1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI tập LUẬT THƯƠNG mại CÓ ĐÁP ÁN

30 22,7K 54
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 43,58 KB

Nội dung

Riêng việc góp vốn, chú ý đến hai thành phần sau: - Đối với công chức: Luật cán bộ công chức quy định cán bộ không được làmnhững việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự

Trang 1

I.1 Những ai có thể là thành viên công ty?

1 Chúng ta đã có dịp nói về các thành viên sáng lập công ty ở chương thứ nhất

trong đó có đề cập đến những người không thể đứng ra sáng lập- đồng nghĩa với thành viên của công ty dù bất cứ loại hình nào Những quy định này tất nhiên cũng

được áp dụng cho loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn

Riêng việc góp vốn, chú ý đến hai thành phần sau:

- Đối với công chức: Luật cán bộ công chức quy định cán bộ không được làmnhững việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luậtphòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việckhác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền1

- Đối với viên chức: Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác 2

- Đối với Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sửdụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn

vị mình3

* Tài liệu tham khảo

Tài liệu 1: Cán bộ, công chức, viên chức có bị pháp luật cấm mua cổ phần, phần vốn góp không?

Trường hợp 1

Ông Nguyễn Văn M có 70% phần vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Sau đó, ông M trở thành công chức Ông M có được giữ lại 70% phần vốn của mình tại công ty trách nhiệm hữu hạn này không? Ông

M có phải bỏ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên không?

Trang 2

Theo phân tích ở trên thì không có quy định nào buộc ông M phải bán phần vốncủa mình khi trở thành công chức Tuy nhiên, điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòngchống tham nhũng 2005 lại cấm cán bộ, công chức, viên chức “Thành lập, thamgia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư,trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác” Việc ông M giữ lại 70% vốn thì vẫn là thành viên Hội đồng thành viên

và bỏ phiếu để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên Điều này dẫnđến có ý kiến cho rằng cá nhân có hành vi “tham gia quản lý, điều hành” doanhnghiệp, mà hành vi này bị cấm bởi điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 Vìvậy, yêu cầu bức thiết hiện nay là làm rõ khái niệm “tham gia quản lý, điềuhành” doanh nghiệp quy định tại Luật phòng chống tham nhũng 2005 để cơ quannhà nước và nhất là cán bộ, công chức hành xử cho đúng pháp luật

Đối với chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên, theo quy định tại khoản 17 điều 4Luật doanh nghiệp 2005 thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người quản lý doanhnghiệp Nhưng khi ông M trở thành công chức thì pháp luật cán bộ công chức cấmông M “tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp”, mà người quản lý doanhnghiệp chắc chắn là tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp nên ông M bị cấmlàm người quản lý doanh nghiệp Vì vậy, ông M phải từ bỏ chức vụ Chủ tịch Hộiđồng thành viên

Trường hợp 2

Năm 2008, ông A (là công chức của một Bộ) mua lại phần vốn góp của ông B tại Công ty trách nhiệm hữu hạn X (là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành lập tháng 4/2007) để trở thành thành viên công ty này Sau khi mua, ông A không giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên) Câu hỏi được đặt ra là: Ông A có có bị pháp luật cấm mua phần vốn góp của ông B không?

Trong tình huống này, việc ông A mua phần vốn góp của ông B để trở thành thànhviên công ty có bị cấm hay không còn đang gây nhiều tranh cãi vì khái

niệm “tham gia quản lý, điều hành” Điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 cấm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi “Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư,

Trang 3

trường học tư vă tổ chức nghiín cứu khoa học tư, trừ trường hợp phâp luật có quy định khâc”.

Việc ông A mua phần vốn góp của ông B vă trở thănh thănh viín công ty, tức lẵng A trở thănh thănh viín Hội đồng thănh viín Với tư câch lă thănh viín Hộiđồng thănh viín, ông A chắc chắn có tham gia biểu quyết tại Hội đồng thănh viín

Mă Hội đồng thănh viín lại lă cơ quan quản lý công ty trâch nhiệm hữu hại hai

thănh viín trở lín Như vậy, có ý kiến cho lă ông A đê “tham gia quản lý, điều hănh” Mă hănh vi “tham gia quản lý, điều hănh” của công chức như ông A đê

bởi cấm bởi điểm b khoản 1 điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005

