1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học ở hà nội)

23 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 337,96 KB

Nội dung

Chọn vấn đề “Hoạt động giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay Qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội" làm đề tài luận án, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sán

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

-

Lê Cao Thắng

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN

THỐNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI)

Chuyên ngành : Văn hóa học

Mã số : 62 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2013

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Ngường hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy Bắc

Phản biện 1: PGS.TS Lê Quý Đức, Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM

Phản biện 2: PGS.TS Phạm Thu Yến, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 3: TS Nguyễn Thị Việt Hương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam – 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2013

Có thể tìm đọc Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều truyền thống vô cùng quý giá Đó là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết cộng đồng; truyền thống nhân ái, khoan dung; truyền thống hiếu học “tôn sư trọng đạo” và nhiều truyền thống tốt đẹp khác Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam Nhờ các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã luôn đứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc cần được giáo dục, được truyền bá sâu rộng trong xã hội

Tính đến năm học 2011 - 2012 cả nước có 419 trường đại học và cao đẳng với tổng số hơn 2,2 triệu sinh viên Đây là nguồn nhân lực quý giá của đất nước bởi sinh viên là những người có tri thức, trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có hoài bão lớn Lực lượng này có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trước mắt cũng như lâu dài

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thanh niên sinh viên rất nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động từ bên ngoài, bởi vậy những thay đổi

về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước ta trong những năm qua nhất là quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, đã tạo nên những biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần thế hệ trẻ

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh những ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có thanh niên sinh viên, làm thay đổi các quan điểm của họ về giá trị truyền thống của dân tộc Điều đáng lo ngại là sự sa sút về phẩm chất, đạo đức ở một bộ phận sinh viên, thể hiện ở việc chạy theo những giá trị vật chất đơn thuần, có tư tưởng sùng bái nước ngoài, coi thường hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân tộc Tác hại của chúng là làm rối loạn kỷ cương gia đình, xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội và làm biến dạng những nhân cách đang được định hình ở tuổi trẻ

Trước tình hình này, việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thanh niên sinh viên cần được đặt ra một cách cấp thiết Hơn nữa trên thực tế, trong chương trình giáo dục của hệ thống các trường đại học hiện nay vẫn còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người Trong công tác giáo dục, còn chưa coi trọng việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống nhằm hình thành, hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho các thế hệ sinh viên Chọn vấn đề “Hoạt động giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội)" làm đề tài luận án, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề

lý luận về giá trị, giá trị văn hoá, về bản sắc văn hoá dân tộc, về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh các hoạt động giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống nhằm hình thành và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho sinh viên trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Trang 4

Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục lịch sử văn hóa

và giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nước

và xã hội ta rất quan tâm Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã

đề cập đến, ở các mức độ khác nhau, vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu:

Thứ nhất, nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa, về các giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc Việt Nam Các công trình đã phân tích lịch sử quá trình hình thành, phát triển và nội dung các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam trong mối quan

hệ với bản sắc văn hóa dân tộc Chỉ rõ các mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và mặt hạn chế, lỗi thời cần khắc phục, xóa bỏ

Thứ hai, nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Các công trình đã phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, chỉ rõ các thời cơ và thách thức của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay

Thứ ba, nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm xây

dựng lối sống văn hoá cho thanh niên, sinh viên Các công trình đã tập trung phân tích đặc điểm, những nhân tố tác động đến chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống của thanh niên, sinh viên, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thanh niên, sinh viên, xây dựng môi trường văn hoá trong các trường đại học, cao đẳng

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh

ở thủ đô Hà Nội nói chung và ở các trường đại học ở Hà Nội nói riêng Các công trình đã đề cập đến tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá ở Thủ đô Hà Nội, phân tích xu hướng phát triển của đội ngũ trí thức Thủ đô Hà Nội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Mặc dù các vấn đề có liên quan đến đề tài khá phong phú nhưng cho đến nay

vẫn còn chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu Hoạt động giáo dục giá trị văn

hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội) Việc nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của sinh viên và giáo

dục các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp cho thanh niên, đặc biệt là sinh viên vẫn còn là một khoảng trống Các công trình tập trung vào việc xác định giá trị của văn hóa truyền thống nói chung, chưa thấy mối liên hệ cụ thể giữa yếu tố văn hóa truyền thống với sự phát triển của sinh viên hiện nay; chưa chỉ được các giải pháp nhìn từ góc độ nhu cầu phát triển của học sinh sinh viên, về mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa truyền thống với thế hệ trẻ hôm nay; thiếu những đề xuất mang tính kỹ thuật, các

mô hình thực hành nhằm chuyển giao giá trị văn hóa truyền thống đến sinh viên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và khảo sát đánh giá thực trạng giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho

Trang 5

sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục – đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ là:

- Làm rõ quan niệm về giá trị và giá trị văn hoá, giá trị văn hóa truyền thống

và bản sắc văn hoá của dân tộc; phân tích vai trò của việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống văn hoá dân tộc đối với sinh viên hiện nay

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên trong thời gian tới

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các giá trị văn hóa truyền thống và việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trong 11 trường đại học trên địa bàn Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu

4.3.1 Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích những giá

trị văn hóa truyền thống cơ bản của dân tộc và việc giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho sinh viên Luận án đánh giá hoạt động của các chủ thể giáo dục trong công tác giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên, đánh giá về ý thức, thái độ của sinh viên trong việc kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống

4.3.2 Phạm vi không gian: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát tại 05 trường

đại học thuộc khối kinh tế, kỹ thuật và 06 trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn thành phố Hà Nội

4.3.3 Phạm vi thời gian: từ năm 1998, sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ

năm, BCH Trung ương khóa VIII đến nay (2012)

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc còn chưa được nhận thức đầy đủ, toàn diện, thậm chí còn không ít những nhận thức lệch lạc trong một bộ phận sinh viên

- Việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết nhưng chưa được tổ chức một cách có ý thức tự giác cao từ các cơ quan quản lý

và các nhà trường

Trang 6

- Việc tiếp nhận, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của sinh viên trong đời sống vẫn còn nhiều hạn chế, bị động; vai trò của các nhà trường và các thiết chế văn hóa xã hội khác trong việc giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên vẫn còn mờ nhạt, chưa trở thành thiết chế văn hóa – xã hội quan trọng cho sinh viên

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu:

Việc tìm hiểu, phân tích các công trình của các nhà khoa học đi trước về các vấn đề: giá trị, giá trị văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam;

về giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho thanh niên, sinh viên; về xây dựng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh ở các trường đại học hiện nay đã làm rõ tổng quan vấn đề nghiên cứu và nhận ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

6.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học:

Việc phỏng vấn bằng Bảng hỏi cấu trúc, người phỏng vấn sẽ trả lời các câu hỏi theo một bảng hỏi đã được thiết kế sẵn Nguồn thông tin thu thập được là toàn bộ các câu trả lời đã được mã hóa từ các câu hỏi trong bảng hỏi 1000 đối tượng được phỏng vấn là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ năm tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi rất cần thiết cho việc lượng hóa thông tin về vấn đề nghiên cứu Nguồn thông tin thu từ phương pháp này được sử dụng làm tư liệu chính cho quá trình phân tích

6.2.3 Phương pháp quan sát:

Quan sát đời sống sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong quá trình học tập, rèn luyện, giao tiếp, ứng xử, để biết thêm những thông tin về cuộc sống thực tại của họ và nhất là thái độ ứng xử của họ đối với giá trị di sản văn hóa dân tộc

6.2.4 Phương pháp nghiên cứu văn hóa học:

Tập hợp các phương thức, thao tác nghiên cứu của văn hóa học để phân tích các vấn đề về lý luận văn hóa (về giá trị, giá trị văn hóa truyền thống,…) và thực tiễn hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên

6.2.5 Phương pháp so sánh - lịch sử:

Đối chiếu, so sánh các giá trị văn hóa truyền thống trong mối liên hệ với các giá trị văn hóa hiện đại trên cơ sở đó xác định những giá trị văn hóa cần được giáo dục cho sinh viên

6.2.6 Phương pháp xử lý thông tin khoa học xã hội bằng chương trình SPSS

Trang 7

Phương pháp này được sử dụng để tính tần suất và một số tương quan của nguồn thông tin thu được từ bảng hỏi

7 Những kết quả và đóng góp mới của luận án

Luận án có những kết quả và đóng góp cơ bản là:

- Hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận về giá trị, giá trị văn hoá, giá trị

văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, trên cơ sở đó xác định những giá trị văn hóa truyền thống cần được giáo dục cho sinh viên hiện nay

- Xác định rõ vị trí của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khẳng định vai trò to lớn của việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nhằm phát triển toàn diện sinh viên Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay

- Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên của các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội Việc phân tích và đánh giá đã chỉ rõ những ưu điểm cũng như những hạn chế của việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục – đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức

và cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa truyền thống

và giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thanh niên sinh viên

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (4 trang) và danh mục tài liệu tham khảo (8 trang), phụ lục (22 trang) luận án gồm 3 chương chính

Chương 1: Những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị văn hóa truyền thống của

dân tộc (37 trang)

Chương 2: Thực trạng hoạt động giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho

sinh viên hiện nay (83 trang)

Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên (46 trang)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ

VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC

1.1 Quan niệm về giá trị và giá trị văn hoá

1.1.1 Quan niệm về giá trị

Trang 8

Giá trị là những cái thuộc về sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng

mà có ý nghĩa tích cực đối với xã hội, một nhóm người và cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn những nhu cầu và lợi ích, đồng thời biểu thị niềm tin của con người về những mục đích và phương thức ứng xử lý tưởng

