Lời mở đầu Kinh tế học vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền tệ, lãi suất, cán cân thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá... Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung và phía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.Các vấn đề kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng bao gồm các liên hệ mang tính toàn cầu và khu vực chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi hạn hẹp của một nền kinh tế riêng lẻ, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các quá trình chính trị và quan hệ quốc tế. Do vậy, kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở sẽ được giới thiệu đến sinh viên bao gồm cán cân thanh toán, các cơ chế tỷ giá và các vấn đề lưu chuyển dòng vốn quốc tế.Môn học này cũng giúp chúng ta tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và phân tích các nguồn tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm của các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới. Như sẽ được đề cập ở phần mục tiêu, các bình luận về chính sách và một phần của Kinh tế Vĩ mô Quốc tế sẽ được giới thiệu, sau khi chúng ta có được toàn bộ bức tranh của môn học thông qua các tình huống và thông tin thời sự được cập nhật thường xuyên qua từng bài giảng và thảo luận trên lớp. Cụ thể hơn trong bài tập lớn này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tổng quát về môn học kinh tế vĩ mô, các chính sách cơ bản của nền kinh tế và áp dụng vào giải quyết các vấn đề của nền kinh tế Nhật Bản.Chương 1: Lý thuyết1. Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô.a. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ môĐối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ môKinh tế học vĩ mô (KTHVM) nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Ba vấn đề kinh tế vĩ mô:•Sản lượng: Là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia tạo ra trong một thời kì nhất định. → Thể hiện sự hùng mạnh của một quốc gia, sản lượng tăng thì đời sống người dân được nâng cao và tốc độ tăng trưởng lớn. Cách tăng sản lượng là tăng năng suất, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.•Việc làm: Quan tâm tỉ lệ thất nghiệp (những người không có việc làm trên tổng số người trong lực lượng lao động). Tỉ lệ thất nghiệp thấp → Sử dụng hệu quả nguồn lực lao động.•Giá cả: giá cả cao là lạm phát (giá cả cao hơn mức giá chung). Quan tâm đến chỉ số giá cả. Lạm phát cao sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào quốc gia đó.Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ KTQD, kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp. Ngoài ra, KTHVM cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế.b. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợpCác mô hình kinh tế•Mô hình kinh tế tập quán truyền thống•Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (kinh tế chỉ huy)Nhà nước quản lý, cung cấp nguồn lực, ra chỉ tiêu cho doanh nghiệp → Nhà nước cung cấp hàng hóa không theo nhu cầu của người dân (người tiêu dùng không được tự do lựa chọn hàng hóa).Ưu điểm: nguồn lực lớn, giải quyết được nhiều vấn đề, đảm bảo tính công bằng.Nhược điểm: Nguồn lực bị lãng phí, doanh nghiệp không được lựa chọn hàng hóa để sản xuất.•Mô hình kinh tế thị trường thuần túy: Doanh nghiệp quyết đinh sản xuất hàng hóa gì, sản xuất như thế nào và người tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng hóa gì. Trong mô hình kinh tế này thiếu vắng sự can thiệp của chính phủ, người tiêu dùng và nhà sản xuất là hai yếu tố tương tác nhau tạo ra giá cả. Nhưng có nhược điểm là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường.•Mô hình kinh tế hốn hợp: Là nền kinh tế có sự phối hợp giữa bàn tay vô hình của cơ chế thị trường với sự điều tiết của chính phủ thông qua các Chính sách kinh tế. Đây là nền kinh tế có sự kết hợp các nhân tố thị trương, chỉ huy và truyền thống được kiểm soát bởi thế chế công cộng và tư nhân.Các tác nhân kinh tế•Người tiêu dùng: Là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của họ. Người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sản xuất cái gì trong nền kinh tế vì họ mua và tiêu dùng phần lớn các sản phẩm của nền kinh tế. Hành vi mua của người tiêu dùng bị thúc đẩy bởi một số yếu tố chung nào đó, và người ta có thể dự đoán với mức độ tin cậy nhất định.•Các doanh nghiệp: Là người sản xuất ra hàng hóa và dich vụ cung cấp cho xã hội. Mục đích của họ là thu được lợi nhuận cao nhất trong giới hạn nguồn lực của mình.