Lý tưởng, niềm tin và tri thức là những yếu tố cấu thành cơ bản nên thế giới quan của mỗi người và toàn xã hội. Thế giới quan là hạt nhân của nhân cách, nú giỳp con người nhận thức đúng đắn về mình, về những mối quan hệ với người khác và xã hội. Vì vậy, có một thế giới quan đúng đắn là nền tảng để xây dựng một nhân cách toàn diện và ngược lại không thể nảy sinh một nhân cách tốt đẹp trên cơ sở một thế giới quan sai lầm, mù quáng. Để xác định đúng thực trạng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay cần đánh giá đúng thế giới quan của họ được thể hiện qua lý tưởng, niềm tin và tri thức mà họ được trang bị.
- Lý tưởng của giới sinh viên là những tri thức về các hoạt động biểu hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng líp xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, mà cốt lõi là đường lối chính trị của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.Từ đó, họ hình thành những tư tưởng, tình cảm, niềm tin vào tương lai tươi sáng, vào bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng đó lựa chọn. Hoạt động dưới ngọn cờ của Đảng, từng bước các thế hệ sinh viên đó xõy dùng cho mình một thế giới quan khoa học, đúng đắn, dùa chắc trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nếu những năm đầu của thập kỷ 90, trước sự tan dã của hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước những khó khăn, thách thức của những năm đầu đổi mới, không Ýt sinh viên thiếu tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp đổi mới của Đảng, thì đến nay, những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã có tác động tích cực làm thay đổi đến tư tưởng chính trị, lý tưởng sống của thanh niên sinh viên Việt Nam. Kết quả điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy rõ sự chuyển đổi Êy:
- Năm 1993 có 61% sinh viên được điều tra tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.
- Năm 1994 có 69 % sinh viên được hỏi cho rằng họ đã nhập cuộc với công cuộc đổi mới đất nước; gần 50% sinh viên cho rằng công cuộc đổi mới đã đem lại cho sinh viên cơ hội lập thân, lập nghiệp.
- Năm 1996 có 77% sinh viên khẳng định họ hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước và thể hiện điều đó qua công việc học tập, rèn luyện của mình.
- Năm 1998, có 94 % sinh viên tự đánh giá có quan tâm và hiểu rõ vai trò của mình đối với sự nghiệp đổi mới đất nước [55, tr. 2]. Điều này khẳng định sinh viên nước ta trong thời kỳ mới đã và đang kế tục xuất sắc truyền thống cách mạng của cha anh; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới đất nước; sớm có ý thức lập thân, lập nghiệp, khát khao được cống hiến và trưởng thành, với hoài bão phấn đấu cho mét lý tưởng tốt đẹp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Niềm tin của sinh viên với Đảng, với sự nghiệp đổi mới được thể hiện sâu sắc nhất ở nguyện vọng được đứng trong hàng ngò của những người cộng sản. Nhiều sinh viên có ý thức phấn đấu vào Đảng, ham hoạt động xã hội, có ý thức phòng, chống các tệ nạn xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu cụ thể:
Năm 2000 Trường Đại học Sư phạm I kết nạp 18 đảng viên và giới thiệu 92 đoàn viên ưu tó cho Đảng trên tổng số trên 5.000 sinh viên của toàn trường.
Năm 2000 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn kết nạp 21 đảng viên và giới thiệu 720 đoàn viên ưu tó cho Đảng trên tổng số 9.000 sinh viên của toàn trường.
- Từ năm 1997 đến năm 2000 Đoàn trường Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã kết nạp được 310 sinh viên vào Đảng trên tổng số 2.300 sinh viên [16].
Nhìn chung có thể thấy, đa số sinh viên có lý tưởng, lý tưởng đạo đức đúng đắn, ý thức phấn đấu trở thành đảng viên ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu cơ bản thể hiện niềm tin tuyệt đối của thế hệ trẻ vào Đảng. Tuyệt đại đa số những sinh viên có ý thức phấn đấu vào Đảng đều xuất phát từ nguyện vọng và động cơ đúng đắn. Họ mong muốn đóng góp một phần nhỏ
bé sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiện tượng một số Ýt sinh viên phấn đấu vào Đảng xuất phát từ sự vụ lợi cá nhân; hoặc một số sinh viên không muốn phấn đấu vào Đảng. Họ có quan niệm thực dụng: đảng viên hay không không quan trọng, miễn là học tập giỏi, miễn là ra trường có việc làm...