Tuy nhiín, cũng lại có ý kiến cho rằng nếu ông A không giữ chức vụ Chủ tịch Hộiđồng thănh viín hoặc Giâm đốc công ty mă chỉ lă thănh viín thông thường thì ông

A không thực hiện hănh vi “tham gia quản lý, điều hănh” vì theo khoản 13 điều 4

Luật doanh nghiệp 2005 thì thănh viín công ty trâch nhiệm hữu hạn không phải lăngười quản lý doanh nghiệp, mă đê không phải lă người quản lý doanh nghiệp thì

không thể thực hiện hănh vi “tham gia quản lý, điều hănh” được Ngoăi ra giả sử

ông A sở hữu vốn góp nín có cơ hội biểu quyết tại Hội đồng thănh viín nhưngđiều năy không đủ để chứng minh được ông H đê biểu quyết tại Hội đồng thănhviín

Tăi liệu 2: Xâc định tư câch thănh viín công ty trâch nhiệm hữu hạn hai thănh viín trở lín- Góc nhìn từ thực tiễn xĩt xử của Tòa ân

Một cđu hỏi đặt ra nhưng chưa thể tìm được cđu trả lời thuyết phục từ quy định củaphâp luật hiện hănh đó lă: tư câch thănh viín công ty phât sinh khi năo? Việc xâcđịnh thời điểm phât sinh tư câch thănh viín công ty có ý nghĩa quan trọng trongviệc xâc định thời điểm hưởng câc quyền lợi cũng như gânh vâc câc nghĩa vụ củathănh viín Vă trong một số trường hợp, việc xâc định thời điểm phât sinh tư câchthănh viín (mới) của công ty gắn liền với việc xâc định thời điểm chấm dứt tư câchthănh viín (cũ) lă căn cứ cho việc phđn định việc hưởng quyền vă gânh vâc nghĩa

vụ liín quan đến phần vốn góp trong công ty cũng như việc phđn định thẩm quyềnxĩt xử, giải quyết câc tranh chấp liín quan khi có tranh chấp xảy ra Trong phạm vibăi viết năy, chúng tôi xin đề cập một số trường hợp xâc định tư câch thănh viíncủa công ty trâch nhiệm hữu hạn hai thănh viín trở lín qua thực tiễn xĩt xử củaTòa ân

Trang 4

Thứ nhất, trường hợp khi các thành viên thỏa thuận góp vốn để thành lập công ty

thì đã phát sinh tư cách thành viên hay chưa?

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin nêu một vụ việc cụ thể đã được Tòa ánnhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết bằng Bản án kinh doanh thương mại

số 1851/2008/KDTMST ngày 14/11/2008, vụ việc được tóm tắt như sau: tháng 4năm 2006, bà Nguyễn Thị Lan, ông Tạ Hùng Quốc Việt, ông Nguyễn Tấn Lộc,ông Nguyễn Phú Tài và bà Đặng Thị Phương Anh cùng nhau bàn bạc và thốngnhất là thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại xuất nhập khẩuĐắc Phúc (viết tắt là công ty Đắc Phúc), dự kiến giao cho ông Lộc làm giám đốc

và đại diện theo pháp luật của công ty Các thành viên cũng thống nhất dự kiến bàLan sẽ làm chủ tịch hội đồng thành viên, ông Trần Công Minh (do bà Lan giớithiệu) làm thủ quỹ Để các cổ đông yên tâm góp vốn và thể hiện sự công bằng, cácthành viên giao cho ông Tài mở và đứng tên tài khoản, việc rút tiền từ ngân hàngphải có chữ ký của cả ông Tài và ông Minh Các cổ đông phải nộp một phần tiềntrước ngày 10/4/2006 để trang trải cho việc thành lập công ty Ông Lộc chịu tráchnhiệm soạn thảo điều lệ công ty để các thành viên thông qua và đăng ký với sở kếhoạch và đầu tư qua mạng Internet Ngày 07/4/2006, các thành viên gồm ông Lộc,ông Tài và bà Anh, có cả ông Minh, ông Việt cùng đến Vietcombank – chi nhánhBình Tây mở tài khoản cho ông Tài đứng tên Việc nộp tiền được thực hiện nhưsau : ông Nguyễn Phú Tài nộp 191.000.000đ; bà Đặng Thị Phương Anh nộp250.000.000đ ; ông Nguyễn Tấn Lộc nộp 250.000.000đ Sau khi nộp hồ sơ vàđược cấp biên nhận, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh phát hiện sốCMND mang tên Nguyễn Thị Lan không trùng khớp với số CMND ghi trong sổ hộkhẩu nên yêu cầu bà Lan điều chỉnh hoặc có xác nhận hợp lệ bổ sung hồ sơ thànhlập công ty nhưng bà Lan không đáp ứng yêu cầu này Việc rút tiền từ tài khoảnngân hàng do ông Tài đứng tên để chi tiêu được ông Minh cập nhật vào cuốn sổriêng do ông Minh giữ và có chữ ký duyệt của ông Lộc (dự kiến là Giám đốc)trong các khoản tiền rút từ ngân hàng hay chi cho việc thành lập công ty theo thỏathuận của các thành viên góp vốn Đến tháng 5/2006, ông Mai Thanh Bình đượctuyển làm kế toán trưởng đã thống kê lại chi thu quỹ tiền mặt trong tháng 4/2006,ông Lộc thấy các khoản chi tiêu không rõ từ phía bà Lan, ông Minh nên nhiều lầnnhắc nhở kiểm quỹ, quyết toán đối chiếu nhưng hai người không làm Đến ngày25/5/2006, bà Lan tuyên bố không thành lập công ty Đắc Phúc và chỉ đạo di dời,tẩu tán tài sản cũng như trả nhà thuê, trốn tránh việc trả lại vốn góp cho các thànhviên

