng tôi cho rằng, những nghiên cứu về trò chơi đóng vai của trẻ KTTT đã tập trung vào một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu về vai trò của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ KTTT, tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này có thể kể đến nhóm tác giả Sutha
Raman và Marisa Lin (2015) ở Singapore trong cuốn ―The Role Of Role Play In
Special Education: Review Of The Play With Me‖, tác giả cho rằng trò chơi đóng vai
có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ KTTT Trong đó, nhóm tác giả đã chỉ
ra những tác động to lớn từ chơi đóng vai ở 10 trẻ KTTT nhẹ (chỉ số IQ trung bình 58.3, độ tuổi trung bình từ 5 - 8 tuổi), qua quan sát trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai, các tác giả cho rằng trò chơi đóng vai có ưu thế trong việc dạy kĩ năng xã hội cho trẻ KTTT như: chào hỏi, luân phiên, nói lời yêu cầu với người khác, mở rộng vốn
từ thông qua các chủ đề chơi khác nhau [127] Chính vì vậy, sử dụng trò chơi đóng vai được coi là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho trẻ học hòa nhập
ở trường mầm non.
Cùng quan điểm đó Juliene Madureira Ferreira, Marita Mäkinen, Kátia de Souza Amorim (2016) cũng cho rằng nếu trẻ KTTT nhẹ 5 tuổi (Down syndrome) có sự tương tác một cách t ch cực của các thành viên trong nhóm chơi sẽ k ch th ch trẻ phát triển các kĩ năng chơi và tính chủ động tương tác với nhóm chơi Bên cạnh đó, những trải nghiệm trong trò chơi, cảm xúc khi chơi sẽ dẫn dắt quá trình tương tác của trẻ chứ không phải là do khả năng ngôn ngữ hay sự dàn xếp của người lớn [65] Từ những nghiên cứu về khả năng phát triển của trẻ KTTT thông qua trò chơi đóng vai tác giả rút ra 3 kết luận quan trọng: 1) sự tương tác trong trò chơi để điều chỉnh hành vi
Trang 31của trẻ; 2) qua tương tác với các thành viên trong nhóm chơi sẽ phát triển, sẽ nảy sinh ý tưởng chơi; 3) khả năng của trẻ KTTT có thể dẫn dắt hoạt động chơi tập thể.
Thứ hai: Nghiên cứu về kĩ năng chơi, nội dung, hành động chơi trong trò chơi
đóng vai của trẻ KTTT, nhóm tác giả (Lev Vygotsky 1976, Gardne, 1983), đã chỉ ra rằng
trẻ em KTTT thể hiện sự th ch thú đối với trò chơi liên quan đến một số kĩ năng vận động thô và những vật liệu chơi cảm giác hơn là trò chơi liên quan đến những yếu tố giả vờ, tưởng tượng và tương tác xã hội Một số tác giả khác lại cho rằng, nhiều trẻ KTTT thường thiếu tính chủ động trong khi chơi, đặc biệt là với những trò chơi mới, trẻ thường bị động trong quá trình chơi, kĩ năng chơi thường bị trì hoãn và có nhiều hạn chế Trẻ KTTT có thể học được một số hành vi xã hội quan trọng như là sự nhường nhịn, tính hợp tác khi trẻ đóng vai hoặc khi trẻ cùng tham gia vào những tình huống xã hội [73], [144], [127] Nhóm tác giả Johnson, Christie, & Yawkey (1999)
[95] cho rằng trẻ KTTT có xu hướng thích tham gia vào các hành vi khám phá nhiều hơn là các hành vi mang t nh xã hội, do vậy, trẻ KTTT có thể phải cần nhiều thời gian
và cơ hội hơn để học các kĩ năng chơi trước khi trẻ có thể sử dụng những kĩ năng này một cách tự nhiên trong suốt quá trình chơi Hughes (1991) nhấn mạnh rằng trẻ KTTT
có thể cần thêm thời gian để trải nghiệm với đồ chơi, học cách chơi với đồ chơi bởi vì trẻ không quen với các vật liệu chơi [91] Các kĩ năng chơi và hành động chơi của trẻ KTTT sẽ được cải thiện khi trẻ có cơ hội tham gia vào các trò chơi ở nhiều chủ đề khác nhau cùng với các bạn trong trường mầm non Bên cạnh đó, giáo viên điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức và đặc biệt là điều chỉnh mức độ yêu cầu nhằm phù hợp với trẻ KTTT, trẻ sẽ học được nhiều kĩ năng chơi.
