Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 31)

3.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa

Lúa là cây trồng hàng năm chủ lực của huyện năm 2012 chiếm 79,49% diện tích canh tác cây hàng năm. Diện tích và năng suất là 2 yếu tố tác động đến kết quả sản xuất của người dân trồng lúa. Bảng 1 thể hiện diện tích lúa của huyện giai đoạn 2010 - 2012

Bảng 3.1. Diện tích trồng lúa tại Huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Ha

Năm Tổng Đông xuân Hè Thu Thu Đông 2010 54.196 24.489 19.030 10.677 2011 54.447 23.963 19.517 10.967 2012 52.035 20.052 19.605 12.378

Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

Diện tích đất trồng lúa cả năm ở huyện Phụng Hiệp từ năm 2010 - 2012 giảm từ 54.196ha năm 2010 xuống còn 52.035ha năm 2012, giảm 2.161ha, trong đó diện tích lúa đông xuân giảm 4.437ha, diện tích lúa Hè Thu tăng 575ha và diện tích lúa Thu Đông tăng 1.701ha. Nhìn chung diện tích lúa Đông Xuân giảm mạnh lí do vì người dân chuyển đất canh tác lúa sang trồng một số loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn ( đất lúa lên líp trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản), hoặc chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Diện tích trồng lúa vụ Hè Thu và Thu Đông đang có xu hướng tăng qua các năm. Diện tích 2 vụ tăng là do tiềm năng tăng diện tích 2 vụ còn rất lớn vụ Hè Thu năm 20102 tổng diện tích 19.030ha chiếm 37,68% so với diện tích lúa cả và vụ Thu Đông năm 2012 chiếm 23,79% so với diện tích lúa cả năm. Để tăng diện tích lúa ngoài yếu tố quyết định là cung – cầu ( thị trường có nhu cầu) và nông dân phải có lời (giá cả ổn định và hợp lí ), cần phải có sự hỗ trợ đầu tư cải thiện điều kiện thủy lợi nhằm đảm bảo tưới, tiêu và ngăn lũ chủ động ( kể cả năm lũ lớn).

3.2.1.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn, là ngành sản xuất chủ lực đứng vị trí thứ 2 sau trồng trọt. Thành tựu nổi bật trong nuôi trồng thủy sản những năm qua là đã xây dựng được nhiều mô hình NTTS có hiệu quả cao theo hình thức bán công nghiệp chủ yếu trong ao, vèo, lồng,… ven

các tuyến kênh gạch, các mô hình nuôi kết hợp lúa – cá, nuôi cá trong mương vườn, tuy nhiên do mô hình sản xuất với quy mô nhỏ, chỉ góp phần cải thiện cuộc sống cho các nông hộ, chứ chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh nuôi trồng thủy sản của huyện .

Bảng 3.2. Diện tích nuôi trồng thủy sản tại huyện Phụng Hiệp giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị : ha Năm Tổng Cá ao Cá ruộng 2010 3.188,13 1.653,13 1.535,00 2011 3.406,50 1.732,00 1.674,50 2012 3.999,05 1.928,55 2.070,50

Nguồn: Niên giám thống kê, 2012

Nuôi trồng thủy sản đang được các cấp các ngành quan tâm trú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi với các loại hình nuôi : nuôi chuyên ao thâm canh, bán thâm canh, nuôi chuyên ao, mương quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi ruộng và nuôi cá lồng, vèo trên sông, gạch. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện giai đoạn 2010 – 2012 tăng từ 3.188,13ha năm 2010 lên 3.999,05ha năm 2012. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng là do huyện đang quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung và có nhiều mô hình nuôi mang lại hiệu quả cao vì thế bà con nông dân tự phát gia tăng diện tích sản xuất. Qua đó đã cho ta thấy ngành nuôi trồng thủy sản đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nhưng tốc độ phát triển và hiệu quả sản xuất và kinh doanh của ngành vẫn chưa ổn định trong đó thị trường là yếu tố quyết định cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản và cần phải quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như : thủy lợi, giao thông, điện sản xuất,…

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)