Nội dung yêu cầu của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 39)

cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, thì việc đào tạo nên một con người tốt về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật nhất định để không ngừng phát triển tài năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đủ mà còn phải chú trọng xây dùng trong họ một nhân cách đạo đức tốt.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lờnin đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục thanh niên, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để đào tạo con người mới, với tư cách là chủ thể sáng tạo. Bên cạnh việc kịch liệt phê phán nền giáo dục tư bản chủ nghĩa là một nền giáo dục nô dịch làm què quặt thanh niên, sinh viên, các ông xây dựng lên nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chân chính, phục vụ lợi Ých tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Nền giáo dục Êy có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện. Những con người có đủ năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân cuộc sống mình để chuyển mình từ "vương quốc tất yếu" sang "vương quốc tự do". Xem xét con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của giáo dục, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác bỏ qua quan điểm giỏo dục con người phiến diện, cho rằng con người là sản phẩm của sự tác động của môi trường xung quanh. Các ông chứng minh sự hiện diện của con người như là một thành viên tích cực trong quá trình giáo dục, đó là quá trình nhân cách, nhân cách đạo đức tự giỏo dục.

Vấn đề đào tạo con người toàn diện "vừa hồng", "vừa chuyên" được thể hiện khoa học và nhuần nhuyễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Hồ

Chí Minh, mỗi con người tài và đức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc, là cơ sở nền tảng mà trên đó tài nở hoa và phát triển. Người: "Có tài không có đức ví như anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được Ých lợi gì cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa" [43, tr. 172]. Người đòi hỏi người cán bộ nói riêng và nhân dân nói chung phải coi đạo đức cách mạng như phẩm chất đầu tiên của mình: "cũng như sụng cú nguồn thì mới có nước, không có nguồn thỡ sụng cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thỡ cõy hộo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thỡ dự tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [41, tr. 175]. Theo Người "có tài không có đức là háng" [43, tr. 492] có đức không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người. Phạm trù đức được Hồ Chí Minh đề cập đến ở đây không mang tính bẩm sinh mà phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ trong hoạt động thực tiễn: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội... với thanh niên, sinh viên đạo đức cá nhân trước hết được thể hiện trong hoạt động học tập tích cực, tự giác, sáng tạo. Người luôn nhắc nhở thanh niên, sinh viên, ngày nay đất nước ta đã độc lập tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của đất nước nhà. Sinh viên muốn xứng đáng vai trò Êy thì phải học tập, ngày nào cũng phải tích lũy thêm vốn hiểu biết, ngày nào cũng phải nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi phẩm chất đạo đức cá nhân. Học tập là một quá trình lao động gian khổ, có tinh thần say mê học tập, sống có lý tưởng, có ước mơ, có một nghị lực, niềm tin để vượt qua mọi khó khăn, thử thách đó là những phẩm chất tốt trong nhân cách đạo đức của sinh viên. Nhân cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại, sáng ngời trong hoạt động học tập.

Đảng ta luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dầy công khởi xướng và xây dựng. Nhiệm vụ "trồng người" ở

các trường đại học và cao đẳng để đào tạo những con người sinh viên mới: phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong công tác giáo dục, xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên cần chú ý giải quyết những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần định hướng một cách khoa học những giá trị đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.

Việc định hướng những giá trị đạo đức mới là cơ sở cho việc xây dựng nhân cách đạo đức mới cho sinh viên. Dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới, sinh viên hiện nay đang từng bước hình thành những phẩm chất giá trị đạo đức mới. Xã hội cần phải có phương hướng giúp đỡ họ, định hướng cho họ trong việc chuyển đổi hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới sao cho điều đó diễn ra phù hợp với qui luật khách quan của lịch sử. Sự định hướng đó cần phải có sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, chống đề cao quá mức truyền thống rơi vào thái độ bảo thủ hoặc nhấn mạnh hiện đại rơi vào trừu tượng, ảo tưởng. Sự chuyển đổi giá trị đạo đức sinh viên phải có giải pháp để chủ thể đạo đức phát huy tính tích cực cao nhất. Phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế, văn hóa mà làm mất đi những giá trị truyền thống, mất đi bản sắc dõn tộc tức là đã đánh mất mình trở thành cỏi búng của người khác, dõn tộc khỏc. Những giá trị truyền thống như: tinh thần yêu nước, cần cù, sáng tạo, tính cộng đồng... đã làm nên sự trường cửu của dõn téc ta trong lịch sử, hiện nay cần được đổi mới và hoàn thiện về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại.

Chẳng hạn, Yêu nước là giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dõn tộc ta. Nó bắt nguồn từ tình yêu quê hương trong sâu thẳm mỗi con người, yêu cây đa, bến nước, sõn đỡnh cho dù quê hương đó là đồng khô, cát trắng thỡ nó vẫn có sức gợi nhớ, lay động mãnh liệt trong mỗi người. Hiện nay, yờu nước còn là tình yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nước còn gắn với ý

chí quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Với sinh viên lòng yêu nước còn được thể hiện ở tinh thần tự giác, lòng say mê, tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, vượt khó vươn lên nắm vững những đỉnh cao của tri thức khoa học.

Niềm tin và lý tưởng của sinh viên hiện nay là lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa với việc thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đây là sự định hướng quan trọng, bởi vì niềm tin và lý tưởng bao giê cũng là động lực mạnh mẽ nhất, mất niềm tin là mất tất cả.

