Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 26)

3.1.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Năm 2012, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp triển khai thực hiện Quyết định số: 508/QĐ – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 12 năm 2011 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2012 tỉnh Hậu Giang; tiếp tục thực hiện Chương trình số 59/Ctr-UBND ngày 18/10/2011 về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển nguồn lực và cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 23/5/2012 của UBND huyện về thực hiện Chương trình: Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn năm 2012 của huyện Phụng Hiệp.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp phải luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn diễn biến bùng phát, mặt hàng nông sản nông gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, giá cả biến động làm ảnh hưởng đến thu nhập bà con.

Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện cùng sự phối hợp của các ngành, các cấp và sự nổ lực to lớn của bà con nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện kế hoạch của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm. Kết quả như sau:

a.Trồng trọt

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo trồng cả năm: 50.997,22 ha/52.026 ha, giảm 2.441,28 ha so với năm 2011 diện tích từ 53.438,5 ha còn 50.997,22 ha năm 2012 (Nguyên nhân do năm 2011 lũ về sớm rút muộn bà con không lấp vụ lúa Đông xuân 2011 – 2012 trên nền liếp mía, đồng thời trong vụ Thu Đông kế hoạch là 14.000 ha, trong đó dự kiến có 2.000 ha lúa trên nền liếp mía chuyển qua, tuy nhiên được sự chỉ đạo của trên nên không chuyển diện tích lúa trên nền liếp mía qua vụ Thu Đông 2012 do đó diện tích không đạt được Kế hoạch 14.000 ha). Năng suất bình quân: 5,92 tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha

so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng: 302.088,4 tấn/292.784 tấn, đạt 103,17% kế hoạch, giảm 2,3 % (tương ứng 3.482,9 tấn) so với năm trước.

- Cây mía: Vào đầu niên vụ mía năm 2012 Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện khuyến cáo bà con nông dân sử dụng giống mía mới có năng suất và chữ đường cao với diện tích trồng mía là 9.037,5 ha/ 8.800 ha, đạt 101,5 % kế hoạch, tăng 224 ha so với năm trước (do bà con nông dân chuyển đổi từ đất tràm lên líp trồng mía). Năng suất bình quân: 110 tấn/ha, sản lượng đạt: 994.125 tấn/ 932.000 tấn, đạt 106,66% kế hoạch.

Đối với cây mía đã được các nhà máy đường trong tỉnh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với diện tích 7.263,8 ha/9.037 ha, đạt 80% so với diện tích trồng. Giá bao tiêu đầu vụ: 900 đ/kg (giá sàn) cho mía có chữ đường đạt 10ccs tại cầu cảng nhà máy. Gía bán tại ruộng thực tế từ 800 – 960 đ/kg mía tùy giống và trữ đường. Các giống trồng chủ yếu: QĐ 11, QĐ 13, ROC 16, ROC 18, ROC 22, Suphanburi 7, K94- 2483, DLM 24, VD 86 - 368...

- Cây ăn trái: Diện tích trồng: 4.711,7 ha/ 4.711 ha, đạt 100,01% kế hoạch. Tổng sản lượng: 46.488,61 tấn/KH 43.452 tấn, đạt 106,98%.

- Rau – màu các loại: Diện tích trồng 4.852 ha/ 4.665 ha, đạt 104% kế hoạch, tăng 131 ha so với năm 2012 do bà con tận dụng đất để trồng xen vào các loại cây trồng khác như: cây mía, diện tích cây ăn trái khi còn nhỏ... nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ. Sản lượng đạt: 62.636,45 tấn/ 55.990 tấn, đạt 111,87% kế hoạch, tăng 6,14% tương ứng 3.624,45 tấn so với cùng kỳ năm.

b. Chăn nuôi

Năm 2012, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn: Dịch bệnh tiềm ẩn, phức tạp, việc sử dụng chất cấm ở các địa phương khác gây tâm lý cho người tiêu dùng; tình hình giá cả thức ăn, con giống tăng cao nên giá thành tạo ra sản phẩm cao, giá heo, bò hơi tăng mạnh rồi giảm không ổn định nên một số hộ chăn nuôi không dám tái đàn.

c. Thủy sản

Diện tích thả nuôi: 3.999,05 ha/ KH 3.450 ha, đạt 115,91 % kế hoạch, tăng 596,55 ha so với năm 2011. Sản lượng: 30.694,5 tấn/ KH 27.300 tấn, đạt 112,43 % kế hoạch, tăng 1.462,5 tấn so với cùng kỳ năm trước.

+ Diện tích cá ao: thả nuôi 1.928,55 ha/ KH 1.775 ha, đạt 108,65 % kế hoạch, sản lượng: 29.189,5 tấn. Trong đó, cá ao nuôi thâm canh: là mô hình nuôi mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cáo. Tuy nhiên diện tích nuôi ít nhưng sản lượng chiếm 67% trong tổng sản lượng thủy sản toàn huyện. Tuy

nhiên, chi phí đầu tư cho mô hình nuôi thâm canh rất lớn và nhiều rủi ro về thị trường tiêu thụ, dịch bệnh bùng phát mạnh... Diện tích thả nuôi năm 2012 là: 199,15 ha. sản lượng đạt: 20.542,5 tấn, cá ao, mương vườn: Ngoài các đối tượng nuôi chủ lực thâm canh còn phát triển mạnh mô hình nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đầu tư thấp cần được nhân rộng và phát triển trong thời gian tới, diện tích thả nuôi năm 2012 là 1.729,4 ha, đã thu hoạch dứt điểm, năng suất: 5 tấn/ha, sản lượng: 8.647 tấn.