Trang 5

Nguyên đơn ông Nguyễn Tấn Lộc yêu cầu Tòa án buộc bà Nguyễn Thị Lan (người

dự kiến là chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Đắc Phúc) và ông Trần CôngMinh phải hoàn trả số tiền góp vốn là 220.000.000đ (đã trừ chi phí thành lập công

ty 30.000.000đ), vì ngay từ lúc thỏa thuận góp vốn, bà Lan đã xác định chịu tráchnhiệm về thủ quỹ mà mình giới thiệu

Quyết định của bản án : Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn (ôngNguyễn Tấn Lộc) buộc ông Trần Công Minh có trách nhiệm phải trả cho ôngNguyễn Tấn Lộc 155.000.000đ

Trong thực tiễn, không ít trường hợp tại thời điểm thỏa thuận góp vốn thành lậpcông ty, những người góp vốn đã thực hiện việc góp tài sản như thỏa thuận (ví dụnhững người góp vốn cùng thỏa thuận mở một tài khoản rồi chuyển số tiền gópvốn vào đó, khi công ty được thành lập thì toàn bộ số tài khoản này sẽ đượcchuyển sang cho công ty) Nhưng thực tế là công ty vẫn chưa được thành lập, tưcách pháp nhân của công ty vẫn chưa phát sinh, tài sản vẫn chưa được chuyển giaosang cho công ty Vậy nên, tại thời điểm công ty chưa được thành lập, mặc dù đãthực hiện nghĩa vụ góp vốn theo thỏa thuận nhưng tư cách thành viên công ty củangười góp vốn vẫn chưa phát sinh Và đó là căn cứ quan trọng để xác định thẩmquyền xét xử của Tòa án Với vụ việc nêu trên theo quy định tại điểm a khoản 1điều 33, điểm a khoản 1 điều 35, điểm h khoản 1 điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự, vụ

án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận hoặc Tòa án nhân dânquận 1 chứ không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.Bởi vì, tại thời điểm này công ty chưa được thành lập, vì vậy tư cách thành viêncông ty chưa thể phát sinh Mặc dù luật cho phép các thành viên được quyền kýcác loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trướckhi đăng ký kinh doanh nhưng sau khi doanh nghiệp được thành lập thì mớichuyển giao các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này cho công ty được.Còn trường hợp công ty không được thành lập thì người ký hợp đồng chịu tráchnhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng này Quyđịnh này của pháp luật là hoàn toàn chính xác, phù hợp với thực tiễn cuộc sống vàthực tiễn xét xử của tòa án Tại bản án số 51/2009/KDTM-PT ngày 28/4/2009 củaTòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án về

“tranh chấp đòi tiền góp vốn thành lập công ty” đã xét xử theo hướng: vì công ty chưa tồn tại, pháp nhân chưa được thành lập nên những người góp vốn chưa thể

Trang 6

là thành viên công ty (…) tranh chấp giữa những người góp vốn chỉ là tranh chấp hợp đồng dân sự chứ không phải là tranh chấp giữa các thành viên trong công ty.

