1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay

95 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 394,5 KB

Nội dung

- Nhân cách sinh viên và giáo dục nhân cách sinh viên là vấn đề được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của tập thể các nhà khoa học Liờn Xụ cũ, nhà xuất bả

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để pháttriển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [14, tr 108-109] Ở đâynhững nhiệm vụ trọng yếu, nền tảng của chương trình giáo dục đại học làxây dựng một đội ngò trí thức có nhân cách đạo đức trong sáng, làm chủ vềchuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh về thể chất đáp ứng tốt yêu cầu của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Điều đó sẽ tạo ra hệ điềuchỉnh bên trong, tự giác, tự nguyện; làm cho sù quan tâm của con người đốivới người khác cũng như đối với lợi Ých của xã hội trở thành nhu cầu và sựthôi thúc từ nội tâm Đây là yếu tố kích thích tính tích cực trong mỗi conngười, hướng họ biết giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa cá nhân và xãhội, góp phần khắc phục sự mất cân đối trong quá trình phát triển conngười - xã hội dưới những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoahọc - công nghệ và cơ chế thị trường hiện nay

Việt Nam, sau hơn 15 năm đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng

tự hào Bên cạnh đó, kinh tế thị trường lại là mảnh đất màu mỡ nảy sinhnhiều yếu tố tiêu cực Các tác động của kinh tế thị trường đã can thiệp, phá

vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, chà đạp lên những khuôn mẫuđạo đức, những giá trị đạo đức đích thực Mặt khác, các thế lực thù địchđang tiến công chúng ta trên lĩnh vực văn hóa, đạo đức, lối sống, nhất làđối với thanh niên, sinh viên Và thực tế ngày nay, đáng lo ngại là một bộphận học sinh, sinh viên suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thực dụng,

Trang 2

thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai bản thân và tiền đồ đấtnước.

Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ đanxen nhau Trong đó, nhân tố đạo đức, giá trị của đời sống tinh thần của sinhviên đang trở thành điểm nóng trong sự phát triển nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề xây dựngnhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước tahiện nay là một yêu cầu cơ bản và cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Về vấn đề xây dựng nhõn cỏch, giáo dục đạo đức trong điều kiệnkinh tế thị trường hiện nay nói chung đã có nhiều tác giả quan tâm nghiêncứu ở những khía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau:

- Nhúm các tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức

đã làm rõ tính chất hai mặt của kinh tế thị trường và tác động của nó đối

với đời sống đạo đức: GS.TS Nguyễn Ngọc Long: "Quán triệt mối quan hệ

biện chứng giữa kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy", Tạp chí

Nghiên cứu lý luận, tháng 1-2, 1987; TS Nguyễn Thế Kiệt: "Quan hệ giữa

kinh tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay", Tạp

chí Triết học 6/1996; PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia: "Sự tác động hai mặt của cơ

chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý", Tạp chí Nghiên cứu lý

luận, số 2/1997;

- Mét số tác giả quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của đạo đức vàthang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta:

PGS.TS Nguyễn Chớ Mỳ: "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong

nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Nguyễn Văn Lý:

"Kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình

Trang 3

chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1998

- Nhân cách sinh viên và giáo dục nhân cách sinh viên là vấn đề

được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của

tập thể các nhà khoa học Liờn Xụ (cũ), nhà xuất bản sách giáo khoa Mỏc

-Lờnin phát hành năm 1983; "Nhân cách của người sinh viên" của tập thể

các nhà khoa học trường đại học Lờningrỏt, Tủ sách Đại học Kinh tế kế

hoạch năm 1981; Lê Diệp Đĩnh: "Thực trạng tâm lý xã hội của sinh viên và

vấn đề giáo dục nhân cách cho sinh viên ở nước ta hiện nay", Luận văn

thạc sĩ Triết học bảo vệ năm 1995; Trần Sỹ Phán: "Giáo dục đạo đức với

việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ triết học bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh năm 1999

Về xây dựng nhân cách đạo đức có tác giả quan tâm nghiên cứu ở

phương diện chung: Trần Thị Tuyết Sương: "Vấn đề xây dựng nhân cách

đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay", Luận văn thạc sĩ

Triết học, bảo vệ tại Viện Triết học 1998

Nhìn chung, các công trình kể trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm rõmối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức với việc xây dựng và giáo dục nhâncách cho sinh viên, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mộtcách hệ thống về vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trongđiều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nhìn chung, các côngtrình kể trên đã có nhiều đóng góp trong việc làm rõ mối quan hệ giữa kinh

tế và đạo đức với việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho sinh viên,nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấn

đề xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: " Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn

ở miền Bắc Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích:

Qua khảo sát nhân cách đạo đức sinh viên hiện nay tại một số trườngđại học khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam, luận văn đưa ra cácgiải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên trongđiều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đã thực hiện những nhiệm

vụ cơ bản như sau:

- Góp phần làm rõ khái niệm nhân cách đạo đức và những nhân tố cơbản quy định sự phát triển nhân cách đạo đức của sinh viên

- Phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức chosinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

- Tìm hiểu thực trạng của nhân cách đạo đức sinh viên các trường đạihọc khối xã hội nhân văn ở miền Bắc Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm xõy dựng nhân cách đạo đứcsinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu nhân cách đạo đức sinh viên trong một số trường đại họctiêu biểu được chọn làm khảo sát, làm rõ sự biến đổi nhõn cỏch đạo đứctrong sinh viên từ sau đổi mới đất nước đến nay

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ giữa tồn tại xãhội và ý thức xã hội; các phương pháp lịch sử và lụgic, phân tích và tổnghợp, điều tra xã hội học, thống kê cũng được sử dụng trong quá trình thựchiện đề tài

6 Cái mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng nhân cách đạo đức sinh viêntrong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng nhân cách đạo đức mớicho sinh viên hiện nay

7 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu một vấn đề bức thiết củamôn Đạo đức học và đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội: nghiêncứu nhân cách đạo đức sinh viên trong nền kinh tế thị trường hiện nay

Trên bình diện nghiên cứu và những kết quả đã đạt được, chúng tôi

hy vọng luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu thamkhảo cho giáo viên, sinh viên dạy và học môn Đạo đức học

Luận văn có ý nghĩa nhất định đối với công tác giáo dục và xây dựngnhân cách đạo đức cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 6

Chương 1

NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay

1.1 NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUI ĐỊNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

1.1.1 Nhân cách

Tư tưởng về nhân cách xuất hiện từ Arixtụt (384 - 322 TCN) - nhàTriết học cổ đại Hy Lạp - khi ông cho rằng, con người là "sinh vật chínhtrị" (Joon poltikon) Ở đây, bước đầu Arixtụt đó thấy được vai trò của tácđộng xã hội, của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển con người như làmột nhân cách Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lần đầutiên, hai nhà tâm lý học người Đức Dilthey và Spranger mới đưa ra kháiniệm nhân cách Theo hai ông, nhân cách là cái "mặt nạ" có tính chất xã hộicủa cái tôi bên trong; khi nào cái "mặt nạ" đó trùng với cái tôi thì nhân cáchphát triển chín muồi [24, tr 42]

Đến nay, nhân cách được nghiên cứu, định nghĩa dưới nhiều góc độkhác nhau, những đại biểu nổi tiếng như: S.Freud với thuyết "Phân tâmhọc" coi bản chất nhân cách là thuộc tính sinh vật hay sinh vật hóa bản chấtnhân cách, coi nó là bản năng tình dục; J.H.eysenck coi nhân cách là mộtdạng nào đó của ý thức trí tuệ và ý thức đạo đức thực hiện sự tự chủ trongbối cảnh tương tác; A.A.dler với thuyết "Siêu đẳng bù trừ", G.Allport vớithuyết "đặc trưng" và năm 1949 ụng đó đưa ra trên 50 định nghĩa khácnhau về nhân cách Đại biểu nổi tiếng nhất của chủ nghĩa Nhân bản triếthọc tư sản thế kỷ XX là M.Sờlơ - một nhà triết học Đức - cho rằng: "Bảnchất vốn có của con người không gắn với tồn tại của nó về mặt sinh vật và

Trang 7

xã hội mà nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của con người trởthành nhân cách" [7, tr 23] Theo quan niệm của ông con người không tồntại thực mà con người chỉ là một bộ phận của thực tại tinh thần Nhìnchung, các học thuyết trên hoặc xem nhân cách như là sự đáp ứng nhu cầusinh học thuần túy, hoặc xem nhân cách chỉ có tính chất thuần túy của cánhân con người mà không thấy được tính quyết định của vai trò xã hộitrong sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Triết học Mác ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tưtưởng của nhân loại Theo đánh giá của V.I Lờnin, triết học Mác đã khắcphục được những thiếu sót lớn nhất của lịch sử triết học: Chủ nghĩa duytâm "không thấy được" điểm xuất phát là từ hiện thực khách quan, chủnghĩa duy vật siêu hình "không thấy được" vai trò tích cực của chủ thể conngười Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, con người là thực thể sinhhọc xã hội Mặt sinh học và mặt xã hội có mối quan hệ bao chứa lẫn nhau,chế ước lẫn nhau Mặt sinh học không thuần túy là sinh học mà là sinh học

- xã hội Mặt xã hội không trừu tượng, trống rỗng, hư vô mà nó là sự phảnánh hiện thực của tồn tại sinh học - xã hội

Như vậy, con người không chỉ xuất hiện và tuân theo nhờ những quiluật tiến hóa hữu cơ mà nú cũn chịu sự tác động của những qui luật xã hội

Sự hoàn thiện bản chất xã hội trong con người cũng đồng thời là quá trìnhhoàn thiện về nhân cách, trong quá trình này, cái sinh học ngày càng được

xã hội hóa, nhân tính hóa nhiều hơn Nhân cách được hình thành và pháttriển trong quá trình sống, lao động, quan hệ giao tiếp

Tuy nhiên, trên lập trường triết học mác xít, giữa các nhà khoa họccũng có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách: Chẳng hạn "Nhân cách

là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện trong cá nhân,ngoài cá nhân, thông qua hoạt động giao tiếp của cá nhân Êy" [4, tr 74];

"Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân đã hình thành và

Trang 8

phát triển từ trong các quan hệ xã hội" [53, tr 80] hoặc "Khái niệm nhâncách được thể hiện là toàn bộ đời sống" tinh thần và xã hội của con ngườibao gồm "tầng" xã hội và "tầng" tâm lý trong con người Khái niệm nàycho phép hiểu bản chất Người ở mỗi cá nhân, cái tư cách làm Người của

nó, cái phân biệt nó với giống loài động vật Tuy nhiên, nhân cách là mộtkhái niệm phức tạp, cần được tiếp cận từ nhiều phía " [49, tr 28] và cóhàng trăm định nghĩa khác nhau về nhân cách và mỗi ngành khoa học lạitiếp cận nhân cách từ góc độ nghiên cứu đặc thù của mình, đi sâu vào mặtnày, hoặc mặt khác của nhân cách, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu củangành đó Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, các quan điểm đó tập hợpthành hai khuynh hướng cơ bản:

- Mét là: Coi nhân cách như là đặc trưng, chức năng, vai trò, vị trí

của con người trong xã hội

- Hai là: Coi nhân cách là đặc trưng bản chất của con người [48, tr 11].

