SO SÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA 2 MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 42)

4.2.1 Phân tích hoạt động sản xuất của 2 mô hình

4.2.1.1 Mô hình lúa 3 vụ

a. Phân tích các khoản mục chi phí

Qua bảng 4.9 sau đây cho ta thấy rõ các khoản chi phí sản xuất ở 3 vụ lúa của các nông hộ bỏ ra trong quá trình canh tác lúa bao gồm các chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê lao động, chi phí LĐGĐ, chi phí trang thiết bị phục vụ sản xuất, chi phí nhiên liệu và các khoản chi phí sản xuất khác có sự chênh lệch nhau giữa các vụ và sẽ cho ta hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất đặc biệt là các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất và doanh thu của nông hộ của nông hộ.

Bảng 4.9: Các chi phí sản xuất bình quân trên 1.000m2 từ sản xuất lúa 3 vụ ĐVT: Ngàn đồng/1.000 m2

Các khoản mục

Đông xuân Hè Thu Thu Đông Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) CP giống 152,15 8,54 151,02 8,16 144,22 7,62 CP phân bón 389,88 21,88 432,37 23,37 454,46 24,00 CP thuốc BVTV 300,88 16,89 301,84 16,31 297,34 15,70 CP LĐT 401,60 22,54 400,25 21,63 409,15 21,61 CP LĐGĐ 242,45 13,61 250,49 13,54 250,56 13,23 CP trang thiết bị sản xuất 188,78 10,60 188,78 10,20 188,78 9,97 CP nhiên liệu 51,57 2,89 79,65 4,30 71,73 3,79 CP khác 324,16 18,19 324,16 17,52 324,16 17,12 Tổng CP 1.781,78 100.00 1.850,43 100.00 1.893,71 100.00

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

(CP: chi phí, BVTV: bảo vệ thực vật, LĐT: lao động thuê, LĐGĐ: lao động gia đình)

Chi phí giống : Khoản chi phí giống mà vụ Đông Xuân bỏ ra là cao hơn hai vụ còn lại. Vụ Đông Xuân là 1.52,15 ngàn đồng/1.000m2, chênh lệch 1,13 ngàn đồng so với vụ Hè Thu và 7,93 đồng so với vụ Thu Đông. Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm, là vụ kiếm được nhiều lợi nhuận nhất trong ba vụ nên nông hộ đầu tư chọn giống tốt mua giống xác nhận từ các đại lí giống và giống nguyên chủng ở các viện nghiên cứu giống về sản

xuất để nâng cao năng suất. Vì thế chi phí giống trong vụ này sẽ cao hơn so với 2 vụ còn lại. Thông thường giá bán ở vụ Đông Xuân có giá cao hơn so với hai vụ Hè Thu và Thu Đông nên nếu lúa đạt năng suất cao thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Ở vụ Thu Đông mặc dù nông hộ vẫn lựa chọn mua giống từ đại lí giống, lựa chọn giống tốt mua giống xác nhận và giống nguyên chủng để sản xuất. Nhưng họ không sản xuất hết diện tích đất canh tác của mình, vì sản xuất ở vụ này kém hiệu quả hơn mà năng suất lại không cao. Vì thế diện tích giảm nên chi phí giống sẻ giảm. Mục đích sản xuất chủ yếu ở vụ Thu Đông là để nhân giống cho các vụ sản xuất tiếp theo điều này có thể làm giảm năng suất lúa trong các vụ sản xuất kế tiếp.

Chi phí phân bón : Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho lúa chi phí phân cũng chiếm khá cao trong tổng chi phí. Các loại phân mà nông hộ thường sử dụng là NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, NPK 25-25-5, DAP, Ure, Kali muối ớt, lân, giá phân từng loại cũng khác nhau theo từng đại lý phân và giá bán trung bình cho các loại phân là 637,14 ngàn đồng/bao 50kg giá mua bằng tiền mặt cũng chênh lệch từ 30 – 50 ngàn đồng/ bao 50kg khi mua bằng tiền mặt và mua gói đầu (mua thiếu đến vụ sẽ trả). Ở vụ Đông Xuân chi phí phân chiếm 21,88% trong tổng chi phí tương ứng với 389,88 ngàn đồng/1.000m2 thấp hơn so với 2 vụ Hè Thu và Thu Đông. So với 3 vụ thì chi phí phân ở vụ Đông Xuân là thấp nhất vì trong vụ Đông Xuân có thời tiết khá thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển, và sau mùa nước lũ đã mang phù sa vào ruộng tạo nên màu mỡ cho đất vì thế chi phí phân bón cho vụ này tương đối thấp hơn vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Theo kết quả điều tra ở 2 vụ lúa Hè Thu và Thu Đông nông hộ thường bón thêm phân kali và tăng liều lượng các loại phân khác lên so với vụ Đông xuân vì thế chi phí phân cho 2 vụ này là khá cao.