Thứ hai, trường hợp khi công ty được thành lập thì tư cách thành viên sẽ phát

sinh?

Trong trường hợp thành lập mới công ty thì tư cách thành viên công ty phát sinh tạithời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghe có vẻ thuyếtphục hơn Có thể tại thời điểm này người góp vốn cũng chưa thực hiện nghĩa vụgóp vốn, chưa chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho công ty (vì chưa đến thời hạnnhư thỏa thuận chẳng hạn) nhưng công ty này được thành lập là bởi những ngườigóp vốn, họ đã thành lập ra nó, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng gắn với nó Cóthể họ chưa thực hiện việc góp vốn, chưa chuyển tài sản vào công ty nhưng tài sảngóp vốn sẽ được đưa vào công ty trong tương lai theo như cam kết Bên cạnh đó,luật cũng quy định thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết gópvào công ty Như vậy, luật buộc các thành viên chịu trách nhiệm theo số vốn camkết góp vào công ty chứ không căn cứ vào số vốn thực góp của họ trong công ty.Nên trong trường hợp thành lập mới công ty, tư cách thành viên công ty phát sinhtại thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hoàn toànphù hợp Và đối với trường hợp này thì thực tiễn xét xử cho thấy khá dễ dàng xácđịnh tư cách thành viên công ty và việc phân định thẩm quyền xét xử ít khi bịnhầm lẫn và việc giải quyết các tranh chấp nếu có cũng đơn giản

Thứ ba, trường hợp tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được

công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp là trở thành thành viên công ty ?

Tương tự như biên bản giao nhận tài sản góp vốn, luật cũng quy định những nộidung chủ yếu, cần phải ghi trong giấy chứng nhận phần vốn góp tuy nhiên luậtcũng không xác định cụ thể giá trị pháp lý của giấy chứng nhận này Điểm khácbiệt chính giữa giấy chứng nhận và biên bản giao nhận đó là giấy chứng nhận phầnvốn góp được công ty cấp cho thành viên tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp,đối với toàn bộ số tài sản mà thành viên góp thì chỉ được cấp một giấy chứng nhậnphần vốn góp, còn biên bản giao nhận thì có thể được lập nhiều lần tùy theo số lầngiao nhận thực tế Tuy nhiên, khi có tranh chấp liên quan đến việc góp vốn củathành viên góp vốn thì bản thân giấy chứng nhận phần vốn góp, biên bản giao nhậnchưa đủ để chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của thành viên Nếu hai

Trang 7

loại giấy trên được lập với các nội dung chủ yếu như luật định và có chữ ký củangười đại diện theo pháp luật của công ty kèm theo việc đóng dấu của công ty thìthường đủ căn cứ để chứng minh là thành viên nào đó đã góp vốn vào công ty.Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp, biên bản giao nhận được lập giữa cánhân người góp vốn với đại diện theo pháp luật của công ty mà không sử dụng condấu của công ty, ngoài ra trong sổ sách kế toán không thể hiện việc tài sản góp vốnđược đưa vào trong công ty thì thực tế xét xử Tòa án thường xem đây là giao dịch

cá nhân giữa người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty (hoặcngười nhận tài sản thông qua biên nhận nhận tài sản) Như vậy, bản thân giấychứng nhận phần vốn góp không có giá trị xác định thời điểm phát sinh tư cáchthành viên công ty Nó chỉ có giá trị xác định việc thành viên đã hoàn tất nghĩa vụgóp vốn còn tư cách thành viên đương nhiên được xác lập và phát sinh theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh mà không cần phải có giấy chứng nhận phần vốngóp

Trong quá trình hoạt động của công ty, nếu như để chứng minh về việc góp vốnthành viên có giấy chứng nhận công ty chưa được thành lập, biên bản giao nhận thìbản thân phía công ty lại lưu giữ thông tin về thành viên và việc thực hiện nghĩa vụgóp vốn thông qua Sổ đăng ký thành viên Nếu như trong công ty cổ phần, người ta

có thể căn cứ vào Sổ đăng ký cổ đông để xác định thời điểm người mua cổ phầntrở thành cổ đông công ty (đó là thời điểm những thông tin về cổ đông được ghiđầy đủ trong Sổ đăng ký cổ đông) thì trong công ty trách nhiệm hữu hạn thiếu vắnghẳn những quy định như vậy Giá trị pháp lý của Sổ đăng ký thành viên là gì luậtkhông minh định Nên chăng dùng Sổ đăng ký thành viên để ghi nhận thời điểmphát sinh tư cách thành viên công ty cho từng trường hợp cụ thể