Bên cạnh một số đông sinh viên giác ngộ lý tưởng, lý tưởng đạo đức tốt, tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước khởi xướng, thì vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng, xem nhẹ hoặc phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và cả dân tộc đó lựa chọn. Họ bị quyến rò bởi sức mạnh của đồng tiền, bị lôi vào vũng xoỏy của cuộc sống thực dụng, lối sống tiêu dùng. Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là một cái gì rất xa rời với cuộc sống của họ. Họ xem nhẹ truyền thống dõn tộc, xem nhẹ các giá trị đạo đức, tha hóa trong quan hệ thầy cô, gia đình và bè bạn... Bộ phận sinh viên này, sống trong cơ chế thị trường, bị tác động bởi cả nhân tố tích cực và tiêu cực, đã không biết "gạn đục khơi trong", không biết "kế thừa", "lọc bỏ". Họ không giác ngộ được lý tưởng, không tiếp nhận được cái tốt, chạy theo cuộc sống vật chất, dễ sa đà vào những thãi hư tật xấu trong xã hội. Đây là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng suy thoái nhân cách đạo đức trong sinh viên.
Vấn đề tri thức đạo đức:
Tri thức đạo đức là kết quả của quá trình nhận thức đạo đức, phản ánh đời sống đạo đức của cá nhân và xã hội. Tri thức đạo đức cá nhân là điều kiện giúp họ nhận thức, đánh giá và điều chỉnh những hành vi đạo đức trong các quan hệ xã hội. Có tri thức đạo đức (kinh nghiệm và lý luận) giúp cá nhân có nền tảng vững vàng để hiểu sâu sắc những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức xã hội và biến những yêu cầu Êy thành những hành vi đạo đức trong hiện thực.
Sinh viên là một tầng líp được trang bị tri thức nói chung và tri thức đạo đức nói riêng rất căn bản, hệ thống, toàn diện và có định hướng. Có thể nói đây là vấn đề then chốt hình thành lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lý tưởng đạo đức trong sáng và niềm tin vững chắc vào tương lai của mình trong mỗi sinh viờn.Tri thức của sinh viên trong thời đại ngày nay được tăng lên đáng kể, quá trình cập nhật tri thức mới rất đa dạng và phong phú: từ nhà trường, từ thầy cô, bạn bè, từ các phương tiện thông tin đại chúng... Đặc biệt, từ khi Đạo đức học Mỏc - Lờnin trở thành môn học chủ đạo trong chương trình đại cương ở đa số trường đại học, cao đẳng đã trang bị cho sinh viên một hệ thống tri thức đạo đức cơ bản nhất giúp mỗi sinh viên làm chủ năng lực nhận thức, đánh giá và năng lực thực hiện những hành vi đạo đức của mình.
Tri thức, tri thức đạo đức của sinh viên còn được phong phú hơn nhờ quá trình "hội nhập", "mở cửa". Bên cạnh sự phong phú, đa dạng về bề rộng, chiều sâu của văn hóa các nước, thì quá trình giao lưu văn hóa cũng đang làm phức tạp thêm quá trình hình thành nhân cách đạo đức sinh viên. Những giá trị, những phản giá trị đạo đức truyền thống, những chuẩn mực đạo đức đã lạc hậu trong hiện tại, nhiều khi vẫn được nhìn nhận như là giá trị, còn những chuẩn mực đạo đức đang hình thành nhưng chưa đủ hiệu lực như một giá trị trong định hướng nhân cách đạo đức cho sinh viên. Những sinh viên không được trang bị tri thức đạo đức đầy đủ, toàn diện dễ bị lầm lẫn, không hiểu đâu là những giá trị chân chính, đâu là những giá trị giả hiệu, không định hướng trong việc tiếp nhận những giá trị đạo đức chõn chớnh.
Tuy nhiên, bản thân tri thức và tri thức đạo đức không phải là thế giới quan, không phải là quan niệm sống. Nó chỉ là chất liệu cần phải được làm giàu thêm bằng kinh nghiệm sống, bằng tính tích cực tư duy của con người, không thể chuyển thành những nguyên tắc có khả năng quyết định tư chất của con người. Thông thường tri thức biến thành thế giới quan khi
nó có tính chất của quan niệm. Quan niệm sống và nguyên tắc là cơ sở của phương hướng ổn định của cá nhân, là cơ sở tổ chức hoạt động sống của cá nhân. Rõ ràng là vậy, trong cuộc sống có những người làm luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật, có những người hiểu rõ những yêu cầu, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhưng vẫn không phải là con người có đạo đức... Đó là vấn đề tại sao cần phải biết áp dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn cuộc sống.