Chi phí thuốc BVTV : Các loại thuốc mà nông hộ thường sử dụng được chia làm 5 nhóm thuốc dưỡng, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, và thuốc diệt ốc. Trên thị trường hiện nay các loại thuốc là đa đạng và phong phú giá cả cũng chênh lệch tùy từng loại. Về chi phí thuốc thì Đông Xuân là 300,88 ngàn đồng/1.000m2 chiếm 16,89% trong tổng chi phí. Vụ Hè Thu chi phí 301,84 ngàn đồng/1.000m2 chiếm 16,31%. Vụ Đông Xuân và Hè Thụ là 2 vụ có chi phí thuốc BVTV tương tương nhau. Do 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu là 2 vụ có thời tiết thuận lợi cho lúa phát triển kèm theo là thuận lợi cho sâu bệnh phát triển nên chi phí thuốc BVTV cho 2 vụ này thường là cao hơn so với vụ Thu Đông.

Chi phí lao động thuê : Chi phí lao động thuê gồm chi phí ở các khâu làm đất, dặm lúa, cắt lúa, và vận chuyển lúa khi thu hoạch, chủ yếu là làm

bằng máy ở khâu làm đất và cắt lúa. Tuy nhiên, hiện nay ở vùng đang nghiên cứu cơ giới hóa vào nông nghiệp chưa thực sự phổ biến chủ yếu thu hoạch bằng máy ở vụ Đông Xuân và Hè Thu. Do chi phí cho cắt máy lại rẻ hơn so với cắt bằng tay nên chi phí lao động thuê ở 2 vụ này thấp hơn so với vụ Thu Đông. Đối với vụ Thu Đông chi phí thu hoạch cao là vì đây là vùng trũng nên vào vụ Thu Đông khi thu hoạch nước vẫn còn trong ruộng nhiều nên máy không thể vào ruộng, bắt buộc phải thu hoạch bằng tay và phải thuê mướn nhân công vận chuyển đến nơi thuận tiện để bán. Cụ thể chi phí lao động thuê ở vụ Đông Xuân chiếm 22,54% trong tổng chi phí sản xuất của vụ. ở vụ Thu Đông thì chi phí lao động lại cao hơn 2 vụ còn lại vì ở khâu chuẩn bị đất tốn nhiều chi phí hơn. Do sau khi sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đất bị khô cằn và mất mầu mỡ vì thế cần đầu tư trục xới đất kỹ hơn.

Chi phí lao động gia đình : Hầu hết tất cả các hoạt động sản xuất nào thì dù ít hay nhiều thì vẫn có người lao động tham gia trong việc sản xuất lúa thì càng không ngoại lệ và lao động gia đình cũng không thể thiếu. Ở vụ Đông Xuân thì chi phí lao động gia đình 242.45 ngàn đồng/1.000m2, Hè Thu là 250.49 ngàn đồng/1.000m2, và vụ lúa Thu Đông với múc chi phí là 250,56 ngàn đồng/1.000m2. Mức chênh lệch giữa ba vụ lúa là tương đối thấp, chứng tỏ lao động gia đình là thành phần có tham gia sản xuất ở cả ba vụ. Cả 3 vụ đều có mức chi phí bỏ ra tương đương nhau vì lao động gia đình chủ yếu làm ở khâu sạ lúa, bón phân, xịt thuốc và dặm nên mỗi vụ đều tương đương nhau. Tuy mức chi phí gần bằng nhau nhưng vẫn có sự chênh lệch, ở vụ Đông Xuân thấp hơn 2 vụ còn lại do vụ Hè Thu và Thu Đông cây lúa kém phát triển hơn nên dễ bệnh và chết nên chi phí lao động bỏ ra ở 2 vụ này để xịt thuốc và dặm lúa cũng cao hơn.

Chi phí trang thiết bị sản xuất :Do chỉ sử dụng trong việc sản xuất lúa, nên chi phí trang thiết bị sản xuất dành cho cả ba vụ là như nhau với mức chi phí là 188,78 ngàn đồng/1.000m2, khoản này là dùng để mua một số thiết bị cần thiết trong sản xuất lúa như máy bơm, bình xịt thuốc, máy xới, có hộ còn đầu tư máy suốt lúa phục vụ cho mình và làm thuê cho các hộ khác để kiếm thêm thu nhâp.