•Chính phủ: tối đa hóa phúc lợi xã hội, có ba chức năng: Hiệu quả: khắc phục những khuyết tật, điều tiết, phân bổ các ngành các vùng. Công bằng: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được phân phối cho những người có nhiều tiền mua nhất chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất. như vậy ngay cả khi một cơ chế thị trương đang hoạt động có hiệu quả thì nó cũng có thế dẫn tới sự bất bình đẳng lớn. Do vậy biện pháp thu thuế và chi tiêu của chính phủ sẽ ảnh hưởng tới việc phân phối trong nền kinh tế. Ổn định: Bằng công cụ kiểm soát nên kinh tế đưa nền kinh tế về trạng thái ổn định.•Người nước ngoài: Các cá nhân, các doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài tác động đến hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, vay mượn, viện trợ và đầu tư nước ngoài.c. Hệ thống kinh tế vĩ môĐặc trưng bởi 3 yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen. Các yếu tố đầu vào gồm: + Những yếu tố bên ngoài (khách quan) gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế như: thời tiết, dân số, chiến tranh.+ Các chính sách kinh tế vĩ mô (chủ quan) gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước như chính sách tài khoa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập. Các yếu tố đầu ra gồm sản lương, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu. Hộp đen kinh tế vĩ mô (nền kinh tế vĩ mô) là yếu tố trung tâm của hệ thống. Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu. Hộp đen ● Tổng cung(AS): Là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong một thời gian tương ứng vs giá cả, chi phí sản xuất và khả năng sản xuất đã cho. Yếu tố ảnh hưởng+ Giá cả tăng thì cung tăng, giá cả giảm thì cung giảm+ Chi phí sản xuất tăng cung giảm, chi phí sản xuất giảm thì cung tăng+ Khả năng sản xuất tăng thì cung tăng, khả năng sản suất giảm thì cung giảm Sản lượngSản lượng tiềm năng (Qp, Yp)Huy động hết 75%85% nguồn nhân lực máy móc của nền kinh tế (mức sản lượng lí tưởng mà các nền kinh tế mong muốn đạt được)Là mức sản lương tối đa mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn diện về nhân công (thị trường lao động cân bằng và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên và không gây nên lạm phát). → Là mục tiêu của tất cả các chính sách kinh tế vĩ mô.Sản lượng thực tế(Qa, Ya)Là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được trong một thời kì nhất định. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức sản lượng tiềm năng.☺Tổng cung ngắn hạn (SAS, ASSR) :Ban đầu hình dáng đường tổng cung ngắn hạn tương đối thoải vì giả thiết trong ngắn hạn có một số chi phí được coi là cố định như khấu hao,tiền thuê đất, tiền công… Cho nên phần nào cố định được chi phí của doanh nghiệp. Bây giờ giả sử tổng cầu tăng đột biến do chi tiêu đột biến tăng lên => Các doanh nghiệp sẽ đẩy giá và sản lượng lên. Lúc này ta thấy đường SAS dốc lên. Tuy nhiên năng lực sản xuất của nền kinh tế là có giới hạn, các doanh nghiệp không thể gia tăng tren mức hiện có (hình 1) ☺Tổng cung dài hạn (LAS, ASLR): Đường LAS là đường thẳng đứng song song với trục tung cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng. Cần chú ý rằng trong dài hạn tốc độ tăng chi phí đầu vào tương ứng với tốc độ tăng giá của sản phẩm đầu ra. Chính vì vậy các doanh nghiệp không còn động cơ để thay đổi sản lượng, nó chỉ duy trì ở mức sản lượng thực tế. Đối với nền kinh tế nó chính là mức sản lượng tiềm năng (hình 2). Khi nền kinh tế hoạt động ở đường LAS có sự toàn diện về nhân công và năng lực sản xuất vật chất đạt tối ưu.☺Các yếu tố tác động AS Nguồn lực Thời tiết Những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội Sự thay đổi của các chính sách● Tổng cầu (AD): Là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ hay là tổng sản phẩm quốc dân mà các tác nhân kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho. Những hàng hóa mà các tác nhận mua+ Là các hàng hóa phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình (C)+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghệp ( I )+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của Chính phủ (G)+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của người nước ngoài gồm xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM): XK ròng = X – IM AD = C + I + G + NX → AD nghịch biến với P, AD tăng dich chuyển sang trái, AD giảm dịch chuyển sang phải.Các yếu tố làm dich chuyển AD+ Lãi suất: Nếu lãi suất tăng thì AD giảm do doanh nghiệp đầu tư ít đi. C giảm nên AD giảm+ Lạm phát được dự đoán: C tăng nên AD tăng+ Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ tăng tăng thì AD tăng do xuất khẩu nhiều hơn, còn đồng nội tệ giảm thì AD giảm do xuất khẩu ít hơn.+ Lợi nhuận được dự đoán: tăng đầu tư (I tăng) dẫn đến AD tăng.