1.1.2 Quan niệm về giá trị văn hoá

Giá trị văn hoá là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của dân tộc và nhân loại Giá trị văn hóa là một hệ thống các giá trị

có ý nghĩa khách quan được quy định bởi thực tiễn lịch sử, bởi tính thông tin rộng rãi Các giá trị văn hoá đều biểu hiện các lợi ích của các lực lượng xã hội tiên tiến Các giá trị văn hóa đều chứa đựng những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ) và luôn tạo ra các định hướng làm phát huy cái đúng, cái tốt, cái đẹp của Con Người

1.2 Truyền thống dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.2.1 Truyền thống và truyền thống dân tộc

Theo nghĩa tổng quát nhất, truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống, cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài

Truyền thống dân tộc là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của cả một dân tộc được hình thành trong những điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử nhất định, được kết tinh, tích luỹ và lưu truyền qua các thế hệ, trong lịch sử của dân tộc, làm nên bản sắc dân tộc

1.2.2 Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam

Nói đến các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta là nói đến đặc thù của văn hóa Việt Nam với những bản sắc đậm đà, tốt đẹp đã hình thành và được lưu truyền từ ngày dựng nước cho đến nay Xem xét các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nổi lên 3 đặc điểm cơ bản:

Một là, giá trị đạo đức chiếm vị trí nổi bật

Hai là, chủ nghĩa yêu nước được khẳng định là giá trị cốt lõi, giá trị định

hướng các giá trị khác

Ba là, những giá trị phổ biến của con người Việt Nam như tinh thần đoàn kết, ý

thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung; trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh thần lạc quan cũng được đề cập và coi đó là những giá trị văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc ta

1.3 Giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên Việt Nam

1.3.1 Vị trí và vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Sinh viên là bộ phận ưu tú trong thanh niên Xét về mặt trình độ học vấn, sinh viên là những người tiêu biểu đang được đầu tư, được giáo dục đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học Sau khi tốt nghiệp họ sẽ trở thành lực lượng lao động trí tuệ chính trong xã hội Do đó, sinh viên có vị trí và vai trò quan trọng, quyết định sự tiến bộ xã

Trang 9

hội và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Bởi thế, công tác giáo dục sinh viên nói chung, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống nói riêng có một ý nghĩa quan trọng trong nội dung giáo dục và đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay

1.3.2 Những giá trị văn hóa truyền thống cơ bản cần được giáo dục cho sinh viên

Nội dung các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc rất phong phú, đa dạng, nhiều mặt Tuy nhiên, trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chỉ lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất có liên quan trực tiếp đến việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất thanh niên sinh viên hiện nay

1.3.2.1 Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc

Truyền thống yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam Giáo dục cho sinh viên kế thừa và phát huy giá trị truyền thống yêu nước trong chống ngoại xâm bảo vệ đất nước trong tình hình hiện nay tức là tích cực chống nghèo nàn lạc hậu, vươn tới xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại Hơn lúc nào hết, sinh viên cần nhận thức rõ vai trò vô cùng quan trọng của chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước

1.3.2.2 Giáo dục truyền thống nhân ái khoan dung

Truyền thống nhân ái được thể hiện ở tình yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không vụ lợi Truyền thống khoan dung biểu hiện ở tính nhân đạo, lòng vị tha Giáo dục truyền thống nhân ái khoan dung cho sinh viên sẽ có tác dụng giáo dục sinh viên kính thầy, yêu bạn, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của người khác; giúp sinh viên không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc làm định hướng cho cuộc sống của mình, góp phần hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

1.3.2.3 Giáo dục truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng

Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng được biểu hiện qua các mối quan hệ cộng đồng lớn nhỏ khác nhau như gia đình, gia tộc, họ hàng, làng xã và lớn hơn là cộng đồng dân tộc, cộng đồng người Việt Nam Vì vậy, giáo dục truyền thống đoàn kết cộng đồng cho sinh viên là từng bước xây dựng cho sinh viên ý thức tập thể, đoàn kết cá nhân với tập thể hòa chung vào các phong trào của tập thể từ lớp, khoa đến trường và rộng ra toàn xã hội Qua đó trang bị cho sinh viên phương pháp hữu hiệu

để giải quyết mối quan hệ cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội, biết đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung

1.3.2.4 Giáo dục truyền thống yêu lao động cần cù tiết kiệm

Nhờ có truyền thống yêu lao động cần cù, tiết kiệm mà dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để xây dựng và phát triển đất nước Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu lao động cần cù, tiết kiệm sẽ giúp sinh viên nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của lao động trong sự phát triển xã hội, giúp họ có tình yêu và thái độ đúng đắn đối với lao động Lao động là niềm vui, niềm hạnh phúc của

