Phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 84 - 90)

10 Chưa có giải pháp giáo dục đạo đức phù hợp 20,1% 11Nội dung giáo dục chưa thiết thực14,6%

2.2.4.Phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên

dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 1992, trang 964 viết: "Tích cực là sự tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo những biến đổi, thay đổi; Hoặc: hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với

nhiệm vụ, với công việc". Ví dụ: tính tích cực học tập, tính tích cực hoạt động thể thao... Èn sâu trong tính tích cực hoạt động là động cơ hoạt động. Động cơ hoạt động trong xã hội chính là những nhu cầu được nhận thức, được trở thành ý thức của con người.

Xem xét dưới góc độ là một hiện tượng xã hội, tính tích cực xã hội (tính tích cực xã hội) của sinh viên bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng với nhau: Tính tích cực xã hội hoạt động tinh thần và tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn. Trong đó, tính tích cực xã hội hoạt động tinh thần có nguồn gốc từ Tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn, định hướng cho tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn và đồng thời lại được thể hiện qua tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn. Nó bao gồm toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tri thức của sinh viên về xã hội và con người, thể hiện thái độ tích cực của chủ thể sinh viên trong quan hệ đối với xã hội. Nếu tính tích cực xã hội hoạt động tinh thần của sinh viên là sự phản ánh tồn tại xã hội, điều kiện xã hội mà sinh viên sống và học tập, thì tính tích cực xã hội hoạt động thực tiễn của sinh viên là toàn bộ những biểu hiện cụ thể của hoạt động thực tiễn của sinh viên tác động vào điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Những hoạt động này cải tạo điều kiện, hoàn cảnh xã hội hiện thực nhằm thực hiện lợi Ých, thỏa mãn nhu cầu của chủ thể hoạt động [58, tr. 29].

Khi bàn đến việc phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên phải tính đến việc giáo dục nhu cầu, giáo dục mục đích, động cơ học tập. Sinh viên muốn có một nhân cách đạo đức trong sáng, trước hết mọi động cơ học tập và rèn luyện của họ phải được xác định đúng đắn. Khi công tác giáo dục, giáo dục đạo đức không đạt đến giới hạn Êy thỡ tớnh tớch cực xã hội của họ sẽ không đáp ứng được những gì mà chúng ta mong muốn.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục cho thanh niên, C. Mỏc đó khẳng định tương lai của cả loài người phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ thanh niên đang lớn lên và nhiệm vụ

chủ yếu của họ là nhiệm vụ học tập. Lê nin còn chỉ rõ: "chúng ta chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ tổng số những kiến thức, các tổ chức và thiết chế bằng các số dự trữ nhân lực và vật lực mà xã hội cũ để lại cho chúng ta thì chúng ta mới có thể bằng những cố gắng của thế hệ trẻ đạt được kết quả là xây dựng lên... Chúng ta phải dạy dỗ những gì và thanh niên phải học như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để cho họ biết xõy dựng đến cũng và hoàn thành triệt để cái sự nghiệp mà chúng ta bắt đầu" [32, tr. 230].

Trong hệ thống các biện pháp tác động vào tính tích cực xã hội của con người nói chung, sinh viên nói riêng, Hồ Chí Minh chú trọng đầu tiên đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng chủ nghĩa xã hội và đạo đức cách mạng. Người nói: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân; Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ; Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" [13, tr. 22], nên việc giáo dục thanh niên, sinh viên trước hết là phải sống có lý tưởng, có ý chí quyết tâm cao, kiên trì, khổ luyện, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt được mục tiêu lý tưởng là một việc làm có ý nghĩa quan trọng. Người căn dặn thanh niên, sinh viên: "Không có việc gỡ khú, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên" [42, tr. 95] và điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trỏi thỡ hết sức tránh dù là điều trái nhỏ. Nhiệm vụ của người thanh niên trí thức là học, học để phụng sự Tổ quốc, học để phục sự nhân dân, làm ho dân giàu, nước mạnh. Đối với thanh niên trí thức cần phải đặt câu hỏi: học để làm gì ? học để phụng sự ai ? Học phải đi đôi với hành, chỉ biết lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành thì trí thức Êy mới chỉ đạt được một nửa.Người nhấn mạnh phải giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên để họ vừa "hồng", vừa "chuyên" vừa có đức, vừa có tài, đức là gốc cách mạng. Khi đã xác định được động cơ, mục tiêu lý tưởng đúng đắn là yếu tố dẫn đến tích tích cực xã hội của chủ thể hoạt động. Như chúng ta đã biết nhân

cách, nhân cách đạo đức chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động của con người. Bởi bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là tổng hòa của các quan hệ xã hội, mà những quan hệ xã hội lại chỉ có thể được bộc lé thông qua hoạt động của con người. Vì vậy, giáo dục để phát huy tính tích cực xã hội của con người nói chung, sinh viên nói riêng góp phần quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách đạo đức.