Nếu như ở trường hợp thành lập mới chúng ta dễ dàng chấp nhận quan điểm rằng,thời điểm phát sinh tư cách thành viên là thời điểm công ty được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh thì trong quá trình hoạt động của công ty, khi có sự thayđổi thành viên góp vốn do sự chuyển dịch phần vốn góp (do chuyển nhượng, tặngcho, thừa kế, trả nợ…) thì việc xác định thời điểm phát sinh tư cách thành viêncông ty không dễ dàng chút nào và pháp luật cũng đang còn bỏ ngỏ vấn đề này.Thực tiễn cho thấy, việc xét xử phải mất khá nhiều thời gian, công sức để xác định

tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cũngnhư việc giải quyết các tranh chấp liên quan

Trang 8

Theo chúng tôi, thời điểm phát sinh, chấm dứt tư cách thành viên có ý nghĩa xácđịnh ai là người được hưởng quyền cũng như gách vác nghĩa vụ đối với phần vốngóp được dịch chuyển Thời điểm phát sinh tư cách thành viên công ty trong từngtrường hợp cụ thể có thể là khác nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Sổđăng ký thành viên công ty để ghi nhận những thông tin của thành viên mới và lấy

đó làm căn cứ để xác định thời điềm phát sinh tư cách thành viên công ty Xuấtphát từ quan điểm phần vốn góp là một loại tài sản (quyền tài sản) không phải đăng

ký quyền sở hữu, Sở Kế hoạch và đầu tư cũng không phải là một cơ quan có chứcnăng đăng ký quyền sở hữu tài sản và xét cho cùng thì phần vốn góp cũng là tàisản thuộc sở hữu riêng của người sở hữu nó Do đó, Luật doanh nghiệp cần thiếtxác định thời điểm phát sinh tư cách thành viên trong từng trường hợp cụ thể làmcăn cứ cho việc phân định việc hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ liên quan đếnphần vốn góp trong công ty cũng như việc phân định thẩm quyền xét xử, giải quyếtcác tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra

Tài liệu 3: Tranh chấp tư cách thành viên

Quyết định giám đốc thẩm số 06/2009/KDTM-GĐT ngày 15/7/2009 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về tranh chấp giữa các thành viên công ty

NHẬN THẤY

Các nguyên đơn trình bày: Chị Đặng Thị Dịu (là con gái ông Đặng Tất Lộc –

nguyên giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long; ông Lộc đã chếttháng 11/2004) là thành viên có ghi danh, có ý định chiếm đoạt tài sản Công ty nên

đã triệu tập Hội nghị thành viên Công ty, bầu cử người trong gia đình không phải

là thành viên Công ty, chiếm quyền quản lý cơ sở kinh doanh của Công ty, chiếmđoạt con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngăn cản không cho các thànhviên khác vào Công ty đến cơ sở kinh doanh để làm việc và quản lý tài sản củaCông ty Các nguyên đơn khởi kiện với yêu cầu Toà án buộc chị Đặng Thị Dịu trảlại cho tập thể con dấu, Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh khách sạn Hoàng Long, trả lại toàn bộ giấy tờ, sổ sách của danh nghiệp màchị Dịu đang chiếm giữ; không chấp nhận tư cách Chủ tịch Hội đồng thành viênkiêm giám đốc Công ty Hoàng Long của chị Đặng Thị Dịu; việc cấp lại Giấy đăng

ký kinh doanh cho Công ty là không hợp pháp phải thu hồi, huỷ bỏ

Trang 9

Bị đơn – Chị Đặng Thị Dịu trình bày: Công ty Hoàng Long thành lập và hoạt động

từ năm 1993; chị Dịu là thành viên chính thức của Công ty từ khi thành lập chođến nay Ngày 29/11/2004, ông Đặng Tất Lộc – Giám đốc Công ty ốm chết; trướckhi chết ông Lộc không để lại di chúc

Ngày 16/4/2005, ông Bùi Hữu Cần nhân danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệutập cuộc họp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, bổ nhiệm chịHoàng Thị Hương làm Giám đốc Công ty; số người tham gia cuộc họp chỉ chiếm24,82% tổng số vốn góp của các thành viên Công ty