Thứ hai, cần quan tâm đúng mức đến việc giảng dạy môn Đạo đức học trong các trường đại học.

Bởi vì, giáo dục đạo đức chính là phương thức và quá trình chuyển những quan điểm, lý tưởng đạo đức xã hội, những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức, thành nhu cầu và động cơ để hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ trong bản thân mỗi sinh viên. Như vậy, giáo dục đạo đức đóng vai trò trực tiếp và quyết định nhất đối với việc hình thành nhân cách đạo đức sinh viên trong các trường đại học.

Thứ ba, phải tuân thủ nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Sinh thời, V.I. Lờnin đó chỉ ra rằng giáo dục đạo đức để hình thành trong mỗi người nhân cách đạo đức tốt đẹp không phải là một việc làm đơn giản, không chỉ là nói cho họ nghe những bài diễn văn, những lời êm ái hay đưa ra những phép tắc đạo đức khi sinh viên bị đóng khung trong các nhà trường và xa rời cuộc sống. Điều quan trọng hơn, theo ông là hãy đưa họ vào hoạt động thực tiễn, ở đó họ tìm thấy những giá trị chân thực nhất, có tính thuyết phục nhất về đạo đức trên cơ sở những gì họ đã được học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta học phải đi đôi với hành,

lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Theo Người, giáo dục đạo đức chính là quá trình hình thành nhân cách đạo đức trong mỗi con người.

Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ, tiềm lực khoa học công nghệ, nhất là nguồn nhân lực khoa học trở thành nhân tố quyết định vị thế, quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia dõn tộc trờn thế giới. Vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài có đầy đủ tài, đức từ trong các trường đại học là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước. Đào tạo một thế hệ sinh viên hội tụ đầy đủ các đức tính:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dõn tộc, phấn đấu vì độc lập dõn tộc và chủ nghĩa xã hội...

- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi Ých chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, qui ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi Ých của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực [11, tr. 58-59].

Không ai khỏc, cỏc thế hệ sinh viên với ý chí trau dồi kiến thức, năng lực, hoàn thiện nhân cách đạo đức sẽ là líp người bắt kịp trình độ khoa học - công nghệ của thế giới, đưa đất nước đi vào tương lai. Thực tế cuộc sống đã khẳng định tiềm năng to lớn của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương sáng trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, trong hoạt động xã hội, văn hóa, bảo vệ an ninh

quốc phòng... đã góp phần quan trọng tạo ra sự đổi mới của đất nước hôm nay. Quân đội bảo vệ Tổ quốc là từ thanh niên; lực lượng lao động xây dựng và phát triển đất nước cũng là thanh niên, sinh viên; trong lao động sáng tạo, tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ mới, thanh niên, sinh viên đóng vai trò chủ lực.

Thứ tư, cần có những nội dung, hình thức phong phó thu hót sinh viên vào những hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí lành mạnh.

Sinh viên là đối tượng năng động, thích sinh hoạt tập thể. Trong quỹ thời gian rỗi trong ngày, trong tuần của họ nếu không có những hình thức tổ chức hoạt động tập thể phù hợp để thu hót họ thì họ sẽ tham gia vào các hoạt động khác, thậm chí còn dính líu vào các hoạt động tiêu cực, thiếu lành mạnh, có thể dẫn đến phạm pháp. Các hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học có thể do nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Nó là một nhân tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách đạo đức cho sinh viên. Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể dưới các hình thức như: Hoạt động câu lạc bộ theo năng khiếu, hoạt động tham quan, du lịch thắng cảnh, hoạt động giao lưu văn hóa giữa các trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên... giúp sinh viên hiểu biết về xã hội, về pháp luật, về truyền thống dõn tộc về khoa học tự nhiên, xã hội. Các hoạt động này làm hình thành và phát triển tính cộng đồng, ý thức tập thể, định hướng cho mỗi sinh viên trong trong mối quan hệ cá nhân - tập thể - xã hội. Từ đó, mỗi sinh viên điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội, làm bớt đi tính cá nhân vị kỷ trong mỗi người.

C.Mỏc là người đầu tiên thấy thời gian rỗi là điều kiện đem lại những giá trị mới cho con người. Theo C.Mỏc khi người ta tiết kiệm thời

gian lao động là tăng thêm thời gian tù do, là thời gian dùng cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, sự phát triển đó tác động trở lại sức lao động và làm tăng sức lao động. Về phương diện sản xuất trực tiếp thì thời gian mà họ tiết kiệm có thể được coi là dùng để sản xuất vốn cố định, một vốn cố định làm nên con người.

Vì vậy, nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải quản lý sao cho mỗi sinh viên đều ý thức được sự quý giá của thời gian rỗi và biết dùng những thời gian đó vào những hoạt động hữu Ých cho bản thân. Muốn vậy, nhà trường và các đoàn thể cần tổ chức được các hoạt động thu hót sinh viên. Các hoạt động này vừa mang tính chất giải trí, vừa mang tính chất giáo dục, rèn luyện lập trường tư tưởng chính trị và nhân cách đạo đức cho mỗi sinh viên.

Có thể khẳng định các hoạt động tập thể, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động giải trí văn hóa lành mạnh là cơ sở góp phần hoàn thiện nhân cách đạo đức cho sinh viên.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w