+ Sự giàu có của dân chúng: thu nhập nhiều thì chi phí dành cho sinh hoạt tăng lên (C tăng) dẫn đến AD tăng.+ Cầu của khu vực công: G tăng > AD tăng+ Thuế và chi chuyển nhượng: thuế tăng thì chi tiêu trong hộ gia đình (C) và đầu tư (I) giảm do đó AD cũng giảm. Chi chuyển nhượng là chuyển giao từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không cần có khoản bồi hoàn nào. Chi chuyển nhượng tăng dẫn đến đầu tư tăng làm cho AD tăng theo.+ Thu nhập của người nước ngoài giảm dẫn đến xuất khẩu giảm suy ra AD cũng giảm.+ Giá cả làm di chuyển chứ không làm dịch chuyển AD.+ Dân số: tăng làm cho chi tiêu trong hộ gia đìh tăng > AD tăng.● Cân bằng kinh tế vĩ mô...................................................................................Chương 2: Tình huốngNếu anh (chị) trở thành thủ tướng chính phủ ở một quốc gia giả định, với các thông tin ban đầu như sau:Vị trí địa lý: Đông Bắc ÁGDP: > 5000 tỷ Dân số: > 120 triệu ngườiDiện tích: > 370000 km2Tài nguyên: nghèoQuốc gia này đang đối mặt với một số vấn đề kinh tế bao gồm: Suy thoái Nợ công cao Ô nhiễm môi trường1. Đặt tên cho quốc gia đó.Quốc gia nằm ở Đông Bắc Á có GDP >5000 tỷ , với dân số >120 triệu người, diện tích >370000 km2 và nguồn tài nguyên nghèo là NHẬT BẢN2. Cho biết các thông tin chung về nước Nhật bao gồm: điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị hiện tại, tình hình kinh tế trong nước, quan hệ thương mại với các nước khác. Điều kiện tự nhiên● Địa hìnhNhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á. Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2, tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam. Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc gia. Đảo lớn thứ hai là Hokkaido, thứ ba là Kyushu, thứ tư là Shikoku và thứ năm là Okinawa. Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp. Các cánh đồng được canh tác chiếm 12,3%, diện tích đất trồng cây ăn quả chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngược lại, rừng bao phủ tới 66,5% tổng diện tích đất.Bờ biển Nhật Bản rất đa dạng và lồi lõm rõ rệt với vô số vịnh và bán đảo, nhưng cũng có những bãi biển dài hàng chục kilômét. Các dòng biển lạnh chảy xuống từ hướng Bắc gặp các dòng biển nóng chảy ngược lên từ phía Nam tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, tạo thành vùng nước hoà trộn giữa các dòng biển. Tại khu vực dòng xoáy này, các chất phù sa không lắng xuống đáy đại dương, các loài sinh vật phù du phát triển và cá nhỏ sinh sôi tạo môi trường lý tưởng cho các loài cá sống ở cả các vùng nước lạnh và nước nóng. Một số loài chính bao gồm cá ngừ, cá thu, mực, cá mòi, cá cốc, cá trích và cá hồi. Sự đa dạng của các loài hải sản nước lạnh và nước nóng là một điều lý giải cho việc Nhật Bản là một trong những nước đánh bắt cá lớn nhất trên thế giới.● Núi lửaNgọn núi lửa nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là núi Núi Phú Sĩ, mà người Nhật gọi là Fujisan, cao 3776 m. Sự dốc đứng và dạng hình nón gần như hoàn hảo của ngọn núi biến nó thành một cảnh tượng kỳ thú có thể nhìn thấy từ Tokyo. Núi Phú Sĩ là một điểm du lịch được ưa thích và hàng năm có nhiều người leo lên ngọn núi này. Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối vào năm 1707 và ngủ yên từ đó đến nay. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2000, các nhà khoa học đã phát hiện có những chấn động nhẹ bên dưới núi Phú Sĩ. Các chấn động này đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng cũng đủ để đưa ra lời cảnh báo.Tất cả những ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản đều được giám sát nghiêm ngặt để có thể đưa ra lời cảnh báo sơ tán kịp thời như núi Aso, đảo Kyushu. Tại đây đã xảy ra nhiều đợt phun trào và một trong những đỉnh núi lửa chính, đỉnh Nakedake, vẫn tiếp tục phun khí sulfua và đôi lúc có những vụ nổ miệng núi lửa. Những màn khí lưu huỳnh bốc lên từ đá dung nham cổ đầy màu sắc và nước hồ trên miệng núi lửa ánh lên kỳ quái một màu xanh luôn sôi sục ở nhiệt độ 900°C.● Động đất và sóng thần Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận. Hầu hết các trận động đất này quá nhẹ, không thể nhận ra, nhưng cũng có những trận động đất rất mạnh. Từ trận động đất Kanto chết chóc năm 1923, tới nay Nhật Bản đã phải trải qua 16 vụ động đất và sóng thần. Vụ sóng thần khủng khiếp gần đây nhất xảy ra ngày 11 03 2011 là hậu quả của trận động đất ngầm ngoài khơi Tohoku của Nhật Bản mạnh 9 độ richte, sóng thần cao nhất là 39m, đánh vào ven bờ Sendai làm cho cả thành phố và các khu vực xung quanh bị thiệt hại nặng nề, làm gần 16.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương và hơn 2.600 người mất tích. ● Phong cảnh thiên nhiên Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp
Trang 1Lời mở đầu
Kinh tế học vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổngthể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốcnội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chitiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền tệ, lãi suất, cán cân thương mại, cán cân thanhtoán và tỷ giá Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thíchcác mối quan hệ giữa các biến số này Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những biếnđộng kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung vàphía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chínhsách tiền tệ
Các vấn đề kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Chúngbao gồm các liên hệ mang tính toàn cầu và khu vực chứ không chỉ giới hạn trong phạm
vi hạn hẹp của một nền kinh tế riêng lẻ, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống củacác cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các quá trình chính trị và quan hệquốc tế Do vậy, kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở sẽ được giới thiệu đến sinh viên baogồm cán cân thanh toán, các cơ chế tỷ giá và các vấn đề lưu chuyển dòng vốn quốc tế
Môn học này cũng giúp chúng ta tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và phân tíchcác nguồn tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm của các nước và các khu vựckhác nhau trên thế giới Như sẽ được đề cập ở phần mục tiêu, các bình luận về chínhsách và một phần của Kinh tế Vĩ mô Quốc tế sẽ được giới thiệu, sau khi chúng ta cóđược toàn bộ bức tranh của môn học thông qua các tình huống và thông tin thời sự đượccập nhật thường xuyên qua từng bài giảng và thảo luận trên lớp
Cụ thể hơn trong bài tập lớn này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tổng quát về môn họckinh tế vĩ mô, các chính sách cơ bản của nền kinh tế và áp dụng vào giải quyết các vấn
đề của nền kinh tế Nhật Bản
Trang 2Chương 1: Lý thuyết
1 Giới thiệu tổng quan về kinh tế vĩ mô
a Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô (KTHVM) nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Ba vấn đề kinh tế vĩ mô:
Sản lượng: Là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia
tạo ra trong một thời kì nhất định → Thể hiện sự hùng mạnh của một quốc gia, sản lượng tăng thì đời sống người dân được nâng cao và tốc độ tăng trưởng lớn Cách tăng sản lượng là tăng năng suất, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc làm: Quan tâm tỉ lệ thất nghiệp (những người không có việc làm trên tổng
số người trong lực lượng lao động) Tỉ lệ thất nghiệp thấp → Sử dụng hệu quả nguồn lực lao động
Giá cả: giá cả cao là lạm phát (giá cả cao hơn mức giá chung) Quan tâm đến chỉ
số giá cả Lạm phát cao sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào quốc gia đó
Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ KTQD, kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp Ngoài ra, KTHVM cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phân tích thống
kê số lớn, mô hình hóa kinh tế
b Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp
Các mô hình kinh tế
Mô hình kinh tế tập quán truyền thống
Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp (kinh tế chỉ huy)
- Nhà nước quản lý, cung cấp nguồn lực, ra chỉ tiêu cho doanh nghiệp → Nhà nước cung cấp hàng hóa không theo nhu cầu của người dân (người tiêu dùng khôngđược tự do lựa chọn hàng hóa)
- Ưu điểm: nguồn lực lớn, giải quyết được nhiều vấn đề, đảm bảo tính công bằng
- Nhược điểm: Nguồn lực bị lãng phí, doanh nghiệp không được lựa chọn hàng hóa để sản xuất
Mô hình kinh tế thị trường thuần túy: Doanh nghiệp quyết đinh sản xuất hàng
hóa gì, sản xuất như thế nào và người tiêu dùng quyết định lựa chọn hàng hóa gì Trong
mô hình kinh tế này thiếu vắng sự can thiệp của chính phủ, người tiêu dùng và nhà sản xuất là hai yếu tố tương tác nhau tạo ra giá cả Nhưng có nhược điểm là làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Trang 3 Mô hình kinh tế hốn hợp: Là nền kinh tế có sự phối hợp giữa bàn tay vô hình của
cơ chế thị trường với sự điều tiết của chính phủ thông qua các Chính sách kinh tế Đây
là nền kinh tế có sự kết hợp các nhân tố thị trương, chỉ huy và truyền thống được kiểm soát bởi thế chế công cộng và tư nhân
Các tác nhân kinh tế
Người tiêu dùng: Là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hóa và dịch