Thứ ba: Nghiên cứu về khả năng tự điều chỉnh qua trò chơi đóng vai của trẻ KTTT, Sandrine Vieillevoye, Nathalie Nader-Grosbois (2007) trong nghiên cứu ―Self-
Regulation during Pretend Play in Children with Intellectual Disability and in
Normally Developing Children‖ đã chỉ ra rằng chơi giả vờ được xem như một hoạt
động có nhiều ưu thế đối với khả năng tự điều chỉnh ở trẻ không khuyết tật cũng như trẻ KTTT [143] Bên cạnh đó, sự tự điều chỉnh trong khi chơi phát triển mạnh ở cuối tuổi mẫu giáo, chính vì vậy thường thấy ở trẻ một số khả năng như nhận thức, các hành
vi mang t nh xã được bộc lộ [53], [67], [75], [124] Cuskelly, Zhang, và Gilmore
(2003) lại chú ý đến sự tự điều chỉnh thông qua trò chơi đóng vai đối với nhóm trẻ có
Trang 32hội chứng Down [75] Như vậy, việc khuyến khích trẻ KTTT tham gia vào trò chơi đóng vai có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển chung của trẻ, đặc biệt là đối với các kĩ năng cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động tương tác nhóm.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hòa, Trần Thị Ngọc Trâm,
Vũ Thị Ngân đã đề xuất những biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ mẫu giáo không khuyết tật nhằm phát triển các kĩ năng nhận thức, so sánh, khái quát hóa, giáo dục tính tự lập …[10], [24], [34] Nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi cho trẻ khuyết tật trong lớp mẫu giáo hòa nhập cũng đã được quan tâm nhưng còn khá khiêm tốn Trong đó, nhóm tác giả Nguyễn Đức Minh (2007) đã biên soạn các trò chơi dành cho trẻ khuyết tật học hòa nhập, bao gồm các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng xã hội, ngôn ngữ, nhận thức [21] Đáng chú ý trong hướng nghiên cứu này có tác giả Bùi Thị Lâm (2011) đã xây dựng một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo khiếm thính 3 - 4 tuổi trong lớp mẫu giáo hòa nhập [16], Trần Thị Minh Thành (2013) tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ KTTT nhẹ 5 -
6 tuổi [30] Có thể thấy rằng vấn đề sử dụng trò chơi cho trẻ khuyết tật học hòa nhập trong trường mầm non đang còn khá mới mẻ ở nước ta và cần được quan tâm nghiên cứu, chưa có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu về việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
1.1.4 Nghiên cứu về m i quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trò chơi có sức hấp dẫn vô cùng lớn đối với trẻ nhỏ, khi tham gia vào trò chơi buộc trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để tương tác với bạn chơi, duy trì nội dung chơi Các hoạt động tương tác trong khi chơi sẽ là chìa khóa để nâng cao KNGT cho trẻ Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu nhằm chỉ ra mối quan hệ khăng kh t giữa chơi đóng vai đối vơ việc giáo dục KNGT cho trẻ em Mối quan hệ đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT ở trẻ em nói chung
Chơi đóng vai ảnh hưởng tích cực đến KNGT của trẻ: Kelvin L Seifert và Robert J.Hoffnung cho rằng, sự phong phú về nội dung chơi, tình huống chơi sẽ lôi cuốn trẻ vào trò chơi, trẻ được thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá [101] Khi tham gia vào trò chơi trẻ được đặt mình vào những vị trí khác nhau, phải sử dụng ngôn ngữ như thế nào và phải giao tiếp làm sao cho phù hợp với nội dung chơi.
