Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 76 - 80)

10 Chưa có giải pháp giáo dục đạo đức phù hợp 20,1% 11Nội dung giáo dục chưa thiết thực14,6%

2.3.2. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên

Nhiều nhà nghiờn cứu cho rằng, trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân cách, nhân cách đạo đức như: giáo dục, giao tiếp, hoạt động tập thể, nhúm... thỡ giáo dục đạo đức luôn giữ vai trò chủ đạo.

Trong quan hệ với nhân cách đạo đức, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp lý, hay nói rộng ra là đời sống văn hóa đạo đức tinh thần của xã hội mới chỉ tồn tại như là môi trường, là điều kiện đối với sự phát triển của nhân cách đạo đức. Để tạo ra quá trình chuyển hóa những giá trị văn hóa đạo đức xã hội thành những giá trị văn hóa đạo đức cá nhân, qua đó để phát triển nhân cách đạo đức thì công tác giáo dục đạo đức có một vai trò đặc biệt quan trọng. Đây cũng là bản chất của quá trình giáo dục đạo đức, đú chớnh là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm, những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm phát triển ý thức đạo đức, năng lực đạo đức của mỗi cá nhân trong các quan hệ đạo đức xã hội.

Cùng với việc thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường ở nước ta, các quan hệ xã hội, đặc biệt là những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức cũng có sự dịch chuyển giá trị của nó. Nhiều chuẩn mực đạo đức truyền thống vẫn giữ nguyên giá trị nhưng dễ bị hiểu nhầm, xuyên tạc. Nhiều phản giá trị đạo đức truyền thống mới được du nhập lại có thể được ngộ nhận coi đó là những chuẩn giá trị mới. Muốn khắc phục tình hình trên, nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục đạo đức là phải kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dõn tộc và những tinh hoa đạo đức nhân loại, coi đó làm cơ sở để xây dựng nhân cách đạo đức người sinh viên xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ nảy sinh trong

sinh viên. Điều này không chỉ mang ý nghĩa ngăn cản sự suy thoái đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên mà quan trọng hơn là góp phần củng cố niềm tin của họ đối với Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Thực hiện được các nhiệm vụ trên, trước hết phải xuất phát từ những nguyên lý cơ bản của Đạo đức học Mỏc - Lờnin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, định hướng các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên cho phù hợp với hiện thực cuộc sống hôm nay, làm cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng nhân cách đạo đức mới cho đội ngò tri thức tương lai.

Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp giáo dục đạo đức là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức xã hội và của toàn xã hội. Nó phản ánh quá trình tổ chức giáo dục xã hội và tự giáo dục rèn luyện, trong đó mỗi cá nhân vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình giáo dục đạo đức nói riêng và quá trình hoàn thiện nhân cách đạo đức nói chung. Không nên coi việc giáo dục đạo đức chỉ nằm trong khuôn khổ giáo dục của nhà trường, của các thầy, cô giáo. Song cần phải khẳng định rằng, giáo dục đạo đức trong nhà trường để xây dựng một nhân cách đạo đức tốt đẹp cho sinh viên chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Đáp ứng những yêu cầu về đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên theo chúng tôi cần giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng phải chú trọng cả đức và tài, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Việc giáo dục đạo đức sau năm 2000 cần được tiến hành theo các phương hướng sau:

+ Xây dựng một chương trình "tổ chức giáo dục ngoài giờ lờn lớp" với các yêu cầu và nội dung nhất định, nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện hành vi, kỹ năng, thãi quen ứng xử có văn hóa phù hợp với các chuẩn đạo đức xã hội.

+ Nâng cao trình độ đội ngò giáo viên được coi là một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục đạo đức trong trường học [20, tr. 172].

Nếu trước đây, chúng ta xây dựng một mẫu người lý tưởng tất cả vì tập thể, vì xã hội thì hiện nay, do đòi hỏi của kinh tế thị trường, cần giáo dục để hình thành và khẳng định nhân cách cá nhân trên cơ sở nhận thức đúng đắn và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Giáo dục đạo đức không thể phiến diện, một chiều mà phải là quá trình giáo dục toàn diện cả những chuẩn mực chung của đạo đức xã hội và những phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp, lý tưởng đạo đức và lý tưởng chính trị... Những giá trị đạo đức truyền thống phải được đánh giá lại, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện nay, như lòng yêu nước, tính trung thực, lòng vị tha,tinh thần kỷ luật...Đồng thời, khẳng định tính phổ biến của những chõn giá trị mới, góp phần làm nên sự phát triển của dõn tộc, thành công của công cuộc đổi mới đất nước hôm nay như: học vấn, sáng tạo, sức khỏe, tự lập, lòng tự trọng... Và sự chuyển đổi giá trị đạo đức phải xử lý làm sao để chủ thể giá trị phát huy được tính tích cực cao nhất, vừa làm cho sản xuất phát triển, kinh tế ngày càng tăng, vừa phải nâng cao trình độ tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho con người, chống thái độ bảo thủ, đề cao quá mức truyền thống mà coi nhẹ, phủ nhận đổi mới. Mặt khác, phải chống thái độ "hư vô", đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị đạo đức truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dõn tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cỏi búng của người khác, dõn tộc khỏc.

- Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục luật pháp và thực hiện nghiêm minh luật pháp trong xã hội.

Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối liên hệ biện chứng và đều có chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xã hội. Trong một xã hội cụ thể, đạo đức và pháp luật về cơ bản thống nhất ở mục đích, ở định hướng tinh thần nhưng lại có nhiều điểm khác nhau về hình thức biểu hiện [30, tr. 70-71].

Những chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực pháp lý là sự phản ánh lợi Ých của xã hội bằng những yêu cầu, những mệnh lệnh ngăn cấm, bắt buộc hoặc khuyến khích. Chuẩn mực pháp lý tạo ra một hành lang tối thiểu để con người không được vượt ra ngoài hành lang đó, nhằm ổn định xã hội ở mức độ tối thiểu. Nó mang tính chất cưỡng bức. Vì vậy, những chuẩn mực pháp lý còn được coi là những chuẩn mực đạo đức tối thiểu. Vi phạm chuẩn mực pháp lý cũng đồng nghĩa với vi phạm đạo đức và thực hiện những chuẩn mực pháp lý một cách tự giác cũng chính là thực hiện những hành vi đạo đức.

Giáo dục pháp luật có một vai trò quan trọng trong việc đổi mới công tác giáo dục đạo đức.Về bản chất, giáo dục pháp luật là một hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, nhằm tác động lên đối tượng giáo dục hình thành trong họ những tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, giáo dục pháp luật tạo ra những khả năng thiết lập những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi người, cho mỗi sinh viên. Nó trang bị cho sinh viên nắm vững những chuẩn mực pháp lý. Đây không chỉ là cơ sở cho sinh viên thực hiện nghĩa vụ pháp lý mà còn là cơ sở để họ thực hiện những nghĩa vụ đạo đức tối thiểu của con người. Khi con người luôn có ý thức đầy đủ và do đó tự thực hiện những nghĩa vụ pháp lý thì tới một thời điểm nhất định, một giới hạn nhất định, sự tự giác

đó sẽ chuyển thành tự nguyện. Khi đó con người có nhu cầu ham muốn thực hiện nghĩa vụ pháp lý và chính tại thời điểm này, việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý đã chuyển thành việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Sự chuyển hóa này khẳng định vai trò của việc kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức sinh viên.

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w