vụ để thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng của họ Người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sản xuất cái gì trong nền kinh tế vì họ mua và tiêu dùng phần lớn các sản phẩm của nền kinh tế Hành vi mua của người tiêu dùng bị thúc đẩy bởi một số yếu tố chung nào đó, và người ta có thể dự đoán với mức độ tin cậy nhất định
Các doanh nghiệp: Là người sản xuất ra hàng hóa và dich vụ cung cấp cho xã
hội Mục đích của họ là thu được lợi nhuận cao nhất trong giới hạn nguồn lực của mình
Chính phủ: tối đa hóa phúc lợi xã hội, có ba chức năng:
- Hiệu quả: khắc phục những khuyết tật, điều tiết, phân bổ các ngành các vùng
- Công bằng: Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được phân phối cho những người có nhiều tiền mua nhất chứ không phải theo nhu cầu lớn nhất như vậy ngay cả khi một cơ chế thị trương đang hoạt động có hiệu quả thì nó cũng có thế dẫn tới
sự bất bình đẳng lớn Do vậy biện pháp thu thuế và chi tiêu của chính phủ sẽ ảnh hưởng tới việc phân phối trong nền kinh tế
- Ổn định: Bằng công cụ kiểm soát nên kinh tế đưa nền kinh tế về trạng thái ổn định
Người nước ngoài: Các cá nhân, các doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài tác
động đến hoạt động kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, vay mượn, viện trợ và đầu tư nước ngoài
c Hệ thống kinh tế vĩ mô
Đặc trưng bởi 3 yếu tố: Đầu vào, đầu ra và hộp đen
- Các yếu tố đầu vào gồm: + Những yếu tố bên ngoài (khách quan) gồm chủ yếu các biến số phi kinh tế như: thời tiết, dân số, chiến tranh
+ Các chính sách kinh tế vĩ mô (chủ quan) gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu
đã định trước như chính sách tài khoa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập
- Các yếu tố đầu ra gồm sản lương, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu
- Hộp đen kinh tế vĩ mô (nền kinh tế vĩ mô) là yếu tố trung tâm của hệ thống Hoạtđộng của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu
* Hộp đen
Trang 4● Tổng cung(AS): Là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh
sẽ sản xuất và bán ra trong một thời gian tương ứng vs giá cả, chi phí sản xuất và khả năng sản xuất đã cho
- Yếu tố ảnh hưởng
+ Giá cả tăng thì cung tăng, giá cả giảm thì cung giảm
+ Chi phí sản xuất tăng cung giảm, chi phí sản xuất giảm thì cung tăng
+ Khả năng sản xuất tăng thì cung tăng, khả năng sản suất giảm thì cung giảm
- Sản lượng
Sản lượng tiềm năng
(Qp, Yp)
Huy động hết 75%-85% nguồn nhân lực
máy móc của nền kinh tế (mức sản lượng
lí tưởng mà các nền kinh tế mong muốn
đạt được)
Là mức sản lương tối đa mà một nền kinh
tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn
diện về nhân công (thị trường lao động cân
Là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt đượctrong một thời kì nhất định Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức sản lượng tiềm năng
☺Tổng cung ngắn hạn (SAS, ASSR) :Ban đầu hình dáng đường tổng cung ngắnhạn tương đối thoải vì giả thiết trong ngắn hạn có một số chi phí được coi là cố định như khấu hao,tiền thuê đất, tiền công… Cho nên phần nào cố định được chi phí của doanh nghiệp Bây giờ giả sử tổng cầu tăng đột biến do chi tiêu đột biến tăng lên => Các doanh nghiệp sẽ đẩy giá và sản lượng lên Lúc này ta thấy đường SAS dốc lên Tuy nhiên năng lực sản xuất của nền kinh tế là có giới hạn, các doanh nghiệp không thể gia tăng tren mức hiện có (hình 1)
Trang 5☺Tổng cung dài hạn (LAS, ASLR): Đường LAS là đường thẳng đứng song song với trục tung cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng Cần chú ý rằng trong dài hạn tốc độ tăng chi phí đầu vào tương ứng với tốc độ tăng giá của sản phẩm đầu ra Chính vìvậy các doanh nghiệp không còn động cơ để thay đổi sản lượng, nó chỉ duy trì ở mức sản lượng thực tế Đối với nền kinh tế nó chính là mức sản lượng tiềm năng (hình 2) Khi nền kinh tế hoạt động ở đường LAS có sự toàn diện về nhân công và năng lực sản xuất vật chất đạt tối ưu.
☺Các yếu tố tác động AS
- Nguồn lực
- Thời tiết
- Những thay đổi trong tổng sản phẩm quốc nội
- Sự thay đổi của các chính sách
● Tổng cầu (AD): Là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ hay là tổng sản phẩm
quốc dân mà các tác nhân kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến
số kinh tế khác đã cho
- Những hàng hóa mà các tác nhận mua
+ Là các hàng hóa phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình (C)
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu đầu tư của doanh nghệp ( I )
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của Chính phủ (G)
+ Là các hàng hóa phục vụ nhu cầu của người nước ngoài gồm xuất khẩu (X) và nhập khẩu (IM): XK ròng = X – IM
Trang 6→ AD nghịch biến với P, AD tăng dich chuyển sang trái, AD giảm dịch chuyển sang phải.
