MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 34)

4.1.1. Lao động

Lao động là nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong sản xuất lúa càng không thể thiếu yếu tố quan trọng này. Ở nông thôn lao động không phân chia theo độ tuổi lao động và giới tính, chủ yếu là các thành viên trong gia đình có khả năng lao động sẽ tham gia sản xuất. Bảng 4.1 mô tả số thành viên trong gia đình và các thành viên tham gia lao động chính ở 2 mô hình sản xuất.

Bảng 4.1: Lực lượng lao động tham gia sản xuất của nông hộ ở từng mô hình ĐVT: người/hộ Danh mục

Mô hình lúa 3 vụ Mô hình 2 lúa 1 cá Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Nhỏ nhất nhất Lớn Trung bình Thành viên 3 11 5,03 3 8 4,95 Lao động gia đình 1 6 2,28 3 6 3

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Qua điều tra, lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chính khoảng 2 - 3 người với số thành viên là 5 người trong 1 gia đình. Điều này cho thấy không hoàn toàn các thành viên trong gia đình đều tham gia sản xuất nông nghiệp vì họ có công việc khác như làm công nhân viên chức, đi làm ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, và buôn bán, … Bên cạnh đó còn người già hết khả năng lao động và trẻ em còn trong độ tuổi đi học. Ngoài ra còn có thành viên trong độ tuổi lao động nhưng vẫn còn đi học và làm việc ở các lĩnh vực khác nên không kể vào lao động chính tham gia trực tiếp sản xuất mà chỉ là lao động phụ tham gia ít trong quá trình sản xuất.

Đối với độ tuổi và năm kinh nghiệm của nông hộ thì nhìn chung cả 2 mô hình độ tuổi trung bình của đáp viên là 46 tuổi trong độ tuổi lao động, trong đó ở mô hình lúa 3 vụ chủ hộ có độ tuổi lớn nhất là 68 tuổi và nhỏ nhất là 28 tuổi, ở mô hình lúa 2 vụ - 1 cá thì độ tuổi lớn nhất là 77 tuổi và nhỏ nhất là 21 tuổi. Lực lượng tham gia sản xuất chính có độ tuổi trung niên là do sản xuất lúa hầu như đều sử dụng máy móc từ khâu chuẩn bị đất đến khi thu hoạch. Vì thế việc sử dụng lao động trong sản xuất là không cần nhiều và nông dân chủ yếu làm

ở 1 số khâu như sạ lúa, bón phân và phun thuốc nên những người trung niên và người già có thể làm được vì một phần nông dân đã gắn bó lâu đời với nghề nông. Còn lao động trẻ tại địa phương lại không thích gắn bó với nghề nông nên đã chuyển về các trung tâp thành phố lớn và khu công nghiệp. Chi tiết về độ tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ được thể hiện qua bảng 4.2 sau: Bảng 4.2: Số tuổi và số năm tham gia sản xuất của đáp viên

Danh mục

Mô hình lúa 3 vụ Mô hình 2 lúa 1 cá Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi 28 68 45,6 21 77 46,01 Số năm tham gia

sản xuất (năm) 3 45 16,34 1 13 4,5

Nguồn: điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013.

Qua bảng 4.2 cho ta thấy rõ nông dân có số năm tham gia sản xuất lúa 3 vụ là cao trung bình 16,34 năm có kinh nghiệm tích lũy dồi dào, nắm được kĩ thuật sản xuất vững vàng. Trong khi số năm tham gia sản xuất của nông hộ ở mô hình lúa 2 vụ - 1 cá lại nhỏ hơn mô hình lúa 3 vụ chỉ 4,5 năm, có sự chênh lệch lớn như vậy do những hộ không thể sản xuất được vụ Thu Đông nên người dân đã học hỏi từ phương tiện thông tin, bạn bè, và những người dân ở vùng khác có đặc điểm sản xuất giống với điều kiện địa phương đang áp dụng những mô hình thích hợp và thực hiện thấy có hiệu quả. Nên nông dân nơi đây áp dụng theo theo và có hiệu quả. Từ đó nhân rộng ra nên số năm sản xuất mô hình lúa 2 vụ - 1 cá là nhỏ hơn so với mô hình lúa 3 vụ.

