1._ Nếu người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ
đương nhiên là thành viên của công ty5 nhưng Luật doanh nghiệp không nói rõ là tư cách thành viên này có từ thời điểm nào? Từ thời điểm Hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực theo quy định của Bộ luật dân sự hay kể từ thời điểm Công ty nhận được thông báo của thành viên tặng cho hay tại thời điểm người được tặng cho chấp nhận sự tặng cho. Nếu căn cứ vào nguyên tắc hiệu lực tương đối của giao dịch thì sự tặng cho sẽ chỉ có hiệu lực đối với các thành viên còn lại của Công ty
kể từ thời điểm các thành viên này biết được hành vi tặng cho nhất là sự đồng thuận của người được tặng cho. Vì vậy thiết nghĩ trước thời điểm này tư cách thành viên vẫn thuộc thành viên cũ và chưa được chuyển sang cho người được tặng cho với tư cách là thành viên mới.
2._ Nếu người được tặng cho không phải là người có cùng huyết thống đến thế hệ
thứ ba thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty nếu có chấp thuận của Hội đồng thành viên6 và đương nhiên chỉ sau thời điểm này họ mới có tư cách thành viên của công ty.
*Tài liệu tham khảo
Việc tặng cho phần vốn góp
Một thành viên sở hữu 70% vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn X. Thành viên này tặng cho phần vốn góp cho vợ và con nuôi của mình. Các vấn đề được đặt ra là: Việc chuyển nhượng có buộc phải được Hội đồng thành viên chấp thuận không? Nếu phải được Hội đồng thành viên chấp thuận thì người tặng cho có quyền biểu quyết không? Nếu phải được Hội đồng thành viên chấp thuận thì tỷ lệ biểu quyết là bao nhiêu phần trăm?
Vì vợ và con nuôi của thành viên không phải là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ 3 nên theo quy định tại khoản 5 điều 45 Luật doanh nghiệp 2005 việc chuyển nhượng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Điều này không hợp lý vì vợ, con đẻ, con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005 nhưng trong vấn đề tặng cho phần vốn góp lại có sự phân biệt. Con đẻ là người được tặng cho thì con đẻ đương nhiên là thành viên, còn vợ và con nuôi là người được tặng cho thì phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên mới trở thành thành viên. Đấy là chưa kể đến tặng cho cháu nội, cháu ngoại (chỉ thuộc hàng thừa kế thứ hai) thì cháu nội, cháu ngoại đương nhiên là thành viên còn tặng cho vợ và con nuôi (thuộc hàng thừa kế thứ nhất) thì vợ và con nuôi lại phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên mới trở thành thành viên. Quy định này dường như có sự không hợp lý và rất dễ “lách”. Nếu thành viên muốn tặng cho
vợ nhưng lại không muốn thông qua Hội đồng thành viên thì thực hiện trước tiên tặng cho con đẻ, sau đó con đẻ lại tặng cho mẹ.
Một vấn đề khác chưa rõ ràng là khi Hội đồng thành viên biểu quyết chấp thuận vợ và con nuôi trở thành thành viên thì người tặng cho có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên không? Nếu có thì tỷ lệ biểu quyết thông qua tại Hội đồng thành viên là bao nhiêu phần trăm? Hiện tại, chưa có quy định nào của Luật doanh nghiệp 2005 cấm hay hạn chế quyền biểu quyết của thành viên tặng cho, do đó, thành viên tặng cho vẫn có quyền biểu quyết.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 4 điều 22 Luật doanh nghiệp 2005 thì thông tin về thành viên là một phần nội dung Điều lệ công ty nên việc tặng cho dẫn đến làm thay đổi Điều lệ công ty và tất yếu phải được số thành viên sở hữu ít nhất 75% phần vốn góp dự họp chấp thuận. Giả sử thành viên sở hữu hơn 75% phần vốn góp tặng cho vợ và con nuôi thì tỷ lệ này đủ để thành viên tặng cho có thể thông qua việc tặng cho của chính mình tại Hội đồng thành viên mà không cần quan tâm đến ý kiến của các thành viên khác. Khi đó, việc biểu quyết tại Hội đồng thành viên chỉ còn là vấn đề thủ tục.