Không chấp nhận kết quả cuộc họp nói trên, ngày 24/4/2005 các thành viên Công

ty Hoàng Long chiếm 75,77% vốn điều lệ đã triệu tập Đại hội thành viên Công ty;

số thành viên chiếm 24,82% vốn điều lệ không tham gia Đại hội Đại hội đã bầuchị Đặng Thị Dịu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công tyHoàng Long; số biểu quyết chiếm 75,77% vốn điều lệ Tại Đại hội này các thànhviên đã nhất trí Điều lệ Công ty sửa đổi lần thứ nhất cho phù hợp với Luật doanhnghiệp 1999 Ngày 24/6/2005, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 thừa nhận danh sách các thànhviên, chị Đặng Thị Dịu là người đại diện theo pháp luật của Công ty Chị Dịu đềnghị bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Những người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đứng về phía bị đơn đều đề nghị bác đơn yêu cầu của nguyên đơn

Tại bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/KDTM-ST ngày 18/10/2005,Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định: áp dụng các điều 37, 38, 39 Luậtdoanh nghiệp năm 1999: không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơngồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan.Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của cácđương sự theo quy định của pháp luật

Ngày 03/10/2005, chị Hoàng Thị Hương và chị Nguyễn Thị Ngọc Lan có đơnkháng cáo bản án sơ thẩm Ngày 01/11/2005, chị Bùi Thi Thanh Hương có đơnkháng cáo bản án sơ thẩm

Trang 10

Tại bản án kinh danh, thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày14/02/2006, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Khôngchấp nhận kháng cáo của các nguyên đơn gồm: chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi ThịThanh Hương, chị Nguyễn Thị Ngọc Lan; giữ nguyên quyết định của bản án sơthẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, chị Hoàng Thị Hương, chị Bùi Thị Thanh Hương, chịNguyễn Thị Ngọc Lan có nhiều đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tụcgiám đốc thẩm với nội dung:

- Không chấp nhận chị Đặng Thị Dịu là thành viên Công ty Hoàng Long vì không

có vốn góp vào Công ty; Biên bản họp ngày 8/3/1998 không chính xác, chị Dịukhông ký xác nhận, không có chứng từ góp vốn vào Công ty Hoàng Long;

- Không chấp nhận bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Xuân, chị Đặng Thị Hương làthành viên Công ty

- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có sự gian lận nên đề nghị

xử huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại

Tại Quyết định số 04/2009/KN-KDTM-TKT ngày 10/02/2009, Chánh án Toà ánnhân dân tối cao kháng nghị Bản án kinh doanh thương mại số 31/2006/KDTM-PTngày 14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồngThẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướnghuỷ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày14/02/2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinhdoanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà ánnhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án về Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninhxét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại điện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ýkiến nhất trí một phần nội dung kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao

về việc Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định: “Phòng đăng ký kinhdoanh… cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2202000999 ngày 24/6/2005

Trang 11

cho Công ty Hoàng Long (sau khi các đương sự đã khởi kiện vụ án) là hợp pháp,

có căn cứ pháp luật” nhưng lại kiến nghị với Công ty trách nhiệm hữu hạn HoàngLong và Phòng đăng ký kinh doanh… “xem xét lại tư cách thành viên Công ty củachi Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan và trả lời cho Toà án biết” làkhông đúng pháp luật, vượt thẩm quyền” không đồng ý với các nội dung khác cóliên quan đến vấn đề về tư cách thành viên Công ty và vốn góp của chị Đặng ThịDịu; về tư cách thành viên Công ty của bà Lê Thị Hộ, chị Đặng Thị Thu Hương,chị Đặng Thị Xuân; về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn…

XÉT THẤY

1 Về tư cách thành viên Công ty Hoàng Long và vốn góp của chị Đặng Thị Dịu.

Căn cứ Biên bản cuộc họp ngày 06/6/1993 (bản sao không có chứng thực) và Điều

lệ Công ty năm 1993 (bản sao không có chứng thực), Giấy phép thành lập Công tytrách nhiệm hữu hạn số 001113/GP/TLDN ngày 10/10/1993 của Uỷ ban nhân dântỉnh Quảng Ninh cấp cho Công ty Hoàng Long, Giấy chuyển nhượng khoản vốngóp thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long đề ngày 10/10/2004 giữaông Vũ Công Hưng và chị Đặng Thị Dịu thì chị Đặng Thị Dịu là sáng lập viênCông ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long và có vốn điều lệ là 90 triệu đồng.Riêng khoản tiền 350.000.000 đồng thì chưa đủ căn cứ vững chắc để xác định làvốn góp của chị Đặng Thị Dịu; bởi vì trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thểhiện việc chuyển nhượng hợp pháp số tiền 350.000.000 đồng từ ông Lộc sang chịDịu theo quy định của pháp luật; Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 8/3/1998 làbản sao từ sổ ghi biên bản không có công chứng, chứng thực hợp pháp, không đủ