Bảng 4.3: Trình độ học vấn cúa đáp viên

Danh mục Mô hình lúa 3 vụ Mô hình 2 lúa 1 cá Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 4 10 0 0 Cấp I 7 17,5 22 55 Cấp II 19 47,5 17 42,5 Cấp III 7 17,5 1 2,5 Cao đẳng, đại học 3 7,5 0 0 Tổng cộng 40 100,0 40 100,0

Qua điều tra cho thấy với mô hình lúa 3 vụ trình độ học vấn của các đáp viên phổ biến là trình độ cấp II với 19 hộ chiếm 47,5% và mô hình lúa 2 vụ - 1cá là trình độ cấp I là 22 hộ chiếm 55%. Hầu hết các đáp viên nghĩ học sớm để tham gia sản xuất nông nghiệp tiếp gia đình vì cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực giáo dục còn yếu kém, truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời các gia đình đều là thuần nông nên xem đầu tư cho giáo dục là không quan trọng. Với trình độ học vấn phổ biến là cấp I và cấp II của các nông dân ở 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ - 1 cá thì các nông dân có thể tìm tòi học hỏi, tham gia các lớp tập huấn, xem báo đài, sách vở và các chương trình khuyến nông, …để tiếp thu và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

4.1.2 Giống

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng lúa và cá sau này vì thế việc chọn giống có chất lượng và có nguồn gốc là việc cần thiết trong quá trình canh tác.

Bảng 4.4. Nguồn giống lúa ở mô hình lúa 3 vụ được nông hộ sử dụng trong năm 2012-2013

Nguồn giống

Đông xuân Hè Thu Thu Đông Tần

số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng % Trại cây con giống 21 52,5 17 42,5 23 57,5 Tự sản xuất 12 30,0 4 10,0 10 25,0 Hàng xóm 4 10,0 18 45,0 6 15,0 Khác 3 7,5 1 2,5 1 2,5 Tổng 40 100,0 40 100,0 40 100,0

Nguồn: điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Hầu hết người dân nơi đây trồng phổ biến các loại giống IR 50404, OM 6976, OM 4218, OM 5451,… Qua điều tra cho thấy ở vụ Đông Xuân các nông hộ chủ yếu mua lúa giống xác nhận ở các trại cây con giống thường gọi là đại lí giống cấp 1 với 21 hộ chiếm 52,5%, giống tự sản xuất là 12 hộ trả lời chiếm 30%, mua từ hàng xóm với 4 hộ chiếm 10% và khác là 3 hộ chiếm 7,5% là mua giống nguyên chủng ở viện nghiên cứu giống ĐBSCL và trường ĐHCT. Ở vụ Đông Xuân người dân chịu đầu tư mua giống có chất lượng để tăng thêm năng suất vì ở vụ này lúa bán được giá hơn so với 2 vụ còn lại. Ở vụ Hè Thu nông dân chủ yếu sản xuất với nguồn giống mua từ hàng xóm bạn bè người thân với 18 hộ và chiếm 45% .Lí do tỉ lệ mua giống từ bên ngoài ở vụ Hè Thu của bà con chiếm tỉ lệ khá cao là vì thời gian xuống giống ở vụ Hè Thu là liền kề với vụ Đông xuân nên thời gian chuẩn bị giống gieo xạ không kịp nên phải mua giống từ bên ngoài để sản xuất, còn những hộ có giống tự

sản xuất 4 hộ chiếm 10% tỉ lệ thấp là hộ lấy giống của vụ Thu Đông trước đó để lại để sản xuất. Với vụ Thu Đông mặc dù chi phí sản xuất cao hơn các vụ khác nhưng những nông hộ vẫn sẵn lòng bỏ chi phí ra để mua giống từ các đại lí giống sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất 57,5 % tương ứng 23 hộ vì chủ yếu ở vụ này họ chỉ sản xuất lúa giống để lại cho các vụ kế tiếp sản xuất.