Trang 33Chơi tác động đến các kĩ năng hỗ trợ cho sự phát triển KNGT của trẻ: Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng để giáo dục KNGT cho trẻ thì cần tạo cơ hội để trẻ được chơi, được tương tác, được bộc lộ bản thân mình qua các vai chơi [52], [79], [80] Trong cuốn
―How to support child’s communication skills‖ cũng đã khẳng định rằng giao tiếp là một
cuộc hành trình dài, cuộc hành trình đó diễn ra nhanh chóng ở những năm đầu đời, trong 5 năm đầu khi não bộ phát triển nhanh cùng với việc tham gia vào các trò chơi sẽ giúp trẻ bộc
lộ KNGT Vì vậy, tác giả cũng đã gợi ý một số cách thức để hỗ trợ trẻ giao tiếp như tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi đóng vai L.X.Vưgôtxky, J.Piaget, A.S Lillard, D.P Ekonin, D Bergen đã nghiên cứu về mối quan
hệ giữa trò chơi với việc hỗ trợ KNGT cho trẻ, tiêu biểu như những nghiên cứu về trò chơi tưởng tượng của trẻ em và mối quan hệ giữa trò chơi giả vờ (thematic pretend play) với việc giáo dục KNGT cho trẻ [55], [57], [64], [78], [85], [103], [108] Như vậy, nghiên cứu đã chỉ
ra quá trình phát triển của trò chơi tưởng tượng đối với việc giúp trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách linh hoạt trong quá
trình chơi.
Chơi đóng vai hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nghiên cứu của Noetzel, Sameena (2011) cho rằng khi tham gia vào trò chơi trẻ lớn tuổi sẽ chơi tốt hơn vì ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, khả năng giao tiếp của trẻ tốt hơn trẻ em ở độ tuổi nhỏ Vicky Lewis, Jill Boucher, Laura lupton, Samantha Watson [110] đã chỉ ra mối liên hệ giữa chơi và kĩ năng ngôn ngữ của trẻ, các tác giả cho rằng ở một khía cạnh nào đó, trò chơi của trẻ em có liên quan đến kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Những nghiên cứu gần đây đã kiểm tra, khảo sát mối quan hệ giữa chơi chức năng, chơi biểu tượng, khả năng sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ, ngôn ngữ biểu cảm và ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi, các tác giả đã sử dụng trò chơi đóng vai
để đánh giá kĩ năng ngôn ngữ biểu cảm cho trẻ 1 - 6 tuổi và làm cơ sở để đánh giá quá trình phát triển KNGT ở trẻ Ngoài ra sử dụng trò chơi có ý nghĩa trong việc can thiệp giúp trẻ hạn chế một số khó khăn trong giao tiếp, hỗ trợ trẻ tham gia tốt hơn vào các hoạt động trong trường mầm non.