Chúng tôi thống nhất với khuynh hướng thứ hai coi nhân cách là đặctrưng bản chất của con người

Khi bàn về vấn đề con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mácđặc biệt chú ý tới bản chất xã hội của con người, lý giải các quan hệ xã hộitham gia vào sự hình thành bản chất Êy cũng như vai trò của thực tiễn vàhoạt động thực tiễn đối với sự bộc lé những sức mạnh bản chất Người, tới sựhình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách Người Mác đưa ra nhận xétbản chất con người đặc thù không phải là râu của nó, không phải là máucủa nó, không phải là bản chất thể xác trừu tượng của nó mà chính là phẩmchất xã hội của nó "Mỗi quan hệ của anh ta đối với con người và đối vớigiới tự nhiên phải là một biểu hiện của đời sống cá nhân hiện thực" [34, tr.136] Như vậy, con người là một thực thể sinh học - xã hội mang bản chấtxã

hội, còn nhân cách phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội, phản ánh

Trang 9

mức độ cá thể húa, tớnh độc đáo trong mỗi cá nhân con người Nhân cách

là sù thống nhất biện chứng giữa yếu tố xã hội và cá nhân trong mỗi conngười Sù thống nhất này tạo điều kiện cho quá trình hình thành và pháttriển nhân cách

Triết học Mỏc - Lờnin xem nhân cách như là mét chỉnh thể cá nhân,

có tính lịch sử - cô thể Nó tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò chủ thể của nhận thức và của sự phát triển xã hội [7, tr 33]

Nói đến nhân cách, trước hết là nói tới nhân cách của con người hiện

thực, gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những hoàn cảnh

xã hội, hoàn cảnh lịch sử - cô thể Nó là kết quả của hoạt động người trongquá trình họ tiếp nhận sự giáo dục của xã hội và quá trình tự giáo dục củabản thân Quá trình này không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sựphát triển nhân cách mà còn là phương diện chủ yếu để tạo ra diện mạonhân cách đạo đức con người Ở đây, các nhân tố sinh vật di truyền, tâmsinh lý và xã hội xoắn xuýt với nhau Đối với sự phát triển nhân cách, cảitạo sinh vật di truyền và tâm sinh lý là cơ sở sinh vật, là những điều kiện tựnhiên, mà trên cơ sở đó hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội củacon người

Mặt khác, nhân cách là nhân cách của từng cá nhân riêng biệt, cụ thể

có mối quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh Mỗi cánhân mang nhân cách này vừa có khả năng tự đánh giá những hành vi củabản thân mình, vừa có khả năng đánh giá hành vi của cá nhân mang nhâncách khác Quá trình tự đánh giá và được đánh giá đó là quá trình cá nhânthực hiện những hành vi cho mình và cho người khác theo yêu cầu chungcủa nhân cách xã hội Nói cách khác, nhân cách là những phẩm chất bêntrong của mỗi cá nhân trước những đòi hỏi của xã hội và của bản thân cánhân để cá nhân đó tồn tại và làm tròn trách nhiệm của mình với bản thân,với xã hội Do đó, nhân cách cá nhân bị chi phối bởi nhân cách xã hội,

Trang 10

phản ánh nhân cách xã hội, đồng thời nhân cách xã hội tìm thấy mình quanhững hình ảnh, diện mạo riêng rất đa dạng của mỗi nhân cách cá nhân.

1.1.2 Nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên

Nhân cách đạo đức: Là tổng thể những phẩm chất đạo đức của

nhân cách (nhu cầu, tình cảm, niềm tin, tri thức, lý tưởng, năng lực đạo đức ) được hình thành một cách lịch sử - cô thể, được thể hiện, thực hiện trong toàn bộ hoạt động sống của mình như một cá nhân.

Nếu nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa đức và tài, của nhữngthuộc tính, phẩm chất, xu hướng bên trong, riêng biệt của mỗi cá nhân, dùng

để phân biệt cá nhân này và cá nhân khỏc thỡ nhân cách đạo đức lại thểhiện năng lực đạo đức cá nhân, là ý thức, tình cảm, lý tưởng đạo đức cá nhân.Nhân cách là một khái niệm rộng bao hàm trong nó phương diện đạo đức,phương diện thẩm mỹ, phương diện nhận thức hoặc nói cách khác nhâncách bao gồm những phẩm chất đạo đức, phẩm chất thẩm mỹ, phẩm chấtnhận thức tức là những phẩm chất xã hội của con người Những phẩmchất xã hội Êy được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, hoạtđộng xã hội của con người chứ không phải do thiên phú hay là những phẩmchất bẩm sinh Vì vậy, tất yếu trong cấu trúc của nhân cách phải bao gồmphẩm chất thẩm mỹ, phẩm chất nhận thức và phẩm chất đạo đức của cánhân

Tuy nhiên, sù tham gia của nhân cách đạo đức trong cấu trúc của

nhân cách không chỉ được hiểu đơn giản chỉ là yếu tố cấu thành lên nhân cách, dù là yếu tố nền tảng Sự tham gia đó biểu hiện mối quan hệ biện chứng giữa nhân cách và nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức phát triển sẽ là "chất men" kích thích sự phát triển của trí tuệ, của tư duy sáng tạo

và năng lực thực tiễn của nhân cách Nói đến nhân cách đạo đức là có ý

Trang 11

thức nhấn mạnh phẩm chất đạo đức là phẩm chất tiêu biểu nhất, là "cái gốc" làm nên nhân cách con người.

Nhân cách đạo đức có sự tương đồng và khác biệt so với đạo đức.Theo quan điểm triết học mác xít, đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh

và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệvới xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống vàsức mạnh của dư luận xã hội Xét theo góc độ về mối quan hệ giữa cái chung

và cỏi riờng, cỏi phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức đượccấu thành từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân (nhân cách đạo đức) Trong

đó, nhân cách đạo đức được xem là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò trungtâm chỉ đạo, thể hiện năng lực thực hiện những hành vi đạo đức trong thựctiễn, cũng như việc lùa chọn, tiếp thu những lý tưởng, chuẩn mực, đánh giáđạo đức truyền thống, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm bản thân

Hiện nay, xoay quanh những nội dung của phẩm chất đạo đức cỏ nhõn(nhân cách đạo đức) cũng còn có nhiều ý kiến, nhiều xu hướng khác nhau:

- Xu hướng thứ nhất, đồng nhất những phẩm chất đạo đức cá nhân

với những nguyên tắc của đạo đức cộng sản, được biểu hiện bởi tình yêuđối với lao động, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa quốc tế Xu hướng này cóyếu tố hợp lý vỡ nguyờn tắc đạo đức cộng sản chính là cơ sở nhân sinhquan mới, chỉ đạo mọi hoạt động của con người Tuy nhiên, xu hướng này

có yếu tố không hợp lý vỡ cỏc nguyên tắc đạo đức cộng sản chỉ là cơ sở lýluận, có tính chất định hướng về mặt tư tưởng, những tiêu chuẩn bên ngoài

mà mỗi người cần hướng tới Nó chưa phải là những tính cách với ý nghĩa

là một bộ phận cấu thành nhân cách cá nhân

- Xu hướng thứ hai, đồng nhất đạo đức cá nhân với những qui tắc,

chuẩn mực cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động nhất định Dù cụ thể hơn,

Trang 12

nhưng những nguyên tắc, những qui tắc và chuẩn mực vẫn chỉ được coi lànhững yêu cầu chung cho tất cả các cá nhân trong từng lĩnh vực hoạt động cụthể Trước những yêu cầu chung Êy, mỗi cá nhân hành động theo nhậnthức của mình Vì vậy, nếu đồng nhất đạo đức cá nhân với những qui tắc,những chuẩn mực đạo đức sẽ tạo ra mô hình phát triển rập khuôn, hạn chế

sự phát triển độc lập của mỗi cá nhân Đây là điều hoàn toàn không cótrong hiện thực!

- Xu hướng thứ ba, quan niệm: phẩm chất đạo đức cá nhân không thể

chỉ là những yêu cầu chung của đạo đức xã hội mà nú cũn phải là nhữngnét tính cách mang ý nghĩa tâm lý đạo đức của con người cấu thành nênnhân cách cá nhân Đó là sự thống nhất giữa giữa lý tưởng và hiện thựccuộc sống, giữa trí tuệ, tình cảm và hoạt động thực tiễn của các cá nhân

Thống nhất với xu hướng thứ ba, chúng tôi đi vào phân tích một sè

đặc trưng của nhân cách đạo đức.