-Các yếu tố làm dich chuyển AD
+ Lãi suất: Nếu lãi suất tăng thì AD giảm do doanh nghiệp đầu tư ít đi C giảm nên AD giảm
+ Lạm phát được dự đoán: C tăng nên AD tăng
+ Tỉ giá hối đoái: Nếu đồng nội tệ tăng tăng thì AD tăng do xuất khẩu nhiều hơn, còn đồng nội tệ giảm thì AD giảm do xuất khẩu ít hơn
+ Lợi nhuận được dự đoán: tăng đầu tư (I tăng) dẫn đến AD tăng
+ Sự giàu có của dân chúng: thu nhập nhiều thì chi phí dành cho sinh hoạt tăng lên (C tăng) dẫn đến AD tăng
+ Cầu của khu vực công: G tăng -> AD tăng
+ Thuế và chi chuyển nhượng: thuế tăng thì chi tiêu trong hộ gia đình (C)
và đầu tư (I) giảm do đó AD cũng giảm Chi chuyển nhượng là chuyển giao từ đối tượng này sang đối tượng khác mà không cần có khoản bồi hoàn nào Chi chuyển nhượng tăng dẫn đến đầu tư tăng làm cho AD tăng theo
+ Thu nhập của người nước ngoài giảm dẫn đến xuất khẩu giảm suy ra ADcũng giảm
+ Giá cả làm di chuyển chứ không làm dịch chuyển AD
+ Dân số: tăng làm cho chi tiêu trong hộ gia đìh tăng -> AD tăng
● Cân bằng kinh tế vĩ mô
ADP
Q
Trang 7Qa = Qp nền kinh tế ổn định,
không có lạm phát, toàn dụng
về nhân công
Nền kinh tế ở trạng thái suy thoái Tỉ lệ thất nghiệp tăng
Nền kinh tế phát đạt quá mức (hay tăng trưởng nóng) Ô nhiễm môi trường, thiếu hụt lao động trẻ, lạm phát cao (do đẩy giá lên)
* Đầu vào
- Nhân tố khách quan: thời tiết, dân số, chiến tranh…
- Nhân tố chủ quan: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập,
chính sách kinh tế đối ngoại
+ Dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng
- Việc làm: Tạo ra nhiều việc làm tốt, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì tỉ lệ
Trang 8- Kinh tế đối ngoại: ổn định tỉ giá, ổn định cán cân.
- Phân phối công bằng
→ Nếu kết hợp cả 5 mục tiêu trên thì nền kinh tế này đang ở trạng thái lí tưởng Tuy nhiên, trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô thì cũng có những cặp mục tiêu bổ sung cho nhau (ví dụ như sản lượng và việc làm), nhưng cũng có những cặp mục tiêu mâu thuẫn nhau Vì vậy, trong quá trình thực hiện các mục tiêu các nhà hoạch định chính sách phải sắp xếp thứ tự ưu tiên Nghĩa là lựa chọn mục tiêu này, hi sinh mục tiêu khác Đối với các nước đang phát triển thì mục tiêu hàng đầu là sản lượng và việc làm
* Các nguyên nhân gây ra biến động kinh tế
● Cú sốc cầu: Là những biến động đột biến của tổng cầu do các nguyên nhân bên
trong hay bên ngoài nền kinh tế gây ra
Giả sử ban đầu nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng Nếu các nhà đầu tư và các
hộ gia đình rất lạc quan về triển vọng phát triển của nền kinh tế và chi tiêu nhiều hơn, sẽlàm đường AD dịch chuyển sang phải từ AD1 đến AD2 làm sản lượng tăng và lạm phát cũng tăng cao Chính phủ có thể thực hiện chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thắt chặt, đưatổng cầu trở về vị trí AD1 nhằm chống lạm phát và đưa sản lượng trở về mức sản lượng tiềm năng Tương tự, khi AD ở mức quá thấp như ở vị trí AD3, nó sẽ đẩy nền kinh tế lâm vào trạng thái suy thoái Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mởrộng để kích thích AD nhằm tăng sản lượng và cắt giảm thất nghiệp
● Cú sốc cung: Là những biến động đột biến của tổng cung do các nguyên nhân
bên trong hay bên ngoài nền kinh tế gây ra
Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế Cú sốc cung làm giảm AS được gọi là cú sôc scung bấtlợi Ngược lại, cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú số cung có lợi Các cú sốc cungbất lợi làm tăng chi phí sản xuất Tại mỗi mức giá cho trước, các hãng muốn bán ra ít hàng hóa và dịch vụ hơn Đường SAS dịch chuyển sang trái từ AS1 đến AS2 Nền kinh
P
QQa=Qp
LAS
E2 E1
E1E3
AD2
AD1AD3
P2
P1
P3
Trang 9tế trượt dọc theo đường AD từ E1 đến E2 Sản lượng của nền kinh tế giảm từ Qa đến Q2
và mức giá tăng từ P1 đến P2
Nếu các nhà hoạch định chính sách không làm gì cả thì thất nghiệp tại E2 sẽ gây
áp lực đẩy tiền công xuống, làm tăng lợi nhuận và dịch chuyển đường AS về vị trí ban đầu, đưa nền kinh tế trở về vị trí E1
Một cách khác, các nhà hoạch định chính sách có thể kích cầu và đưa nền kinh tế đến điểm E3 Ở đay, các nhà hoạch dịnh chính sách sẽ tăng chi phí sản xuất → P tăng lên trong dài hạn → Q trở về mức tiềm năng trong khi P lại tăng lên đến P3