Chi phí nhiên liệu : là khoảng chi phí chủ yếu mua nhiên liệu như xăng, dầu phục vụ cho việc tưới tiêu trên đồng ruộng. Tùy theo thời tiết, mực nước của từng vụ mà khoản chi phí nhiên liệu tăng cao hay hạ thấp và chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng chi phí sản xuất, theo như số liệu được tính toán từ bảng 4.9 thì vụ Hè Thu chi phí nhiên liệu là 79,65 ngàn đồng cao nhất so với 2 vụ còn lại do vụ Hè Thu thời điểm xuống giống là vào đầu mùa khô nên chi phí cho khoảng này là cao vì phải bơm nước vào ruộng để giữ nước cho cây lúa

khi mới gieo sạ để lúa được phát triển. Đối với vụ Đông Xuân là 51,51 ngàn đồng/1.000m2 và chiếm tỷ lệ 2,89%, vụ Thu Đông có chi phí tương đương với vụ Đông Xuân do ở vụ này chủ yếu là tháo nước ra nên không tốn chi phí nhiều 71.73 ngàn đồng/1.000m2

Chi phí khác : Chi phí khác bao gồm chi phí lãi vay và thuê thêm đất sản xuất của nông dân. Do thuê đất thường trong thời gian dài và vay vốn ngân hàng với kỳ hạn dài thường là kỳ hạng 1 năm vì thế chi phí thuê đất và chi phí lãi vay được chia đều cho cả 3 vụ sản xuất trong năm. Vì thế, khoảng chi phí này ở cả 3 vụ đều có mức chi phí bằng nhau là 324,16 ngàn đồng/1.000m2 .

b. Phân tích năng suất, giá bán và doanh thu

Vụ lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm vì thời tiết lúc này rất thuận lợi cho việc canh tác lúa. So với hai vụ còn lại thì vụ Đông Xuân thường đạt năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, giá bán thường cao hơn nên đem lại lợi nhuận cao nhất. Năng suất cao hơn giá bán lại cao hơn nên lợi nhuận vụ Đông Xuân cũng cao hơn, tổng mức doanh thu của vụ Đông Xuân là 3.320,04 ngàn đồng/1.000m2, thấp nhất là vụ Thu Đông với mức doanh thu là 1937,26 ngàn đồng/1.000m2, hai vụ chênh lệch với nhau là 1382,78 ngàn đồng

Bảng 4.10: Năng suất, giá bán và doanh thu bình quân trên 1.000m2 từ sản xuất lúa 3 vụ

ĐVT: Ngàn đồng/1.000 m2

Các khoản mục Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Năng suất (kg/1.000m2) 783,56 596,73 512,98 Giá bán (ngàn đồng/kg) 4.233,25 3.866,50 3.778,00 Doanh thu 3.320,04 2.307,69 1.937,26

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

c. Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Việc sản xuất có hiệu quả hay không thường được dựa vào các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả. Qua các số liệu về chi phí, doanh thu và lợi nhuận ta phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động trồng lúa thông qua các chỉ số tài chính được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Các tỷ số tài chính bình quân trên 1.000m2 từ sản xuất lúa 3 vụ ĐVT: lần Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Doanh thu 3.320,04 2.307,69 1.937,26 Chi phí 1.781,78 1.850,43 1.893,71 Lợi nhuận 1.538,26 457,26 43,55 Thu nhập LĐGĐ 1.780,71 707,74 294,10 LĐGĐ (ngày/công) 18,35 18,53 18,00 Doanh thu/chi phí 1,86 1,25 1,02 Lợi nhuận/chi phí 0,84 0,25 0,02 Lợi nhuận/doanh thu 0,46 0,20 0,02 Lợi nhuân/ngày công lao

động (đồng/ngày) 83,83 18,53 2,42

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

(LĐGĐ: lao động gia đình)

Từ những khoản chi phí trên thì vụ Thu Đông có tổng chi phí cao nhất trong 3 vụ. Chi phí vụ Thu Đông cao hơn vụ Đông Xuân là 111,93 ngàn đồng/1.000m2, so với vụ Hè Thu thì vụ Thu Đông cao hơn 43,28 ngàn đồng/1.000m2. Tuy tổng chi phí của vụ Đông Xuân là thấp nhất so với 2 vụ còn lại nhưng năng suất và lợi nhuận nó đem lại là cao hơn 2 vụ sản xuất còn lại vì Đông Xuân là vụ sản xuất chính trong năm và có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn so với 2 vụ lúa còn lại.