+ Cá ruộng: là hình thức nuôi trên ruộng lúa với vốn đầu tư thấp, cá nuôi chủ yếu tận dụng thức ăn tự nhiên trên ruộng lúa (Thời vụ thả nuôi khoảng giữa vụ lúa Hè Thu đến khi mùa lũ về) diện tích thả nuôi: 2.070,5 ha/KH 1.675 ha, đạt 123,61% KH, năng suất: 0,5 tấn/ha, Sản lượng: 1.035 tấn.

+ Cá lóc lồng: Thả nuôi 1.175 lồng, thu hoạch 1.175 lồng, năng suất: 0,45 tấn/lồng (2.000 con), sản lượng: 470 tấn, giá bán 30.000 – 35.000 đ/kg.

3.1.2.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dich vụ

a. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

Toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với trên 3.545 lao động. Năm qua, mặc dù điều kiện không thuận lợi, nhất là giá cả thị trường một số mặt hàng như thủy sản sụt giảm, ảnh hưởng đến các ngành nghề chế biến, một số ngành nghề truyền thống hoạt động không đều, chất lượng sản phẩm còn thấp. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khắc phục khó khăn tích cực hoạt động sản xuất nên giá trị tổng sản lượng công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp được 1.182 tỷ đồng, đạt 99,62% kế hoạch, tăng 4,6% so với năm 2011.

b. Thương mại và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ được 3.172 tỷ đồng, đạt 158,6% chỉ tiêu, tăng 37,76% so với năm 2011. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tỷ lệ sử dụng điện thoại bình quân 5,75 máy/100 dân; Toàn huyện có 6.402 cơ sở thương mại - dịch vụ với 10.430 lao động. Đã kêu gọi đầu tư và làm việc với các nhà thầu xây dựng các dự án: Khu dân cư và Trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, Kinh Cùng, chợ Cầu Trắng xã Tân Long, Cầu Móng xã Hòa An, Cầu Đình xã Tân Bình, Chợ Long Thạnh, Chợ Hòa Mỹ, Cái Sơn, Búng Tàu, Khu Dân cư Thương mại Ngọc Thường, đồng thời đang xúc tiến kêu gọi đầu tư chợ Rạch Gòi và các chợ còn lại.

c. Khoa học và công nghệ

Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai thực hiện mô hình, tạo điều kiện cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm ở những mô hình làm ăn có hiệu quả kinh tế cao đã mang lại hiệu quả thiết thực:

Trong năm 2012 tổ chức 266 cuộc tập huấn biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc 04 đúng, nâng cao chất lượng, phẩm chất lúa, kỹ thuật sản xuất lúa theo quy trình 1 phải 5 giảm, “Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và nhân giống lúa cấp xác nhận theo phương pháp PTD” tại Cánh đồng mẫu, xã Tân Bình cho bà con với 7.980 nông dân tham dự.

Tổ chức cuộc hội thảo chủ đề: 03 giảm 03 tăng theo hướng GAP, sử dụng phân, thuốc BVTV của công ty VFC, sản xuất nấm xanh phòng trừ rầy nâu, giống bắp ăn hiệu quả của công ty giống cây trồng miền Nam; đánh giá giống lúa của Khoa Phát triển nông thôn trường Đại học Cần Thơ tổ chức; hội thảo về thuốc trừ cỏ, thuốc diệt ốc bươu vàng do công ty BVTV An Giang tổ chức và Công ty nông dựơc tổ chức với 3.560 Nông dân tham dự.

Bà con biết vận dụng vào thực tế trong quá trình sản xuất về phòng trừ sâu bệnh, cách sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng làm tăng năng suất và chất lượng hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Bà con còn vận dụng sử dụng thuốc theo hướng an toàn sinh học đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng nông sản.

Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được bà con nông dân tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất như áp dụng 3 giảm 3 tăng trong vụ Đông xuân là 13.658 ha chiếm 71,56% tổng diện tích xuống giống toàn huyện, tiếp tục trong vụ Hè Thu 15.245 ha chiếm 79,87 % tổng diện tích xuống giống toàn vụ, nhằm góp phần hỗ trợ tích cực cho sản xuất lúa mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cho nông dân.

3.1.2.3 Công tác xây dựng nông thôn mới

Năm 2012, huyện đã kiểm tra đánh giá xã điểm Thạnh Hòa xây dựng hoàn thành đạt thêm 03 tiêu chí (Bưu điện, trường học, cơ cấu lao động) đang làm thủ tục để trình tỉnh công nhận và tái công nhận 7 tiêu chí so với năm 2011; xã điểm Phương Bình đạt 06 tiêu chí, đang làm thủ tục để trình tỉnh công nhận, các xã còn lại đăng ký xây dựng đạt từ 2-5 tiêu chí.

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)