Kết luận : Như vậy, một cú sốc cung bất lợi gây ra hiện tượng suy thoái kèm lạm
phát Các nhà hoach định chính sách không thể dịch chuyển đường AD theo hướng có thể triệt tiêu đồng thời cả sự tăng lên trong mức giá cả và sự sụt giảm trong sản lượng
d Chu kỳ kinh doanh và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu
QP
Qa=QpQ2
E2
AS2
Trang 10* Chu kỳ kinh doanh: Là sự dao động của sản lượng thực tế xung quanh xu hướng tăng
lên của sản lượng tiềm năng
1 Giai đoạn tiến triển: gia tăng nhịp độ, phát triển kinh tế
2 Giai đoạn đỉnh: kết thúc của giai đoạn tiến triển Khi nền kinh tế hoạt động ở đỉnhcủa chu kỳ với mức sản lượng được duy trì cao liên tục => nền kinh tế tăng trưởng cao
3 Giai đoạn sa sút: giảm nhịp độ hoạt động kinh doanh Thời gian này kéo dài người
ta gọi nền kinh tế đang suy thoái
4 Giai đoạn đáy: kết thúc của giai đoạn sa sút Khi nền kinh tế hoạt động ở đáy chu
kỳ với mức sản lượng sụt giảm nghiêm trọng Sụt giảm trong 6 tháng là nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái, còn sụt giảm trên 6 tháng thì nền kinh tế đang trong trạng thái khủng hoảng
5 Giai đoạn phục hồi: Nền kinh tế có bước tiến triển mới
Khe hổng sản lượng = │Qa -Qp│
Khe hổng càng lớn càng bất ổn
Khe hổng càng tiến dần về 0 thì kinh tế càng ổn định
* Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu
● Tăng trưởng và thất nghiệp
Luật OKUN: nhận định thực nghiệm, áp dụng cho những nền kinh tế giống nền kinh tế của Mỹ năm 1960
Quy luật OKUN cho biết mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp như sau:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi sản lượng thực tế của một năm cao hơn sản lượng tiềm năng của năm đó 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1% so với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
1
2
3
45
Thời gian
Q
Qa
Qp
Trang 11● Tăng trưởng và lạm phát.
- Trong ngắn hạn: tăng trưởng cao thường kéo theo lạm phát và ngược (vì nói đến ngắn hạn là nói đến sự thay đổi của AD Khi AD tăng => Q tăng, P tăng; AD giảm => Qgiảm, P giảm)
- Trong trung hạn: Tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng giảm (vì nói đến trung hạn là nói đến sự thay đổi của SAS Khi SAS tăng => Q tăng, P giảm)
- Trong dài hạn: Tăng trưởng kinh tế là nói đến sự tăng lên của sản lượng tiềm năng, song giữa tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ thế nào, đâu là nguyện nhân, đâu là kết quả thì kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời
2 Phân tích chi tiết các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu.
a Chính sách tài khóa: chỉ tác động đến AD mà không tác động đến AS
-Là việc Chính phủ sử dụng các công cụ nhằm điều chinhrthu nhập và chi tiêu hướng nền kinh tế đến sản lượng và việc làm mong muốn
- Công cụ tác động: Chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T)
- Đối tượng tác động: Chi tiêu của Chính phủ (G), chi tiêu của hộ gia đình (C) và tổng cung ngắn hạn SAS thông qua thuế gián thu
-Nếu sản lượng tăng sử dụng chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng), sản lượng giảm thì sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt
+ Chính sách tài khóa mở rộng là giảm thuế và tăng chi tiêu của Chính phủ+ Chính sách tài khóa thắt chặt là tăng thuế và giảm chi tiêu của Chính phủ
→ Chính Phủ có thể sử dụng một trong hai công cụ hoặc cả hai
- Mục tiêu sử dụng của Chính sách tài khóa
+ Mục tiêu ngắn hạn: Tăng sản lượng thực tế, cân bằng ngân sách, chống suy thoái và lạm phát, ổn định nền kinh tế
+ Mục tiêu dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng thông qua việc thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế
- Cơ chế tác động của nền kinh tế trong ngắn hạn
+Chính sách tài khóa ngược chiều: ổn định nền kinh tế
\ Nền kinh tế bị suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng → chống suy thoái bằng cách sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, giảm thuế và tăng chi tiêu của Chính phủ làm cho tổng cầu và sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm
Trang 12\ Nền kinh tế bị lạm phát (tăng trưởng nóng): Qa > Qp, sản lượng tăng, tỉ lệthất nghiệp giảm → chống lạm phát bằng cách sử dụng Chính sách tài khóa thắt chặt: tăng thuế, giảm chi tiêu của Chính phủ làm cho tổng cầu và sản lượng giảm, giá giảm.