Thứ hai: Mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ được nhiều tác giả đề cập, tiêu biểu như: Bailin (1998), T.V Sunish (2013) cho rằng sử dụng
Trang 34trò chơi đóng vai có thể giúp trẻ KTTT nhẹ bộc lộ KNGT như: Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng hiểu ngôn ngữ đặc biệt kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở trẻ KTTT nhẹ, cũng ch nh trò chơi đóng vai k ch th ch trẻ tương tác nhiều hơn trong nhóm chơi, nghiên cứu cho thấy trò chơi đóng vai có vai trò quan trọng trong việc nâng cao KNGT cho trẻ KTTT nhẹ và định hướng để các nhà giáo dục lựa chọn các trò chơi đóng vai phù hợp với khả năng của trẻ vào trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và giáo dục KNGT nói riêng [45], [140] Nhóm tác giả Rebecca R Fewell, Tamiko Ogura (1997)
trong công trình nghiên cứu ―The Relationship between Play and Communication
Skills in Young Children with Down Syndrome” cũng chỉ ra mối quan hệ khăng kh t
giữa chơi đóng vai trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ Trong đó, tác giả nghiên cứu ở 19 trẻ em KTTT nhẹ có hội chứng Down, bằng việc tổ chức tiệc sinh nhật
và tạo các tình huống, môi trường chơi để trẻ chủ động tương tác qua các cử chỉ điệu
bộ, chú ý lắng nghe và sử dụng lời nói để tham gia vào trò chơi Như vậy, tác giả cho rằng khi chơi đóng vai các KNGT của trẻ cũng được bộc lộ một cách đáng kể, trẻ được tương tác, trải nghiệm với các vật liệu chơi, trải nghiệm với các cảm xúc khác nhau, đây là cơ hội để giáo dục những KNGT như khả năng diễn đạt ngôn ngữ, sử dụng biểu cảm khi tiếp xúc với đồ chơi mới [128] Đồng quan điểm đó, nhóm tác giả CiaraO’ Toolevà Shula Chiat (2005) cho rằng chơi giả vờ có mối tương quan với ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận Vì vậy, có thể sử dụng trò chơi để can thiệp trị liệu cho trẻ
em hội chứng Down có rối loạn ngôn ngữ và KNGT [54] Đây có thể coi là những phát hiện có giá trị giúp nhà giáo dục có mong muốn tìm những biện pháp hỗ trợ cho những trẻ KTTT bị rối loạn KNGT.
Thông qua việc tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa những nghiên cứu chính của các tác giả về đặc điểm chơi của trẻ em, mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ Có thể nói, trò chơi đóng vai có ý nghĩa rất lớn đến việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ Bên cạnh việc xác định mối quan hệ giữa chơi và KNGT của trẻ cũng đã cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi đối với sự phát triển của trẻ KTTT [70], [79], [85], [113], [138] Trong đó nhiều tác giả cho rằng để kích thích trẻ bộc lộ KNGT khi chơi, cha mẹ và giáo viên cần lập kế hoạch, điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp giữa hoạt động vui chơi và hoạt động trải nghiệm xã hội của trẻ Một
số cách thức giáo dục KNGT cho trẻ qua trò chơi cũng được gợi ý
Trang 35như: Tạo môi trường, tạo tình huống, hỗ trợ cá nhân, khuyến khích sự tương tác t ch cực giữa các bạn trong nhóm chơi với trẻ KTTT nhẹ và chú ý tạo cơ hội để trẻ luyện tập để phát triển chúng [69], [78], [94] Có thể khẳng định trò chơi đóng vai có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục trẻ nói chung và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nói riêng
Như vậy, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào những ảnh hưởng, mối liên hệ giữa trò chơi và ngôn ngữ của trẻ song còn thiếu vắng các nghiên cứu về biện pháp thực hiện cụ thể nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, đề tài rút ra một số điểm đáng chú ý sau đây:
Nghiên cứu đã khẳng định được tầm quan trọng của KNGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT nhẹ, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa KNGT với sự phát triển các kĩ năng khác Các nghiên cứu cũng gợi ý những KNGT cụ thể mà trẻ ở độ tuổi mầm non cần đạt được và đề cập tới vai trò của người lớn đối với việc giáo dục KNGT cho trẻ.
Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT 5 - 6 tuổi trên thế giới đã cho thấy, trẻ KTTT nhẹ gặp phải một số khó khăn trong giao tiếp, chỉ ra sự khác biệt về KNGT giữa trẻ em không khuyết tật và trẻ em KTTT, đồng thời gợi ý một số biện pháp giáo dục, trị liệu cho trẻ có khó khăn trong giao tiếp Ở Việt Nam, nghiên cứu về KNGT cho trẻ không khuyết tật cũng đã được quan tâm Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào
đi sâu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết là các nhà giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập ở trường mầm non.