Nhìn chung, các nông hộ cũng có đầu tư về giống để sản xuất. Họ chịu bỏ ra chi phí lớn để mua giống có chất lượng với mong muốn lúa đạt năng suất cao. Tuy nhiên phần chi phí giống khá cao giá trung bình 12.000đ/kg ở các đại lý giống nên có những hộ mua giống xác nhận lại từ hàng xóm bạn bè để canh tác chỉ với giá trung bình 6.500đ/kg để giảm bớt chi phí, một phần là do hộ không nắm rõ kỹ thuật canh tác lúa giống nên tự sản xuất lúa giống không đạt hiệu quả.

Bảng 4.5. Nguồn giống lúa và cá được nông hộ sử dụng để sản xuất của mô hình lúa 2 vụ - 1 cá năm 2012-2013

Nguồn giống

Đông Xuân Hè Thu Cá Tần số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng % Trại cây con giống 18 45,0 10 25,0 40 100,0 Tự sản xuất 13 32,5 11 27,5 0 0 Hàng xóm 9 22,5 19 47,5 0 0 Tổng 40 100,0 40 100,0 40 100,0

Nguồn: điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Đối với mô hình lúa 2 vụ - 1 cá thì tập quán sản xuất cũng giống như mô hình lúa 3 vụ chiếm tỉ lệ cao nhất ở vụ Đông xuân là mua giống từ đại lí giống với 18 hộ tương ứng 45%, ở vụ Hè Thu thì mua từ hàng xóm chiếm tỉ lệ cao nhất 47,5% là 19 hộ. Nguyên nhân do thời vụ Đông Xuân kết thúc muộn và vụ Hè Thu lại bắt đầu sớm kế tiếp nhau nên thời gian chuẩn bị giống không kịp vì thế tỷ lệ mua giống từ hàng xóm là cao hơn so với vụ Đông Xuân. Do giá bán lúa ở vụ này thấp hơn và không đạt năng suất cao nên người dân chỉ bỏ chi phí giống mua từ hàng xóm bạn bè để giảm bớt chi phí sản xuất. Đối với vụ Thu Đông nuôi cá thì khi được hỏi 100% các nông hộ trả lời là mua cá giống từ trại cây con giống vì đây là cá ruộng và nuôi chỉ 1 vụ trong năm nên nông dân không sản xuất cá giống. Các loại cá nuôi phổ biến nhất là cá chép, cá mè trắng, cá mè hoa, cá trám cỏ, cá rô phi…. Giá cá giống dao động từ 60.000 – 65.000 đồng/kg các loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.3 Đất đai

Qua hình 4.1 sau đây sẽ cho ta thấy rõ tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các nông hộ ở địa bàn đang nghiên cứu với số liệu được điều tra phỏng vấn trực tiếp 80 hộ dân.

ĐVT: ha

Nguồn: điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của 80 nông hộ

Ở 2 địa bàn nghiên cứu là xã Phương Bình và xã Hòa An với 80 hộ dân cho thấy rằng lúa là nguồn thu nhập chính của các nông hộ ở 2 mô hình. Tổng diện tích đất nông nghiệp của 80 hộ trong đó có 61,51 ha diện tích đất lúa 2 vụ - 1 cá cao hơn so với lúa 3 vụ có diện tích là 57,01 ha, chênh lệch 4,50 ha cho thấy nông dân ở đây đang chuyển dịch cơ cấu dần sang mô hình lúa 2 vụ - 1 cá đạt hiệu quả cao hơn. Nếu mô hình lúa cá ngày càng phát triển mở rộng sản xuất sẽ có lợi cho người nông dân tạo nên những vùng sản xuất tập trung và chuyên canh trong sản xuất. Mía cũng là nguồn tạo thêm thu nhập cho các nông hộ với diện tích 10,82 ha ở cả 2 mô hình, diện tích vườn và mục đích sử dụng khác chiếm phần nhỏ không đáng kể 6,98 ha đất vườn và 0,1 ha diện tích đất trồng khác. Tất cả diện tích trên bao gồm cả diện tích đất thuê của nông hộ vì những hộ không đủ đất canh tác phải đi thuê đất để tăng thêm thu nhập nhưng hiện nay giá thuê đất lại khá cao có giá thuê trung bình là 253,66 ngàn đồng/1.000m2/năm, nên sau khi trừ đi chi phí thì người nông dân không có lời thậm chí lỗ nếu có khoảng thuê thêm đất.