Nhu cầu đạo đức: Nhân cách con người chỉ thực sự hình thành và phát

triển thông qua sự phát triển của hoạt động của con người "Nền tảng củanhân cách là những quan hệ phối thuộc giữa các hoạt động của con người

mà vốn do tiến trình phát triển của những hoạt động Êy tạo ra" [31, tr 128],

mà yếu tố có liên quan chặt chẽ tới hoạt động và giữ vai trò động lực củahoạt động là nhu cầu

Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý cá nhân, là một yếu tố trong nhóm

xu hướng của cấu trúc nhân cách Nhu cầu có tác dụng xác định xu hướngcủa cá nhân, xác định thái độ của người đó đối với hiện thực và tráchnhiệm của bản thân Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới lối sống và hoạt động của

nhân [24, tr 51]

Trang 13

Nhu cầu của con người hết sức đa dạng Trong tổng hệ nhu cầu cónhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Trong nhu cầu tinh thần có nhu cầuthẩm mỹ, nhu cầu đạo đức Nhu cầu đạo đức là nhu cầu con người hướngtới cái thiện, là động lực của những hành động thiện Đó cụ thể là nhu cầutương trợ giúp đỡ người khác, nhu cầu phục vô tù nguyện tự giác lợi Ýchcủa người khác, lợi Ých của toàn xã hội

Trong nhu cầu nói chung, nhu cầu đạo đức nói riêng có sự thốngnhất giữa chủ quan và khách quan Trước hết, nhu cầu đạo đức là nhữngđòi hỏi khách quan về những chuẩn mực đạo đức xã hội còn thiếu hụt trongmỗi con người trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, bảo đảm chonhân cách đạo đức phát triển hài hòa Sau đó, nhu cầu đạo đức khi đã thỏamãn sẽ trở thành trạng thái chủ quan, thái độ của cá nhân và có hướng điềuchỉnh hành vi, hoạt động, xác định hướng suy nghĩ, tình cảm và ý chí củabản thân con người Chính ở phương diện chủ quan, nhu cầu đạo đức trởthành động lực bên trong của hoạt động Những yêu cầu về chuẩn mực đạođức mà xã hội đề ra cho mỗi người nếu được cá nhân tiếp nhận sẽ thì dầndần chuyển hóa thành nhu cầu, và khi đú, cỏc yêu cầu của xã hội được từng

cá nhân thực hiện một cách tự giác Sự thỏa mãn nhu cầu đạo đức sẽ gópphần khẳng định tư cách là một chủ thể đạo đức của con người Nhờ vậy,nhu cầu tinh thần ngày càng cao, thúc đẩy hoạt động đạo đức phát triển,tăng cường mối quan hệ phối thuộc giữa các hoạt động làm nền tảng cho sựhình thành và phát triển của nhân cách đạo đức

Tình cảm đạo đức là một đặc trưng hết sức bản chất của con người

nói chung và nhân cách đạo đức nói riêng để phân biệt sự khác nhau cănbản giữa con người với loài vật Nó là một bộ phận của hệ thống tình cảmchung của con người, là phản ứng chủ quan của cá nhân đối với thế giớikhách quan Tình cảm đạo đức biểu hiện ra như là những phản ứng có điều

Trang 14

kiện của tình cảm của con người đối với những hiện tượng đạo đức Người

ta đồng tình, ngưỡng mộ trước hành động thiện, tức giận, căm phẫn trướcnhững hành vi ỏc đú vừa là sự biểu hiện khả năng nhận thức, khả năngđánh giá những hành vi đạo đức, vừa là sự biểu hiện xu thế phát triển củanhân cách đạo đức theo hướng tích cực của mỗi chủ thể đạo đức Hờghen

đã viết thực chất của tình cảm đạo đức là sự quên mình ở một cái tụi khỏcnhưng chính trong sự biến mất này, trong sự quên đi này lần đầu tiên này,

ta tìm được bản thân mình và làm chủ được bản thân ta "Quên mình ở mộtcái tụi khỏc" theo ụng cú nghĩa là hành động xả thân vì lợi Ých người khác(lợi Ých của tập thể, lợi Ých của xã hội) [22, tr 27] Hờghen đó đưa ra mộtvấn đề tưởng như là nghịch lý: Quá trình tự quên bản thân mình lại chính làquá trình tự làm chủ bản thân mình, sâu xa hơn nữa chính lúc quên mình đi

Êy, lần đầu tiên ta tìm được bản thân mình và làm chủ được bản thân mình.Tình cảm đạo đức chẳng những là sự biểu hiện của đặc trưng "Người" mà

nó còn là hình thức thông qua đó cá nhân ý thức được về mình, phát hiệnbản thân mình và làm chủ bản thân mình Với tình cảm đạo đức - conngười "trở lại" với chính mình trong những hành vi đạo đức không vì mình.Như vậy, tình cảm đạo đức không chỉ là biểu hiện của nhân cách đạo đức,

mà đây còn là một nét quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Bồidưỡng tình cảm đạo đức có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựngnhân cách đạo đức, xây dựng con người mới "Nói rèn luyện con người,trước hết nói giáo dục lòng nhân ái cho con người, vì lòng thương người làđạo lý cuộc sống, là đạo lý làm người" [22, tr 29]

Niềm tin là cơ sở để xây dựng một nhân cách đạo đức tốt đẹp.

Niềm tin là yếu tố quan trọng trong toàn bộ đời sống tinh thần của conngười Mác và Ăngghen coi niềm tin là động lực quan trọng để thúc đẩyhoạt động của con người Niềm tin là cơ sở vững chắc để chúng ta xâydựng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và đấu tranh chống lại mọi thế lực thù

Trang 15

địch trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Là cỏi riờng có của conngười, niềm tin được thể hiện qua quan niệm sống, lý tưởng, tình cảm của mỗi cá nhân Con người làm nên lịch sử của mỡnh chớnh nhờ năng lựchiểu biết thế giới và quá trình không ngừng cải tạo thế giới Đó là quá trìnhđiều chỉnh, hoàn thiện dần mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữacon người với những người xung quanh mình Niềm tin được tạo lên từ contim và khối óc, từ sự kết hợp hài hòa, thẩm thấu lẫn nhau giữa tình cảm vàtrí tuệ Niềm tin là động lực mạnh mẽ thúc đẩy và qui định mức độ khámphá, hiểu biết và do đó, nó qui định hành động của mỗi người Trong hành

vi đạo đức, niềm tin là cơ sở đem đến cho chóng ta một nhận thức, một tâmtrạng tốt - xấu, thiện - ác trước khi hành động Khi có niềm tin trong sángcon người hoạt động tích cực hơn, hướng thiện hơn, tạo cho con người một

sự tin tưởng vào chính khả năng nhận thức của mình, vào sự quyết định

đúng đắn cho mỗi hành vi mà mình thực hiện Niềm tin là điều mà nhân

cách đạo đức cần và trước hết phải có để thực hiện một hành vi đạo đức.

Tri thức đạo đức: Tri thức đạo đức là kết quả của quá trình nhận thức

đạo đức, là sự phản ánh hiện thực đời sống đạo đức của xã hội con người.Giống như tri thức khoa học, tri thức đạo đức cũng được phân thành haicấp độ: tri thức đạo đức ở trình độ thông thường và tri thức đạo đức ở trình

lý luận

Tri thức đạo đức ở trỡnh độ thông thường là những nhận thức, hiểubiết về các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tối thiểu trong cuộc sống hàngngày như thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm Để trở thành một con người

có nhân cách đạo đức, họ trước hết phải nắm được những tri thức đạo đứctối thiểu Êy Bởi vì, những tri thức đạo đức này là cơ sở nền tảng để họđánh giá, nhận thức và thực hiện hành vi đạo đức, cao hơn nữa nó là nhữngđảm bảo cần thiết cho sự phát triển nhân cách đạo đức Tuy nhiên, nếu tri

Trang 16

thức đạo đức chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thỡ nú không đủ sức giảiquyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong hiện thực đời sống mà cầnthiết phải có trình độ phát triển cao hơn của tri thức đạo đức đó là tri thức

lý luận

Tri thức đạo đức ở trình độ lý luận là những tư tưởng, quan điểm,những phạm trù, những nguyên lý đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọngtrong sự hình thành nhân cách đạo đức Nhà đạo đức học Bandzeladze đó

vớ tình cảm và tình cảm đạo đức như động cơ của một chiếc xe, còn trithức và tri thức đạo đức như chiếc đốn pha Nếu thiếu động cơ thì xe khôngthể hoạt động, vì vậy sẽ không thể có hoạt động đạo đức, nhưng nếu thiếutri thức, tri thức đạo đức tức là thiếu đèn pha thì người ta sẽ hoạt độngkhông có định hướng, không có mục đích, hoạt động tùy tiện [52, tr 44]

Lý tưởng đạo đức vừa là tiền đề, vừa là cơ sở căn bản quyết định sự

hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức

Không thể xác định được phạm trù lý tưởng đạo đức nếu không dựatrờn nền tảng chung của nó là lý tưởng, vì cùng với lý tưởng chính trị - xãhội, lý tưởng tôn giáo, lý tưởng thẩm mỹ lý tưởng đạo đức là một bộ phậnhợp thành lý tưởng chung của một nhóm người, của một giai cấp, của mộtdõn tộc

Lý tưởng nói chung là trạng thái cao nhất, hoàn hảo nhất mà conngười muốn đạt tới Lý tưởng thụi thúc con người hành động để thỏa mãncác nhu cầu lợi Ých [17, tr 42]

Trong đời sống mọi giai tầng xã hội, lý tưởng có một ý nghĩa rấtquan trọng Lý tưởng đạo đức cao đẹp, trong sáng là tiền đề để hình thànhmột nhân cách đạo đức cao đẹp Không thể xõy dựng một nhân cách đạođức cao đẹp trong mét con người sống không có lý tưởng, không nhận thứcđược điều nên làm hay không nên làm, dễ bị du nhập, lôi kéo Lý tưởng

Trang 17

chung của thời đại chúng ta đã được Đảng, Bác Hồ và cả dõn tộc ta lùachọn: Độc lập dõn téc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Lý tưởng đạo đức phảigắn với lý tưởng xã hội - chính trị thì mới có một nội dung cụ thể, xác định.

