Tập huấn và ứng dụng khoa kĩ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 39)

Việc mở các lớp tập huấn ở các địa phương đặc biệt là vùng sâu vùng xa không tiếp cận được các phương tiện thông tin, các chương trình về khuyến nông trên báo đài là việc làm cần thiết để truyền đạt kiến thức và kĩ thuật sản xuất đạt hiệu quả trong canh tác lúa và cá. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là mở lớp tập huấn tại nhà dân, hội thảo kỹ thuật, hội nghị đầu bờ,… để tăng cường khả năng tiếp cận của nông hộ đối với kỹ thuật mới, quy trình canh tác đúng, cải tạo đất, lựa chọn giống tốt và nhân giống đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đúng cách để có hiệu quả và ứng dụng khoa học kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cơ giới hóa trong nông nghiệp, …Đối với sản xuât lúa và đối với việc nuôi cá nội dung chủ yếu là truyền đạt kiến thức về tỉ lệ thả cá giống nuôi, chuẩn bị ruộng nuôi, và cách hạn chế hao hụt,… trong quá trình canh tác. Tình hình tham gia tập huấn và ứng dụng tập huấn vào sản xuất được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tập huấn và ứng dụng vào sản xuất ở 2 mô hình

Chỉ tiêu Mô hình lúa 3 vụ Mô hình lúa 2 vụ - 1 cá Tần số Tỷ trọng % Tần số Tỷ trọng %

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 14 35,0 12 30,0 Không tập huấn 26 65,0 28 70,0 Tổng 40 100,0 40 100,0

Ứng dụng tập huấn vào sản xuất

Có ứng dụng 6 42,86 3 25 Không ứng dụng 8 57,14 9 75 Tổng 14 100,0 12 100,0

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Nhìn chung, tỷ lệ tham gia tập huấn của các nông hộ ở cả 2 mô hình đều thấp. Cụ thể ở mô hình lúa 3 vụ tỷ lệ tham gia tập huấn là 35% tương đương với 14 hộ tham gia. Trong khi đó việc ứng dụng kiến thức được tập huấn vào sản xuất chỉ có 6 hộ trong tổng 14 hộ chiếm 42,86% ở mô hình lúa 3 vụ. Ở mô hình lúa 2 vụ - 1 cá có tỷ lệ tham gia tập huấn là không cao với 30% tương ứng với 12 hộ. Các nông hộ ứng dụng kiến thức tập huấn vào sản xuất chỉ có 3 hộ trong tổng số 12 hộ có tham gia với tỷ lệ 25%.

Có tham gia tập huấn nhưng không áp dụng vào sản xuất cụ thể mô hình lúa 3 vụ có 8 hộ trong tổng 14 hộ có tham gia với tỷ lệ 57,14% và 9 hộ trong tổng 12 hộ có tham gia chiếm 75% ở mô hình lúa 2 vụ - 1 cá. Lí do vì người dân đã quen với tập quán sản xuất cũ, khó thay đổi kỹ thuật canh tác, thiếu vốn và diện tích canh tác còn nhỏ lẻ manh mún, mặc khác là trên lí thuyết không thiết thực và phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng, các lớp tập huấn chưa có được các mô hình sản xuất thực nghiệm có hiệu quả cho người dân để áp dụng theo. Vì thế người dân chỉ tham gia các lớp để tích lũy kiến thức và vẫn giữ nguyên tập quán sản xuất cũ của mình.

Không tham gia tập huấn chiếm tỷ lệ cao ở mô hình lúa 3 vụ có 26 hộ tương ứng với 65% và mô hình lúa – cá với 28 hộ chiếm 70 %. Tỷ lệ không tham gia tập huấn cao như vậy là do đa số nông dân bận việc đồng án không có thời gian tham gia, trình độ học vấn của người dân nơi đây tương đối thấp đa số là cấp I và cấp II nên vẫn còn e ngại khi tham gia. Bên cạnh đó, việc mở lớp tập huấn ở địa phương không đồng bộ, chỉ phân bố ở 1 số ấp trọng điểm, và những hộ có vào câu lạc bộ nông dân thì mới được tham gia vào các lớp tập huấn do các cán bộ khuyến nông mở lớp.

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 39)