độ tin cậy; hơn nữa, trong hồ sơ vụ án có tài liệu thể hiện ngày 30/8/1998 ông Lộc

và chị Hoàng Thị Hương ký tên và đóng dấu vào bản danh sách sáng lập viên gópvốn, nhưng trong bản danh sách này không có tên chị Dịu

2 Về tư cách thành viên Công ty Hoàng Long của bà Lê Thị Hộ và các chị Đặng Thị Thu Hương, Đăng Thị Xuân

- Bà Lê Thị Hộ là vợ ông Đặng Tất Lộc (giám đốc Công ty đã chết tháng 11/2004);các chị Đặng Thu Hương, Đặng Thị Xuân là con ông Đặng Tất Lộc Ông Lộc chếtkhông để lại di chúc Ngày 16/12/2004, bà Lê Thị Hộ cùng các con Đặng Thị Dịu,Đặng Thu Hương, Đặng Thị Xuân, Đặng Thị Thường, Đặng Tất Bình lập “Văn

Trang 12

bản thoả thuận” cử bà Hộ, chị Xuân, chị Hương “là người quả lý di sản phần vốngóp của ông Lộc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long ”; “bà Hộ, chịXuân, chị Hương được quyền duy trì vốn góp của ông Lộc tại Công ty trách nhiệmhữu hạn Hoàng Long để tiếp tục cùng Công ty thực hiện kinh doanh dịch vụ…”(BL 283).

- Căn cứ Biên bản họp Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn HoàngLong ngày 12/3/2005 thì Hội đồng thành viên Công ty Hoàng Long đã “chấp nhậnvăn bản thoả thuận thừa kế vốn góp trong Công ty của ông Đặng Tất Lộc kèm theovăn bản thoả thuận của gia đình ngày 16/12/2004” (BL 149) Chị Hoàng ThịHương và những người đại diện cho chi Bùi Thị Thanh Hương (là ông Bùi HữuCầu) và chị Nguyễn Ngọc Lan (là ông Nguyễn Hữu Chính) đều đã ký biên bản này(BL59) Như vây, có thể xác định bà Hộ, chị Xuân, chị Hương đã được Hội đồngthành viên Công ty chấp nhận là những người thừa kế quyền, nghĩa vụ của ôngLộc; nhưng họ đã chính thức trở thành thành viên Công ty theo đúng quy định củaLuật doanh nghiệp 1999 hay chưa thì chưa đủ căn cứ khẳng định vì ngày20/4/2005 bà Hộ, chị Xuân, chị Hương lại có đơn đề nghị công nhận thành viênHội đồng Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Long

3 Về yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn và việc việc giải quyết của Toà án các cấp

- Tại đơn khởi kiện đề ngày 15/6/2005 các chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Bùi ThịThanh Hương, Hoàng Thị Hương đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh buộcchị Đặng Thị Dịu phải trả lại cho tập thể con dấu, giấy phép kinh doanh, giấychứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn Hoàng Long để các sáng lập viên tổchức lại toàn bộ sổ sách giấy tờ của doanh nghiệp; do ông Lộc đã chết, vì vậy buộcCông ty phải thực hiện lập lại báo cáo tài chính từ năm 1993 đến nay (BL01)

- Tại Biên bản lấy lời khai ngày 06/7/2005 ông Bùi Hữu Cầu (đại diện theo uỷquyền của chị Bùi Thị Thanh Hương) giữ nguyên yêu cầu trên; ngoài ra, còn chorằng chị Dịu có tên trong danh sách thành viên sáng lập nhưng không góp vốn (BL218)

Tại biên bản lấy lời khai ngày 08/8/2005, ông Cầu, ông Chính, chị Hoàng ThịHương đều không thừa nhận chị Dịu có góp vốn vào Công ty; không thừa nhận tư

Trang 13

cách thành viên Công ty của bà Hộ, chị Dịu, chị Hương, chị Xuân; không đồng ývới việc xác định vốn góp của các thành viên Công ty tại biên bản họp ngày8/3/1998; không thừa nhận kết quả Đại hội thành viên Công ty ngày 24/4/2005(BL 260-262).