Bảng 4.6: Diện tích đất sản xuất lúa và cá của nông hộ

ĐVT: m2

Diện tích Tần số Mô hình lúa 3 vụ Tỷ trọng % Tần số Mô hình 2 lúa - 1 cá Tỷ trọng % 12.000 19 47,5 16 40,0 > 12.000– 19.000 13 32,5 12 30,0 > 19.000 – 26.000 5 12,5 5 12,5 > 26.000 – 33.000 1 2,5 4 10,0 33.000 2 5,0 3 7,5 Tổng 40 100,0 40 100,0

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Đất canh tác là tư liệu sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, qua điều tra cho thấy tình hình sử dụng đất của các nông hộ chưa có sự đồng đều, còn chênh lệch về cơ cấu sử dụng đất của các nông hộ qua 2 mô hình. Những nông hộ có diện tích đất sản xuất lúa 3 vụ và lúa 2 vụ - 1 cá chủ yếu diện tích từ 12.000 m2 trở xuống chiếm 47,5% đối với mô hình lúa 3 vụ và 40% ở mô hình lúa cá. Trong khi đó những nông hộ có diện tích canh tác lớn hơn 33.000 m2 chỉ có 2 hộ trong mô hình lúa 3 vụ chiếm 5% và 3 hộ đối với mô hình lúa cá kết hợp chiếm 7,5%. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của các nông hộ còn nhiều bất cập. Trong đó, sự chênh lệch về diện tích đất sản xuất lúa giữa những hộ có diện tích đất canh tác lớn với hộ có diện tích canh tác nhỏ. Những hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ từ 12.000 m2 trở xuống chiếm tỉ lệ cao tạo nên việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ không đồng loạt trong sản xuất và thu hoạch.

4.1.4 Tập huấn và ứng dụng khoa kĩ thuật vào sản xuất

Việc mở các lớp tập huấn ở các địa phương đặc biệt là vùng sâu vùng xa không tiếp cận được các phương tiện thông tin, các chương trình về khuyến nông trên báo đài là việc làm cần thiết để truyền đạt kiến thức và kĩ thuật sản xuất đạt hiệu quả trong canh tác lúa và cá. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là mở lớp tập huấn tại nhà dân, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ,… để tăng cường khả năng tiếp cận của nông hộ đối với kỹ thuật mới, quy trình canh tác đúng, cải tạo đất, lựa chọn giống tốt và nhân giống đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách để có hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong nông nghiệp, …Đối với sản xuât lúa và đối với việc nuôi cá nội dung chủ yếu là truyền đạt kiến thức về tỉ lệ thả cá giống nuôi, chuẩn bị ruộng nuôi, và cách hạn chế hao hụt,… trong quá trình canh tác. Tình hình tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn vào sản xuất được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tập huấn và ứng dụng vào sản xuất ở 2 mô hình

Chỉ tiêu Mô hình lúa 3 vụ Mô hình lúa 2 vụ - 1 cá Tần số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng %

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 14 35,0 12 30,0 Không tập huấn 26 65,0 28 70,0 Tổng 40 100,0 40 100,0

Ứng dụng tập huấn vào sản xuất

Có ứng dụng 6 42,86 3 25 Không ứng dụng 8 57,14 9 75 Tổng 14 100,0 12 100,0

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia tập huấn của các nông hộ ở cả 2 mô hình đều thấp. Cụ thể ở mô hình lúa 3 vụ tỷ lệ tham gia tập huấn là 35% tương đương với 14 hộ tham gia. Trong khi đó việc ứng dụng kiến thức được tập huấn vào sản xuất chỉ có 6 hộ trong tổng 14 hộ chiếm 42,86% ở mô hình lúa 3 vụ. Ở mô hình lúa 2 vụ - 1 cá có tỷ lệ tham gia tập huấn là không cao với 30% tương ứng với 12 hộ. Các nông hộ ứng dụng kiến thức tập huấn vào sản xuất chỉ có 3 hộ trong tổng số 12 hộ có tham gia với tỷ lệ 25%.

Có tham gia tập huấn nhưng không áp dụng vào sản xuất cụ thể mô hình lúa 3 vụ có 8 hộ trong tổng 14 hộ có tham gia với tỷ lệ 57,14% và 9 hộ

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 34)