So sánh và đánh giá kết quả sản xuất 2 mô hình

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 53)

4.2.2.1 So sánh các khoản mục chi phí

Trong các khoản chi phí sản xuất đầu tư cho mô hình lúa 2 vụ – 1 cá thì tất cả các khoản chi phí sản xuất chung đều nhỏ hơn chi phí sản xuất lúa 3 vụ. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do các khoản mục chi phí như chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV của mô hình lúa 3 vụ cao hơn so với mô hình lúa 2 vụ -1 cá. Vì vụ nuôi cá không phải tiêu tốn thêm khoản chi phí phân và chi phí thuốc sử dụng cho nên chi phí này chỉ có ở 2 vụ sản xuất lúa. Chi phí LĐGĐ và chi phí lao động thuê của mô hình lúa 3 vụ cao hơn so với mô hình lúa 2 vụ - 1 cá. Nguyên nhân do sản xuất lúa cần nhiều lao động từ khâu chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, xịt thuốc, dặm lúa, và thu hoạch còn đối với cá chỉ cần lao động ở việc chuẩn bị ruộng bao lưới quanh đê và khi thu hoạch cá. Bên cạnh đó, lao động trong khâu bón phân, xịt thuốc trong nuôi cá là không có, do đó chi phí cho lao động thuê và LĐGĐ của mô hình lúa 3 vụ là cao hơn so với tổng chi phí của mô hình lúa 2 vụ -1 cá.

Bảng 4.15: So sánh các khoản mục chi phí bình quân trên 1.000m2 của hai mô hình năm 2011-1012

ĐVT:Ngàn đồng/1.000m2

Các khoản mục Mô hình Chênh lệch Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ - 1 cá Tuyệt đối (%) CP giống 447,40 401,62 -45,78 -10,23 CP phân 1.276,71 779,45 -497,26 -38,95 CP thuốc 900,06 635,25 -264,81 -29,42 CP thức ăn x 4,29 4,29 0,00 CP lao động thuê 1.210,99 678,63 -532,36 -43,96 CP LĐGĐ 743,50 514,92 -228,58 -30,74 CP trang thiết bị sản xuất 566,33 486,82 -79,51 -14,04 CP nhiên liệu 197,88 153,30 -44,58 -22,53 CP khác 214,65 40,51 -174,14 -81,13 Tổng CP 5.525,92 3.694,80 -1.831,12 -33,14

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

(CP: chi phí, BVTV: bảo vệ thực vật, LĐT: lao động thuê, LĐGĐ: lao động gia đình)

Phần chi phí bơm nước chỉ cần chi trong sản xuất lúa trong việc nuôi cá thì chi phí này chiếm không nhiều vì chủ yếu bơm nước vào ruộng khi mực nước thấp nhưng cũng không nhiều vì là mùa nước nổi nên tháo nước ra là chủ yếu. Vì vậy khoản mục chi phí nhiên liệu cho mô hình 3 vụ lúa nhiều hơn so với mô hình 2 lúa-1 cá với mức chênh lệch là 59,03 ngàn đồng/1.000m2, cao hơn 29,83% so với mô hình 2 lúa-1 cá. Chi phí khác gồm chi phí lãi vay và chi phí thuê đất, tùy theo điều kiện sản xuất của mỗi nông hộ khác nhau nên nên nhu cầy vay vốn và thuê thêm đất canh tác khác nhau. Vì thế sự chênh lệch ở khoản chi phí này không đáng kể.

4.2.2.2 So sánh các chỉ tiêu tài chính giữa hai mô hình

Để đánh giá mô hình nào sản xuất hiệu quả hơn ta cần xét đến các chỉ tiêu và các chỉ số tài chính, bảng 4.16 sẽ đưa ra so sánh kết quả sản xuất của 2 mô hình đang nghiên cứu để từ đó rút ra kết luận mô hình nào đạt hiệu quả hơn để khuyến khích người dân chuyển đổi.

Bảng 4.16 sau cho ta thấy rằng mô hình lúa 3 vụ bỏ ra nhiều chi phí hơn và doanh thu cao hơn so với mô hình lúa 2 vụ - 1 cá nhưng lại có lợi nhuận và thu nhập LĐGĐ thấp hơn so với lúa 2 vụ - 1 cá. Do việc sản xuất cá không tốn

chi phí nhiều mà lợi nhuận lại cao hơn vì thế mô hình lúa 2 vụ - 1 cá phần nào giúp cải thiện đời sống người dân giúp nông dân có thêm thu nhập trong khi không sản xuất được lúa vụ 3.

