Trường hợp thứ nhất: kết nạp thành viên mới thông qua việc tăng vốn điều lệ

Một phần của tài liệu BÀI tập LUẬT THƯƠNG mại CÓ ĐÁP ÁN (Trang 27 - 28)

thành viên mới hoặc tuy không tăng vốn điều lệ nhưng vì có sự di chuyển vốn góp từ thành viên sang người khác phát sinh bởi hành vi pháp lý (tặng cho) hay sự kiện pháp lý (chết) thì thời điểm có tư cách của các thành viên mới hoặc được xem là thành viên mới sẽ được tính khi nào? Việc xác định tư cách của các thành viên của những người này (thành viên mới) rất quan trọng vì gắn liền với việc xác định thời điểm chấm dứt tư cách thành viên (cũ) và là căn cứ cho việc phân định việc hưởng quyền và đảm nhận nghĩa vụ liên quan đến phần vốn góp trong công ty cũng như phân định thẩm quyền xét xử, giải quyết các tranh chấp liên quan khi có tranh chấp xảy ra.

I.3.1. Trường hợp thứ nhất: kết nạp thành viên mới thông qua việc tăng vốn điều lệ điều lệ

1._ Luật doanh nghiệp quy định tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành

viên được công ty cấp Giấy chứng nhận phần góp vốn1 và văn bản này xác định tư cách thành viên của công ty. Nhưng cũng có trường hợp thành viên mới chưa góp đủ và họ chỉ được cấp một văn bản giao nhận tài sản hoặc chứng nhận phần tài sản đã góp thì liệu họ có được tư cách thành viên hay không? Luật doanh nghiệp không có điều khoản nào nói đến trường hợp này nhưng có đề cập gián tiếp tại một điều khoản khác trong đó khẳng định nếu thành viên nào đó không góp đủ phần và đúng hạn số vốn đã cam kết góp thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết2. Như vậy có thể hiểu là văn bản này cũng có giá trị xác định tư cách thành viên của công ty chứ không phải đợi đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận phần góp vốn mới có tư cách thành viên. Tuy nhiên trong thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp liên quan thì Tòa án cho rằng văn bản giao nhận tài sản hoặc chứng nhận phần tài sản đã góp chỉ được xem là có giá trị nếu người nhận là người đại diện theo pháp luật của công ty và có dấu xác

nhận của công ty. Trong trường hợp ngược lại nếu văn bản trên và ngay cả Giấy chứng nhận phần góp vốn được lập giữa cá nhân người góp vốn với đại diện theo pháp luật của công ty mà không sử dụng dấu của công ty, ngoài ra trong sổ sách kế toán không thể hiện việc tài sản góp vốn được đưa vào phần vốn của công ty thì Tòa án chỉ xem đây là giao dịch cá nhân giữa người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty3.

Một phần của tài liệu BÀI tập LUẬT THƯƠNG mại CÓ ĐÁP ÁN (Trang 27 - 28)