Tuy nhiên, TTCXH chỉ có vai trò thúc đẩy sự phát triển nhân cách đạo đức khi hoạt động của nó có giá trị đối với con người, không những ở kết quả mà còn ở nội dung và ý nghĩa xã hội của nó. TTCXH với nghĩa là năng động, chủ động, hành động. Vì vậy, trong thực tế có TTCXH tiến bộ thúc đẩy sự phát triển của xã hội, của nhân cách và ngược lại cũng cú cỏi chủ động, hoạt động lạc hậu, phản động, kìm hãm sự phát triển xã hội.

Nói tới TTCXH sinh viên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến tính chủ động, năng động, hành động tiến bộ trong sinh viên. Theo nghĩa này, thì không phải mọi hoạt động mà xuất phát từ nhu cầu của sinh viên đều là cơ sở của TTCXH của họ. Chỉ có những hoạt động xuất phát từ những nhu cầu hợp lý, tức là những nhu cầu vừa hợp với những trạng thái hiện có của nền kinh tế - xã hội, vừa hướng tới nền văn minh nhân loại, mới là cơ sở của TTCXH của sinh viên. Trong thực tế có một bộ phận sinh viên có nhu cầu mặc đẹp, ăn ngon nhưng không lao động, thích cuộc sống tự do, buông thả, coi thường những qui định chung của xã hội...Để đạt được những ham thích này, họ chủ động, năng động, thậm chí làm bằng mọi cách thỏa mãn nhu cầu của mỡnh. Đõy không thể là cơ sở nảy sinh TTCXH và càng không thể là tác nhân xây dựng nhân cách đạo đức trong sáng cho mỗi sinh viên.

KẾT LUẬN

Nhân cách đạo đức là phẩm chất tiêu biểu nhất, là "cái gốc" làm nên nhân cách con người. Vì vậy, việc xây dựng con người mới nói chung và xây dựng các thế hệ sinh viên mới nói riêng đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng đất nước hiện nay gắn liền với việc xây dựng nhân cách đạo đức của họ.

Việc phân tích cấu trúc của nhân cách đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên cho chóng ta hiểu rõ thêm vai trò của nhân cách đạo đức trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhân cách của người sinh viên, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam.

Nhõn cách đạo đức của sinh viên được hình thành và phát triển bị qui định bởi các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần của xã hội và cũng bị qui định bởi chính những đặc điểm nội tại của bản thân mỗi sinh viên. Đó là, đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi, đặc điểm của hệ thống nhu cầu, lợi Ých của sinh viên trong hoạt động học tập, nghiên cứu và hoạt động xã hội.

Nhân cách đạo đức chỉ được hoàn thiện và phát triển khi giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi Ých cá nhân và lợi Ých xã hội. Sự qui định lẫn nhau và tác động lẫn nhau của lợi Ých cá nhân và lợi Ých xã hội tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách đạo đức. Đồng thời sự phát triển của nhân cách đạo đức còn chịu sự tác động mạnh mẽ của truyền thống đạo đức, chịu sự qui định của nhân tố văn hoá tinh thần xã hội.

Nhìn chung, thực trạng sinh viên hiện nay đang biến đổi theo xu hướng tích cực trên nhiều mặt của nhân cách đạo đức. Tuy nhiên, còn một bộ phận sinh viên có nhân cách đạo đức suy thoái biểu hiện ở sự xa rời những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dõn tộc thiếu quan tâm tìm hiểu đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp nhận ồ ạt những

sản phẩm văn hóa không lành mạnh, du nhập lối sống thực dụng của Tâu Âu... Vì vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh là giải pháp đầu tiên tạo cơ sở cho quá trình xây dựng nhân cách đạo đức của sinh viên. Đú chớnh là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo lập môi trường văn hóa tiờn tiến đậm đà bản sắc dõn tộc và trực tiếp hơn là xây dựng môi trường đại học lành mạnh. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục, phải chú trọng cả đức và tài. Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong việc phát huy tính tích cực xã hội của sinh viên để góp phần xây dựng nhân cách đạo đức cho họ.

Một phần của tài liệu Nhân cách đạo đức, tầm quan trọng của việc xây dựng nhân cách đạo đức cho sinh viên hiện nay (Trang 84 - 90)