Bảng 4.16: So sánh các tỷ số tài chính bình quân trên công của hai mô hình năm 2011- 2012

ĐVT:Ngàn đồng/1.000m2

Khoản mục Mô hình sản xuất Chênh lệch Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ - 1 cá Tuyệt đối (%) Doanh thu 7.564,99 6.179,35 -1.385,64 -18,32 Chi phí 5.525,92 3.694,80 -1.831,12 -33,14 Lợi nhuận 2.039,06 2.484,55 445,49 21,85 Thu nhập LĐGĐ 2.782,56 2.999,47 216,91 7,80 Lao động gia đình (ngày/công) 54,88 47,73 -7,15 -13,03 Doanh thu/chi phí (lần) 1,37 1,68 0,31 22,63 Lợi nhuận/chi phí (lần) 0,37 0,68 0,31 83,78 Lợi nhuận/doanh thu

(lần) 0,27 0,41 0,14 51,85 Lợi nhuận/ngày công lao

động (đồng/ngày) 37,16 55,95 18,79 50,57

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

(LĐGĐ: lao động gia đình)

Một số chỉ tiêu tài chính được thể hiện qua bảng 4.16 cụ thể như sau: Việc sản xuất ở cả 2 mô hình khi cùng bỏ ra 1 đồng chi phí như nhau nhưng doanh thu nhận được của mô hình lúa 2 vụ - 1 cá cao hơn 0,31 đồng. Khi sản xuất lúa cá kết hợp người dân sẽ nhận được mức lợi nhuận cao hơn sản xuất độc canh lúa 3 vụ là 0,31 đồng khi cùng bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất. Nếu canh tác lúa 2 vụ -1 cá với 1 đồng doanh thu nhận được nông hộ sẽ thu lại được đến 0,41 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,14 đồng so với mô hình lúa 3 vụ.

Trung bình 1 ngày công LĐGĐ mỗi người sẽ thu được mức lợi nhuận là 37,16 đồng khi sản xuất lúa 3 vụ trong khi đó người dân sản xuất lúa 2 vụ - 1 cá sẻ có lợi nhuận cao hơn là 55,95 đồng khi bỏ ra 1 ngày công lao động .

Từ các chỉ số tài chính trên cho thấy, mô hình lúa 2 vụ -1 cá có lợi nhuận cao hơn so với mô hình độc canh lúa 3 vụ. Nếu nông hộ áp dụng mô hình này sẽ có thêm 216,91 ngàn đồng thu nhập LĐGĐ trên 1.000m2 .

Ngàn đồng/1.000m2 7.564,99 5.525,92 2.484,55 2.039,06 2.782,56 6.179,35 3.694,80 2.999,47 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Thu nhập LĐGĐ

Lúa 3 vụ Lúa 2 vụ - 1 cá

Nguồn: Điều tra trực tiếp 80 nông hộ, 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.2 So sánh các chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình

Kết hợp bảng 4.16 và hình 4.2 đã cho ta thấy rõ, doanh thu trung bình của nông hộ trong mô hình lúa 2 vụ -1 cá thấp hơn so với mô hình lúa 3 vụ do doanh thu của cá thấp hơn lúa nhiều nên doanh thu tổng mô hình lúa 2 vụ - 1 cá cụ thể thấp hơn 1.385,64 ngàn đồng/1.000m2 so với mô hình lúa 3 vụ. Tuy doanh thu lúa 3 vụ cao nhưng với chi phí sản xuất lúa lại cao nên lợi nhuận sẻ thấp hơn mô hình lúa 2 vụ - 1 cá. Chi phí đầu tư cho mô hình lúa 3 vụ thấp hơn 1.831,12 ngàn đồng/1.000m2 do sản xuất cá không tốn chi phí sản xuất nhiều chủ yếu là mua lưới và chi phí trang thiết bị sản xuất vì thế tổng chi phí mô hình lúa 2 vụ – 1 cá thấp hơn lúa 3 vụ.

Một phần của tài liệu so sánh kết quả sản xuất 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa 2 vụ 1 cá ở huyện phụng hiệp tỉnh hậu giang (Trang 53)