Các nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT giới thiệu một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ Các nghiên cứu đều tập trung vào một số cách thức như:
Sử dụng trò chơi để giáo dục KNGT cho trẻ; Sử dụng hình thức kể chuyện; Áp dụng chương trình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt; Sử dụng một số giải pháp trị liệu ngôn ngữ và phát triển một số kĩ năng xã hội để hỗ trợ KNGT cho trẻ KTTT.
Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm chơi của trẻ KTTT, mối quan hệ giữa chơi và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ Tuy nhiên, việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
Trang 365 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở Việt Nam cũng còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Chơi đóng vai có thể được sử dụng như một phương tiện có nhiều ưu thế trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, việc tham gia vào các vai chơi, sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trẻ KTTT tương tác và bộc lộ các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
1.2 Trẻ huyết tật trí tuệ
1.2.1 Khái niệm, tiêu chí chẩn đo n và mức độ khuyết tật trí tuệ
Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, nghiên cứu về trẻ KTTT đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau như: y học, tâm
lí học, giáo dục học, sinh học giải phẫu Với mỗi cách tiếp cận các tác giả đưa ra quan điểm khác nhau về KTTT, có thể dựa vào kết quả trắc nghiệm trí tuệ, nguyên nhân gây ra KTTT hoặc dựa vào mức độ thích nghi với môi trường và văn hoá của cá nhân Trước đây, những người có khả năng nhận thức và thích nghi thấp thường được gọi bằng những tên mang nhiều tính chất kì thị như: chậm phát triển, thiểu năng tr tuệ Từ năm
2010 người ta bắt đầu thay thế thuật ngữ chậm phát triển trí tuệ (Mental Retardation) bằng thuật ngữ ―khuyết tật trí tuệ‖(Intellectual Disability) trong các đạo luật về y tế,
giáo dục và lao động để nói lên sự tôn trọng và bình đẳng.
Có hai hệ thống khác nhau để phân loại KTTT được sử dụng ở Hoa Kỳ là Hiệp hội
khuyết tật trí tuệ và phát triển (AAIDD) và Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần, tái bản lần thứ 5 (DSM - V), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa
Kỳ Cả hai hệ thống này đều phân loại mức độ nghiêm trọng của KTTT theo các mức hỗ trợ cần thiết để đạt được chức năng tối ưu của cá nhân Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm và tiêu chí chẩn đoán của DSM - V, (2013).
Theo DSM - V, khuyết tật trí tuệ là một rối loạn diễn ra trong suốt quá trình phát triển, bao gồm sự thiếu hụt cả về trí tuệ và chức năng th ch ứng về khái niệm, xã hội và các lĩnh vực thực hành [43].
Chẩn đoán khuyết tật tr tuệ DSM - V yêu cầu đáp ứng ba tiêu ch :
- Thiếu hụt trong hoạt động tr tuệ, lý luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán đoán, học tập và học hỏi kinh nghiệm, được kiểm chứng bằng cách đánh giá lâm sàng và kiểm tra trí thông minh đã được tiêu chuẩn hóa.
- Bị thiếu hụt trong chức năng th ch ứng dẫn đến thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội Không có sự hỗ
Trang 37trợ, những thiếu hụt trong chức năng thích ứng này sẽ dẫn đến những hạn chế một hoặc nhiều hoạt động trong cuộc sống hàng ngày như thông tin liên lạc, tham gia xã hội, sống độc lập và trong nhiều môi trường như gia đình, trường học, nơi làm việc và cộng đồng.
- Những thiếu hụt về trí tuệ và chức năng diễn ra trong suốt quá trình phát triển.
Về phân loại mức độ KTTT được phân loại thành 04 mức như sau:
Tỉ lệ Tiêu chí theo DSM - IV Tiêu chí theo DSM - V (mức độ khuyết
(mức độ khuyết tật được Mức độ phân tật được phân loại dựa trên các kĩ năng
phân loại dựa trên chỉ số
Nhẹ 85% IQ 50-55 tới xấp xỉ 70 Có thể sống độc lập với mức hỗ trợ tối thiểu.