Trang 10

tuổi trẻ Lao động với tinh thần hăng say, sáng tạo Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

1.3.2.5 Giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo

Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là vinh dự lớn lao của người sinh viên, góp phần làm giàu tiềm năng trí tuệ cho đất nước Nó sẽ trở thành một trong những nhân

tố đảo bảo cho sự phát triển với tốc độ cao, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thắng lợi

Ngoài những truyền thống quý giá của dân tộc đã nêu ở trên còn nhiều truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại như truyền thống anh dũng, bất khuất, kiên cường, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” Những truyền thống quý báu đó có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai Do vậy, kế thừa truyền thống dân tộc, nâng truyền thống dân tộc lên một tầm cao mới, là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ hiện nay và mai sau

1.3.3 Những chủ thể tham gia giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên

Ở nước ta có nhiều chủ thể tham gia giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Ngoài các cơ quan của Đảng và Nhà nước, có thể chia làm ba nhóm: nhóm

chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác

chính trị – sinh viên, Ban Chủ nhiệm khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp); nhóm chủ thể truyền đạt kiến thức (đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên ) và nhóm chủ thể hỗ trợ (các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và gia đình sinh viên)

Tiểu kết

Nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc cho sinh viên Bởi sinh viên là lớp người có vị trí và vai trò quan trọng, kế tục sự nghiệp của cha anh, xung kích, sáng tạo đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho sinh viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần trở thành một trong những nội dung giáo dục và đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA

TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 2.1 Các nhân tố tác động đến việc giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay

2.1.1 Tác động của nhân tố kinh tế - xã hội

Về tác động tích cực: Kinh tế thị trường tạo nên sự năng động trong toàn xã hội

và nâng lên đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Nhiều sinh viên

Trang 11

vượt khó vươn lên trong học tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, tuổi trẻ lập nghiệp chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp Lý tưởng sống đó không phải tự nhiên mà hình thành, nó được rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục mà nên

Về tác động tiêu cực: Kinh tế phát triển kéo theo tình trạng phân hoá giàu

nghèo ngày càng tăng Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng đến ích kỷ, tình trạng tha hoá về đạo đức lối sống tăng lên Đặc biệt là tệ nạn tham nhũng tiêu cực phát triển thành một trong bốn nguy cơ của đất nước Tất cả các hiện tượng đó tác động xấu đến sinh viên, làm méo mó nhận thức, tâm lý, tình cảm của họ

2.1.2 Tác động của nhân tố giáo dục – đào tạo

Trong những năm vừa qua, nhờ có sự đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước mà các trường đại học, cao đẳng không ngừng được củng cố Các trường đã có cơ sở vật chất khá khang trang, nhiều trường đã được hiện đại hoá từng bước Nhờ đó mà sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn Với nội dung chương trình không ngừng được hiện đại hoá cùng với quá trình đổi mới đổi mới phương pháp giảng dạy, sinh viên tiếp nhận được những tri thức toàn diện, hiện đại, tăng cường được tính tích cực, tự đào tạo của mình

Bên cạnh những thành tựu đóng góp tích cực, nền giáo dục và đào tạo nước nhà cũng còn nhiều bất cập yếu kém, trước hết là những lệch lạc, chưa thống nhất trong nhận thức về giáo dục - đào tạo Trong khi hầu hết mọi người, kể cả những người không làm công tác quản lý vẫn kêu rằng sinh viên bị tha hoá, xuống cấp về đạo đức, lối sống nhưng khi chi phí cho giáo dục chính trị tư tưởng, văn hoá, thể chất

họ lại đắn đo, thậm chí lại coi là chi phí cho các hoạt động bề nổi - phong trào, không thật cần thiết, không có lãi

Điều kiện cơ sở vật chất của các trường đại học, cao đẳng còn yếu kém cùng với những bất cập trong nhận thức, hoạt động của các cơ quan giáo dục, đội ngũ cán

bộ, giáo viên là nguyên nhân cơ bản của tình trạng yếu kém lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay

3.1.3 Tác động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập giao lưu quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề mở rộng giao lưu văn hóa - giáo dục với các nước, tiếp thu những yếu tố tiến bộ của các thành tựu giáo dục nhân loại trở thành vấn đề quan trọng để phát triển nền giáo dục nước nhà Hội nhập tạo điều kiện cho sinh viên tiếp thu văn minh của nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, trở nên tự tin hơn với một tầm nhìn xa hơn hướng ra thế giới Song, hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội Một bộ phận sinh viên đang bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai, buông thả, quay lưng với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Cuộc sống dư giả

về vật chất khiến một bộ phận của giới trẻ chấp nhận lối sống hưởng thụ, ích kỉ, đặt cái riêng trên cái chung, đặt lợi ích cá nhân trước lợi ích tập thể, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng, sống không có lý tưởng và mơ ước

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w