Lý tưởng đạo đức trong thời đại chúng ta đó là đấu tranh để thực hiện thắnglợi đường lối, chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra để bảo vệ

và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Là bộ phận hợp thành lý tưởng,

lý tưởng đạo đức là cơ sở lùa chọn những giá trị đạo đức của thời đại; làmục tiêu cao nhất cho mọi hành vi đạo đức của các cá nhân; là tiêu chuẩncao nhất của các đánh giá đạo đức

Thế giới mà chúng ta đang sống là tổng thể của những chân lý và sailầm, của các điều thiện và ác, của những hành vi đẹp và xấu được diễn ratrong mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên và giữa nhữngcon người với nhau Xuất phát từ mục đích thực hiện lợi Ých của mình, củadõn tộc mỡnh, của quốc gia mình, mỗi cá nhân, mỗi dõn tộc phải biết chọnlùa những giá trị phù hợp làm định hướng cho hành động của mình Lýtưởng đạo đức có vai trò quan trọng trong việc định hướng giá trị, địnhhướng mục tiêu cho mọi hành động, tạo ra sự khát vọng, say mê, tạo rađộng cơ thúc đẩy chủ thể trong các hoạt động sáng tạo những giá trị đạođức phù hợp với lợi Ých của mình, của dõn tộc mỡnh

Lý tưởng đạo đức không chỉ phản ánh những giỏ trị đạo đức căn bảntrong thực tiễn xã hội mà còn phản ánh khả năng thực tế của sự phát triển

xã hội tiến tới những giá trị đạo đức cần có, những giá trị đạo đức cao nhất

và hoàn thiện những giá trị đạo đức Êy đáp ứng yêu cầu trong tương lai conngười mong muốn Trên bình diện nhân cách đạo đức, lý tưởng đạo đứcphản ánh những khát vọng của con người về giá trị đạo đức với tư cách làmục đích của hành vi, là lợi Ých của họ Ở đây, nhu cầu và lợi Ých của chủthể đạo đức là hai yếu tố căn bản xác định nội dung sự định hướng giá trịđạo đức Sự thống nhất biện chứng giữa lý tưởng đạo đức của cá nhân và lý

Trang 18

tưởng đạo đức của xã hội là điều kiện cho chủ thể đạo đức tham gia tíchcực vào hoạt động đạo đức xã hội Đồng thời nó cũng là một chỉ báo về sựphát triển ý thức đạo đức của con người như một nhân cách Tuy nhiên,

"đạo đức là lý trí thực hành" nên lý tưởng đạo đức "trừu tượng" hay "khôngtrừu tượng", có giữ vai trò định hướng cho mọi hành vi đạo đức hay khôngchính là thể hiện ở sự vận dụng, sự thực hành của mỗi cá nhân

Như vậy, tình cảm, niềm tin, tri thức và lý tưởng đạo đức chỉ đượcthể hiện trong hiện thực cuộc sống khi nó được vận dụng, thực hành, tức làđược thể hiện thông qua năng lực thực tiễn, qua đó thể hiện năng lực đạođức của mỗi chủ thể đạo đức

"Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của mỗi cánhân con người, đáp ứng những nhu cầu của hoạt động và bảo đảm chohoạt động có hiệu quả cao" [6, tr 90]

Trong mỗi con người tiềm Èn nhiều năng lực, nhưng năng lực Êy cóđược bộc lé ra hay không phụ thuộc vào rất nhiều các điều kiện chủ quan

và khách quan Năng lực đạo đức là một tập hợp những thuộc tính về tâmsinh lý, cùng với những phẩm chất tinh thần đặc biệt giúp cho mỗi cá nhân

có khả năng nhận thức, khả năng đánh giá, khả năng thực hiện những hành

vi đạo đức trong hiện thực

Năng lực đạo đức trong mỗi nhân cách phát triển ở mức độ khácnhau, tùy thuộc vào năng khiếu bẩm sinh nhưng yếu tố giữ vai trò quyếtđịnh hơn cả đó là quá trình tu dưỡng, rèn luyện, học tập trong hoạt độngthực tiễn của mỗi cá nhân

Nhân cách đạo đức chân chính nhất thiết phải được thể hiện bằnghành động và hành động đó nhất thiết phải hướng vào cải tạo thế giới trong

đó con người sống và làm việc Hành vi đạo đức không chỉ tạo lên nhữnggiá trị đạo đức mà còn là đặc trưng bản chất để phân biệt sự khác nhau cănbản giữa con người và con vật Hoạt động của con vật chỉ là hoạt động

Trang 19

"thích nghi bị động" Hoạt động của con người, về bản chất vẫn là hoạtđộng thích nghi, nhưng đồng thời cùng với sự phát triển và hoàn thiện củavăn hóa, nhân cách mà hoạt động đó trở thành hoạt động cải tạo thế giớicon người đang sống và cải tạo chính bản thân con người Quá trình conngười thể hiện năng lực đạo đức của mình trong hiện thực mang mét ýnghĩa tích cực là tác động cải tạo môi trường sống; cải tạo và phát triểnchính bản thân mình; phân biệt hoạt động của con người với con vật Với ý

nghĩa Êy, năng lực đạo đức là một đặc trưng hết sức cốt yếu trong nhân

cách đạo đức.

Nói một cách tổng quát thì nhân cách đạo đức có cấu trúc từ ý thức

đạo đức và năng lực đạo đức í thức đạo đức là sự thống nhất biện chứng

của tình cảm đạo đức, niềm tin đạo đức, tri thức đạo đức và lý tưởng đạođức Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau cùngphát triển Năng lực đạo đức bao gồm năng lực nhận thức, năng lực đánhgiá, năng lực thực hiện hành vi đạo đức trong thực tế của mỗi chủ thể đạođức Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang mét ý nghĩa tương đối, bởi ýthức đạo đức khi thực hiện chức năng điều tiết các hành vi đạo đức của conngười thỡ nú hiện ra như là một yếu tố của năng lực đạo đức Sự phát triểncủa nó chính là sự kích thích nhu cầu và là điều kiện cho quá trình nhậnthức, đánh giá, quá trình thực hiện những hành vi đạo đức Ngược lại, quátrình thực hiện hành vi đạo đức, quá trình nhận thức và đánh giá đúng cáchiện tượng đạo đức không chỉ là sự biểu hiện năng lực đạo đức mà còn làthước đo sự phát triển của ý thức đạo đức

Mỗi cá nhân ở những địa vị xã hội khác nhau đều có sự thể hiệnnhân cách đạo đức đặc trưng phù hợp với vị thế xã hội của mình: Nhâncách đạo đức cán bộ lãnh đạo, nhân cách đạo đức giáo viên Sinh viên,một bộ phận xã hội đặc thù cũng có phương diện thể hiện tính đặc thù trongnhân cách đạo đức của mình Nhân cách đạo đức sinh viên là trường hợp cụ

Trang 20

thể của nhân cách đạo đức, là hình thức biểu hiện của tính Người ở mộttầng líp xã hội đặc biệt.

Nhân cách đạo đức của sinh viên: Là tổng thể những phẩm chất đạo

đức (nhu cầu, tình cảm, niềm tin, tri thức, lý tưởng, năng lực đạo đức ) của người sinh viên Nhân cách đạo đức sinh viên được thể hiện, thực hiện trong hoạt động học tập, trong hoạt động ứng xử thông qua các quan hệ chủ đạo: quan hệ thày - trò, bạn bè, tình yêu , trong hoạt động xã hội mà tập trung trong các hoạt động văn thể của cá nhân mỗi sinh viên.

Xuất phát từ bộ phận xã hội đặc thù nên nhân cách đạo đức của sinhviên, bên cạnh những biểu hiện chung của nhân cách đạo đức, thỡ cúnhững biểu hiện đặc thù của nhân cách đạo đức sinh viên

Vớ dô: Lý tưởng đạo đức cao cả của sinh viờn Việt Nam hiện nayvẫn là độc lập dõn tộc và chủ nghĩa xã hội, là lý tưởng đạo đức cộng sản Ởtầm cao nhất, lý tưởng đạo đức cộng sản là sự thống nhất giữa quan niệm

và biểu tượng về các chuẩn mực, các quan hệ đạo đức và các nhân cách đạođức xã hội chủ nghĩa Họ hiểu rằng sống có lý tưởng, lý tưởng đạo đức làphải thiết tha với độc lập của Tổ quốc, bởi đó là thành quả được đổi bằngbiết bao xương máu của các thế hệ cha ông đánh bại mọi kẻ thù xâm lượcdưới sự lãnh đạo của Đảng và ngày nay đang thực hiện thắng lợi sự nghiệpđổi mới, đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI Họ hiểu rằng muốncủng cố và bảo vệ nền độc lập, tự do cho dõn tộc thỡ chỉ có con đường duynhất là đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, lý tưởng, lý tưởng đạođức của sinh viờn còn được biểu hiện trong khát vọng học tập, nghiên cứu;biểu hiện ở ý thức trách nhiệm trong học tập, ở sự nỗ lực, chuyên cần, sángtạo trong học tập nắm vững những tri thức được học tập trong trường, vươnlên chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học - công nghệ, nhanh chóng hộinhập với xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại Bởi trong nền kinh

Trang 21

tế tri thức, dõn tộc nào vươn lên đến đỉnh cao trí tuệ, dõn tộc đú sẽ chiếnthắng.