Sống độc lập có thể đạt được với mức Vừa 10% IQ 35-40 tới 50-55 hỗ trợ vừa phải, chẳng hạn như những
người trong tập thể.
Nặng 3.5% IQ 20-25 tới 35-40 Yêu cầu hỗ trợ hàng ngày với các hoạt động tự chăm sóc và giám sát an toàn.
Sâu 1.5% IQ <20 Yêu cầu chăm sóc 24 giờ.
Như vậy, trong lịch sử nghiên cứu trẻ KTTT có rất nhiều quan niệm khác
nhau về KTTT và luôn luôn thay đổi theo thời đại Có thể hiểu, trẻ KTTT là những
trẻ em có thiếu hụt cả về hoạt động trí tuệ và chức năng thích ứng về khái niệm,
xã hội và các lĩnh vực thực hành, những trẻ này có khả năng học, hiểu chậm hơn
so với những trẻ khác cùng tuổi và khó khăn trong việc thích nghi với những đòi hỏi
của hoàn cảnh sống.
Trẻ KTTT nhẹ bao gồm các dấu hiệu sau đây:
- Chậm lẫy, ngồi, đi hơn trẻ cùng tuổi.
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói.
- Kém hiểu biết về các quy tắc xã hội căn bản.
- Không ý thức được hậu quả về các hành vi của mình.
- Khó khăn khi tự phục vụ: Tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.
- Thường mất tập trung chú ý
- Chậm hiểu, nhanh quên
- Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài
- Ít chú ý quan sát và bắt chước.
- Ít biết cách chơi chức năng với đồ chơi.
- Gặp nhiều khó khăn trong học tập.
Trang 38ặc đi m phát tri n của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
Ở trẻ KTTT nhẹ do ảnh hưởng của khuyết tật nên sự phát triển kém hơn so với trẻ không khuyết tật cùng độ tuổi trên tất cả các lĩnh vực Ảnh hưởng đó được biểu hiện rõ nét ở khả năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội [42], [120], [115] Sự phát triển của trẻ KTTT nhẹ cũng trải qua các giai đoạn như trẻ không khuyết tật, tuy nhiên về đặc điểm phát triển ở trẻ có những khác biệt,
sự khác biệt đó được khái quát ở một số điểm ch nh sau đây:
Thứ nhất, về vận động: Kĩ năng vận động ở trẻ KTTT nhẹ tốt hơn so với các
lĩnh vực phát triển khác Kĩ năng vận động tinh kém hơn kĩ năng vận động thô, chức năng t ch hợp cảm giác bị suy yếu nhẹ Trẻ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động ở trường học cùng với trẻ không khuyết tật, đặc biệt kĩ năng vận động thô ở trẻ không có nhiều sự khác biệt với so với trẻ không khuyết tật cùng độ tuổi, trẻ có khả năng đi lại độc lập, vững vàng, mặc dù vậy với trẻ KTTT sự phối hợp vận động chưa linh hoạt bằng trẻ bình thường [120], [147] Điều đó được thể hiện ở một số hoạt động như: vụng về trong việc cầm nắm đồ vật hoặc sử dụng các đồ dùng học tập (cầm bút để viết vẽ, cầm kéo cắt giấy), hay những kĩ năng tự phục vụ (tự chăm sóc bản thân như cầm thìa xúc cơm…)
Thứ hai, về nhận thức: Trẻ KTTT cũng đã thể hiện sự tò mò ham hiểu biết khi
tiếp xúc với môi trường xung quanh Trẻ mong muốn biết được các đặc điểm về sự vật hiện tượng xung quanh Trẻ thường đặt ra nhiều câu hỏi cho người lớn, các câu hỏi thường đơn giản và có khi lặp lại nhiều lần Chính vì vậy, việc trẻ tri giác các sự vật, hiện tượng luôn cần sự hỗ trợ của người lớn, trong cùng một khoảng thời gian nhất định thì khối lượng thông tin trẻ KTTT thu nhận được t hơn so với trẻ bình thường