+ Chính sách tài khóa cùng chiều
\ Nền kinh tế bị suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến ngân sách bị thâm hụt → làm cho nền kinh tế suy thoái hơn bằng cách sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt, giảm chi tiêu của Chính phủ, tăng thuế làm cho tổng cầu giảm, giá và sản lượng giảm theo đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách
\ Nền kinh tế thịnh vượng: Qa > Qp, giá cả tăng, ngân sách thặng dư → làm cho lạm phát cao hơn bằng cách sử dụng chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi tiêu của Chính phủ, giảm thuế làm cho AD tăng, giá và sản lượng tăng đạt được mục tiêu cân bằng ngân sách
- Cơ chế tác động trong dài hạn
+ Sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt với ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng.+ Sử dụng chính sách tài khóa mở rộng với ngành sản xuất đầu tư mới
→ I tăng → Tổng tư bản của nền kinh tế (K) tăng → Qp tăng (khả năng sản xuất)
b Chính sách tiền tệ: Chỉ tác động đến tổng cầu (AD)
- Là chính sách mà Chính phủ tác động đến đầu tư tư nhân (I) hướng nền kinh tế đến sản lượng và việc làm mong muốn
- Công cụ tác động: Mức cung tiền (MS: khối lượng tiền nhất định cung ứng ra nền kinh tế) và lãi suất (i)
- Đối tượng tác động
+ I : Nếu lãi suất (i) giảm các nhà đầu tư tăng cường vay vốn đầu tư
+ C: Nếu lãi suất tăng thì chi tiêu trong hộ gia đình giảm, có xu hướng mang tiền đi gửi tiết kiệm
+ Tỉ giá hối đoái: I tăng, các nhà đầu tư tăng đầu tư để nhận lãi suất cao làm cho đồng nội tệ tăng giá dẫn đến AD giảm
- Chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt
+ Chính sách tiền tệ mở rộng là tăng mức cung tiền và giảm lãi suất
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt là giảm mức cung tiền và tăng lãi suất
- Mục tiêu sử dụng của Chính sách tài khóa
+ Mục tiêu ngắn hạn: Tăng sản lượng thực tế, cân bằng ngân sách, chống suy thoái và lạm phát, ổn định nền kinh tế
+ Mục tiêu dài hạn: Tăng sản lượng tiềm năng thông qua việc thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế
- Cơ chế tác động trong ngắn hạn
+ Nền kinh tế suy thoái: Qa < Qp, tỉ lệ thất nghiệp tăng → chống suy thoái bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng làm cho mức cung tiền tăng, lãi suất giảmdấn đến tổng cầu tăng Kết quả là giá và sản lượng tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm
Trang 13+ Nền kinh tế thịnh vượng: Qa > Qp, giá tăng, tỉ lệ thất nghiệp giảm → chống lạm phát bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt làm cho mức cung tiền giảm và lãi suất tăng dẫn đến tổng cầu giảm Kết quả là sản lượng và giá giảm.
- Cơ chế tác động trong dài hạn: Sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho mức cung tiền tăng, lãi suất giảm dẫn đến đầu tư và tổng tư bản của nền kinh tế tăng → Qp tăng
=> Khi thực hiện phải thực hiện đồng thời cả hai chính sách thì mới có độ mạnh, hiếm khi thực hiện một chính sách.
+ W tăng → U tăng → C tăng → AD tăng → Q tăng, U giảm, P tăng
+ W tăng → Chi phí sản xuất tăng → SAS giảm → Q giảm, U tăng, P tăng.Như vậy W tăng → P tăng → quan hệ này làm tăng giá cả → kiềm chế lạm phát bằng cách cố định tiền lương trong một thời gian nào đó
Khó khăn của Chính sách này là nó tác động cả vào AS và AD của nền kinh tếcho nên việc sử dụng chính sách thu nhập tác động vào nền kinh tế là hạn chế
d Chính sách kinh tế đối ngoại
- Là chính sách nhằm tác động vào tỉ giá hối đoái giữ cho cán cân thanh toán Quốc