Tình cảm đạo đức với tư cách là phản ứng của con người với cáchiện tượng đạo đức Nú cú những biểu hiện sâu sắc, nhạt nhòa khác nhaucùng như sự biểu hiện đa dạng, phong phú khác nhau ở những giai đoạnphát triển khác nhau của nhân cách đạo đức Tình cảm đạo đức của sinhviên được biểu hiện căn bản trong tình cảm với gia đình, thầy cô và bè bạn,đặc biệt nổi trội là tình cảm đối với thầy cô, tình cảm với bạn bè và tìnhyêu Ở mỗi sinh viên, bên cạnh sự kính yêu cha mẹ, là lòng kính trọng cácthầy cô, tình cảm này bắt nguồn từ chính vị trí lớn lao của thầy cô giáo đốivới việc hình thành nhân cách của mỗi sinh viên Tình cảm đạo đức đượcbiểu hiện trước hết là sự trung thực trong học tập, rèn luyện, lòng dũngcảm, tình đoàn kết, sự yêu thương, kính trọng và giúp đỡ bạn bè trong họctập, công tác Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn học sinh, sinh viên nóichung: "Phải khiêm tốn, thật thà", "kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù sốmột của học tập"

"Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ

mà người cách mạng phải hoàn thành cho được" Do đó, "không lùi bướctrước bất kỳ khó khăn nào trong học tập"

"Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc tính, không được ba phải,điều hòa"

"Phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập" [44, tr 256] Tìnhyêu ở đây, không chỉ được hiểu đơn thuần là tình yêu đôi lứa mà nó baohàm cả tình yêu đối với tri thức khoa học Đó là những đặc trưng cơ bảnnhất của tình cảm đạo đức trong sinh viên

Trang 22

1.1.3 Những nhân tố cơ bản qui định sự hình thành nhân cách đạo đức của sinh viên 1.1.3 Những nhân tố cơ bản qui định sự hình thành nhân cách đạo đức của sinh viên

Sự hình thành và phát triển của nhân cách đạo đức bị qui định trước hết bởi điều kiện kinh tế - xã hội Con người trong hoạt động sản xuất, hoạt

động chính trị xã hội đều thể hiện mục đích, lợi Ých của mình trong quan

hệ với những người xung quanh, với xã hội Mác khẳng định lịch sử khôngphải là cái gì khác mà là hoạt động của con người theo đuổi những mụcđích của mình, nhưng mục đích của con người bao giê cũng xuất phát vàgắn liền với tính chế định của các điều kiện lịch sử - xã hội, các quan hệkinh tế trong một thời đại nhất định Tính qui định khách quan của điềukiện kinh tế - xã hội là tạo ra một giới hạn chung, mét xu thế chung chomọi hoạt động của con người Sự phát triển của nhân cách đạo đức, với tưcách là đạo đức của một cá nhân trong cộng đồng xã hội cũng không nằmngoài những qui định đú Vỡ "con người ta, dù tự giác hay không tự giác,rút cuộc đều rút những quan niệm đạo đức của mình ra từ những quan hệthực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là từ những quan

hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi" [39, tr 136]

Bị qui định khách quan bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng cái trựctiếp qui định bản chất và đặc trưng của nhân cách đạo đức lại không phải là

tất cả các quan hệ kinh tế, mà nhõn tè qui định nhân cách đạo đức ở tầng

sâu nhất đó là quan hệ lợi Ých Bởi cỏi lừi vật chất của đạo đức là vấn đề

lợi Ých, không xuất phát từ lợi Ých thì tư tưởng đạo đức không có cơ sở vàcàng không thể hiểu được hành động trong thực tiễn lịch sử của con người.Nói cụ thể hơn, tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi Ých giữa cá nhân

và xã hội là nhân tố sau cùng qui định bộ mặt đạo đức của nhân cách

Mỗi cá nhân riêng lẻ không làm nên xã hội, mà xã hội bao giê cũng

là tập hợp của những cá nhân cùng với các mối quan hệ của họ Nói cách

Trang 23

khác, do lợi Ých và thông qua việc thực hiện lợi Ých mà các cá nhân tậphợp, liên kết và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ăngghen đã chỉ ra rằng:

"Ở đâu không có lợi Ých chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mụcđích và càng không thể có sự thống nhất về hành động được" [38, tr 21].Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân lại có nhu cầu, lợi Ých riêng, khác nhau, thậmchí nhiều khi lợi Ých cá nhân lại đối lập với lợi Ých xã hội, lợi Ých dõn tộcmỡnh Sự phát triển của con người nói chung, nhân cách đạo đức nói riêngchỉ có thể phát triển đúng qui luật khi mỗi cá nhân tự giác nhận thức đúngđắn, giải quyết hài hòa về mối quan hệ cá nhân - xã hội xột trờn phươngdiện lợi Ých Mác - Ăngghen đã chỉ rõ:

Chõng nào con người còn ở trong xã hội hình thành mộtcách tự nhiên, do đó chõng nào cũn cú sự chia cắt giữa lợi Ýchriêng và lợi Ých chung chừng đú bản thân con người sẽ trởthành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người và nô dịch conngười, chứ không phải bị con người thống trị [36, tr 47]

Lợi Ých cá nhân là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của conngười Con người, ở bất kỳ thời đại nào cũng hành động trước hết vì lợiÝch của bản thân mình Vì vậy, lợi Ých cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ

sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực của con người Lợi Ých

cá nhân cũng là nhân tố quyết định trước hết, là cơ sở để thực hiện lợi Ých

xã hội Lợi Ých xã hội với ý nghĩa là lợi Ých hướng vào thỏa mãn nhữngnhu cầu chung của nhiều thành viên hợp lại thành cộng đồng xã hội Vìvậy, lợi Ých xã hội là điều kiện và đóng vai trò định hướng cho việc thựchiện lợi Ých cá nhân Tuy nhiên, trên thực tế không phải lợi Ých cá nhânnào cũng chính đáng, có những lợi Ých cá nhân khi thực hiện nó ảnhhưởng đến lợi Ých của người khác, lợi Ých của xã hội Việc thực hiệnnhững lợi Ých cá nhân này làm cho con người xa rời những chuẩn mực đạođức, xa rời những yêu cầu chung mà xã hội đặt ra, thiếu ý thức trách

Trang 24

nhiệm đó là cội nguồn để niềm tin, tình cảm, lý tưởng, năng lực đạođức tức là nhân cách đạo đức bị suy thoái Vì vậy, nhân cách đạo đức chỉđược hoàn thiện và phát triển khi giải quyết hài hòa giữa lợi Ých cá nhân

và lợi Ých xã hội Đó là quá trình mà việc thực hiện lợi Ých cá nhân nàykhông xâm phạm đến lợi Ých của cá nhõn khỏc, khụng xâm phạm đến lợiÝch chung của toàn xã hội Và lợi Ých xã hội thể hiện vai trò động lực củamình thông qua lợi Ých của mỗi cỏ nhõn Điều này đã được các nhà kinhđiển mác xít căn dặn: "Nếu lợi Ých đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạođức thì do đó cần ra sức làm cho lợi Ých riêng của con người cá biệt phùhợp với toàn thể loài người" [35, tr 199-200]

Việc giải quyết hài hòa giữa lợi Ých xã hội và lợi Ých cá nhân làđộng lực của sự phát triển nhân cách đạo đức được minh chứng rõ ràng quaquỏ trình xây dựng đất nước ta Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,lợi Ých tập thể được đề cao, lấn át lợi Ých cá nhân, dẫn tới có sự đối lậptách rời giữa việc thực hiện hành vi đạo đức với việc thực hiện lợi Ých cánhân Con người đứng trước hai lùa chọn: thực hiện hành vi đạo đức phải

từ bỏ lợi Ých của cá nhân; ngược lại hoạt động vì lợi Ých cá nhân khôngthể có động cơ để thực hiện hành vi đạo đức, điều này khiến cho hoạt độngđạo đức của nhân cách bị hạn chế Vì vậy, nhân cách nói chung và nhâncách đạo đức nói riêng không có điều kiện phát triển một cách hoàn thiện

Từ khi đất nước đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, cơ chế thị trường với tính đặc thù của mình là thừa nhận tínhhợp lý và thỏa mãn tối đa lợi Ých cá nhân Trên mặt tích cực của mình, lợiÝch cá nhân là "chất kích thích" thôi thúc con người năng động, sáng tạo,tích cực hoạt động Quá trình tham gia và chủ động tham gia vào các hoạtđộng kinh tế xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của nhõn cáchđạo đức Bởi nhân cách đạo đức nói riêng và đạo đức có thể chỉ được xácđịnh đầy đủ khi đặt nó trong mối quan hệ với các nhu cầu và lợi Ých

Trang 25

Sù phát triển nhân cách đạo đức còn chịu sự tác động mạnh mẽ của

truyền thống đạo đức Đồng thời nó cũng bị qui định bởi nhân tố văn hóa tinh thần xã hội và gắn liền với sự phát triển của văn hóa tinh thần trong mỗi cá nhân Đạo đức truyền thống có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành

những kiểu mẫu hành vi đạo đức, đến sự đánh giá và những tình cảm đạođức Hiệu quả của giáo dục, với tính cách là một nhân tố phát triển nhâncách đạo đức phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận dụng những giá trị truyềnthống trong hoàn cảnh mới để phục vụ xã hội và bản thân mỗi cá nhân

Văn hóa tinh thần xã hội là tổng hòa của văn hóa tinh thần cá nhân,tuy nhiên đây không phải là phép cộng đơn giản của tất cả văn hóa tinhthần cá nhân mà nó là sự kết tinh những tinh hoa của nhiều thời đại, nhiềuthế hệ đã qua Mỗi cá nhân khi sinh ra đã được sống, được tiếp nhận một hệcác giá trị, hệ các chuẩn mực của văn hóa tinh thần xã hội Những giá trị,chuẩn mực này được phản ánh trong thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội,trong những chuẩn mực về pháp lý, đạo đức, thẩm mỹ Chúng ta khôngthể nói đến nhân cách của một đứa trẻ sơ sinh Nhõn cách, nhân cách đạođức của con người dần được hình thành và phát triển trong môi trường họsống một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục

Trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa tinh thần xã hội thì thếgiới quan, những chuẩn mực pháp lý, thẩm mỹ, đạo đức có vị trí quantrọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức

Thế giới quan có vị trí đặc biệt trong cấu trúc nhân cách Nó đượccấu thành từ những yếu tố cơ bản là tri thức, niềm tin, lý tưởng Nó là hạtnhân của nhân cách, là cơ sở để hình thành các quan điểm, tư tưởng chínhtrị, văn hóa, đạo đức, lối sống Từ đó, con người tự nhận thức về mình, tựrót ra những nhận định cần thiết trong mối quan hệ với các thành viên khác

và xã hội Vì vậy, một thế giới quan đúng đắn là cơ sở quan trọng nhất đểxây dựng một nhân cách, nhân cách đạo đức toàn diện Nói cách khác, thế

Trang 26

giới quan giữ vai trò định hướng chung cho con người trong mọi hoạt độnghiện thực của họ Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới quan bao giêcũng mang tính giai cấp và phản ánh lợi Ých của một giai cấp nhất định.