[41] Tri giác của trẻ cũng rất hạn chế, khả năng phân biệt, bắt chước các hình dạng kém, trẻ bình thường khi muốn tri giác một số vật quen thuộc chỉ cần nhìn qua là gọi được tên, nhưng với trẻ KTTT quá trình này đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn Ở trẻ KTTT có một số hạn chế như, khả năng phân biệt kém; thiếu tính tích cực trong tri giác; khó khăn trong quá trình tri giác không gian; hoạt động của hệ thống cảm giác tiền đình khó khăn [89] Trẻ KTTT nhẹ thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ ghi nhớ máy móc tốt hơn ghi nhớ có chủ
đ ch; ghi nhớ trực tiếp tốt hơn ghi nhớ gián tiếp; khó nhớ, chóng quên, tái hiện không ch
nh xác; không có động cơ ghi nhớ [99] Theo kalliopi và Ram Lakhan khả năng tư
Trang 39duy trừu tượng kém, tư duy mang t nh cụ thể, trực quan, trẻ thường gặp khó khăn trong học tập và suy luận logic vấn đề, với những trẻ này cha mẹ và giáo viên nên tăng cường sử dụng phương pháp trực quan trong giáo dục trẻ [99], [125].
Thứ ba, về ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng dần được mở
rộng, số lượng từ đã nhiều hơn trước do phạm vi tiếp xúc của trẻ ngày càng cao Tuy nhiên, so với trẻ em cùng độ tuổi, ngôn ngữ của trẻ KTTT nhẹ cũng có những hạn chế hơn, một số trẻ có những biểu hiện rối loạn ngôn ngữ và rối loạn diễn đạt Vốn từ của trẻ KTTT nhẹ mặc dù đã được mở rộng và một số trẻ có thể sử dụng linh hoạt trong các tình huống giao tiếp cụ thể, song xét về mức độ phát triển chung so với trẻ cùng độ tuổi thì vẫn chậm hơn trẻ không khuyết tật Khi tham gia vào các hoạt động, trẻ KTTT nhẹ có vốn từ nghèo nàn hơn, thường ít dùng những câu phức tạp, câu có liên từ để diễn đạt trong giao tiếp, trẻ chưa linh hoạt khi sử dụng ngôn ngữ, nhất là sử dụng thể loại từ như: tính từ trong câu để miêu tả một đối tượng nào đó (Huang Qihong (2018)
[89] Khi tương tác với các bạn trong lớp trẻ thường thiếu tính chủ động trong giao tiếp, bên cạnh đó khi thực hiện các yêu cầu từ người khác, người lớn cần giải thích cụ thể và nhắc lại nhiều lần để trẻ nhớ, đặc biệt là nhiều yêu cầu cùng một lúc trẻ sẽ có thể chỉ giải quyết một trong số những yêu cầu đó Chẳng hạn như: ―Con bao nhiêu tuổi và học lớp nào!‖, thông thường với những yêu cầu nhiệm vụ như vậy, trẻ chỉ thực hiện một nhiệm vụ Trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có thể thực hiện những hội thoại đơn giản hàng ngày.
Trẻ có khả năng trả lời các câu hỏi đơn giản như ―Con tên gì, sáng nay ai đưa con
đi học…?”, trẻ cũng học được những khái niệm về màu sắc, chữ số, so sánh…Tuy
nhiên trẻ có thể gặp khó khăn khi l giải được những sự việc phức tạp Trẻ hỏi những
câu hỏi xác định đối tượng như ―Ai, cái gì, làm gì‖ nhiều hơn là những câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân ―Tại sao, như thế nào?‖ Việc giải thích những câu hỏi tại sao hoặc
như thế nào, thường đơn giản hơn các bạn trong lớp, phần lớn trẻ thường quan tâm đến những câu hỏi xác định đối tượng mà t quan tâm đến câu hỏi tìm hiểu bản chất đối tượng, điều này thể hiện tư duy và khả năng nhận thức của trẻ KTTT 5 - 6 tuổi, trẻ ít khi hỏi lại hoặc muốn người khác giải thích cho những vấn đề khó hiểu, một số trẻ KTTT nhẹ còn gặp một số khó khăn trong phát âm [125].