Thu Đông là vụ có mức tổng chi phí cao nhất so với ba vụ nhưng cũng là vụ có lợi nhuận thấp nhất và có những hộ có lợi nhuận âm trong vụ sản xuất này, trừ đi các khoản chi phí thì lợi nhuận vụ Đông Xuân là cao nhất do chi phí sản xuất thấp mà doanh thu lại cao nên thu nhập cũng sẽ cao hơn

Lao động gia đình (ngày công) : Số ngày công lao động gia đình dành cho 3 vụ không có sự chênh lệch cao cụ thể như lao động gia đình ở vụ Đông Xuân là 18,35 ngày, Hè Thu là 18,53 ngày và vụ Thu Đông là 18 ngày. Trong khi điều tra và khi được hỏi thì các nông hộ đều cho rằng số ngày công ở cả 3 vụ sản xuất gần như tương đương nhau vì số ngày công lao động thực hiện trong các khâu xạ lúa, bón phân, xịt thuốc, và dặm lúa, ở cả 3 vụ đều như nhau nếu có chênh lệch giữa các vụ thì chỉ vài ngày công vì có thể trong vụ đó lúa bị sâu bệnh nhiều cần phải xịt nhiều lần thuốc và lúa chết nhiều thì cần thêm ngày công nên dao động ngày công lao động giữa các vụ là không đáng kể.

Từ những số liệu được tính toán và thống kê ở trên ta có một số chỉ tiêu tài chính như sau:

Doanh thu/chi phí: Theo như sự phân tích và tính toán từ bảng trên cho thấy tỷ số doanh thu/chi phí của vụ Đông Xuân bằng 1,86 lớn hơn 1 suy ra người sản xuất có lời, đều này cũng có nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu lại được 1,86 đồng. Vụ lúa Hè Thu có tỷ số này bằng 1,25 lớn hơn 1 nên ở vụ lúa này thì nông hộ cũng có lời, nhưng doanh thu lại thấp hơn so với vụ Đông Xuân, nghĩa là ở vụ Hè Thu người sản xuất sẽ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẻ thu lại được 1,25 đồng doanh thu. Vụ Thu Đông thì tỷ số này lại bằng 1,02 lớn hơn 1 nhưng không cao bằng 2 vụ lúa còn lại nên sản xuất lúa ở vụ này sẻ kém hiệu quả hơn. Nhìn chung doanh thu ở cả 3 vụ lúa đều cao hơn so với chi phí bỏ ra nên người nông dân đảm bảo sẻ có lời.

Lợi nhuận/ chi phí: Ở vụ Đông Xuân thì tỷ số này bằng 0,84, điều này có nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu về lợi nhuận là 0,84 đồng và tỷ số này là dương nên chủ đầu tư có lời. Ở vụ Hè Thu thì tỷ số này bằng 0,25 là số dương nên nhà đầu tư cũng có lời nhưng lợi nhuận thu được thấp hơn so với vụ Đông Xuân vì khoảng chi phí ở vụ này cao hơn. Đồng nghĩa khi nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc sản xuất thì lợi nhuận mà người dân kiếm được là 0,25 đồng. Tỷ số LN/CP của vụ Thu Đông bằng 0,02 nghĩa là khi nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì chỉ nhận được 0,02 đồng lợi nhuận là mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 vụ sản xuất mà nông hộ nhận được.

Lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này của vụ Đông Xuân là 0,46 điều này cho thấy trong 1 đồng thu được từ việc bán lúa có 0,46 đồng lợi nhuận cao hơn so với vụ Hè Thu và vụ Thu Đông. Đối với vụ Hè Thu thì tỷ số này là 0,20 nghĩa là trong 1 đồng thu được từ bán lúa sẽ có 0,20 đồng lợi nhuận. Riêng về vụ Thu Đông thì tỷ số này là thấp nhất 0,02 nghĩa là khi nông hộ có được 1 đồng doanh thu sẻ có tương ứng 0,02 đồng lợi nhuận cho thấy rằng sản xuất ở vụ này kém hiệu quả hơn so với 2 vụ còn lại.

Lợi nhuận/ngày công LĐGĐ: Vụ Đông Xuân có tỷ số là 83,83 điều này có nghĩa là trong 1 ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất thì họ có thể thu được 83,83 ngàn đồng, vụ Hè Thu là 18,53. Vậy ở vụ Hè Thu thì người trực tiếp sản xuất có thể thu được 18,53 ngàn đồng trong 1 ngày lao động, còn vụ Thu Đông là 2,42 khi nông dân bỏ ra 1 ngày công lao động thì nhận được

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)