Do vậy, khi được tiếp nhận trong ý thức đạo đức cá nhân, nó khẳng định vềmặt đạo đức lợi Ých của giai cấp mà nó phản ánh Hiện nay, chủ nghĩaMác - Lờnin là thế giới quan khoa học và tiến bộ nhất Bởi vì ngoài sựphản ánh lợi Ých của giai cấp vô sản, nó đồng thời phản ánh xu thế vậnđộng tất yếu của xã hội loài người Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lờnin và tưtưởng Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ làm cho những nguyên tắc cơ bảncủa chủ nghĩa Mỏc - Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt sâurộng trong nhân dân mà cần làm cho những nguyên tắc Êy trở thành niềmtin, động lực cho mọi hoạt động của nhân dân Với ý nghĩa Êy, chủ nghĩaMác - Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở tư tưởng, là động lực cho sựphát triển nhân cách đạo đức

Cùng phản ánh lợi Ých của xã hội dưới hình thức những yêu cầu,những mệnh lệnh ngăn cấm, bắt buộc hay khuyến khích nhưng nhữngchuẩn mực pháp lý thì mang tính cưỡng bức, còn những chuẩn mực đạođức mang tính khuyến khích, định hướng Chuẩn mực pháp lý tạo ra mộtgiới hạn tối thiểu mà con người không được vi phạm để tạo lên sự ổn định

ở mức độ tối thiểu trong xã hội Vì vậy, khi con người vi phạm nhữngchuẩn mực pháp lý cũng đồng thời là quá trình họ thực hiện một hành vi vôđạo đức Ngược lại khi họ thực hiện tự nguyện, tự giác những chuẩn mựcpháp lý cũng là việc thực hiện những hành vi đạo đức Việc giáo dục chomọi người nắm vững những chuẩn mực pháp lý, để tự giác thực hiện nghĩa

vụ pháp lý là tạo ra cơ sở cho họ thực hiện những nghĩa vụ đạo đức tốithiểu Điều này khẳng định vai trò của công tác giáo dục ý thức pháp luậtđối với sự phát triển của ý thức đạo đức, hành vi đạo đức của nhân cách

Trang 27

Bàn tới tính qui định của tồn tại xã hội đối với quá trình hình thành vàphát triển nhân cách đạo đức như ở trên chỉ là điều kiện cần mà chưa phải làđiều kiện đủ Nếu chúng ta chỉ thấy vai trò của điều kiện kinh tế - xã hội trongviệc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức thì việc xây dựng một xã hội

có một nền đạo đức tốt đẹp là một việc làm đơn giản Chúng ta chỉ cần xâydựng đầy đủ điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường xã hội thì sẽ xây dựngđược nhân cách đạo đức nói riêng, nền đạo đức xã hội nói chung theo hướng

xã hội cần đạt đến Đây là điều không thể làm trong hiện thực cuộc sống!

Trong hiện thực cuộc sống, sự hình thành và phát triển của đạo đứcvới tư cách là hình thái ý thức xã hội và nhân cách đạo đức của con ngườikhông diễn ra đơn giản như vậy Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, của môitrường xã hội đối với nhân cách đạo đức không phải là quá trình thuận métchiều.Với sức sáng tạo của tư duy trí tuệ và thông qua hàng loạt các hoạt động

trong thực tiễn, nhân cách, nhân cách đạo đức của con người tự biểu hiện, tự

khẳng định chính mình Là sản phẩm của tự nhiên, của lịch sử - xã hội, đến

lượt mình con người lại tác động vào tự nhiên nhằm khai thác mọi tiềm năng

tự nhiên phục vụ mục đích và nhu cầu của mình, tái tạo "tự nhiên thứ hai" chođời sống con người Là chủ thể sáng tạo, tự ý thức, tự giác hành động, bằngnăng lực tuyệt đối và riờng cú là hoạt động thực tiễn, con người ngày càngnắm bắt được qui luật tự nhiên, qui luật xã hội, ngày càng có khả năng sángtạo to lớn để chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội làm nên lịch sử nhânloại Đồng thời với quỏ trình này, con người không ngừng cải tạo bản thânmình Những hoạt động thực tiễn Êy có ảnh hưởng không nhỏ tới phươnghướng và hiệu quả tác động của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhâncách, nhân cách đạo đức Mỗi cá nhân phản ứng trước sự tác động của môitrường một cách khác nhau, thể hiện trong bản thân mình nét này hoặc nétkhác của môi trường tạo nên sự phong phú, đa dạng của nhân cách con người

Trang 28

Ngoài những nhân tố chung qui định sự hình thành và phát triển củanhân cách đạo đức, sự hình thành nhân cách đạo đức của sinh viên còn chịu

sự qui định của những nhân tố sau:

Thứ nhất, về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳthi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, là tầng lípngười đang trưởng thành, đang chuẩn bị những hành trang nghề nghiệp cầnthiết, chín muồi về nhân cách, nhân cách đạo đức Tuy ngành học và họcvấn có thể khác nhau, nhưng họ là bộ phận dân cư còn rất trẻ, đại đa số từ

18 đến 23 tuổi, được xã hội đào tạo theo hệ thống, cơ bản để trở thành nhữngnhà quản lý xã hội, thành lực lượng sản xuất quan trọng trong tương lai

Ở lứa tuổi này, con người đang trong quá trình hình thành và pháttriển nhân cách, nhân cách đạo đức Sự phát triển, hoàn thiện đó được biểuhiện cả trên hai mặt: mặt sinh học và mặt xã hội Mặt sinh học, cơ thể chưa

có sự phát triển hoàn toàn đầy đủ, đòi hỏi nhu cầu cao về chất dinh dưỡng

và đi liền với nhu cầu vật chất Êy là nhu cầu hoạt động như một nhu cầu tấtyếu cần thiết cho quá trình lượng hóa vật chất đã tiếp nhận Vì vậy dễ dàngthấy, sinh viên tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể rất nhiệt tình, thậmchí cả những hoạt động không phù hợp với bản thân họ Điều này dẫn đếntình trạng có một số Ýt sinh viên hoạt động thiếu ý thức, hoạt động quậyphá không rõ nguyên nhân, có những biểu hiện lệch lạc trong định hướngcuộc sống Chúng ta, dù hiểu đặc điểm, nguồn gốc của những hành động

vô thức đó, nhưng không thể mặc nhiên phủ nhận hoặc coi nhẹ tác hại củanhững hiện tượng chưa tốt, chưa văn hóa Êy của một bộ phận sinh viên Rõràng đó là những biểu hiện chưa hoàn chỉnh trong nhân cách đạo đức sinhviên Chúng ta cần hiểu đúng nguyên nhân chủ quan và khách quan củanhững biểu hiện lệch lạc đó trong sinh viên Điều đáng bàn là trong nhữngnguyên nhân chủ quan từ sinh viên có nguyên nhân do đặc điểm tâm sinh

Trang 29

lý lứa tuổi của họ.Với đặc điểm trẻ trung, nhiệt tình, nhạy cảm nhưng cònchưa chín chắn trong nhận thức, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nênsinh viên chưa ý thức được đầy đủ trước khi hành động Với cơ thể đangphát triển, tâm sinh lý chưa ổn định, sinh viên cũng dễ hành động sai, dẫnđến những kết quả mà chính họ cũng không mong muốn Do nhu cầu hoạtđộng thường xuyên và tâm lý không ổn định nên sinh viên dễ bị những cảmxúc nhất thời chi phối Khi có tác nhân đạo đức tích cực, đặc biệt là nhữngtấm gương sáng về đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên sẽ phát triểntheo hướng thuận lợi, ngược lại họ dễ bị suy thoái, lôi kéo trước những tácnhân tiêu cực.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sinhviên dễ bị những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội tác động làm mất địnhhướng giá trị, làm giảm lòng tin vào chế độ xã hội, vào vai trò lãnh đạo củaĐảng và Nhà nước, vào con đường phát triển đất nước Mặt trái của kinh tếthị trường đã làm một bộ phận không nhỏ sinh viên suy thoái về nhân cáchđạo đức, chạy theo thị hiếu tầm thường, lối sống buông thả, thực dụng củaphương Tây, quay lưng lại với những giá trị đạo đức truyền thống mà dõntộc ta trân trọng và dày công vun đắp Hơn lúc nào hết, chúng ta (gia đình -nhà trường - xã hội) cần tạo một điều kiện thuận lợi để giáo dục, định hướngcho sự phát triển nhân cách đạo đức sinh viên theo những giá trị, những chuẩnmực đạo đức tốt đẹp của xã hội Nếu có sự quan tâm thường xuyên, đầy đủđối với họ, kịp thời phát hiện và giải quyết những nhu cầu chính đáng của

họ một cách thỏa đáng, đồng thời phát hiện kịp thời những nhân tố xấu đã

và đang tác động đến sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu thìchóng ta hoàn toàn có thể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu củanhững điều kiện khách quan Đây cũng là biện pháp quan trọng có vai tròđịnh hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của sinhviên

Trang 30

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi có vị trí, vai trò rất quan trọng trongquá trình hình thành, phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức sinh viên.Trên cơ sở những tố chất đạo đức đã hình thành ở tuổi vị thành niên, nhâncách đạo đức sinh viên phát triển nên những nét mới, những tố chất đạođức mới khác biệt so với trước, thậm chí khác biệt dẫn đến sự trái ngượcgiữa yếu tố cũ và yếu tố mới Đõy chớnh là quá trình phủ định biện chứng,cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ và cái mới Êy cũng là kết quả tác độngcủa hoàn cảnh mới, phủ định cái cũ.