Với các căn cứ nêu trên, việc Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thụ lý đơn khởikiện của các nguyên đơn để giải quyết bằng vụ án kinh doanh, thương mại tranhchấp giữa các thành viên của Công ty với nhau là đúng quy định tại khoản 3 Điều

29 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dântối cao tại điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ.HĐTPngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Tuy nhiên, dochưa đủ căn cứ vững chắc để xác định phần vốn góp của chị Đặng Thị Dịu như nêutrên và về tư cách thành viên của bà Hộ, các chị Xuân, Hương cũng chưa có đủ căn

cứ vững chắc để kết luận nên tính hợp pháp của Đại hội thành viên Công ty HoàngLong ngày 24/4/2005 cần được xem xét lại

Toà án cấp sơ thẩm xác định: “Phòng đăng ký kinh doanh… cấp Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 2202000999 ngày 24/6/2005 cho Công ty Hoàng Long (saukhi các đương sự đã khởi kiện vụ án) là hợp pháp, có căn cứ pháp luật” nhưng lạikiến nghị với Công ty TNHH Hoàng Long và Phòng đăng ký kinh doanh… “xemxét lại tư cách thành viên Công ty của chi Bùi Thị Thanh Hương, Nguyễn ThịNgọc Lan và trả lời cho Toà án biết” là không đúng pháp luật, vượt thẩm quyền

Toà án cấp phúc thẩm đã không phát hiện những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm

và quyết định giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm là không đúng phápluật

Bởi các lẽ trên; căn cứ vào khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; khoản 1,2 Điều

299 của Bộ luật tố tụng dân sự

QUYẾT ĐỊNH

Huỷ bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 31/2006/KDTM-PT ngày

14-2-2006 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hà Nội và bản ánkinh doanh, thương mại sơ thẩm số 04/2005/KDTM-ST ngày 18/10/2005 của Toà

Trang 14

án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh QuảngNinh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

1._ Quyền liên quan đến quản lý, điều hành công ty

- Được quyền tham dự họp Hội đồng thành viên để thảo luận, kiến nghị, biểu quyết

(Droit de vote) các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên Quyền này

được thể hiện bằng quyền biểu quyết với số phiếu biểu quyết tương ứng với phầnvốn góp4;

- Được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi khôngthực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theoquy định của pháp luật5;

- Trong những trường hợp luật định, được yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thànhviên khi xét thấy quyền lợi bị xâm phạm6

2._ Quyền liên quan đến tài chính

- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế

và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiênNghị định 102/2010/NĐ-CP vẫn dành tỷ lệ quyền được hưởng lợi nhuận cho công

ty khi quy định “Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác”7 nhưng mọi điều khoản tước bỏ hay hạn

Trang 15

chế quyền được chia lợi nhuận được thể hiện tại Điều lệ dành cho thành viên đượcchỉ định nào đó đều vô hiệu;

- Được thu hồi vốn góp tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá

sản8 trên cơ sở giá trị tài sản còn lại của công ty;

- Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ9;

- Được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế,

tặng cho và cách khác một phần hay toàn bộ phần vồn vốn góp theo quy định củapháp luật và Điều lệ công ty10

- Được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp trong những điều kiện luật định Vấn đề này ta sẽ có dịp đi sâu khi đề cập đến sự chuyển nhượng phần vốn

góp mang tính thụ động tại phần vốn của công ty

- Được sử dụng phần vốn góp của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ11.Trong trường hợp này, chủ nợ (người nhận thanh toán) có quyền sử dụng phần vốngóp đó theo một trong hai cách sau đây:

- Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

- Chào bán và chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình chongười khác Việc chuyển nhượng này phải được hiện theo quy định của Luật doanhnghiệp theo đó người nhận thanh toán phải chào bán phần vốn đó cho các thànhviên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùngđiều kiện Chỉ trong trường hợp các thành viên còn lại của công ty không mua hoặckhông mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán; người nhậnthanh toán mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên

* Tài liệu tham khảo

Tài liệu 1: Thành viên chưa góp đủ vốn theo cam kết được phân chia lợi nhuận và biểu quyết theo số vốn thực góp hay số vốn cam kết góp?

Ngày đăng: 28/09/2014, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w