Thứ tư, về kĩ năng giao tiếp: Phần lớn trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đã biết tương tác
với mọi người xung quanh theo cách riêng của mình, trẻ cũng đã biết sử dụng một số
Trang 40phương tiện giao tiếp khi giải quyết nhiệm vụ Tuy nhiên, so với các bạn trong lớp hòa nhập, KNGT của trẻ KTTT cũng có những hạn chế hơn, đặc biệt là khi quan sát trẻ làm việc nhóm thường thấy trẻ thiếu tính chủ động trong giao tiếp, tương tác xã hội
trong khi chơi kém, khó thiết lập mối quan hệ với bạn chơi (Hoza, Bukowski, & Beery, 2000) [88] Nếu trẻ KTTT bị cô lập, tách mình ra khỏi nhóm chơi hoặc cha mẹ trẻ không quan tâm đến nhu cầu xã hội của trẻ, sẽ làm cho trẻ ngày càng nhút nhát luôn bị tách ra khỏi các hoạt động tập thể [99] Nhiều trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có khả năng bộc lộ những kĩ năng giao tiếp xã hội, do vậy, ở giai đoạn này, người ta thường khó phân biệt được giữa trẻ KTTT nhẹ với những trẻ không khuyết tật nếu chưa tiếp xúc lâu với trẻ.
Thứ năm, về tình cảm và kĩ năng xã hội: Trẻ khuyết tật trí tuệ cũng có quá trình
phát triển tình cảm - xã hội giống như mọi trẻ khác, chỉ khác biệt ở chỗ là những giai đoạn phát triển sẽ kéo dài hơn trẻ bình thường và quá trình phát triển sẽ chấm dứt sớm hơn Tuy nhiên, trẻ khuyết tật trí tuệ cũng có một số đặc trưng riêng về mặt tình cảm,
xã hội như: Ở các trẻ khuyết tật trí tuệ có nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau như: Tự vệ - công kích, tự vệ - thụ động một cách trẻ con, các em thường thờ ơ và gần như vô cảm với những sự vật hiện tượng xung quanh; Các em cũng thường không thích những trò chơi tập thể, trò chơi sắm vai, mô phỏng, ít quan tâm đến bạn bè cùng lứa tuổi, ít chủ động chơi cạnh bạn; Các em rất khó khăn trong việc hợp tác với bố mẹ, anh chị, cô giáo trong hoạt động sinh hoạt và học tập thường ngày.
Bên cạnh đó, việc đón nhận tình cảm từ người khác có thể qua nhiều con đường khác như: Bằng ánh mắt, nụ cười hay là những cái ôm…Đa số trẻ KTTT thường hạn chế trong việc tương tác nhóm, khó chủ động thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh, thiếu kĩ năng xã hội làm trẻ nhút nhát, đôi khi sống khép mình và là rào cản khi trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non.
Thứ sáu, về hành vi: Theo Berkson G (2001) và Linda Gilmore (2003), trẻ
KTTT cũng có nhiều biểu hiện về những hành vi khác lạ so với các em không khuyết tật, hành vi của trẻ KTTT phụ thuộc nhiều vào những tương tác xã hội [51], [75] Những biểu hiện về hành vi thường thấy ở trẻ KTTT như: Mất tập trung chú ý, hiếu động, ứng xử không phù hợp với hoàn cảnh và với các đối tượng giao tiếp, hay lẳng tránh…, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao tiếp và tương tác giữa trẻ với mọi người xung quanh.