Nhân cách đạo đức của sinh viên đang trong quá trình hình thành,biến đổi và phát triển có thể có những biến đổi lớn theo xu hướng tích cực,hoặc biến đổi lớn theo xu hướng tiêu cực Sự định hướng giá trị trong mỗisinh viên không phải là một hằng số bất biến, mà nó biến đổi theo từng thờigian khi những điều kiện sống, điều kiện môi trường xã hội thay đổi Căn

cứ vào đặc điểm này, chóng ta hoàn toàn có thể thông qua giáo dục và

bằng giáo dục đạo đức để xây dựng lên một nhân cách đạo đức tốt đẹp trong mỗi sinh viên Đó chính là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo đức cá nhân.

Thứ hai, hệ thống nhu cầu, lợi Ých của sinh viên trong hoạt động học tập, nghiên cứu và hoạt động xã hội là nhân tố tác động tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức ở sinh viên.

Nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có những điều kiệnnhất định để tồn tại và phát triển Nhu cầu nảy sinh do tác động của điều kiện,hoàn cảnh khách quan và những trạng thái riêng của chủ thế Lợi Ých là cáithỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu Nói cách khác, nhu cầu chính là sựđòi hỏi những yếu tố cần thiết bên trong của cá nhân về một cái gì tồn tạingoài nú Nú có thể là một sự vật hiện tượng, một vấn đề Cá nhân nhận thứcđược tính cần thiết của tất cả những cái đó (vấn đề, sự vật hiện tượng ) đối

Trang 31

với sự tồn tại và phát triển của mình Đạt đến điểm này, nhu cầu trở thànhđộng lực to lớn thúc đẩy cá nhân hoạt động đạt tới lợi Ých nhằm thỏa mãnnhu cầu.

Ở sinh viên hệ thống nhu cầu, lợi Ých rất đa dạng Nó mang tínhkém ổn định, sự di chuyển năng động hơn so với hệ thống nhu cầu, lợi Ýchcủa các giai cấp, tầng líp xã hội khác Sinh viên đặc biệt đề cao nhu cầu, lợiÝch tinh thần, nhu cầu ham hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, nhucầu về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình thường chiếm ưu thế cao vàcấp bách hơn những tầng líp xã hội khỏc Chớnh vì vậy, sinh viên tham gianhiệt tình, sôi nổi những hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động xãhội dù kinh phí cho những hoạt động này rất khiêm tốn, khụng núi là rất

Ýt Có thể nói, ở sinh viên nhu cầu về lợi Ých tinh thần chiếm ưu thế nổitrội hơn so với những nhu cầu về vật chất

Trong thế giới tinh thần, nhu cầu về tình bạn đối với sinh viên là rấtquan trọng Tình bạn giúp bản thân mỗi sinh viên luôn hướng tới tập thể, quantâm, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, hình thành một tình cảm đạo đức tốt đẹptrong cá nhân sinh viên Khi gặp những điều khó khăn trong cuộc sống, bạn

bè là người đầu tiên họ cần để tâm sự, để sẻ chia những vướng mắc đó

Trả lời cõu hỏi: Khi có những vướng mắc hoặc nguyện vọng gì đó

đối với trường líp, bạn thường giải quyết như thế nào? [57].

Chóng ta nhận được câu trả lời của sinh viên Hà nội như sau:

Trang 32

Môi trường bạn bè là điều kiện quan trọng đối với việc hình thànhnhân cách, nhân cách đạo đức sinh viên Tuy nhiên, trong điều kiện hiệnnay, do ảnh hưởng của quá trình hội nhập văn hóa, có những nhóm bạn bịtác động bởi những luồng phi văn hóa, những hoạt động không lành mạnhnhư nghiện hút, tiờm chớch, đua xe máy Nhà trường và xã hội cần có cácgiải pháp để ngăn chặn, đồng thời định hướng và thu hót sinh viên tới cáchoạt động xã hội lành mạnh Mà giải pháp hữu hiệu nhất là tạo ra một môitrường đại học phong phú, đa dạng các hoạt động văn hóa, tinh thần chosinh viên.

Do có trình độ học vấn cao, sinh viên không tiếp thu văn hóa tinhthần một cách ồ ạt, mà sự tiếp thu của họ có sự chọn lọc Điều này giúp họkhông những trân trọng và giữ gìn được bản sắc văn hóa dõn tộc mỡnh, màcòn dễ tiếp cận với những tinh hoa của văn hóa nhân loại, làm phong phú

Trang 33

tâm hồn, tình cảm của họ Một nhân cách đạo đức tốt đẹp chỉ có thể đượcxây dựng trên một tâm hồn phong phú về tình cảm.

Nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên có tác động tích cựcđến quá trình phát triển nhân cách đạo đức sinh viên Hoạt động học tập vànghiên cứu hình thành lao động tự giác và sáng tạo trong mỗi sinh viên,đây là hai yếu tố cội nguồn của việc xây dựng đạo đức mới, là động lựcthúc đẩy họ nâng cao năng lực chuyên môn, tích lũy tri thức về chính trị, về

xã hội, về nghề nghiệp Tuy nhiên, từ khi nước ta bước vào cơ chế thịtrường, nhu cầu học tập của sinh viên có những chuyển biến rõ rệt, họkhông còn ỷ lại vào nhà trường, xã hội trong quá trình tìm việc, phân côngcông tác sau khi tốt nghiệp Họ đã chủ động, tự lập trong việc chọn ngànhhọc, chọn việc làm cho mình Sinh viên hiện nay có lối sống rất thực tế Rấthiếm sinh viên có ước mơ tìm kiếm, nghiên cứu những điều mới lạ trongkhoa học về vũ trụ, về thiên nhiên Họ chỉ tận dụng mọi phương tiện, thờigian có thể được để trang bị một hành trang vào đời với đủ bằng cấp, học vịđáp ứng những đòi hỏi của xã hội Tình trạng chọn nghề theo đòi hỏi của

xã hội là phổ biến, vì vậy có những trường sinh viên đua chen vào, cónhững trường phải hạ điểm chuẩn một, hai lần mới đủ sinh viên theo chỉtiêu được tuyển Nhiều sinh viên, vì mong muốn làm giàu nhanh, sẵn sàng

từ bỏ cả ước mơ đã theo đuổi để nhận một công việc hoàn toàn trái với khảnăng và nguyện vọng của mình Một bộ phận không nhỏ sinh viên, chỉquan tâm đến trau dồi tri thức, nâng cao năng lực chuyên môn mà quên điviệc rèn luyện những phẩm chất đạo đức, chính trị, pháp luật dễ bị dunhập, sa ngã vào guồng quay tiêu cực của xã hội, suy thoái về nhân cáchđạo đức

Do đặc điểm riêng biệt của lứa tuổi, sự phát triển nhân cách, đặc biệt

là nhân cách đạo đức sinh viên luôn chịu ảnh hưởng, tác động, bị chi phối

và lệ thuộc nhiều vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chế độ chính trị - xã hội

Trang 34

của đất nước Họ là trái ngọt của sự giáo dục kết hợp giữa gia đình - nhàtrường - xã hội và sự tác động của các mối quan hệ bạn bè, tình yêu xungquanh họ Họ tiếp thu nhanh những giá trị đạo đức truyền thống và nhữnggiá trị đạo đức xã hội mới Khả năng thụ cảm, khát vọng vươn tới lý tưởng,luôn khao khát hiểu biết, khám phá là những đặc điểm chủ yếu của sinhviên thanh niên Tuy nhiên, là thế hệ trẻ còn bồng bột và thiếu kinh nghiệmtrong cuộc sống, họ nhiều khi hay lẫn lộn lý tưởng với ảo tưởng, tính lãngmạn với sự kỳ dị Những va chạm trong cuộc sống, nhiều khi họ không đủnghị lực để phấn đấu dũng cảm, kiên trì cho việc thực hiện lý tưởng củamình Để giải quyết sự mâu thuẫn, lấp đầy hố ngăn cách tồn tại thực tế giữanguyện vọng, lý tưởng của bản thân với sự phức tạp của cuộc sống hàngngày, họ dễ rơi vào chủ nghĩa hoài nghi bi quan hoặc chủ nghĩa hoài nghilãnh đạm Trong những trường hợp này, sự định hướng, giáo dục của giađình, nhà trường và xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Vấn đề con người luôn giữ vị trí trung tâm trong hoạt động thực tiễnnhằm cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình.Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị và đồng thời là thước đo của mọigiá trị Đã qua nhiều thời đại lịch sử, nhiều chế độ xã hội, nhiều giai cấpthay thế nhau nắm quyền lãnh đạo, nhưng bất kỳ thời đại nào, chế độ xã hộinào, giai cấp nào thì vấn đề xây dựng con người vẫn luôn luôn được đặt lênhàng đầu Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu lấy con người làmtrung tâm của sự phát triển, xây dựng con người với đầy đủ đức, tài đápứng nhu cầu, đòi hỏi của xã hội Trong đó, xây dựng nhân cách đạo đức vàtrang bị tri thức cho sinh viên - lực lượng trí thức trong tương lai - là mộtviệc làm cấp bách và cần thiết Khẳng định điều đó là do:

Trang 35

1.2.1 Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển đổi cănbản về sản xuất từ lao động thủ công, lao động chủ yếu bằng sức ngườichuyển sang lao động bằng máy móc và ứng dụng nhanh các thành tựu củakhoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất Nếu trướcđây hàm lượng thể lực kết tinh trong sản phẩm lớn, thì trong công nghiệphóa, hiện đại hóa hàm lượng trí lực kết tinh trong sản phẩm chiếm vị trí chủyếu Khoa học, như lời tiên đoán của Mỏc đó trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp tạo một bước phát triển nhanh chóng cho xã hội

Đất nước ta phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đườngthoát khỏi một trong bèn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra trong điều kiện hiệnnay đó là nguy cơ tụt hậu, để thực hiện mục tiêu mà Đảng Cộng sản ViệtNam đề ra là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Mét trong những yếu tố có tính chất quyết định, đảm bảo sự thành công của

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà là nguồn nhân lực.Chúng ta chỉ có một lối ra duy nhất là phát huy nhân tố con người "Sự đilên của chúng ta phải dùa vào thế mạnh duy nhất của mình đó là con ngườiViệt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam" [5], mà trướchết là lực lượng thanh niên sinh viên có trình độ học vấn cao "Sự nghiệpđổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị tríxứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam cóvững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộcvào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên,công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dõn tộc" [9, tr 82] Điều nàyđược khẳng định dựa trờn cỏc căn cứ sau:niên, công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc" [9, tr 82] Điềunày được khẳng định dựa trên các căn cứ sau:

Trang 36

- Thứ nhất: Xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên là để tạo ra đội

ngò trí thức tương lai, chủ thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nuớc

Con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, đồng thời là chủ thể táitạo ra hoàn cảnh Sự phù hợp giữa hoàn cảnh và con người được hiểu thôngqua hoạt động thực tiễn của con người Chủ nghĩa duy vật lịch sử khôngphủ nhận hoặc hạ thấp vai trò sáng tạo tự do của con người, nhưng khẳngđịnh sự tự do và sáng tạo Êy chính là sự hiểu biết hành động theo cái tấtyếu vật chất bên ngoài

Giai đoạn cách mạng mới của đất nước ta hiện nay là giai đoạn đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là

sự tiếp tục, đồng thời một giai đoạn, một bước chuyển về chất trong tiếntrình vận động của lịch sử dõn tộc Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đòi hỏi phải có nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn kỹ thuật, có nhữnggiá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, với bản sắc dõntộc và yêu cầu của thời đại Đồng thời, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên phát triển tài năng sángtạo tham gia vào hoạt động cải tạo xã hội, đem lại lợi Ých cho bản thân và

xã hội Thông qua đó, những líp người mới hiện đại, với những phẩm chấtmới được hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu của hoàn cảnh thựctiễn

Tuy nhiên, không một môi trường nào tự bản thân nó tự đào tạođược con người, nếu bản thân con người không tích cực tác động vào môitrường xung quanh mình để cải tạo nó Vì vậy, xây dựng con người ViệtNam hiện đại có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được đòi hỏi của thựctiễn cải tạo và xây dựng xã hội mới được coi là yêu cầu cấp bách Vấn đềxây dựng nhõn cách đạo đức cho sinh viên, đội dự bị trí thức trong tương

Trang 37

lai cũng không nằm ngoài đòi hỏi đó của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.

- Thứ hai: Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên để góp phần

phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành trung ương Đảngkhóa VIII khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóathắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực conngười, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" [10, tr 19].Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra yêu cầu rất lớn về nguồnlực con người, coi nguồn lực con người là quớ bỏu nhất Đó là nguồn laođộng có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt Nhằm đáp ứngđòi hỏi của nguồn nhân lực trong thực tế, các thế hệ sinh viên cần phảiđược giáo dục và đào tạo chu đáo trong các nhà trường đại học hiện đại,được rèn luyện và phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức trong một môitrường xã hội lành mạnh Thông qua hoạt động học tập, nghiên cứu sinhviên phải là líp người lao động mới, hữu Ých cho sự phát triển xã hội Họ

là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tri thức, năng lực làm chủkhoa học - công nghệ tiến tiến, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa nhữngcông nghệ truyền thống, từng bước xây dựng công nghệ mới, hiện đại phùhợp với điều kiện cụ thể Việt Nam

1.2.2 Xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của chính bản thân đội ngò này trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Sinh viên là một "giới xã hội năng động mà mục đích tồn tại của nó

là việc đào tạo được tổ chức theo một chương trình nhất định đối với việcthực hiện các vai trò về nghề nghiệp và xã hội cao trong sản xuất vật chất

và tinh thần" [46, tr 55]

Trang 38

Sinh viên có chung một hoạt động cơ bản, đặc thù là học tập có tínhnghiên cứu để dần trở thành một tầng líp xã hội mới - tầng líp trí thức trongtương lai Đặc biệt, sinh viên có "vị trí kép" trong cơ cấu xã hội: vị trí, vaitrò của thanh niên và của trí thức Một mặt, họ là những thanh niên trongquá trình đang định hình về nhân cách, nhân cách đạo đức, là lực lượng xãhội đang hình thành và phát triển Mặt khác, với tư cách sinh viên họ lànguồn dự trữ cơ bản để bổ sung vào đội ngò trí thức, đội ngò lao động trí

óc Họ là nguồn nhân lực có chất lượng rất cao và rất nhạy cảm với nhữngvấn đề chính trị - xã hội

Tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt tình, có trình độ nhận thức khá, nhạy bén nênsinh viên nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt với cái mới Bác Hồ đã nhậnxột, úc của những người tuổi trẻ sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanhthỡ nú sẽ xanh, nhuộm đỏ thỡ nú sẽ đỏ Với đặc điểm này lên sinh viên là đốitượng được quan tâm hàng đầu của các đảng phái chính trị và các thế lực xãhội

Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đếngiáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên trong các trườngđại học và cao đẳng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cònbộc lé một số yếu kém về chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là mặt đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên hiện nay Nghị quyết Trung ương 2khóa VIII chỉ rõ: "Chất lượng đa số học sinh sinh viên còn yếu về kiếnthức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học, ngoại ngữ, thể lực

và nhất là phẩm chất đạo đức" [10, tr 20]

Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ sinh viên về nhận thức chínhtrị yếu, có xu hướng thực dụng, Ýt quan tâm đến các vấn đề chính trị - xãhội, lười học, vi phạm quy chế thi cử và một số tệ nạn xã hội khác Vì thếviệc giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa công tác "dạy người, dạy chữ

và dạy nghề" trong đó "dạy người" là mục tiêu cao nhất để đào tạo ra chất

Trang 39

lượng người trí thức mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa là một yêu cầu cấp bách.

1.2.3 Nội dung yêu cầu của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thựchiện chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, thì việc đàotạo nên một con người tốt về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật nhất định đểkhông ngừng phát triển tài năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đủ mà còn phải chú trọng xâydùng trong họ một nhân cách đạo đức tốt

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lờnin đặc biệt quan tâm đếnnhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo conngười mới, với tư cách là chủ thể sáng tạo Bên cạnh việc kịch liệt phêphán nền giáo dục tư bản chủ nghĩa là một nền giáo dục nô dịch làm quèquặt thanh niên, sinh viên, các ông xây dựng lên nền giáo dục xã hội chủnghĩa chân chính, phục vụ lợi Ých tuyệt đại đa số nhân dân lao động Nềngiáo dục Êy có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện Nhữngcon người có đủ năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức làm chủ tự nhiên vàlàm chủ bản thân cuộc sống mình để chuyển mình từ "vương quốc tất yếu"sang "vương quốc tự do" Xem xét con người vừa là khách thể, vừa là chủthể của giáo dục, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểmgiỏo dục con người phiến diện, cho rằng con người là sản phẩm của sự tácđộng của môi trường xung quanh Các ông chứng minh sự hiện diện củacon người như là một thành viên tích cực trong quá trình giáo dục, đó làquá trình nhân cách, nhân cách đạo đức tự giỏo dục

Vấn đề đào tạo con người toàn diện "vừa hồng", "vừa chuyên" đượcthể hiện khoa học và nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh Theo Hồ

Trang 40

Chí Minh, mỗi con người tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau,trong đó đức là gốc, là cơ sở nền tảng mà trên đó tài nở hoa và phát triển.Người: "Có tài không có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏinhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được Ých lợi gì cho

xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa" [43, tr 172] Người đòi hỏi ngườicán bộ nói riêng và nhân dân nói chung phải coi đạo đức cách mạng nhưphẩm chất đầu tiên của mình: "cũng như sụng cú nguồn thì mới có nước,không có nguồn thỡ sụng cạn Cây phải có gốc, không có gốc thỡ cõy hộo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thỡ dự tài giỏi mấycũng không lãnh đạo được nhân dân" [41, tr 175] Theo Người "có tài không

có đức là háng" [43, tr 492] có đức không có tài ví như ông Bụt không làmhại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người Phạm trù đức được HồChí Minh đề cập đến ở đây không mang tính bẩm sinh mà phải trải qua quátrình rèn luyện gian khổ trong hoạt động thực tiễn: hoạt động lao động sảnxuất, hoạt động chính trị - xã hội với thanh niên, sinh viên đạo đức cánhân trước hết được thể hiện trong hoạt động học tập tích cực, tự giác, sángtạo Người luôn nhắc nhở thanh niên, sinh viên, ngày nay đất nước ta đãđộc lập tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của đất nước nhà.Sinh viên muốn xứng đáng vai trò Êy thì phải học tập, ngày nào cũng phảitích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũng phải nâng cao trình độ chuyênmôn và trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân Học tập là một quá trình laođộng gian khổ, có tinh thần say mê học tập, sống có lý tưởng, có ước mơ,

có một nghị lực, niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, thử thách đó là nhữngphẩm chất tốt trong nhân cách đạo đức của sinh viên Nhân cách đạo đứccủa Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại, sáng ngời trong hoạtđộng học tập

Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người mà Chủ tịch HồChí Minh đã dầy công khởi xướng và xây dựng Nhiệm vụ "trồng người" ở

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w